- Hoàn thiện hệ thống pháp lý.
- Tăng cường hợp tác quốc tế.
Kết luận
Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai biến số vĩ mô quan trọng đối với Việt Nam, mức lạm phát bao nhiêu là hợp lý, để nó không tác động tiêu cực đến tỷ giá hối đoái. Một CSTT hợp lý sẽ cho ra một cơ chế tỷ giá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế giảm thiểu rủi ro do các cú sốc từ bên ngoài gây ra cho nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Những điểm mới mà luận án đã đạt được là:
- Luận án đã tổng hợp được diễn biến của lạm phát và chính sách tỷ giá tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến 2012. Đây là thời kỳ diễn ra nhiều biến động vĩ mô nhất trong gần 30 năm đổi mới tính từ 1986 tại Việt Nam. - Nghiên cứu được những tác động của lạm phát đối với tỷ
giá hối đoái bằng cả hai phương pháp định tính và định lượng. Để từ đó đưa ra đề xuất áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam trong thời gian tới.
- Đưa ra một số đề xuất và kiến nghị trong việc thực hiện chính sách nhằm ổn định lạm phát để xây dựng được cơ chế tỷ giá hợp lý trong quá trình hội nhập quốc tế.
Kiềm chế được lạm phát và ổn định được tỷ giá sẽ góp phần thu hút được vốn đầu tư từ thị trường quốc tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam tránh được rủi ro về tỷ giá và có thể xây dựng được kế hoạch kinh doanh trong dài hạn. Đối với một nền kinh tế phải nhập khẩu đến hơn 70% nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu thì phá giá đồng nội tệ không có nhiều cơ hội để cải thiện cán cân thương mại
Xét về tổng thể các đề xuất của luận án chỉ có thể thành công nếu được thực hiện một cách nhất quán và quyết liệt giúp CSTT tại Việt Nam hòa nhập theo tiêu chuẩn chung của thế giới. Điều này, đòi hỏi một sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và các thành phần trong nền kinh tế.
25