1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN tạo trò chơi mảnh ghép trong dạy học lịch sử

24 753 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

GV phát cho mỗi nhóm 20 mảnh ghép có các thông tin liên quan đến nội dung thảo luận của các nhóm ở hoạt động 1: Trong mỗi mảnh ghép gồm nội dung hỏi và nội dung trả lời hoặc nội dung còn thiếu. Mảnh ghép này chứa kiến thức của mảnh ghép khác và ngược lại (Các mảnh ghép có hình tam giác vuông)

Trang 1

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

II Nhiệm vụ của đề tài

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

IV Phương pháp nghiên cứu

B PHẦN NỘI DUNG I Cơ sở lí luận

II Thực trạng

III Tổ chức Trò chơi “Mảnh ghép kiến thức” trong dạy học Lịch sử 1 Khái niệm

2 Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh

3 Các bước tiến hành Trò chơi “Mảnh ghép kiến thức”

4 Áp dụng Trò chơi “Mảnh ghép kiến thức” vào các bài học cụ thể 4.1 Bài cung cấp kiến thức mới

4.2 Bài ôn tập chương, Bài tập Lịch sử

IV Một số lưu ý khi tổ chức dạy học có áp dụng Trò chơi “Mảnh ghép kiến thức”

V Kết quả thực nghiệm

C KẾT LUẬN- ĐỀ XUẤT I Kết luận

II Đề xuất

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

E PHỤ LỤC

Tran g 2 3 3 3

4 5 6 6 6 7

8 12 14 12 15

15 16 17 18

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đangđược ngành giáo dục quan tâm hàng đầu Việc áp dụng, thử nghiệm các phươngpháp dạy học mới cũng đã được thực hiện trong các trường học, tuy nhiên mức độcòn chưa đồng bộ, còn nặng về phương pháp cũ Sử dụng phương pháp dạy họcmới trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng nhằm “phát huy đượctính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”, “ bồi dưỡng phương pháp

tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”, tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”, vì thế giáo viên cần mạnhdạn, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy để gây hứng thú học tập và mang lạihiệu quả cao Đặc trưng của bộ môn Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ,tồn tại một cách độc lập, khách quan với ý nghĩ của con người Vì thế, dạy học lịch

sử là tái tạo lại “hiện thực quá khứ lịch sử” đó cho người học thông qua nhữngchứng cứ vật chất, dấu vết lịch sử để lại Mục đích cuối cùng là giúp người học cóthể hình dung được về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh thờigian, không gian lịch sử nhất định Vậy để thực hiện mục đích đó, ngoài việc cungcấp kiến thức cho các em trên lớp, giáo viên nên hướng dẫn để các em tự tìm rakiến thức, mở rộng hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau và tự các emchuyển tải những thông tin đó đến bạn bè Khi đó, các em sẽ càng say mê tìm tòi,nghiên cứu, dần dần hình thành ở các em tình yêu môn học

Về mặt giáo dưỡng, lịch sử là một môn học mang tính giáo dục chính trịsâu sắc Về giáo dục, Lịch sử cung cấp cho học sinh những hiểu biết về những thời

kì lịch sử hào hùng của dân tộc; giúp các em tái hiện được toàn cảnh lịch sử thếgiới trong quá khứ “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, vì thế việc giảng dạy lịch

sử như thế nào để cho học sinh hiểu là nhiệm vụ rất to lớn nhưng đầy vẻ vang củangười thầy giáo

Đặc trưng của bộ môn lịch sử là có nhiều sự kiện, hiện tượng vì vậy tròchơi học tập sẽ làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động hơn Thực hiện tốt việc tổchức trò chơi học tập lịch sử cho học sinh vừa phát huy tính tích cực, chủ động,hứng thú trong học tập vừa rèn luyện kĩ năng lịch sử cho các em Từ đó giúp họcsinh tự bổ sung kiến thức cho mình Bản thân là giáo viên dạy môn lịch sử tôi nhậnthấy việc tổ chức trò chơi học tập giúp học sinh dễ hiểu nội dung bài học, dễ khắc

Trang 3

sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng lịch sử Đồng thời làm cho tiết học sinhđộng hơn, học sinh ham thích học hơn

II NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài này nhằm nêu lên phương pháp tổ chức Trò chơi “Mảnh ghép kiếnthức ” trong dạy học Lịch sử ở Tường THCS Phương pháp này nhằm phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, giúp các em dễhiểu, dễ khắc sâu kiến thức lịch sử và góp phần hình thành, rèn luyện những kĩnăng cơ bản cho học sinh trong học tập, hợp tác, giao tiếp và khẳng định được vaitrò cá nhân của các em, hướng tới việc đào tạo các em trở thành những con ngườinăng động, hiểu biết, có ích trong tương lai; đồng thời giúp cho tiết học sinh động,hấp dẫn hơn

III.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng: Học sinh Trường THCS Liên Quan – Thạch Thất – Hà Nội

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu, thực nghiệm đối vớimột số tiết học cụ thể trong chương trình môn Lịch sử năm học 2019-2020

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Điều tra, thăm dò:

Khi bắt đầu tiến hành áp dụng phương pháp mới, tôi tiến hành điều tra học sinh qua

hệ thống các câu hỏi liên quan đến sở thích của các em đối với môn học và với việc

áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học Lịch sử

2 Tiến hành thực nghiệm giảng dạy trên lớp

3 Khảo sát chất lượng, so sánh đối chiếu kết quả ở các khối lớp để đánh giáhiệu quả của đề tài khi thực hiện

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG

I.CƠ SỞ LÍ LUẬN

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Giáo dục định hướngnăng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêuphát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thứctrong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyếtcác tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Chương trình này nhấn mạnh vai tròcủa người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức

Trong một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học có: Cải tiến các phươngpháp dạy học truyền thống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học; vận dụngdạy học định hướng hành động; tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và côngnghệ thông tin hợp lí hỗ trợ dạy học; sử dụng các kĩ thuật dạy học phát huy tínhtích cực và sáng tạo của học sinh

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc

tổ chức hoạt động của học sinh Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh đượchoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích của trò chơi là truyền tảimục tiêu của bài học Cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt làphương pháp học tập có sự hợp tác và sự đánh giá

Trò chơi học tập là một hoạt động của con người nhằm mục đích chủ yếu làtiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả nhất, ngoài ra còn giúp các em vui chơi,giải trí và thư giãn, giúp các em yêu thích môn học hơn

Thông qua trò chơi học tập, giúp học sinh có thể rèn luyện được thể lực, rènluyện về giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè,đồng đội trong nhóm, tổ Đây là một hoạt động được tổ chức có tính chất vui chơi,giải trí, thư giãn Nhưng thông qua hoạt động này học sinh có điều kiện học màchơi, chơi mà học Khi tham gia các trò chơi học tập học sinh sẽ có điều kiện thểhiện khả năng của mình, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp cũng tốthơn, sống hòa nhã với bạn bè hơn, được suy ngẫm, thử nghiệm các tình huống, cáclập luận để đạt kết quả cao

Đặc thù của bộ môn lịch sử là dài, rất nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến cácmốc thời gian khác nhau nên lượng kiến thức rất nhiều, học sinh rất khó nhớ, dẫnđến tình trạng chán học, lười biếng Vì vậy thông qua hoạt động trò chơi học tập sẽgiúp các em khắc phục được những hạn chế trên

Trang 5

+ Giáo viên có nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, xác định rõ

sự cần thiết của đổi mới phương pháp trong dạy học nên cố gắng thực hiện tốt Tuy vậy, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc đổi mới phươngpháp dạy học ở nhà trường THCS vẫn còn nhiều hạn chế Là một người giáo viênđang trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng:

- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, còn nặng về lí thuyết, mới chỉ chủyếu thông qua kêu gọi đổi mới, tập huấn nghiệp vụ, có chăng chỉ thể hiện ở một sốtiết thao giảng, dự giờ là rõ nét

- Số giáo viên thường xuyên, chủ động, sáng tạo trong việc đổi mới phươngpháp dạy học, cũng như sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tíchcực, tự học, tự sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều

- Việc soạn, giảng theo hướng đổi mới đối với giáo viên còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sự tích cực, chủ động của họcsinh nên chưa tạo được động lực cho giáo viên thực hiện đổi mới

Có thể nói, môn Lịch sử là một môn học vô cùng quan trọng trong việc trang

bị cho học sinh những tri thức cần thiết, hữu ích về đời sống xã hội qua các thời kìlịch sử, qua đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách cho người học.Tuy vậy, việc giảng dạy và học tập môn học này trong nhà trường phổ thông hiệnnay còn nhiều vấn đề cần suy ngẫm Thực tế hiện nay, nhiều học sinh ngại học,thậm chí là chán học lịch sử, nhiều giáo viên dạy lịch sử ngại đổi mới phươngpháp Vì vậy mà một trong những vấn đề nổi cộm là làm thế nào đưa môn lịch sử

về đúng vị trí và vai trò là một môn học khoa học xã hội và nhân văn hấp dẫn

Từ thực tế về đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông nêu trên

và qua thực tế giảng dạy, thực tiễn nhà trường, tôi nhận thấy việc sử dụng sử dụng

“Trò chơi mảnh ghép kiến thức” vào giảng dạy môn Lịch sử góp phần làm chonhững tiết học Lịch sử trở nên sinh động hơn, khơi dậy sự tò mò, tìm hiểu ở các

em, từ đó giờ học Lịch sử đạt hiệu quả cao hơn

Trang 6

III TỔ CHỨC TRÒ CHƠI “MẢNH GHÉP KIẾN THỨC” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

1 Khái niệm:

Các mảnh ghép kiến thức là các phiếu thông tin, giáo viên đã chuẩn bị cho các

nhóm, có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào hình dạng của sản phẩm sau khi hoànthành (Vì dụ: hình đa giác đều, hình ngôi sao, hình ngôi nhà ) Trong mỗi mảnhghép gồm nội dung hỏi và nội dung trả lời hoặc nội dung còn thiếu Mảnh ghép nàychứa kiến thức của mảnh ghép khác và ngược lại

2 Sự chuẩn bị của Giáo viên và Học sinh

Có rất nhiều hình thức tổ chức các trò chơi lịch sử nhưng tùy vào thời gian

và điều kiện cụ thể, chúng ta có thể sắp xếp tổ chức thực hiện sao cho phù hợp.Thông thường hiện nay, với qui mô lớp học, giáo viên chỉ tiến hành được trong thờilượng của 45 phút Vì thế, yêu cầu chuẩn bị, tổ chức phải được vạch ra từ trước chogiáo viên và học sinh, để tiết học bắt đầu được đảm bảo đúng theo yêu cầu giáo dục

bộ môn và điều kiện giảng dạy của nhà trường Sự chuẩn bị của thầy và trò cho mộtgiờ bài tập lịch sử trên lớp có thể khái quát như sau tùy theo nội dung, cấu trúc bàihọc

* Giáo viên:

+ Tổ chức biên soạn chương trình cho tiết học theo nội dung kế hoạch giảngdạy Có thể biên soạn nội dung thành các phần thi nhỏ, phù hợp với nội dung kiếnthức của chương, bài và thời lượng tiết học, rồi tìm một chủ đề phù hợp cho tiếthọc, nhưng phải đảm bảo cho học sinh nắm được hệ thống kiến thức trong chương,phần vừa học Sau mỗi tiết bài tập, giáo viên có thể làm phiếu kiểm tra lại kiến thứccủa cả lớp bằng những câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, tự luận ngắn gọn

+ Tổ chức đội học sinh phối hợp tham gia làm việc với giáo viên (nhữnghọc sinh khá, giỏi, năng nổ)

+ Tổ chức lớp học thành các đội chơi (chú ý đến nhiều đối tượng), chuẩn bị, tìmhiểu trước nội dung dặn dò của giáo viên

+ Dặn dò kĩ học sinh những vấn đề cần tìm hiểu ở nhà, giới thiệu những tài liệu,website cho học sinh tìm đọc, tham khảo

+ Phân công chuẩn bị những dụng cụ cần thiết cho hoạt động: bảng nhóm, bút

dạ, phấn, nam châm…

+ Phân công các tiểu ban phụ trách: Dẫn chương trình, Ban giám khảo, thư ký…

* Học sinh:

Trang 7

+ Phân công các thành viên nhóm, đội tìm hiểu các tài liệu, chuẩn bị các

yêu cầu của giáo viên bộ môn

+ Thành lập đội, nhóm và đặt tên cho đội

3 Các bước tiến hành Trò chơi “Mảnh ghép kiến thức”

Có thể tiến hành như sau:

- Ổn định lớp, tổ chức, trang trí lại phòng học cho phù hợp với chương trình(trong thời gian giải lao chuyển tiết)

- Mời các nhóm, đội chơi về vị trí chuẩn bị tiến hành

- Nội dung chương trình là các phần thi dưới các dạng bài tập khác nhau,bám sát kiến thức cơ bản của chương, bài và thời lượng tiết học

Giờ học được chia thành các hoạt động khác nhau:

- Hoạt động 1: “Nhóm chuyên sâu” : chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm tùy theo kiếnthức của bài, ý định tổ chức của giáo viên

* Lưu ý

- Ở hoạt động 1 “ Nhóm chuyên sâu ”:

Lớp học được chia đều thành các nhóm ( khoảng 5 đến 6 học sinh) Mỗi nhómđược giao một nhiệm vụ, tìm hiểu sâu một phần nội dung học tập khác nhau, nhưng

có liên quan chặt chẽ với nhau

- Ở hoạt động 2 “ Nhóm mảnh ghép ”:

Trang 8

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh từ các “nhómchuyên sâu” khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “ nhóm mảnh ghép”.Lúc này mỗi học sinh “chuyên sâu” trở thành những “mảnh ghép ” trong “ nhómmảnh ghép ” Các học sinh phải lắp ghép các mảnh kiến thức thành một “bứctranh” tổng thể.

- Sau đó nhiệm vụ mới được giao cho các “ nhóm mảnh ghép” Nhiệm vụ nàymang tính khái quát, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các “nhómchuyên sâu” Bằng cách này, học sinh có thể nhận thấy những phần vừa thực hiện

là những nội dung học tập quan trọng

Sau các phần thi, giáo viên thông báo kết quả của các đội Tổ chức trao thư ởng cho các đội chơi, cá nhân bằng một bông hoa cho mỗi câu trả lời đúng (cắtbằng giấy nhiều màu khác nhau tượng trưng cho số điểm đạt được) Học sinh giữcác bông hoa đó đến cuối một học kì mang nộp cho giáo viên bộ môn tính điểm vàcộng vào thi đua cá nhân tùy mức độ tham gia

-4 Áp dụng Trò chơi “Mảnh ghép kiến thức”vào các bài học cụ thể

4.1 Bài cung cấp kiến thức mới:

Bài 3: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu ( Lịch sử 7) -Mục I: Những cuộc phát kiến địa lí lớn

Mục tiêu: học sinh nhiểu được nguyên nhân, điều kiện và hệ quả của các cuộcphát kiến địa lí lớn

Tiến trình hoạt động:

a) Khởi động :

Cho học sinh xem một đoạn video về các nhà phát kiến và dẫn dắt vào bài: Mộttrong những thành tựu quan trọng của loài người ở TK XV là tiến hành các cuộcphát kiến địa lí Phát kiến địa lí đã đem lại nguồn của cải lớn cho châu Âu Vậynguyên nhân và điều kiện nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ? Các cuộc phátkiến địa lí chính ở thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI ? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

ra sao ? chúng ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay

b) Hoạt động hình thành kiến thức qua trò chơi

* Hoạt động 1: “Nhóm chuyên sâu” (7phút)

GV chia lớp thành 3 nhóm:

+ Nhóm 1: Các em hãy tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các cuộc phátkiến địa lí ?

+ Nhóm 2: Các em hãy lập bảng thống kê các cuộc phát kiến địa lí lớn

( Thời gian của chuyến đi; người chỉ huy; kết quả của chuyến đi )

Trang 9

+ Nhóm 3: Các em hãy phân tích hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ?

Các nhóm trao đổi thảo luận, có ghi trong vở cá nhân

Kết thúc hoạt động 1, đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và cókhả năng trình bày lại được cho các bạn ở nhóm khác nội dung “chuyên sâu” củamình, chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo

Kiến thức học sinh có thể thu hoạch được như sau: ( tùy theo sự chuẩn bị, nhậnthức của từng học sinh )

+ Nhóm 1: Nguyên nhân và điều kiện của những cuộc phát kiến địa lí

- Nguyên nhân:

+) Là do sản xuất phát triển, dẫn đến nhu cầu cao về hương liệu, gia vị, vàngbạc, thị trường Nguyên nhân quan trọng đó là lòng tham vàng của bọn quí tộc vàthương nhân châu Âu (Vì qua truyện Nghìn lẻ một đêm và sách Những truyện kì lạthì phương Đông là vùng đất giàu không thể tưởng tượng được về vàng)

+) Con đường giao lưu, buôn bán truyền thống qua Tây Á và Địa Trung Hải bịngười Ảrập độc chiếm, đường sang phương Đông qua Hắc Hải và vịnh Ba Tư bịngười Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ

- Về điều kiện dẫn đến những cuộc phát kiến địa lí: là do khoa học - kĩ thuật cónhững bước tiến quan trọng: Ngành hàng hải phát triển, những hiểu biết về địa lí,đại dương đầy đủ hơn, các bản hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có dân cư ,máy đo góc thiên văn, la bàn để định hướng trên đại dương bao la được ứng dụng,

kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu ven ra đời …

Ca-ra-+ Nhóm 2: Các cuộc phát kiến địa lí lớn

1

1487

B Đi-a-xơ( 1450-1500)

Đã đi vòng qua cực Nam châu Phi ( đặt tên

là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng )

C.Cô-lôm-bô(1451 - 1506)

Dẫn đầu đoàn đi về hướng Tây Sau hơn 2tháng lênh đênh trên ĐTD….đã đến vùngbiển Caribê ngày nay , ông lầm là “ Đông

Ấn Độ” , được coi là người phát hiện rachâu Mĩ

Ga-ma(1469-1524 )

Rời cảng Li-xbon đi sang phương Đông, gầnmột năm sau, đến được Ca- li-cút ( bờ TâyNam Ấn Độ)

Trang 10

+ Nhóm 3: Hệ quả:

- Đem lại hiểu biết mới về trái đất, những hiểu biết mới về những con đường mới, những dân tộc mới, tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá, văn minhkhác nhau

- Thương nghiệp và sản xuất hàng hoá phát triển, thị trường thế giới được mởrộng, hang hải quốc tế phát triển Phát kiến địa lí tạo nên cuộc “ cách mạng giá cả ”

nó diễn ra do vàng chảy vào châu Âu nhiều hơn bao giờ hết, vàng được tung ra đểmua hàng hoá khiến giá cả tăng lên vùn vụt từ 2- 5 lần, có lợi cho thương nhân vànhà sản xuất

- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự xuất hiện củachủ nghĩa tư bản

- Tuy nhiên có hạn chế: làm nảy sinh quá trình cướp bóc, xâm chiếm thuộc địa

Minh họa một số mảnh ghép:

* Hoạt động 3: Thu hoạch và trưng bày sản phẩm

Sau khi các nhóm hoàn thành sắp xếp mảnh ghép, giáo viên phát vấn câu hỏi:

Đem lại hiểu biết mới,tạo điều kiện cho sự giao lưu

Điều kiện thực hiện

do sản xuất phát triển; con đường

giao lưu, buôn bán truyền

thống bị chiếm giữ

Nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lí

Trang 11

Câu hỏi 1: Trình bày những nét chính về các cuộc phát kiến địa lí (Nguyênnhân và điều kiện; Các cuộc phát kiến địa lý lớn; Hệ quả )

Câu hỏi 2:

? Phân biệt giữa hai khái niệm “ Phát kiến” và“ Phát minh”

? Thế nào là: “Phát kiến địa lí ”

Câu hỏi 3: Vì sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những nước tiên phong trongphát kiến địa lí ?

- Các nhóm cử đại diện trình bày nội dung câu hỏi dựa trên các mảnh ghép đã hoànthành Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Giáo viên kiểm tra phần mảnh ghép kiến thức của các nhóm, nhận xét, bổ sungkiến thức cần thiết

Các mảnh ghép sau khi hoàn thành có hình dạng sau:

4.2 Bài ôn tập Chương, Bài tập Lịch sử

Lịch sử 7- Tiết 18: Làm bài tập Lịch sử ( chương I và chương II)

Trang 12

Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu cho HS các kiến thức Lịch sử về thời Ngô, Tiền Lê và thời Lý.

Tiến trình dạy học

a) Khởi động:

b) Hoạt động củng cố kiến thức qua trò chơi

* Hoạt động 1: “Nhóm chuyên sâu” (10 phút)

+ Tìm hiểu tình hình chính trị nước ta cuối thời Ngô

+ Nhà Đinh đã làm gì để xây dựng đất nước?

Nhóm 133333

Nhóm 122222

Nhóm 1

11111

Nhóm 312345

Nhóm 212345

Nhóm 1

12345

Nhóm 412345

Ngày đăng: 08/11/2021, 14:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Các mảnh ghép sau khi hoàn thành có hình dạng sau: - SKKN  tạo trò chơi mảnh ghép trong dạy học lịch sử
c mảnh ghép sau khi hoàn thành có hình dạng sau: (Trang 11)
Như vậy, qua bảng kết quả thực nghiệm sư phạ mở trên, tôi rút ra một số kết luận như sau: - SKKN  tạo trò chơi mảnh ghép trong dạy học lịch sử
h ư vậy, qua bảng kết quả thực nghiệm sư phạ mở trên, tôi rút ra một số kết luận như sau: (Trang 15)
2/ Một số hình ảnh về hoạt động của học sinh - SKKN  tạo trò chơi mảnh ghép trong dạy học lịch sử
2 Một số hình ảnh về hoạt động của học sinh (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w