Tính cấp thiết của đề tài Lạm phát và tỷ giá hối đoái TGHĐ là hai biến số quan trọng trong nền kinh tế mở, chúng có sự tác động qua lại với nhau và cùng tác động đến các biến số vĩ mô k
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
HOÀNG ĐÌNH MINH
MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI,
TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 62310101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2014
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS NGUYỄN VĂN NGHIẾN
2 TS PHẠM CẢNH HUY
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Dần
Phản biện 2: PGS.TS Lê Văn Luyện
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Lê
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi …… giờ, ngày … tháng … năm ………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1 Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2 Thư viện Quốc gia
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lạm phát và tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là hai biến số quan trọng trong nền kinh tế mở, chúng có sự tác động qua lại với nhau và cùng tác động đến các biến số vĩ mô khác trong nền kinh tế như lãi suất, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và cán cân thanh toán quốc tế
Lạm phát và sự biến động của TGHĐ tại Việt Nam trong thời gian qua ảnh hưởng mạnh đến xuất nhập khẩu và các mục tiêu tăng trưởng kinh tế Hai nhân tố trên trong tương lai sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến xuất nhập khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Do đó, các nghiên cứu về hai biến số vĩ mô này là luôn luôn cần thiết trong mọi thời điểm tại Việt Nam
Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hai biến số
vĩ mô lạm phát và TGHĐ, hướng đến tìm ra giải pháp nhằm hạn chế những biến động không mong muốn của TGHĐ tại Việt Nam Một biện pháp được sử dụng và đã mang lại kết quả
ổn định tỷ giá tại một số quốc gia trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á là chính sách lạm phát mục tiêu (LPMT)
Sự phức tạp cũng như thú vị của lạm phát và TGHĐ đã tạo
động lực để nghiên cứu sinh chọn đề tài “Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam” để
tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lạm phát và TGHĐ với các biến số vĩ mô khác nhau trên thế giới và tại Việt Nam, trong những thời điểm khác nhau bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên,
do đặc thù kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của mỗi quốc gia khác nhau, nên tại mỗi thời điểm diễn biến của lạm phát và TGHĐ tại các quốc gia này cũng khác nhau Do đó, các nghiên cứu bằng phương pháp định tính, định lượng hay kết hợp cả hai phương pháp về các biến số vĩ mô trong mỗi nền kinh tế luôn
Trang 4luôn là cần thiết đối với mỗi quốc gia Trong khoản thời gian từ năm 2000 đến năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động tích cực và tiêu cực, hướng đến hội nhập với nền kinh tế thế giới Nhận thấy, trong khoảng thời gian này vẫn còn một khoảng trống trong nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát đến TGHĐ tại Việt Nam Mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ trong giai đoạn này tại Việt Nam khác với các giai đoạn trước
đó Do đó, một nghiên cứu chi tiết về mối quan hệ giữa hai biến số vĩ mô này trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm
2012 là cần thiết Liệu một chính sách kiềm chế lạm phát tác động đến TGHĐ tích cực hay tiêu cực trong một nền kinh tế nhỏ và mở như nền kinh tế Việt Nam? Hiện nay, NHNN Việt Nam đang nghiên cứu chính sách lạm phát mục tiêu và trong từ
3 đến 5 năm tới sẽ có thể áp dụng tại Việt Nam theo như báo cáo tại diễn đàn kinh tế mùa xuân năm 2013, chính sách này có thể là một hướng đi cho CSTT tại Việt Nam Luận án là công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ trong nền kinh tế Việt Nam để từ đó đưa ra các khuyến nghị giúp ổn định hai biến số trên nhằm giữ ổn định nền kinh tế Do đó, luận
án không trùng với các công trình nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này
3 Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu
Luận án sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau đây:
- Mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ tại Việt Nam diễn ra như thế nào trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012?
- Ảnh hưởng của lạm phát đến TGHĐ ở mức độ nào, liệu ổn định lạm phát có giúp ổn định được TGHĐ?
- Những phương án thực hiện nào cần phải lập kế hoạch nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách có thể bao quát được toàn bộ những biến động lạm phát và TGHĐ khi xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ và sự phối hợp với các chính sách khác?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 5Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2012 Nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ giúp ổn định được lạm phát và qua đó ổn định được TGHĐ của một số quốc gia có cùng điều kiện giống Việt Nam trên thề giới
5 Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung nghiên cứu và để có được kết quả đáng tin cậy và có ý nghĩa khoa học, luận án sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm: Phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh đối chứng; Phương pháp mô hình hóa và phương pháp phân tích kinh tế lượng với mô hình véc tơ tự hồi quy VAR
6 Kết cấu của luận án
Luận án được trình bày trong 173 trang được chia thành
5 chương, cộng với tài liệu tham khảo và phụ lục
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
“lạm phát là hiện tượng tăng giá liên tục của mức giá chung
trong một khoảng thời gian”
2.1.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát
Milton Friedman kết luận “Lạm phát mọi nơi và mọi lúc
đều là hiện tượng tiền tệ”
Keynes phân biệt có hai loại lạm phát, đó là lạm phát hàng hóa và lạm phát thu nhập (dạng cầu kéo và dạng chi phí đẩy)
Trang 6Lạm phát theo quan điểm cơ cấu được cho là có nguyên nhân từ sự không co giãn của cung và sự cứng nhắc của cơ cấu giữa các khu vực trong nền kinh tế
2.1.3 Chỉ số đo lường lạm phát
Ba chỉ số giá quan trọng nhất sử dụng trong tính tỷ lệ lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng, hệ số giảm phát GDP và chỉ số giá sản xuất
2.1.4 Tác động của lạm phát đến nền kinh tê
Lạm phát khi vượt qua mức cho phép sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế Gần đây, người ta thấy được mối quan hệ giữa thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế và họ cũng đã thấy được lạm phát làm giảm khă năng hoạt động có hiệu quả của thị trường tài chính
Lạm phát cũng ảnh hưởng đến cơ cấu nền kinh tế Sự thay đổi giá cả sẽ ảnh hưởng đến cung của các loại hàng hóa trong từng khu vực sản xuất khác nhau Lạm phát cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phân phối thu nhập trong nền kinh tế
2.2 Lý luận chung về tỷ giá hối đoái
Khi tiền giấy (tín tệ) được đưa vào hệ thống thanh toán, thì người ta cần một tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền của các quốc gia trên thế giới với nhau
2.2.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Theo F.Mishkin “the price of one currency in term of another is called the exchange rate” có nghĩa là “giá của một đồng tiền tính theo một đồng tiền khác được gọi là tỷ giá”
2.2.2 Chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách TGHĐ bao gồm các hoạt động của chính phủ thông qua cơ chế điều hành TGHĐ và hệ thống các công
cụ can thiệp nhằm đạt được một mức TGHĐ nhất định
Mục tiêu của chính sách TGHĐ:
- Ổn định sức mua của đồng nội tệ
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường xuất khẩu
- Cân bằng cán cân thương mại
Trang 7Chính sách TGHĐ cần chú trọng đến hai việc là lựa chọn chế độ TGHĐ và các công cụ can thiệp vào TGHĐ hợp lý trong từng thời kỳ để điều chỉnh TGHĐ
Có thể thấy rằng, mỗi cơ chế TGHĐ đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định
a) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn chế độ TGHĐ
Có thể liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn chế độ TGHĐ bao gồm: độ mở của nền kinh tế, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, dự trữ ngoại hối, mức độ ổn định của hệ thống tài chính, tình hình lạm phát, tình trạng nợ nước ngoài, điều kiện chính trị xã hội tại quốc gia đó
Chính phủ và NHTƯ muồn điều hành chính sách TGHĐ thành công, họ cần phải có các công cụ hữu dụng để điều tiết TGHĐ trong tay
b) Các công cụ của NHTƯ can thiệp vào TGHĐ
Các NHTƯ thường sử dụng các công cụ sau để can thiệp vào TGHĐ như: nghiệp vụ thị trường ngoại hối, điều chỉnh lãi suất, biên độ giao động của TGHĐ, biện pháp phá giá nội tệ, biện pháp nâng giá nội tệ, sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối
c) Phân loại tỷ giá hối đoái
Để phân tích chính xác về TGHĐ, các nhà kinh tế thường sử dụng hai khái niệm phổ biến là tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Sự thay đổi của TGHĐ thường có nguyên nhân từ sự biến động của cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Sự thay đổi của TGHĐ trong một số trường hợp sẽ do cả hai phía cung và cầu ngoại tệ gây ra
Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ trong ngắn hạn: ngắn hạn ở đây có thể hiểu là những phản ứng tức thì của TGHĐ trong ngày hoặc trong một vài ngày Các nhân tố chính
có thể kể đến như: hiệu ứng số đông, tâm lý kỳ vọng, khối lượng đặt lệnh, sự phản ứng đối với tin tức công bố, biến động giá vàng
Trang 8Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ trong trung hạn và dài hạn phải kể đến: lạm phát, lãi suất, tài khoản vãng lai, ảnh hưởng từ TGHĐ trên thị trường tự do và một số nguyên nhân khác như những cú sốc về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên tai, dịch bệnh
2.2.4 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế
TGHĐ rất nhạy cảm, nó hấp thụ mọi tác động của các biến số kinh tế vĩ mô khác trong qua trình hội nhập quốc tế Ngược lại, chính sách TGHĐ cũng tác động đến cán cân thương mại, lạm phát, tăng trưởng kinh tế
2.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái
Có thể thấy được mốt quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ
là mối quan hệ tác động hai chiều với nhau Đây cũng là điển hình của mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô trong nền kinh tế Chính vì vậy khi lựa chọn công cụ để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai đại lượng này luận án sẽ phải chú ý đến đặc điểm đã nêu trên
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá (Horska, 2004)
Qua sơ đồ trong hình 2.1, người ta có thể thấy được rõ hơn mối quan hệ hai chiều giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái TGHĐ tác động trực tiếp đến giá của hàng hóa nhập khẩu, trong hàng hóa nhập khẩu có thể chia ra thành hàng hóa nhập
Trang 9khẩu cho tiêu dùng và hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu Qua giá hàng nhập khẩu và giá sản xuất,TGHĐ sẽ tác động đến lạm phát TGHĐ còn tác động đến lạm phát thông qua kênh nợ nước ngoài của Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước vay nợ từ thị trường vốn quốc tế
Ở chiều ngược lại, có thể thấy lạm phát tác động tương đối trực tiếp đến TGHĐ, trong nghiên cứu của Kara, Nelson (2002) “The Exchange rate and Inflation in the UK” đã đưa ra công thức:
P s P s P (1) Trong đó: P t là chỉ số giá tiêu dùng tại quý t; D
Theo như lý thuyết ngang giá sức mua hay quy luật một giá, nếu tất cả hàng hóa trong nước đều có thể tham gia thương mại được, thì sẽ có sự cân bằng giữa chỉ số giá trong nước và chỉ số giá thế giới thông qua sự điều chỉnh của TGHĐ, từ đó phương trình thứ ba thể hiện như sau:
( + ∆ ) = + ∆ (3)
Trong đó ∆ là sự thay đổi của TGHĐ danh nghĩa được tính theo quý t Cần chú ý, trong phương trình 3 tác giả
đã coi chỉ số giá hàng nhập khẩu thể hiện sự biến động của chỉ
số giá chung trên thế giới Nếu lạm phát trong nước cao hơn lạm phát của thế giới thì TGHĐ sẽ tự điều chỉnh để phương
Trang 10trình 3 luôn ở trạng thái cân bằng Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả trong nghiên cứu của Thygesen (1977) đưa ra là sự biến động của TGHĐ gần bằng sự chênh lệch về lạm phát giữa các quốc gia trong liên minh Châu Âu
Có thể thấy sự biến động của lạm phát thể hiện sự thay đổi của giá cả hàng hóa tại thị trường nội địa Thứ nhất, để được thừa nhận là một phương tiện trao đổi tiền buộc phải có tính chất bảo tồn giá trị Tiền tệ là nơi cất giữ sức mua qua thời gian Việc thực hiện chức năng phương tiện lưu trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tuỳ thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hoá mà nó có thể đổi được Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao Vì vậy để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định
Thứ hai, khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền
tệ đã làm cho mọi hàng hóa đều có một tiếng nói chung – đó là giá cả Thực chất giá cả của hàng hóa là tỷ lệ so sánh giữa giá trị của nó với giá trị tiền tệ Do đó, khi lạm phát diễn ra, giá trị của hàng hóa là không đổi trong khi giá trị tiền tệ của nó tăng lên Điều này sẽ làm hạn chế chức năng thước đo giá trị của đồng tiền
Nhiều lập luận cho rằng chính sách TGHĐ ảnh hưởng đến lạm phát Tuy nhiên, nhiều quốc gia áp dụng cùng một chính sách TGHĐ giống nhau, nhưng lại cho ra các mức lạm phát khác nhau tại mỗi quốc gia Từ những lý luận trên có thể thấy rằng lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến TGHĐ Vì vậy, để giữ cho TGHĐ ổn định thì cần phải giữ ổn định được lạm phát
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Trang 11Một trong các mô hình kiểm định mối quan hệ hai chiều được sử dụng phổ biến trong thời gian qua là mô hình véc tơ tự hồi quy VAR
3.1 Khái quát mô hình VAR
Để xác định sự tác động qua lại của các nhân tố vĩ mô: lạm phát, lãi suất, giá gạo, giá dầu, dự trữ ngoại hối và TGHĐ, luận án sẽ sử dụng mô hình VAR Trong mô hình VAR mỗi biến nội sinh được giải thích bằng một phương trình chứa các giá trị quá khứ của tất cả các biến nội sinh khác và giá trị trễ của chính nó
Mô hình VAR tổng quát đối với Y1 và Y2 có dạng sau đây:
3.2 Quy trình thực hiện VAR
Thứ nhất kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu được đưa vào mô hình.Thứ hai là xác định độ trễ của mô hình Nếu chỉ dừng lại ở kết quả chạy mô hình VAR mà không phân tích hàm phản ứng đẩy, thì sẽ không thấy được ảnh hưởng của bất kỳ biến nào đến các biến khác trong hệ thống Cần phải phân tích hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai từ kết quả chạy mô hình VAR Hàm phản ứng đẩy sẽ mô tả ảnh hưởng của một cú sốc ở một thời điểm đến các biến nội sinh ở hiện tại và tương lai
Thông qua phân rã phương sai người ta có thể thấy được sự thay đổi của một biến được giải thích bởi bao nhiêu phần trăm từ các biến khác và chính sự thay đổi của nó trong quá khứ Đây chính là cơ sở để đánh giá cường độ tác động qua lại giữa các biến với nhau Người ta có thể thấy được tác động mạnh hay yếu giữa các biến số này với nhau thể hiện qua phần trăm thay đổi giữa các kỳ
Trang 123.2.1 Các biến số trong mô hình VAR
Đối với bất kỳ một mô hình kinh tế nào thì hai nhân tố quan trọng nhất đó chính là các biến số được lựa chọn để đưa vào trong mô hình và độ tin cậy của số liệu về các biến số đó
Luận án chọn các biến kinh tế sau: giá dầu, giá gạo, lãi suất tiền gửi kỳ hạn ba tháng, tỷ lệ lạm phát tính theo CPI, dự trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa VND/USD, vì những biến số này có mối liên hệ về mặt lý thuyết và thực tiễn với nhau (hình 3.1)
Theo nghiên cứu của Bernanke, Mihov (1998), biến phi chính sách được đặt trước tiên sau đó đến các biên liên quan đến chính sách
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình
3.2.2 Phân tích dữ liệu cho mô hình VAR
Đã có rất nhiều nghiên cứu về chính sách vĩ mô sử dụng mô hình VAR, tuy nhiên, mỗi nghiên cứu sử dụng số lượng biến số khác nhau và dữ liệu cho các biến số trong các khoảng thời gian khác nhau, vì thế chúng sẽ cho ra kết quả khác nhau Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách luôn
Lạm phát
Tỷ giá hối đoái (VND/USD)
Trang 13cần các kết quả nghiên cứu mối quan hệ vĩ mô tại từng thời điểm khác nhau
Trong nghiên cứu này, luận án sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa tại Việt Nam giữa VND/USD làm đại điện, vì hiện nay các giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam đối với các đối tác thương mại chính trên thế giới đều được tính bằng đồng
đô la Mỹ Qua trao đổi với các chuyên gia tại Vụ chính sách tiền tệ của NHNN, họ cho rằng, hiện nay, trên 80% các giao dich thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các đối tác thương mại của mình được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ
Số liệu được sử dụng để đưa vào chạy mô hình bao gồm 6 chuỗi theo thời gian Số liệu được tập hợp theo quý, từ quý I năm 2000 đến quý I năm 2013 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính toán theo năm gốc là năm 2005 Việc chọn mốc số liệu từ quý I năm 2000 đến quý I năm 2013 sẽ sát với thực tế hơn, có ý nghĩa hơn và dãy số liệu đủ lớn để chạy mô hình, đồng thời tránh được nhiễu từ số liệu của giai đoạn trước
đó, khi mà nền kinh tế vẫn còn trong thời kỳ qúa độ chuyển đổi
cơ chế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa Điều này giúp kết quả của nghiên cứu chính xác hơn và có tính cập nhật hơn
CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN
HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM
4.1 Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam
Tổng hợp hai giai đoạn phát triển của nền kinh tế Việt Nam, có thể thấy giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005, kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trường vững chắc, tỷ lệ lạm phát luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng Ngược lại, từ năm 2006 đến 2011, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm trong khi tỷ lệ lạm phát lại có xu hướng tăng mạnh
4.2 Tổng quan về lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2000 –
2012