Tỷgiáhối đoái
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tỷ giáhốiđoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của
hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷgiáhốiđoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá
của một đồng tiền khác.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Khái quát
• 2 Các loại tỷgiáhốiđoái
o 2.1 Tỷgiáhốiđoái chính thức và Tỷgiáhốiđoái song song
o 2.2 Tỷgiáhốiđoái danh nghĩa và Tỷgiáhốiđoái thực tế
o 2.3 Tỷgiáhốiđoái song phương và Tỷgiáhốiđoái hiệu lực
• 3 Lên giá và Xuống giá
• 4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷgiáhối đoái:
• 5 Các chế độ tỷgiáhốiđoái
• 6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷgiáhốiđoái
• 7 Tàiliệu tham khảo
• 8 Liên kết ngoài
[sửa] Khái quát
Thông thường tỷgiáhốiđoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị đồng tiền nước
này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước kia. Ví dụ: tỷgiáhốiđoái giữa
Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ là 16045 VND/USD hay giữa Yen Nhật và Dollar Mỹ là 116,729
JPY/USD hay giữa Dollar Mỹ và Euro là 1,28262 USD/Euro. Đồng tiền để ở số lượng một đơn
vị trong các tỷ lệ như những ví dụ trên gọi là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở. Vì thế, khi
cần thể hiện một cách nghiêm ngặt và chính xác, người ta thường nói: "Tỷ giáhốiđoái giữa
Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ trên thị trường ngoại hối định danh bằng Dollar Mỹ là 16015
Đồng bằng 1 Dollar" hoặc "Tỷ giáhốiđoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ trên thị trường
ngoại hối định danh bằng Đồng Việt Nam là 0,0000624 Dollar bằng 1 Đồng".
[sửa] Các loại tỷgiáhối đoái
[sửa] Tỷ giáhốiđoái chính thức và Tỷgiáhốiđoái song song
Tỷ giáhốiđoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷgiáhốiđoái thả nổi, và được
gọi là tỷgiá thị trường. Tỷgiáhốiđoái cũng có thể được quy định bởi các cơ quan hữu trách
trong chế độ tỷgiáhốiđoái cố định. Ở nhiều nước, cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách cùng
tham gia quy định tỷgiáhối đoái. Tỷgiáhốiđoái khi đổi tại ngân hàng thương mại và quầy giao
dịch ngoại hối phục vụ khách hàng lẻ thường chênh lệch so với tỷgiá công bố có thể vì một
trong hai lý do sau: (1) đã được tính gộp cả phí dịch vụ; (2) có hai tỷgiá đồng thời, một tỷ giá
hối đoái chính thức (có thể do cơ quan hữu trách qui định, hoặc do cả thị trường lẫn cơ quan hữu
trách quy định) và một tỷgiá không chính thức (còn gọi là tỷgiáhốiđoái song song hay tỷgiá
chợ đen) do thị trường quyết định.
Ở Việt Nam, ngay cả tỷ giáhốiđoái chính thức cũng có vài loại: tỷgiá bình quân liên ngân hàng,
tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷgiá giao dịch của ngân hàng thương mại, và tỷgiá hạch toán.
Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tại một số ngân hàng để phục vụ khách đổi tiền là tỷ
giá giao dịch của ngân hàng thương mại có tính thêm phí dịch vụ. Còn tỷgiá đổi tiền tại các cửa
hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền trong nhân dân chính là tỷgiá
hối đoái song song.
[sửa] Tỷgiáhốiđoái danh nghĩa và Tỷgiáhốiđoái thực tế
• Tỷgiáhốiđoái danh nghĩa : là mức giá thị trường của một đồng tiền này tính bằng đồng
tiền khác vào một thời điểm nhất định.
Tỷ giáhốiđoái danh nghĩa không xét đến tương quan giá cả, tương quan lạm phát và các nhân tố
khác giữa hai nước.
• Tỷgiáhốiđoái thực tế :là tỷgiá phản ánh sức mua tương quan của hai đồng tiền,phản
ánh trongtỷ giá.
Tỷ giáhốiđoái thực tế có xét đến tương quan giá cả, tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước.
Quan hệ giữa hai loại tỷgiá này được thể hiện qua cách tính sau:
Tỷ giáhốiđoái thực tế = Tỷgiáhốiđoái danh nghĩa x Giá nước ngoài / Giá nội địa = Tỷ
giá hốiđoái danh nghĩa x Tỷ lệ lạm phát nước ngoài / Tỷ lệ lạm phát trong nước.
[sửa] Tỷgiáhốiđoái song phương và Tỷgiáhốiđoái hiệu lực
• Tỷgiáhốiđoái giữa hai đồng tiền được gọi là tỷgiáhốiđoái song phương.
• Tỷgiáhốiđoái hiệu lực là tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền X với nhiều đồng tiền khác
cùng lúc (thông thường là đồng tiền của các bạn hàng thương mại lớn).
Tỷ giá này được tính dựa trên giá trị bình quân gia quyền của các tỷgiá song phương giữa đồng
tiền X với từng đồng tiền kia. Tỷgiáhốiđoái hiệu lực cũng có loại danh nghĩa và loại thực tế.
[sửa] Lên giá và Xuống giá
Khi đồng tiền X lên giá so với đồng tiền Y (cũng tức là Y mất giá so với X) thì tỷgiáhốiđoái
giữa X và Y trên thị trường ngoại hối định danh bằng Y sẽ giảm đi, nhưng tỷgiáhốiđoái giữa X
và Y trên thị trường ngoại hối định danh bằng X lại tăng lên.
[sửa] Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷgiáhối
đoái:
• Mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước.
• Mức độ tăng (giảm)thu nhập quốc dân giữa hai nước.
• Mức chênh lệch lãi suất giữa hai nước.
• Những kỳ vọng về tỷgiáhốiđoáitrong tương lai.
• Sự can thiệp của chính phủ.
[sửa] Các chế độ tỷgiáhối đoái
• Tỷgiáhốiđoái cố định .
• Tỷgiáhốiđoái thả nổi ,tự do.
• Tỷgiáhốiđoái thả nổi có sự kiểm soát của chính phủ.
[sửa] Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷgiáhối đoái
• Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia.
• Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước
• Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước.
• Những dự đoán về tỷgiáhối đoái.
• Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế.
• Sự can thiệp của chính phủ.
o Can thiệp vào thương mại quốc tế.
o Can thiệp vào đầu tư quốc tế.
o Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.
• Các nhân tố khác:Khủng hoảng kinh tế, xã hội, đình công,thiên tai
[sửa] Tàiliệu tham khảo
• Krugman, Paul R. and Obstfeld, Maurice (2005), International Economics: Policy and
Theory, Seventh Edition, Addison Wesley.
• Oliver, Blanchard(2007) Macroeconomics, Fourth Edition
• ĐCSVN) - Trong cuộc sống hàng ngày, trên sách báo, trong ngân hàng hay trên các
phương tiện thông tin đại chúng, cụm từ “Tỷ giáhối đoái” hẳn không còn xa lạ với mỗi
người dân. Vậy tỷgiáhốiđoái là gì, nó được hình thành trên cơ sở nào và ảnh hưởng bởi
các nhân tố kinhtế vĩ mô tới nó ra sao? Bài viết này xin được trả lời phần nào những câu
hỏi trên.
• Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tỷgiáhối đoái, do cách tiếp cận vấn đề khác nhau,
đôi khi do cách diễn đạt khác nhau. Tỷgiáhốiđoái là giá của đồng tiền này được tính theo một
đồng tiền khác. Tỷgiáhốiđoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia
khác nhau. Tỷgiáhốiđoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của thương mại
quốc tế, nó được giải thích bởi một hiện tượng đơn giản, hàng hoá không có biên giới quốc gia
trong khi tiền chỉ được chấp nhận trên lãnh thổ quốc gia phát hành ra nó.
• Tỷgiáhối đoái, tức tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền cao hay thấp đựơc quyết định bởi các lực
lượng thị trường, cung và cầu. Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu
về nội tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng nội tệ. Giá
cả ngoại tệ, tỷgiáhốiđoái cũng được xác định theo quy luật cung cầu như đối với các hàng hoá
thông thường. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm, tức tỷgiáhối
đoái tăng. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệgiá ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷgiá giảm.
ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, không có áp lực làm cho tỷ
giá thay đổi. Ta có thể hình dung cơ chế hình thành tỷgiá được hiểu thị rừ khi cú sự khỏc nhau
về cung và cầu ngoại tệ. Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường
cần bán ra nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua vào, khi đó có một số người không bán được sẽ
sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm. Tư duy tương
tự, khi cầu lớn hơn cung, một số người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và
gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường tăng. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng
ngoại tệ mà thị trường cần mua đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không
đổi, thị trường cân bằng. Chúng ta có thể thấy, tỷgiáhốiđoái trên thị trường luôn thay đổi. Có rất
nhiều nhân tố tác động gây ra sự biến động của tỷgiáhốiđoái với những mức độ và cơ chế
khác nhau.
• Cán cân thương mại ảnh hưởng đến tỷgiáhối đoái. Cấn cân thương mại của một nước là chênh
lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nềnkinhtế khi xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán
ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Trên thị trường
cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷgiáhốiđoái giảm. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các
nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành
động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷgiáhốiđoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược
chiều trong việc hình thành tỷgiáhối đoái. Tỷgiáhốiđoái cuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc
vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là cán cân thương mại. Nếu một nước
có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷgiáhốiđoái sẽ giảm, đồng nội tệ
lên giá. Khi thâm hụt thương mại, tỷgiáhốiđoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá.
• Đầu tư ra nước ngoài, cú ảnh hưởng tới tủ giỏ hối đoỏi cư dân trong nước dùng tiền mua tài sản
ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các doang nghiệp ) hay
đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu ). Những nhà đầu tư này muốn thực hiện hoạt động
kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra
nước ngoài, tỷgiáhốiđoái sẽ tăng. Ngược lại một nước nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn
ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng, tỷgiáhốiđoái giảm. Đầu tư ra nước
ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào một nước. Khi đầu tư ra
nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn dòng vốn chảy ra nước
ngoài,tỷ giáhốiđoái tăng. Tỷgiáhốiđoái sẽ giảm trong trường hợp ngược lại, đầu tư ra nước
ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu
suất sinh lời cao nhất. Một nềnkinhtế sẽ thu hút được các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi
nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao
động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong
chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ.
• Lạm phát ảnh hưỏng đến tỷgiáhối đoái. Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm,
với tỷgiáhốiđoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài
trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung
cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu
tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷgiáhốiđoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít
hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷgiá
hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá
ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷgiáhốiđoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm
phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều
hơn, cầu ngoại tệgia tăng đẩy tỷgiáhốiđoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm
phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc
gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ
giá hốiđoái tăng.
• Nhân tố cuối cùng và cũng là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tỷgiáhốiđoái đó là tâm lý số
đông. Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác
nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu
ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như
các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ
vọng của dân chúng trong tương lai. Nếu mọi ngưòi kỳ vọng rằng tỷgiáhốiđoái sẽ tăng trong
tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷgiá sẽ tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giá
ngoại tệ rất nhậy cảm với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ. Nếu có tin đồn rằng
Chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ
đồng loạt bán ngoại tệ và tỷgiáhốiđoái sẽ giảm nhanh chóng.
• Trong thực tế, tỷgiáhốiđoái bị chi phối đồng thời bởi tất cả các yếu tố trên với mức độ mạnh
yếu khác nhau của từng nhân tố, tuỳ vào thời gian và hoàn cảnh nhất định. Việc tách rời và
lượng hoá ảnh hưởng của từng nhân tố là việc làm không thể. Các nhân tố trên không tách rời
mà tác động tổng hợp, có thể tăng cường hay át chế lẫn nhau, đến tỷgiáhốiđoái làm cho tỷgiá
hối đoái luôn biến động không ngừng
Ngoại hối
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm ki ế m
Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các
quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối
có thể là không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, ngoại hối gồm có 5 loại:
1) Ngoại tệ (foreign currency): tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Ngoại tệ bao gồm:
ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng.
2) Các phương tiện thanh toán quốc tế được ghi bằng ngoại tệ: hối phiếu, lệnh phiếu, séc, thư
chuyển tiền (mail transfer), điện chuyển tiền (telegraphic transfer), thẻ tín dụng (credit card),
thư tín dụng ngân hàng (bank letter of credit), là những chứng từ chi trả phát sinh từ quan hệ tín
dụng, thể hiện một số tiền nhất định, được lưu thông dễ dàng từ người này sang người khác.
Phần lớn các phương tiện thanh toán này hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương
mại và tín dụng ngân hàng. Các phương tiện này không có giá trị nội tại của nó, mà nó chỉ là dấu
hiệu của tiền tệ.
Lựa chọn cơ chế điều hành tỷgiá nào?
(Theo Kinhtế đô thị )
Hanoinet- Ý kiến của bà Nguyễn Kim Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân
hàng Nhà nước) về định hướng điều hành chính sách tỷgiátrong thời gian tới.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại lớn và dòng vốn đầu tư
nước ngoài vào nhiều, việc lựa chọn một cơ chế điều hành tỷgiá phù hợp với tình hình và chính
sách tiền tệ hiện tại có ý nghĩa quan trọngtrong việc bình ổn kinhtế vĩ mô.
Cũng như hầu hết các nước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng
“bộ ba bất khả thi” gồm: dòng vốn chảy vào và chảy ra; tỷgiáhối đoái; và lạm phát.
Đó là khi dòng vốn nước ngoài vào nhiều, để ổn định tỷgiá Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ,
qua đó gây áp lực lạm phát, việc kiểm soát dòng vốn theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối thì
Việt Nam đã tự do hoá giao dịch vãng lai, cũng có giao dịch vốn chưa được tự do hoàn toàn
nhưng đã nới lỏng một cách tương đối.
Theo lý thuyết này, với một tài khoản vốn mở, một quốc gia không thể đạt được cùng một lúc hai
mục tiêu ổn định lạm phát và ổn định tỉ giá (tỉ giá mục tiêu). Đối với các thị trường mới nổi, nơi
mà thị trường tài chính và tiền tệ còn kém phát triển, thì hiện tượng bộ ba bất khả thi là vấn đề
đặc biệt nghiêm trọng. Việc giải quyết hợp lí ba mục tiêu vĩ mô này, đối với mỗi quốc gia khác
nhau thì có các phản ứng khác nhau.
Vấn đề đặt ra lúc này đối với Việt Nam là phải lựa chọn cơ chế điều hành tỷgiá nào là thích hợp
trong quá trình hội nhập kinhtế luôn là những vấn đề hóc búa. Sự lựa chọn sai lầm rất có thể dẫn
đến sự bất ổn tiền tệ, bất ổn kinhtế vĩ mô.
Trong ba mục tiêu trên, kiểm soát lạm phát là mục tiêu số một không thể loại bỏ, do đó vấn đề tỷ
giá và kiểm soát dòng vốn cần có sự lựa chọn cho phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh
hưởng của “bộ ba bất khả thi”.
Vậy cơ chế điều hành tỷgiá nào phù hợp với tình hình kinhtế và mức độ phát triển thị trường tài
chính hiện nay của Việt Nam?
Có nhiều quan điểm khác nhau về việc áp dụng cơ chế tỷgiáhốiđoái hiện nay, có ý kiến cho
rằng trong bối cảnh lạm phát cao, dòng vốn vào nhiều nên để VND lên giá theo cung cầu thị
trường thì mới kiểm soát được lạm phát; có ý kiến ngược lại là phải can thiệp để phá giá VND để
giảm thâm hụt cán cân thương mại mà hiện nay đang thâm hụt ở mức báo động.
Có hai vấn đề quan trọng cần được xem xét khi lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá, đó là xem xét
tác động chính sách tỷgiá trên khía cạnh vĩ mô và vi mô. Xét về khía cạnh vĩ mô, một chính sách
tỷ giá cần phải được nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thiết lập một cái neo rõ ràng và
đáng tin cậy như một nhân tố của chiến lược chính sách nhằm ổn định mức giátrong nước và ổn
định thị trường tài chính.
Về khía cạnh vi mô, chính sách tỷgiá cần phải được nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì
khả năng cạnh tranh quốc tế của nềnkinh tế, đảm bảo một vị thế cán cân thanh toán mạnh, theo
đó chính sách tỷgiá gắn với cả biến số kinhtế thực.
Từ tình hình và đặc điểm kinhtế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và lạm phát đang gia tăng
như hiện nay, việc lựa chọn cơ chế điều hành tỷgiá để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát và
ổn định thị trường tiền tệ là không đơn giản với tình trạng đôla hoá như hiện nay.
Điều đó cũng cho thấy không thể lựa chọn cơ chế tỷgiá thả nổi ngay lập tức mà cần phải có lộ
trình cụ thể để đảm bảo ổn định thị trường tài chính. Mặc dù kiềm chế lạm phát là mục tiêu quan
trọng hàng đầu, song do tính tác động yếu của tỷgiá đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế, vì vậy
nên lựa chọn cơ chế điều hành tỷgiá hướng tới bình ổn thị trường tài chính hơn là hướng tới
kiềm chế lạm phát cũng như tăng trưởng kinh tế.
Với thực trạng về mức độ phát triển thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ như hiện nay thì cơ
chế điều hành tỷgiá khống chế biên độ như hiện nay là hợp lý. Chính vì vậy, trong lựa chọn
chính sách vĩ mô để kiểm soát lạm phát cần hướng tới việc kiểm soát dòng vốn vào sẽ hiệu quả
hơn thông qua công cụ tỷ giá.
Tuy nhiên, để chính sách tỷgiá hỗ trợ tích cực cho chính sách tiền tệ đạt được mục tiêu kiềm chế
lạm phát trong trung hạn, thì phải từng bLựa chọn chính sách tỷ giá
(Theo ATPVietnam )
Khả năng cạnh tranh của xuất khẩu, trạng thái cán cân thương mại và thanh toán, dự trữ quốc
gia, biến động cơ cấu sản xuất, niềm tin vào bản tệ, vào chính phủ, vào tương lai - nghĩa là các
nhân tố chủ yếu đo lường sức khoẻ và chi phối mạnh động lực phát triển nềnkinhtế đất nước -
đều phụ thuộc sâu sắc vào tỷ giáhốiđoái chính thức.
Tỷ giá ổn định không phải bao giờ cũng giúp ổn định kinhtế
Bảo đảm và duy trì sự ổn định của nềnkinhtế vĩ mô luôn là mục tiêu hàng đầu và tập trung của
tổ hợp các chính sách kinhtế - xã hội của chính phủ, trong đó có chính sách tỷ giá. Có thể có ổn
định và tăng trưởng kinhtế nhất định trong điều kiện tỷgiá không ổn định do sự chi phối của các
nhân tố thị trường, do tương quan giá trị giữa các đồng tiền liên quan đến đồng bản tệ, do chính
sách ưu tiên cho mục tiêu trước mắt nào đó của chính phủ
Song, điều ngược lại không phải bao giờ cũng đúng. Thực tiễn đã cho thấy ổn định tỷgiá không
phải bao giờ cũng giúp ổn định kinhtế (đặc biệt là việc cố định tỷgiá một cách khiên cưỡng ).
Đương nhiên, việc ổn định tỷgiá phù hợp với giá trị thực tế của nó sẽ là điều kiện lý tưởng để
góp phần ổn định nềnkinhtế của một nước. Song, trong đa số trường hợp, tỷgiá chịu tác động
khách quan của các nhân tố thị trường luôn biến động vượt ra khỏi tầm kiểm soát, khống chế của
các nhân tố chủ quan của các chính phủ, dù quốc gia đó có lực lượng dự trữ tài chính mạnh đến
đâu và cơ chế điều tiết thị trường hoàn thiện nhường nào.
Đồng thời, thực tế cũng cho thấy, việc quy định tỷgiá chính thức thường có xu hướng thoát ly
giá trị thực tế của đồng bản tệ bởi sự phản ứng chậm trễ về chính sách, cơ chế điều tiết, sự bảo
thủ hoặc thiên lệch trong ưu tiên một vài mục tiêu kinhtế - xã hội trước mắt nào đó.
Thành thử, dưới bề mặt của sự ổn định tỷgiá luôn có sự tích tụ lớn dần các vòng xoáy ngầm của
các xung lực phát sinh từ sự định giá quá cao hoặc quá thấp đồng bản tệ; các vòng xoáy này sẽ
tăng lên theo thời gian và đến lúc nào đó sẽ bộc phát và đủ sức phá vỡ sự ổn định của nềnkinhtế
và do đó, phá vỡ sự ổn định của chính tỷgiá với tư cách là mục tiêu mà chính sách tỷgiá hướng
tới.
Định giá cao đồng bản tệ: giảm sức cạnh tranh hàng xuất khẩu
Khi định giá cao đồng bản tệ, các nước thường kỳ vọng vào cái lợi sẽ thu được nhờ làm giảm giá
hàng nhập khẩu để giảm chi phí sản xuất, giảm sức ép lạm phát và giảm được chi phí dịch vụ nợ
nước ngoài Tuy nhiên, việc đồng bản tệ được định giá quá cao và kéo dài sẽ trở thành nguyên
nhân quan trọng làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, dẫn đến hạn chế xuất khẩu, kích
thích nhập khẩu, làm tăng nhập siêu.
Hơn nữa, khi định giá bản tệ cao, thường kéo theo sự gia tăng lãi suất tín dụng trong nước, cũng
như khoảng cách chênh lệch lớn giữa lãi suất trong nước và nước ngoài, kích thích vay nợ nước
ngoài dễ dãi, nhất là các khoản vay thương mại ngắn hạn theo lãi suất cao.
Hậu quả nặng nề và lâu dài hơn cả chính là ở chỗ, việc định giá quá cao và kéo dài đồng bản tệ
sẽ làm triệt tiêu các động lực phát triển sản xuất trong nước, trước hết là sản xuất và kinh doanh
xuất khẩu, làm tăng buôn lậu và tham nhũng, kích thích sử dụng lãng phí ngoại tệ, không coi
trọng các nguồn lực trong nước, kích thích nềnkinhtế “bong bóng” phát triển, làm gia tăng mức
thâm hụt cán cân thương mại, cán cân thanh toán tài khoản vãng lai và hao hụt nhanh chóng
nguồn dự trữ quốc gia để giữ giá bản tệ.
Định giá thấp đồng bản tệ: tăng sức ép lạm phát
Ngược lại, khi định giá quá thấp đồng bản tệ (dù do sự chủ động của chính phủ với hy vọng kích
thích xuất khẩu, hoặc do sự bị động gắn với việc buộc phải gia tăng phát hành bản tệ bù đắp
thâm hụt ngân sách nhà nước hay để mua ngoại tệ trên thị trường nội địa cho nhu cầu trả nợ của
chính phủ ) thì tác hại cũng không kém: sức ép lạm phát gia tăng, chi phí dịch vụ nợ bằng ngoại
tệ tăng nhanh. Ngoài ra, giá hàng nhập khẩu cũng bị đẩy lên cùng chiều với tốc độ mất giá bản
tệ, làm thu hẹp nguồn vốn chảy vào và bẻ ghi dòng vốn đầu tư chảy ra nước ngoài, làm tổn hại
đời sống nhân dân từ đó làm tăng nguy cơ phá sản các doanh nghiệp, làm tăng nạn thất nghiệp
và sự bất ổn của xã hội.
Ngoài ra, nếu không cân nhắc đến cơ cấu nợ của nhà nước (bằng bản tệ và ngoại tệ) thì việc điều
chỉnh tỷgiá bản tệ còn có thể dẫn đến làm tăng thiệt hại từ các khoản nợ bằng ngoại tệ của nhà
nước, do phải trả nợ bằng những đồng ngoại tệ trở nên đắt đỏ hơn so với khi vay.
Hơn nữa, do phá giá bản tệ thường dẫn đến tăng giá hàng nội địa và giảm giá trị tài sản tính bằng
bản tệ, tác dụng xấu tới cán cân vãng lai, để tránh hiện tượng chảy máu tư bản, người ta thường
phải tăng lãi suất sau khi tăng tỷ giá. Việc tăng lãi suất dẫn đến hậu quả giảm khả năng đầu tư
trong nước, giá hàng nội địa tăng, kém cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu.
Việc phá giá bản tệ còn làm giảm lương, thu nhập và mức sống của người lao động. Việc kéo dài
mức sống thực tế nghèo đói của người lao động sẽ làm giảm cầu, thu hẹp thị trường tiêu thụ,
giảm sản xuất. Nếu tăng lương danh nghĩa để bù đắp thiệt hại về thu nhập này sẽ lại đẩy giá tăng,
lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Chính tình thế lưỡng nan này khẳng định tính chất “con dao
hai lưỡi” của biện pháp phá giá bản tệ và sự cần thiết phải thận trọng khi sử dụng nó.
Tỷ giá thả nổi - dễ gây mất ổn định
Tỷ giá thả nổi là công cụ của nềnkinhtế thị trường phát triển, tự nó là một nhân tố gây mất ổn
định mạnh trong bối cảnh nềnkinhtế chưa phát triển đầy đủ các quan hệ thị trường. Đây chính là
tình cảnh “trên đe dưới búa” lưỡng nan của đa số các nước đang phát triển trong khi lựa chọn
chính sách tỷ giá.
Việc nhấn mạnh một chiều các lợi ích của việc ấn định giá trị đồng bản tệ quá cao hoặc quá thấp,
cũng như của việc thả nổi hoàn toàn tỷ giá, là chỉ tính đến những lợi ích ngắn hạn và chứa đựng
những hiểm hoạ sẽ bùng nổ trong tương lai, khiến nềnkinhtế phải trả giá đắt hơn so với những
lợi ích cục bộ thu được.
Cái giá phải trả càng cao nếu mức độ chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị “ảo” của đồng bản
tệ càng lớn và được duy trì càng lâu, cũng như nếu cơ chế và các thể chế thị trường trong nước
càng sơ khai và thiếu đồng bộ Hơn nữa, sự đầu cơ quốc tế sẽ làm cho cái giá phải trả này càng
trở nên khổng lồ và khó lường trước được.
Lựa chọn chính sách tỷgiá nào?
Không có một cơ chế tỷgiáhốiđoái nào là tối ưu trong mọi trường hợp. Nhưng thực tế cho thấy,
giữ được tỷgiá ổn định dựa trên việc tìm kiếm thường xuyên sự cân đối tối ưu giữa tính chất tự
thân thị trường với sự can thiệp nhà nước là điều kiện tốt cho tăng trưởng kinhtếtrong từng thời
kỳ nhất định.
Vì vậy, ngày càng có nhiều nước lựa chọn một chính sách tỷgiá có tính mềm dẻo, linh hoạt một
cách thận trọng, thích ứng với những biến động dựa trên quan hệ cung cầu và có sự điều tiết tích
cực của nhà nước. Có hai phương thức xác định xu hướng và mức vận động của tỷgiá danh
nghĩa ổn định thường được dùng là:
- Xác định một hoặc một số ngoại tệ mạnh mà tỷgiá bản tệ biến động gắn với chúng. Đó có thể
là ngoại tệ thường dùng trong thanh toán quốc tế, hoặc đồng tiền của nước bạn hàng chính.
Phương thức này đặt cược “số phận” bản tệ vào các nhân tố bên ngoài, và do đó dễ gây ra tình
trạng “lạm phát hoặc thiểu phát nhập khẩu”, đột biến giá cả ngoài tầm quản lý của chính phủ,
tăng tính bị động của chính sách vĩ mô.
- Định kỳ điều chỉnh tỷgiá bản tệ. Ngân hàng Trung ương dự kiến trước mức điều chỉnh giá bản
tệ trong khoảng thời gian xác định trên cơ sở cân nhắc và dự báo cung - cầu về ngoại tệ, tình
hình kinhtế - xã hội cụ thể trong, ngoài nước và xu thế vận động của chúng.
Tuy vậy, nếu khoảng cách của các chu kỳ điều chỉnh tỷgiá không được cân nhắc kỹ sẽ gây ra
tình trạng hỗn loạn, bất an trong tâm lý và hoạt động kinh tế; sẽ làm gia tăng nạn đầu cơ hoặc
thái độ “nghe ngóng” chờ thời của các chủ đầu tư (đặc biệt là khi chính phủ tạo ra “quy luật” chỉ
điều chỉnh tỷgiá một chiều - tức chỉ tăng hay giảm). Hơn nữa, nếu “chốt” tỷgiá quá lâu, hoặc
mức điều chỉnh tỷgiá bản tệ nếu thái quá sẽ gây tình trạng tăng hoặc giảm quá mức giá trị bản tệ,
từ đó kéo theo các hệ quả của việc định giá quá cao hoặc quá thấp đồng bản tệ như đã phân tích
ở trên (Nguồn: TBKTSG, 20/4)
ước tạo ra sự linh hoạt trong cơ chế điều hành tỷ giá.
.
o 2.1 Tỷ giá hối đoái chính thức và Tỷ giá hối đoái song song
o 2.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và Tỷ giá hối đoái thực tế
o 2.3 Tỷ giá hối đoái song. tỷ giá hối đoái
[sửa] Tỷ giá hối đoái chính thức và Tỷ giá hối đoái song song
Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối