Triết họccổđiểnĐứctừKantđếnHegel
Phần III
Phần II - Tự do tính của ý thức bản ngã
Nhờ công trình lao động của nô lệ, đời cổ đại đã xây dựng được một thế giới mới
có tính chất nhân tạo, trong đó ý thức bản ngã có thể hưởng được tự do, nghĩa là
lúc trông thấy vật thể bên ngoài, nhận thấy vật thể bên ngoài cũng là nó. Tự do là
sống trong một thế giới mà mình tự nhận mình trong thế giới ấy, những vật thể
trong thế giới ấy đã mất tính chất độc lập với ta mà là những vật thể của mình thôi.
Sống trong thế giới ấy tức là hưởng được đời sống tự do, không bị cái gì đối lập,
cưỡng bách mình. Hegel đã trình bày hình thức tự do đó trong phạm vi tinh thần,
qua ba chủ nghĩa sau đây:
1 - Khắc kỷ (Stoicisme)
Theo chủ nghĩa khắc kỷ thì thế giới căn bản là lý tính, nghĩa là nó không phải cái
gì ngoài mình mà là cái mình có thể và cần phải công nhận vì nó có lý và tốt. Tất
cả những sự việc xảy ra, dù có một vài sự việc làm hại đến cá nhân một vài người
chúng ta, nhưng xét đến toàn bộ thế giới thì nó là tốt. Nó tốt vì nó là ý chí của
Thượng đế. Những người nhận thức được điểm đó tức là hiền nhân theo quan
niệm chủ nghĩa khắc kỷ. Theo quan niệm đó, hiền nhân bao giờ cũng sung sướng
vì họ sống trong một thế giới mà cái gì cũng tốt cả. Nhưng đây lại xuất hiện mâu
thuẫn. Nói rằng cái gì cũng tốt cả cóphần đúng, nhưng chỉ là hình thức thôi. Cụ
thể, một việc tốt là một việc thế nào? Vì sao tốt? Chủ nghĩa khắc kỷ không trả lời
được. Nó chỉ nói chung chung rằng thế giới là tốt, tốt là vì ý muốn của Thượng đế.
Thứ tự do theo chủ nghĩa khắc kỷ chỉ là hình thức. Trước một sự việc khó khăn,
hiền nhân theo chủ nghĩa khắc kỷ chỉ có cách là chịu đựng. Do đó, khắc kỷ có
nghĩa là chịu đựng. Với thái độ khắc kỷ ấy, thực ra không thể thực hiện được một
trình độ tự do thực sự. Nói là tự do nhưng thực tế là phải chịu đựng. Nó chỉ nói
một cách chung chung rằng hiền nhân dù có chịu đựng tốn đến bao nhiêu chăng
nữa cũng là sướng. Có hai vị tiền nhân nổi tiếng của chủ nghĩa khắc kỷ là Marc
Aurele[4] thuộc giai cấp chủ nô, và Epictète[5] thuộc nô lệ. Hai ông đều được cho
là sướng ngang nhau, nhưng nói thế chỉ là nói suông thôi, quyền tự do của ý thức
bản ngã là nhận thấy trong mọi sự vật bản ngã của mình. Quyền tự do ấy phải
được chứng minh cụ thể trong mọi sự việc, chứ không phải nói một cách chung
chung như chủ nghĩa khắc kỷ được.
2 - Hoài nghi (Scepticisme)
Là chủ nghĩa phủ định tính chất khách quan độc lập của mọi sự việc để thực hiện
quyền tự do của bản ngã. Nó thiết lập quyền ý thức bản ngã trong mọi sự việc
khách quan. Chủ nghĩa hoài nghi phủ nhận hết tất cả. Cái gì nó cũng hoài nghi.
Nhưng nó lại được sung sướng trong việc phủ định tất cả. Trong khi phủ định tất
cả sự việc, tự nó lại có ý thức rằng nó không phụ thuộc sự việc nào, vì nó đã phủ
định tất cả mọi việc. Ví dụ: nó phủ định các kiến thức, cho rằng những vật ta trông
thấy chưa chắc đã có mà có thể chỉ là mơ mộng. Trong lúc phủ định vật thể như
vậy, nó có ý thức rằng nó cao hơn tất cả. Nó có quyền phủ định giá trị của mọi
nhân vật, không công nhận một giá trị của ai hết. Cho mình là cao hơn hết. Chính
trong lúc phê phán, tự mình hưởng cái cảm tưởng rằng mình là cao nhất. Nhưng
chính ở đây xuất hiện mâu thuẫn. Thực sự cái sung sướng mà chủ nghĩa hoài nghi
hưởng được có thực không? Thực tế hoài nghi cũng không nắm được gì cả. Nó chỉ
gây được một cảm tưởng chủ quan thôi, chứ không nắm được một chân lý nào hết.
Phê phán:
Trên đây là lập luận của Hegel. Lập luận đó có ưu điểm là phê phán bên trong, bộc
lộ mâu thuẫn của mỗi chủ nghĩa, nhưng phê phán như thế chưa đủ. Nếu nói rằng
tự do chủ nghĩa khắc kỷ là hình thức thì nó cóphần đúng. Nó cóphản ánh một
hiện tượng có thực trong lịch sử: chủ nghĩa khắc kỷ chính là tiêu biểu cho những
giai cấp thống trị cũ (gồm quý tộc và lái buôn chủ nô) trong giai đoạn chế độ nô lệ
đã bị nguy cơ sâu sắc. Cương vị của những giai cấp chủ nô lung lay rất nhiều rồi.
Cụ thể, rất nhiều chủ nô phải biến thành nô lệ trong thời kỳ Hy Lạp hóa, tức là
thời kỳ các thành thị Hy Lạp mất độc lập, phải phụ thuộc những đế quốc Hy Lạp
hóa (sau cùng là đế quốc La Mã). Rất nhiều chủ nô ở thành thị Hy Lạp bị La Mã
bắt về La Mã làm nô lệ. Nhưng trong cương vị nô lệ mới của họ, họ vẫn giữ cái
kết quả đào tạo trước, nghĩa là người nô lệ mới này trước là chủ thì nay vẫn được
phục vụ theo nghề chuyên môn của họ. Ví dụ giáo sư Hy Lạp, dù bị La Mã bắt về
làm nô lệ, nhưng họ vẫn được làm nô lệ với nghề giáo sư. Do đó, trong thời đại ấy,
ý thức của giai cấp chủ nô cũ đã được mở rộng, nghĩa là nó quan niệm rằng nó
cũng có thể làm nô lệ được. Quan niệm đó được phản ánh trong chủ nghĩa khắc
kỷ: dù nó có làm nô lệ, thì trong cương vị nô lệ ấy nó vẫn sướng. Đó là nguyên
nhân mà chủ nghĩa khắc kỷ đề cao cương vị nô lệ, cho rằng hiền nhân dù ở cương
vị nô lệ ấy nó vẫn sướng. Nhưng đó chỉ là cách duy trì cương vị cũ trong phạm vi
tâm hồn. Thực tế, dù chủ nô cũ có bị làm nô lệ, thì tư tưởng vẫn là tư tưởng chủ
nô. Nó vẫn tự cho mình là cương vị chủ nô. Cái tự do đầy thực tế là tự do hình
thức như Hegel đã chứng minh. Nhưng phải nói rõ bản chất nó chính là tự do của
chủ nô cũ.
Trong cách trình bày của Hegel, chủ nghĩa hoài nghi đứng về mặt khái niệm thì
đối lập với chủ nghĩa khắc kỷ, nhưng yêu cầu căn bản chỉ là một. Đó là ý thức cho
rằng thực chất đối tượng không phải là cái gì xa lạ đối với mình nữa, mà chỉ là
mình đây. Nhu cầu đó xuất phát từ một cơ sở thực tế, nó phát triển ở một thời đại
mà trình độ văn hóa đã khá cao: con người đã có thể cải tạo được thế giới tự nhiên,
do đó thấy mình tự do trong thế giới khách quan ấy. Hegel cũng đã quan niệm
được đó là do công trình lao động của giai cấp nô lệ. Nhưng xuất phát từ một biện
chứng pháp duy tâm, Hegel cho chủ nghĩa hoài nghi là thực hiện yêu cầu của chủ
nghĩa khắc kỷ: chủ nghĩa khắc kỷ tin tưởng ở chân lý một cách trừu tượng, không
chứng minh trong chi tiết sự việc; thực chất khách quan là chứng minh trong chi
tiết sự việc: thực chất khách quan là mình. Chủ nghĩa hoài nghi thực hiện được
yêu cầu đó: trong lúc hoài nghi và phủ định mọi sự vật, nó tự đặt nó cao hơn mọi
vật. Nhưng Hegel cũng không bộc lộ được nội dung thực sự của hiện tượng ấy.
Khắc kỷ là ý thức của giai cấp chủ nô bị đe dọa nhưng vẫn đứng về phía chính
quyền, tin tưởng rằng cái gì cũng tốt vì nó vẫn giữ được nốt phần quyền lợi cũ;
nhưng đến lúc đó bị đe dọa hơn nữa, nó không thể đứng về phía chính quyền, thì
nó lại khẳng định cương vị chủ nô cũ một cách tiêu cực: nó phủ định tất cả để đặt
mình cao hơn tất cả những cái mà nó phủ định. Do chỗ Hegel chỉ phân tích trong
tinh thần cho nên ông nhận định trái ngược giá trị của chủ nghĩa hoài nghi. Thực
tế, trong lúc hoài nghi tất cả các giá trị cũ thì nó đã phủ định được các tư tưởng mê
tín của giai cấp thống trị, do đấy đã giải phóng được tư tưởng một phần nào, tạo
điều kiện xây dựng tư tưởng mới. Nó đã đại biểu được phần nào đấy, một cách
gián tiếp, cho những phong trào chống chế độ chủ nô ở thời nô lệ tan rã. Hegelcó
công nhận sự tan rã của chế độ nô lệ, nhưng vẫn đứng về phe thống trị, vì ông
trình bày rằng khi nó phủ định tất cả thì nó lại nắm được giá trị chân lý.
3 - Tâm hồn gian khổ
Phái hoài nghi đi từ lập trường nọ sang lập trường kia, đi từtư tưởng cá thể phủ
định từng sự việc linh tinh chuyển lên ý thức đại thể cho rằng mình nắm được tất
cả, bao quát được tất cả. Nhưng xét nội dung thực sự thì chính cái đại thể ấy cũng
chỉ là cá thể, vì khi phủ định hết sự việc nọ đến sự việc kia, thì nó phải phủ định cả
nó nữa. Cho nên chính chủ thể cũng nằm trong những đối tượng bị phủ định, mặc
dầu vẫn có cảm tưởng là mình nắm được tất cả. Cái mà Hegel gọi là kinh nghiệm
của chủ nghĩa hoài nghi (là chính nó) cũng bị phủ định nốt (tôi phủ định giá trị của
mọi người, nhưng tôi cũng chỉ là một người, vậy tôi cũng phủ định giá trị của tôi).
Rút kinh nghiệm ấy ra, thì trong cùng một ý thức có hai điểm đối lập: một mặt là
cá thể: cá nhân luôn luôn sai lầm, luôn luôn biến chuyển lúc thế nọ lúc thế kia; mặt
khác là đại thể: trong khi phủ định thì nắm được tất cả. Vì không thống nhất được
mâu thuẫn trong con người (cá thể và đại thể) gây ra một tâm trạng mà Hegel kêu
bằng tâm hồn gian khổ. Cái đó Hegel nhằm tâm trạng của các tín đồ đạo Gia Tô
luôn luôn thấy mình ở trên hai lập trường:
Lúc mình tự nhận là xấu, là có tội, thì đồng thời mình thông cảm được với Thượng
đế, được cứu thế. Nhưng chỉ được cứu thế trong lúc có tội, nếu không thấy có tội
thì không được cứu thế. Tư tưởng được cứu thế là tư tưởng có tội: hai tư tưởng
luôn luôn khăng khít với nhau, nhưng không thống nhất với nhau. Đứng về mặt
khái niệm, tâm trạng ấy được phát triển theo 3 điểm:
+ Mình vừa là cá thể, vừa là đại thể: mình tự nhận mình là cá thể nhưng có ý thức
đại thể, nhưng đại thể ấy rất xa xôi đối với mình (Thượng đế). Mình không xứng
đáng với Thượng đế, vì mình chỉ là cá nhân vô giá trị, mình có tội.
+ Trong lúc nhận mình có tội thì lại có ý thức về cái đại thể xa xôi ấy: mình tự
nhận mình trong Thượng đế, Thượng đế cũng là ta đây: tức là Thượng đế đã giáng
thế với hình thức chúa Gia tô.
+ Chúa giáng thế thành người cũng như ta, vậy chân lý đã là ta, ta cũng là chân lý;
tức là được cứu thế.
Ba điểm trên nói tóm lại tương ứng với 3 mệnh đề của đạo Gia tô:
- Người có tội xa Thượng đế;
- Thượng đế giáng thế;
- Nhân loại được cứu thế.
Do quan hệ giữa đại thể và cá thể, tâm hồn gian khổ diễn biến theo ba giai đoạn:
- Lòng nhiệt tín (nhiệt tâm tin tưởng);
- Lao động và hưởng thụ;
- Tự phạt và cấm dục (cấm dục: cấm cái gì mà mình muốn).
a - Lòng nhiệt tín
Do cái quan hệ giữa người và thần: xa nhau nhưng gần nhau; chỉ gần nhau trong
lúc xa nhau, trong lúc gần nhau lại xa nhau. Mình chỉ gần Thượng đế khi nào mình
nhận thấy rằng mình có tội. Mà càng gần như thế thì lại càng thấy xa, tức là thấy
mình không xứng đáng. Do mâu thuẫn nội bộ ấy, xuất hiện thái độ tin tưởng một
cách tuyệt đối và nồng nàn. Tuy mình không có một nhận định chính xác về
Thượng đế, nhưng tâm hồn hướng về Thượng đế (Hegel gọi là tư tưởng âm nhạc
hay tiếng chuông trong tâm hồn). Trong lúc tâm hồn đi tìm Thượng đế thì nó gặp
Thượng đế trong con người cụ thể của chúa Gia tô, thấy Thượng đế cũng là người,
cũng như mình và tưởng mình được cứu thế. Nhưng Thượng đế là người thì phải
chết, và thực tế chúa Gia tô đã chết và ta không thể nắm được Thượng đế. Chỉ còn
có cách đi tìm mồ Thượng đế (phong trào Thập tự chinh thời Trung Cổ). Nhưng
cái mồ chỉ là đống đất, vậy cuối cùng thì vẫn không thống nhất được với Thượng
đế.
b - Lao động và hưởng thụ
Sau khi có kinh nghiệm rằng không thể thống nhất được với Thượng đế, ta thấy ta
chỉ là người thôi. Nhưng con người này đã thông qua cái cảm tín rằng nó có giá trị
chân lý, vì nó là người của Thượng đế. Nó thể hiện cái cảm tín trong lao động và
hưởng thụ. Đến đây lại xuất hiện mâu thuẫn: nó thống trị thế giới bằng lao động và
hưởng thụ, nhưng lại với cương vị là người của Thượng đế: nó công nhận sự thành
công của nó trong quá trình lao động là do Thượng đế ban ơn (grâce divine). Mâu
thuẫn này được giải quyết bằng thái độ thứ ba.
c - Tự phạt và cấm dục
Nó có lao động, nhưng do Thượng đế ban ơn. Công lao của nó là Thượng đế ban
ơn, cho nên nó phải kìm hãm tư tưởng tự cao tự đại về thành tích của nó, bằng
cách tự phạt và cấm dục để xứng đáng với ơn của Thượng đế.
Phê phán:
Ba thái độ ấy có thật trong quá trình phát triển đạo Gia tô, biểu lộ trong công trình
kiến trúc văn nghệ v. v Lòng nhiệt tín biểu hiện trong phong trào đi tìm mồ
Chúa, bao tín đồ đã hy sinh của cải và tính mạng. Lao động hưởng thụ là công
trình phát triển sản xuất tương đối trong thời kỳ Trung Cổ, gây cơ sở cho chủ
nghĩa tư bản. Thái độ tự phạt và cấm dục cũng biểu hiện trong tác phong tôn giáo
trong thời Trung Cổ. Hegel đã có công mô tả quá trình diễn biến trên một cách đặc
biệt cụ thể và sâu sắc, nhưng chỉ mô tả trong tinh thần và một cách trái ngược.
Mâu thuẫn trong con người của đạo Gia tô không phải xuất phát từ một biện
chứng pháp trong tinh thần, từ ý thức hoài nghi lên ý thức nhiệt tín Sự đấu tranh
tư tưởng, giữa đại biểu của phái hoài nghi trong thời Cổ đại tan rã với phái tín
ngưỡng Gia tô, là biểu hiện cuộc đấu tranh giai cấp giữa chủ nô cũ và những lớp
sắp chuyển sang phong kiến có lôi cuốn nhân dân. Sự đấu tranh của giai cấp nô lệ
biểu hiện gián tiếp trong tư tưởng tín ngưỡng của giai cấp địa chủ mới. Giai cấp nô
lệ đấu tranh đã bắt đầu buộc chúng phải công nhận một số quyền lợi của người nô
lệ. Ở thôn quê, nô lệ được giải phóng trở thành lệ nông[6]. Ở thành thị cũng có
phong trào giải phóng nô lệ, vì bọn chủ không thể nuôi được, vì nuôi thì rất lộn
xộn và không lợi gì cho chúng. Một mặt, chúng có giải phóng cho nô lệ, nhưng
mặt khác, chúng lại đặt ra nhiều điều kiện: chúng bắt lệ nông nộp tô và phục dịch
rất cực khổ. Do đó, quan hệ bóc lột người từ chỗ vô điều kiện chuyển sang chế độ
bóc lột có điều kiện; nô lệ được công nhận giá trị làm người với hình thức ban ơn
của chủ nô cũ, và để đáp lại sự ban ơn đó người lệ nông phải nộp tô. Đó là quá
trình biến chuyển từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến: quan hệ bóc lột vô điều
kiện của chủ nô đối với nô lệ nay thành một số quan hệ cá nhân: chủ và tớ, ban ơn
và biết ơn. Quan hệ này có một phần nào tiến bộ so với quan hệ cũ, nhưng nó lại
thiết lập một chế độ bóc lột mới, và có bóc lột theo lối mới thì mới có lợi.
Trong phạm vi tư tưởng, quan hệ bóc lột mới xuất hiện như thế nào? Quan hệ ban
ơn tức là ý thức cho rằng người ta có giá trị chân lý, có quyền làm người. Quyền
này lại xa xôi do ở đâu đưa đến chứ không phải là do lao động của nô lệ mà ra, mà
là do chủ nô ban ơn. Con người là cá nhân vô giá trị không xứng đáng với đại thể,
nhưng phần nào cũng nắm được cái đại thể (có ý thức đại thể) do ở chỗ Thượng đế
đã giáng thế cứu thế nhân loại. Nhưng cũng không cứu thế đồng loạt, có người
được cứu thế, có người không. Hegel không quan tâm đếncơ sở thực tế đó nên
trình bày tâm hồn gian khổ một cách trừu tượng và trái ngược. Thực tế, cái đại thể
xuất phát từ cái cá thể: do công trình lao động mà con người đã xây dựng nên cái ý
thức giá trị về mình. Hegel lại cho nó xuất phát từ đại thể, do đấy mà cái cá thể
không xứng đáng, cái đại thể lại rất xa xôi, tức là quyền lợi của giai cấp thống trị
vẫn được bảo đảm. Hegel công nhận con người có lao động và có phát triển sản
xuất, nhưng Hegel cho sở dĩ có là do có ý thức đại thể trong tâm hồn gian khổ mà
lao động một cách tích cực như thế.
Do sự phát triển của sức sản xuất, ý thức bản ngã không thể nằm mãi trong tâm
hồn gian khổ, vì nó có ý thức rằng nó nắm được thế giới. Hegelphản ánh cuộc đấu
tranh giai cấp từ cuối thời Trung Cổ của giai cấp tư sản đang lên chống phong
kiến, đề cao giá trị con người mới. Hegel lại lật ngược vấn đề, biến thành một hiện
tượng duy tâm, cho rằng sự tin tưởng ở con người mới là sự tin tưởng của ý thức
bản ngã tự cho mình là thế giới. Cả một phong trào duy vật, nhân văn chủ nghĩa và
cách mạng tư tưởng trong thời Phục hưng, Hegel biến thành một quá trình duy
tâm: lý tính tin tưởng mình là thế giới đấy.
. Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel
Phần III
Phần II - Tự do tính của ý thức bản ngã
Nhờ công trình lao động của nô lệ, đời cổ đại đã. giới. Hegel phản ánh cuộc đấu
tranh giai cấp từ cuối thời Trung Cổ của giai cấp tư sản đang lên chống phong
kiến, đề cao giá trị con người mới. Hegel