Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính sọ não
Trang 1KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH SỌ NÃO
Nguyễn Xuân HiềnKhoa CĐHA Bệnh viện Bạch mai
I Chuẩn bị bênh nhân:
-Không cần chuẩn bị bệnh nhân.
-Trừ trường hợp bệnh nhân có nghi U não hoặc dị dạng mạch thì nên nhịn ăn sáng.
II Kỹ thuật chụp cắt lớp sọ não thông thường:
1, Bệnh nhân nằm ngửa, đầu bất động trong qúa trình chụp.
2, Chụp Topogram hoặc Scoutview (Hình chụp sọ nghiêng số hoá).3, Xác định hướng cắt và đường cắt:
3.1, Theo hướng Axial: Thường cắt theo các hướng sau:
-Theo đường OM(Orbito-Méatal): Là đường nối từ lỗ ống tai ngoài đến đuôi mắt.
-Theo đường Wirchow: Là đường nối từ bờ dưới hốc mắt đến lỗ ống tai ngoài.
-Theo đường PNO( Plan-Neuro-Oculaire): Trên hướng cắt này ta thấy rõ được các cấu trúc của vùng hố mắt, xương hàm trên, nền sọ, thùy thái dương của não, thân não… Hướng cắt này rất tốt thăm dò thân não, mặt phẳng PNO là mặt phẳng chếch -15 đến – 20 độ so với mặt phẳng OM.
OM
Trang 23.2, Theo hướng Coronal: Lớp cắt theo hướng song song với mặt phẳng trán từ bờ sau xoang buớm đến hết bờ trước xoang trán Theo hướng này cho phép chúng ta nghiên cứu kỹ vùng tuyến yên, xương bướm, các xoang, giao thoa thị giác…
3.3, Chụp cắt lớp sọ não chuẩn:
Các lớp cắt 3mm cho vùng dưới lều và 8mm cho vùng trên lều theo đường OM, như vậy tổng số lớp cắt cho một sọ não không tiêm thuốc cản quang là khoảng 20 lớp cắt.
3.4, Trong chấn thương nên cắt mỏng 2-3mm/lớp từ lỗ chẩm trở lên đến vòm sọ, mục đích khảo sát các tổn thương nhỏ và tái tạo 3D xương sọ được rõ nét.
4, Tiêm thuốc cản quang:
-Trong chấn thương sọ não không cần, trừ trường hợp: Nghi có máu tụ dưới màng cứng tỷ trọng ngang hoặc có lún, vỡ xương ở các vùng xoang tĩnh mạch nhất là xoang tĩnh mạch dọc trên hoặc dị dạng
Trang 3động tĩnh mạch vỡ đang chảy máu Nếu phải tiêm trong các trường hợp này thì dùng loại thuốc cản quang có độ thẩm thấu thấp như: Ultravist, Herxabrix, Iopamidol…
-Nếu nghi ngờ có U não, áp xe não, tổn thương có nguồn gốc chưa xác định.
-Liều tiêm là 1ml/kg trọng lượng cơ thể.
-Các lớp cắt sau khi tiêm thuốc có thể nhắc lại trùng cắt lớp đã cắt trước khi tiêm hoặc cắt lớp mỏng khu trú vùng tổn thương.
Cắt cúp mỏng 1mm toàn bộ xương đá theo hai hướng axial và Coronal.
3, Chụp cắt lớp sọ não có tiêm nhanh thuốc cản quang(Perfusion CT) trong chuẩn đoán thiếu máu não sớm( Chụp cắt lớp tưới máu não)Đây là một kỹ thuật mới đòi hỏi có máy Helical CT và bơm tiêm điện.Ưu điểm: Có thể cho phép chẩn đoán sớm thiếu máu não trong vòng 6h đầu do đó có hướng điều trị sớm.
Kỹ thuật:
-Chụp Topogram, sau đó chụp thường quy.
-Chọn lớp cắt đi qua ụ chẩm trong, ngang qua thân não thất bên hai bên.
-Tiến hành cắt động( Dynamic scanning) 40 lớp cắt tại điểm đã chọn trên có bơm 40ml thuốc cản quang trong vòng 5 giây( Tốc độ bơm là 8ml/s) Thời điểm bắt đầu chụp là cũng bắt đầu bơm thuốc.Một số hình ảnh minh hoạ chụp cắt lớp tưới máu não
Trang 4Phim chụp CT thương quy sau đột qụy 2h
Trên cùng bệnh nhân – Hình chụp CT - PerfusionCho thấy rõ vùng thiếu máu ở thuỳ trán-thái dương trái
Chụp sau 24h
Trang 5KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP LỒNG NGỰC
Khoa CĐHA Bệnh viện Bạch mai
I Những điểm chung
1, Chuẩn bị bệnh nhân
Nên nhịn ăn đề phòng dị ứng thuốc cản quang gây nôn và trào vào khí phế quản
Cấp cứu không cần chuẩn bị
Bệnh nhân cần nhịn thở trong quá trình chụp.2, Kỹ thuật chụp
* Bệnh nhân nằm ngửa, tay đưa lên đầu, chụp Topogram từ nền sọ cho tới hết gan.
* Cắt lớp không tiêm thuốc với lớp 8mm và độ chuyển bàn là 10mm hoặc 12mm, tương đương với Pitch là 1,25 và 1,5 Lớp cắt từ trên tĩnh mạch dưới đòn 2cm đến hết góc sườn hoành hai bên Để phân biệt đông đặc phổi do trọng lực với tổn thương tổ chức kẽ thì nên cắt vài lớp ở tư thế bệnh nhân nằm sấp.
* In phim cả cửa sổ trung thất và nhu mô, nếu có đo tỷ trọng thì nên đo cùng một vị trí để đánh giá trung thực độ ngấm thuốc cản quang của tổn thương Đặc biệt những trường hợp u ở vùng ngoại vi sát
Hình chụp Topgram và phân lớp cắt ngực
Trang 6thành ngực thì nên mở cửa sổ xương để xem khối u có xâm lấn xương không.
* Cách mở cửa sổ: Cửa sổ trung thất 35 ± 175 HUCửa sổ nhu mô phổi -900 ± 400 HUCửa sổ màng phổi –50 ± 2000 HU
* Cắt lớp cắt có tiêm thuốc cản quang, tuỳ theo tổn thương mà ta có thể cắt 3-5-8-10mm/lớp, phải cắt theo hướng đầu chân Liều bơm thuốc cản quang là 1-2-3ml/Kg.
II Một số kỹ thuật cụ thể
1,Chụp cắt lớp trong chẩn đoán bệnh lý nhu mô phổi
• Chỉ định: Xơ phổi, Bụi phổi, Giãn phế quản, Giãn phế nang, Di căn phổi thể kê, Ung thư phổi thể lưới, Bệnh lý tổ chức kẽ, Bệnh Sarcoidosis…
• Kỹ thuật: Chụp cắt lớp độ phân giải cao( HRCT tức resolution CT), ta cắt lớp mỏng 1mm toàn bộ trường phổi với bước chuyển bàn là 8 hoặc 10mm Không bắt buộc phải tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.
High-2,Chụp cắt lớp trong chẩn đoán Ung thư phổi
• Chụp topogram để xác định vùng tổn thương và quyết định lớp cắt dày bao nhiêu mm là đủ để không bỏ sót tổn thương.
• Nếu là ung thư phế quản thể trung tâm thì dùng lớp cắt dày 8mm, bước chuyển bàn là 8mm.
• Nếu là ung thư phế quản thể ngoại vi thì dùng lớp cắt mỏng 3mm bước chuyển bàn 5mm tập trung vào vùng có tổn thương, còn ngoài vùng tổn thương thì dùng lớp cắt 8mm và bước chuyển bàn 8mm.
• Đối với cả hai trường hợp trên đều phải chụp qua tuyến thượng thận hai bên ở thì có tiêm thuốc cản quang, để đánh giá di căn tuyến thượng thận hai bên trong ung thư phế quản-phổi hoặc ngược lại.
3,Chụp cắt lớp trong chẩn đoán bệnh lý trung thất, màng phổi và thành ngực
@ Kỹ thuật như chụp cắt lớp phổi thông thường nhưng phải có cúp cắt có tiêm thuốc cản quang để tách biệt các mạch và các khối trong trung thất Đặc biệt nếu cần tìm bóc tách động mạch chủ ngực thì tiêm 100ml thuốc cản quang với tốc độ bơm là 3ml/s và chụp với delay là 15s, có tái tạo.
@ Đối với màng phổi và thành ngực thì kỹ thuật cũng bao gồm cúp cắt trước và sau tiêm thuốc cản quang, nhưng lưu ý mở cửa sổ cho
Trang 7thích hợp đặc biệt là cửa sổ xương trong trường hợp có khối u nằm sát xương.
4, Chụp cắt lớp trong chẩn đoán tắc động mạch phổi
@ Chụp thì không tiêm thuốc cản quang, lớp cắt 8mm, bước nhẩy 12mm.
@ Chụp tiêm thuốc cản quang, lớp cắt 3mm, bước nhẩy 5mm Liều thuốc cản quang càn dùng là100-150ml loại có nồng độ
200-250mgI/ml, tốt nhất dùng loại không ion, tiêm với tốc độ 4ml/s và bắt đầu chụp từ giây thứ 10 đối với tiêm máy, còn nếu tiêm tay thì chụp ở giây thứ 20
5, Chụp cắt lớp động mạch chủ ngực
@ Chụp không tiêm thuốc cản quang, lớp cắt 8mm, bước nhẩy 8-12mm, bắt đầu chụp từ trên quai động mạch chủ 2mm xuống đến ngang mức đốt sống thắt lưng 1 và 2.
@ Chụp tiêm thuốc cản quang, nhắc lại như cúp không tiêm thuốc cản quang nhưng bước nhẩy là 8mm Tiêm thuốc cản quang với liều 3ml/kg trọng lượng cơ thể, chụp từ giây thứ 20 sau khi bắt đầu tiêm thuốc cản quang, chụp theo hướng đầu – chân(Craniocaudal).
Cấu trúc phổi và sự phân chia phân thuỳ phổi
Trang 8KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP Ổ BỤNG
Nguyễn Xuân Hiền
Khoa CĐHA Bệnh viện Bạch mai
-Thường chụp các cúp trước và sau tiêm thuốc cản quang.
-Nên cho bệnh nhân uống nhiều nước hoặc nước có pha thuốc cản quang nồng độ 2-3%( Tức là pha 100ml nước với 2-3ml thuốc cản quang) trong các trường hợp cần tìm tổn thương ở đường tiêu hóa trên hoặc cần phân biệt các tổn thương có liên quan đến ống tiêu hóa,
Trang 9thường dùng khoảng 500ml Hoặc thụt thuốc cản quang 5% vào hậu môn trong các trường hợp tổn thương cần xác định có liên quan đến đại tràng.
-Liều lượng thuốc cản quang dùng để tiêm tĩnh mạch đối với người lớn là 2-3ml/kg trọng lượng cơ thể, còn đối với trẻ em thì dùng 1,5-3ml/kg trọng lượng Tốt nhất là dùng loại Non-ionic.
-Cửa sổ mở tuỳ theo: W từ 350-400, L từ 0-50.
II, Một số kỹ thuật cụ thể:
1.Chụp cắt lớp 3 pha trong chẩn đoán bệnh lý gan, mật
-Thì không tiêm thuốc cản quang: Chụp toàn bộ ổ bụng với lớp cắt dày 8mm và bước nhẩy 10mm
-Thì động mạch: Chụp khu trú vùng gan với lớp cắt 5mm và bước nhẩy 7,5mm Tiêm thuốc cản quang với liều như trên, nếu tiêm tốc độ 2ml/s thì chụp với delay 35 giây( Chụp ở giây thứ 35 sau khi bắt đầu tiêm thuốc cản quang vào tĩnh mạch), còn nếu tiêm với tốc độ 3ml/s thì chụp với delay 25 giây.
-Thì tĩnh mạch cửa: Chụp sau khi tiêm thuốc là > 60 giây và chụp khu trú vùng gan với lớp cắt 8mm và bước nhẩy 10mm.
-Thì muộn: Dùng trong các trường hợp chẩn đoán phân biệt giữa U máu trong gan, U tuyến tế bào gan, Ung thư tế bào gan, Ung thư đường mật… Với kỹ thuật chụp là 8mm/ lớp và bước nhẩy 10mm chụp
sau khi tiêm thuốc ít nhất là 4 phút, có thể chụp vào các phút thứ 5, 10 sau tiêm thuốc cản quang.
Hình ảnh chụp cắt lớp 4 pha trong chẩn đoán UTTBG nguyên phátsau khi tiêm thuốc cản quang.
Trang 10Trước tiêm thuốc Thì động mạch
Trang 11Hình chụp cắt lớp ung thu đường mật
Trang 12-Nếu trong trường hợp nghi là viêm tuỵ cấp thì sau khi chụp thì động mạch nên chụp toàn bộ ổ bụng để tìm dịch.
3 Chụp cắt lớp trong chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu3.1 Tuyến thượng thận
@ Chụp không tiêm thuốc cản quang, lớp cắt 5mm từ ngang mức đốt sống lưng 12 đến hết đốt sống thắt lưng 1, bước nhẩy là 7,5mm, tiếp theo cắt đến hết cực dưới thận phải với lớp cắt 8mm và bước nhẩy là 8mm.
@ Chụp tiêm thuốc cản quang chụp tập chung vào tuyến thượng thận, lớp cắt 3mm, bước nhẩy 3-5mm Tiêm thuốc cản quang 3ml/s và chụp ở giây thứ 25 sau khi bắt đầu tiêm thuốc( Delay 25 giây).
3.2 Thận - niệu quản – bàng quang
@ Chụp không tiêm thuốc cản quang từ cực trên thận xuống hết bàng quang, lớp cắt 8mm, bước nhẩy 12mm.
@ Chụp tiêm thuốc cản quang, lớp cắt 5-8mm vùng thận và 8mm ngoài vùng thân đến bàng quang, chụp với delay 30 giây Nếu có tắc niệu quản thì phải chụp muộn sau khi tiêm thuốc cản quang >5 phút để xem pha bài tiết thuốc cản quang vào niệu quản
3.3 Chụp cắt lớp đông mạch thận
@ Chụp không tiêm thuốc cản quang như mục 3.2
@ Chụp tiêm thuốc cản quang 3ml/s và chụp ở giây tứ 25 sau khi bắt đầu tiêm thuốc cản quang, chụp lớp mỏng 1-3mm vùng rốn thận, sau đó có dung ảnh tái tạo theo mặt phẳng trán hoặc 3 chiều.
Trang 134 Chụp cắt lớp tiểu khung
-Cho bệnh nhân uống 1000-1500ml nuớc pha thuốc cản quang ở nồng độ 2% sau 10-15 phút thì chụp các lớp trước tiêm thuốc cản quang, lớp cắt 8mm, bước nhẩy 12mm Nếu bệnh nhân nghi có u đại tràng xích ma hoặc trực tràng thì nên bơm vào hậu môn 300-500ml nước pha 5% thuốc cản quang.
-Chụp có tiêm thuốc cản quang lớp cắt 5mm, buớc nhẩy 7,5 mm, tiêm 3ml/s và chụp với delay 50.
Trang 14KỸ THUẬT CHỤP CẮT LỚP HỆ VẬN ĐỘNG
Khoa CĐHA Bệnh viện Bạch mai
I.Chụp cắt lớp cột sống
Nguyên tắc chung:
-Chuẩn bị bệnh nhân: Không cần
-Bệnh nhân nằm ngửa, chân co lên với đầu gối kê cao và mông sát mặt bàn có tác dụng làm giảm sự ưỡn công của cột sống thắt lưng nhất là trong trường hợp chụp đoạn l3-S1, còn các đoạn khác của cột sống thì không cần phải kê cao chân.
-Chụp topogram ở dạng nghiêng(Lateral)
Trang 15-Cửa sổ mở ở hai loại: Cửa sổ phần mềm là W300-400 và L30-40 để xem đĩa đệm và phần mềm, cửa sổ xương là W 1200-2000 và L 200-300.
1 Chụp cắt lớp trong chẩn đoán bệnh lý đĩa đệm
@ Chụp không tiêm thuốc cản quang theo hướng song song với mặt của thân đốt sống trên và dưới đĩa đệm định chụp, lớp cắt 1-3mm, bắt đầu cắt từ 1/3 dưới của thân đốt sống trên cho đến 1/3 trên của thân đốt sống dưới.
@ Chụp có tiêm thuốc cản quang vào đĩa đệm để chẩn đoán một số trường hợp thoát vị đĩa đệm khó xác định ở thì không tiêm thuốc cản quang, xơ hoá đĩa đệm, sau mổ…, nhưng ngày nay do đã có máy chụp công hưởng từ nên kỹ thuật này ít được áp dụng.
2 Chụp cắt lớp trong chẩn đoán bệnh lý thân đốt sống.
@ Chụp theo hướng axial trên và dưới một thân đốt sống bị tổn thương, lóp cắt 3mm, bước nhẩy 3mm.
@ Chụp có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch khi tổn thương xương đốt sống có xâm lấn phần mền xung quanh.
Cần dựng ảnh theo hướng đứng dọc(Sagital) và theo hướng đứng ngang( Coronal) để xem khe khớp và ống tuỷ, ngoài ra có thể dựng ảnh 3D.
Hình ảnh hướng cắt đĩa đệm
Trang 163 Chụp cắt lớp tuỷ sống có tiêm thuốc cản quang vào khoang dưới nhện: Ngày nay ít dùng do đã có cộng hưởng từ thay thế.
Khoa CĐHA Bệnh viện Bạch mai
I Đại cương
Ngày nay một số thủ thuật được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính một cách chính xác, nhanh chóng, an toàn cho bệnh nhân.
Các kỹ thuật hay được ứng dụng là:
Topogram chụp khớp Tái tạo theo hướng đứng dọc
Trang 17Sinh thiết các tổn thương nằm sâu trong cơ thể, đặc biệt là tổn thương ở phổi, trung thất, xương, gan, thận Ngoài ra còn ứng dụng trong điều trị như: Lấy nhân u xương dạng xương, dẫn lưu áp xe
I Kỹ thuật1 Chuẩn bị:
- Bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm về đông máu như: Máu chảy, máu đông, số lượng tiểu cầu, tỷ lệ prothrombin.
- Bệnh nhân được giải thích kỹ về thủ thuật để yên tâm.
- Nên tiến hành thủ thuật vào buổi sáng, sau khi đã nhịn ăn sáng.- Phim ảnh x-quang đã có nên mang theo.
- Dụng cụ: Kim sinh thiết, bộ định vị, kìm và búa( nếu sinh thiết xương) cồn sát khuẩn, dịch truyền, thuốc gây tê, hộp chống sốc.
- Tiến hành chọc theo đường, hướng, khoảng cách từ da vào u đã chọn Nếu là sinh thiết xương thì cần có dao phẫu thuật để rạch da trước khi đưa kim chọ vào.
- Chụp lại kiểm tra xem kim chọc đã đúng tổn thương, nếu đúng thì tiến hành lấy tổn thương để làm xét nghiệm( Làm tế bào, mô bệnh học)- Sau khi sinh thiết xong thì chụp lại vài lớp vào vùng vừa chọc để kiểm tra xem có biến chứng như không.
- Băng vùng vừa chọc.
3 Một số hình ảnh minh hoạ kỹ thuật
Trang 18Trang thiết bị và dụng cụ sinh thiết xương
Kỹ thuật đặt bệnh nhân và đánh dấu đường vào của sinh thiết cột sống thắt lưng
Trang 19Sinh thiết phổi
Chọc hút trong điều trị Ostéome-Osteoid xương đùiChọc hút ổ áp xe
Trang 20HÌNH ẢNH BÌNH THƯỜNG
TRÊN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH NGỰC BỤNG
Nguyễn Xuân HiềnKhoa CĐHA BV Bạch mai