Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

21 32 0
Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là làm thế nào để học sinh nắm kiến thức ngay trong giờ học trên lớp. Đồng thời giáo viên phải tổ chức, theo dõi sự chú ý của học sinh ở tất cả các giai đoạn làm sao cho học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở. Người giáo viên phải luôn luôn không ngừng tích lũy kinh nghiêm, trau dồi kiến thức và làm mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh.

MỤC LỤC NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Trong cơng cuộc phát triển đất nước, giáo dục được  ưu tiên hàng đầu   Ngày nay, khi các ngành khoa học phát triển địi hỏi con người phải có tri thức   cao, có nhân cách tốt để theo kịp thời đại thì vai trị của giáo dục có vị thế hết  sức quan trọng. Nhà trường với tư  cách là một thiết chế  thực hiện hóa sứ  mệnh của nền giáo dục trong đời sống kinh tế  ­ xã hội, tham gia trực tiếp  giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Song mỗi cấp học lại có mục tiêu giáo dục, đào   tạo riêng. Giáo dục Tiểu học có một vị trí hết sức quan trọng. Đây là bậc học  nền móng để các em tiếp tục học lên các bậc học cao hơn Trong chương trình Tiểu học, mơn Tiếng Việt giữ vị trí quan trọng, thời   gian dành cho mơn Tiếng Việt chiếm tỉ  lệ  cao nhất trong tồn bộ  quỹ  thời   gian các mơn học ở tiểu học. Bởi vì mơn tiếng Việt là mơn học hình thành và  phát triển   học sinh các kĩ năng sử  dụng tiếng Việt (nghe­nói­đọc­viết) để  các em có thể học tập và giao tiếp hay chính là dạy khả năng phát triển ngơn  ngữ cho học sinh. Dạy tiếng Việt là cung cấp cho học sinh cơng cụ để tư duy,  tiếp thu kiến thức, để  học các mơn học khác và để  tiếp tục học lên các lớp   trên. Tiếng việt là mơn học thực hành. Thực hành tiếng Việt quan trọng nhất  là mang tính tổng hợp, thể  hiên rõ rệt, đầy đủ  năng lực sử  dụng tiếng Việt   của người học là làm bài tập làm văn. Ngày nay theo chương trình dạy học   mới, dạy tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh văn bản  dưới cả hai hình thức nói và viết về một nội dung nào đó hay một đề  tài cụ  thể. Chính vì thế  địi hỏi giáo viên phải vận dụng phương pháp và cách tổ  chức linh hoạt để  mỗi tiết dạy tập làm văn đều đạt hiệu quả  như  mong  muốn Ở  lớp 4, chương trình tập làm văn tập trung vào việc rèn luyện các kĩ   năng tạo lập văn bản. Cụ thể là kĩ năng phân tích đề bài, kĩ năng tìm ý, chọn  ý, kĩ năng sắp xếp thành dàn ý, kĩ năng triển khai dàn ý thành đoạn văn, mở  bài, thân bài, kết bài; bài văn hồn chỉnh theo từng thể  loại: kể  chuyện, viết  thư, miêu tả, trình bày, thuyết phục, trao đổi ý kiến,   Loại bài văn miêu tả địi hỏi các em phải kết hợp nhiều kĩ năng mới có   thể làm tốt được. Để giúp các em làm tốt thể loại văn này, giáo viên phải có   biện pháp và cách tổ chức dạy học phù hợp thì mới đem lại hiệu quả cao.  Chất lượng học tập về bộ mơn Tiếng Việt đặc biệt là Tập làm văn của  học sinh lớp 4A2 tại trường Tiểu học Liên Minh chưa được cao, rất nhiều em   cịn gặp khó khăn, lúng túng khi viết văn.  ­Về phía học sinh: Ở  lứa tuổi Tiểu học, hoạt động nhận thức cịn mang tính cảm tính gắn  liền với cảm xúc; khả năng tư duy cịn mang tính cụ thể, mang tính hình thức   Đặc biệt về  đặc điểm chú ý và trí nhớ  của học sinh Tiểu học thực sự  chưa   tốt. Chú   ý có chủ   định của trẻ  chưa thực sự  phát triển, thiếu bền vững   Những hiện tượng trực quan sinh động vẫn lưu lại trong trí nhớ  của các em  hơn là hiện tượng ngơn ngữ  ­Về phía giáo viên: Nếu giáo viên khơng nắm bắt được những đặc điểm về  nhận thức của  học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức  dạy học và khó đạt được kết quả  cao trong giảng dạy văn miêu tả    Tiểu   học. Việc tìm tịi phương pháp để hướng dẫn học sinh quan sát, tìm ý, lập dàn  ý, viết thành đoạn văn, bài văn miêu tả cịn nhiều hạn chế.  Từ  những vấn đề  như  đã nêu   trên, giáo viên cần có những biện pháp   mới để giúp học sinh đạt được kết quả  cao hơn trong học tập. Do đó, tơi đã  mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra giải pháp mới đó là: “Một số biện pháp rèn kĩ  năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4”  2. Tên sáng kiến: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn miêu tả cho học  sinh lớp 4 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Lê Thị Lan Ph ươ ng ­ Địa chỉ  tác giả  sáng kiến: Trườ ng Ti ểu h ọc Liên Minh­ Vĩnh Yên –  Vĩnh Phúc ­ Số điện thoại: 0976159668. Email: lethilanphuongha@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường TH Liên Minh­ Vĩnh Yên – Vĩnh  Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến áp dụng cho việc nâng cao kỹ  năng viết văn miêu tả  cho học   sinh lớp 4 ở các trường Tiểu học trong thành phố Vĩnh n 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoăc áp d ̣ ụng thử: Tháng 9  ­2018 7. Mơ tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 7.1.1. Cơ sở lí luận: Căn cứ vào mục tiêu của GD & ĐT “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,  bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có  năng lực thực hành, tự  chủ, năng động, sáng tạo, có đạo đức cách mạng, có   tinh thần u nước, u CNXH”. Trong đó,   giáo dục tiểu học là một trong  những cấp học quan trọng tạo điều kiện phát triển tư duy của học sinh Dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh   là làm thế nào để học sinh nắm kiến thức ngay trong giờ học trên lớp. Đồng  thời giáo viên phải tổ  chức, theo dõi sự  chú ý của học sinh   tất cả  các giai  đoạn làm sao cho học sinh tự  chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên chỉ  là người  hướng dẫn, gợi mở. Người giáo viên phải ln ln khơng ngừng tích lũy  kinh nghiêm, trau dồi kiến thức và làm mới phương pháp dạy học để  tạo  hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó, các em mới niềm say mê và khả năng  sáng tạo, nhất là đối với phân mơn Tập làm văn 7.1.2.Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ  thực tế, từ  những vướng mắc trong q trình dạy học, tơi  đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt việc học Tập làm văn của học   sinh Tiểu học cịn thiên nhiều về  việc đọc và bắt chước văn mẫu nên việc   phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh cịn hạn chế  ­ Việc dạy và học mơn Tiếng Việt   nhà trường hiện nay đã có những  bước thay đổi, học sinh chủ  động hơn trong chiếm lĩnh tri thức nhưng chưa  đồng đều ở các phân mơn của Tiếng Việt. Cụ thể trong phân mơn Tập làm văn   học sinh chưa thật sự  chủ  động trong việc tìm từ  mơ phỏng hay gợi tả  cho   chính xác hay đa dạng trong cách đặt câu và cách sử dụng biện pháp nghệ thuật   để viết câu ­ Một số giáo viên chưa thực sự coi trọng cách cung cấp từ ngữ phù hợp,  giàu sức gợi tả hay hướng dẫn cách sử dụng câu, cách viết câu cho học sinh.  ­ Một số  học sinh nhận thức cịn chậm, nhút nhát, chưa mạnh dạn tham   gia phát biểu ý kiến tìm hiểu bài. Đa phần các em chưa chủ  động trong việc  tiếp thu kiến thức. Do đó địi hỏi giáo viên phải có phương pháp để  giúp các  em khắc sâu kiến thức hơn 7.2  Tìm hiểu thực trạng: ­  Tổng số học sinh lớp 4A2: 43 em.     Trong đó:  + Nữ: 22 em + Học sinh thuộc diện hộ nghèo: 01 em + Học sinh khuyết tật: 02 em 7.2.1. Những thuận lợi * Về phía nhà trường: ­ Nhà trường ln chú trọng đến cơng tác chun mơn; làm tốt cơng tác  bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề cho giáo viên ­ Nhà trường trang bị đầy đủ cho giáo viên sách giáo khoa, sách giáo viên,  các tài liệu tham khảo. Mỗi lớp được lắp máy chiếu để  dạy bằng giáo án   điện tử; được trang trí khoa học và đẹp mắt để  tạo mơi trường học tập gần  gũi, thân thiện cho học sinh *Về phía giáo viên: ­ Đội ngũ giáo viên có năng lực, u nghề, nhiệt tình trong cơng việc ­ Ln có ý thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ ­ Ln sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, hình thức tổ  chức   dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh * Về phía học sinh: ­ Ở các lớp dưới, các em đã được làm quen với văn miêu tả song mới chỉ  dừng ở dạng liệt kê, kể lể.  ­ Mặt khác, do học sinh tiểu học có tâm hồn trong sáng, thơ  ngây, giàu  cảm xúc và sáng tạo, thế  giới của các em là thế  giới cổ  tích nên các em dễ  tưởng tượng. Tưởng tượng của trẻ gắn với hiện thực. Thơng qua những sự  vật trong hiện thực trẻ sẽ tái tạo các hình ảnh thơng qua mơ tả. Sự phát triển  tư  duy và ngơn ngữ  giúp các em mơ tả  sự  vật theo một cách riêng, theo sự  nhìn nhận của các em. Điều này đem lại sự sáng tạo, bất ngờ và thú vị 7.2.2. Những khó khăn   Ở  các lớp dưới, học Tập làm văn, các em mới chỉ  dừng   tìm từ, đặt   câu và viết đoạn văn ngắn nói về sự vật nào đó. Đến lớp 4, chương trình Tập  làm văn tập trung vào việc rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn bản. Đó là kĩ  năng phân tích đề  bài, tìm ý, chọn ý; kĩ năng sắp xếp thành dàn ý; kĩ năng  triển khai dàn ý thành đoạn văn mở  bài, thân bài và kết bài. Các kĩ năng này  địi hỏi các em phải có kĩ năng tổng hợp và kiến thức cao hơn.  Trong nhiều năm giảng dạy chương trình Tập làn Văn lớp 4, tơi nhận ra   một số lỗi các em thường gặp khi viết văn: a Về hình thức: *Các em cịn nhầm lẫn giữa đoạn văn với bài văn * Bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 thường ngắn, khơ khan, nghèo cảm  xúc, mang tính liệt kê, ít hình ảnh,… * Bài viết sai chính tả: l/n, s/x, d/gi/r.  * Lỗi dấu câu: + Khơng dùng đúng dấu câu, thường là dùng ít dấu câu + Sử dụng dấu câu sai hoặc viết cả mài văn mà chỉ có vài dấu câu  Ví dụ: “Cây đào gầy guộc. Màu nâu, khi sờ vào em cảm thấy xạm xạm,   ra hoa rất đẹp, màu hoa đào mầu hồng, mùi thơm ngát, rất đẹp rễ  ngắn,  khơng lá to, chỉ ngắn chùn chùn, mầu xanh, gân như  đàn sâu về đàn, ngồi ra  hoa đào cịn màu đỏ rực rỡ, mầu hồng đầm mạnh mẽ, mỗi buổi sáng em đều  tưới nước chăm bón tốt tươi ” ­ Lỗi diễn đạt: + Lỗi dùng từ khơng phù hợp. Ví dụ: “Cây đào gầy guộm. Màu nâu, khi  sờ vào em thấy xạm xạm.”  + Câu khơng đủ  thành phần. Ví dụ: “Cây xồi là do tay ơng em trồng.  Được trồng ở cuối vườn.” + Câu có nội dung trùng lặp với câu khác trong bài văn  + Câu khơng phân định được thành phần. Ví dụ: Ngủ  thọt vào cái mai   (Tả con rùa).  + Câu sai nghĩa.  + Nghĩa trong câu khơng rõ.Ví dụ: Tai con mèo rất là thính để bắt chuột + Câu khơng có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các  vế câu.Ví dụ: Chiếc hộp bút của em màu xanh giúp em học giỏi + Các câu trong bài có ý đối lập nhau: Ví dụ: Con lợn to trịn, mập ú.  Mình chú thon dài b.Về nội dung: ­ Nhiều bài viết chưa tả được đặc điểm nổi bật của sự vật. Bài làm cịn  sơ sài, mang tính liệt kê.  ­ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật cịn chưa phù hợp ­ Lặp từ, lặp câu nhiều ­ Các câu, đoạn chưa có sự liên kết chặt chẽ ­ Học sinh chỉ sử dụng câu kể, chưa biết kết hợp các loại câu khác để viết  văn ­ Việc sử dụng dấu câu cịn hạn chế nên hiệu quả diễn đạt chưa cao Trên đây là những lỗi điển hình thường gặp trong bài viết của học sinh Dưới đây là bảng thống kê chất lượng khảo sát đầu năm mơn Tiếng  Việt của lớp 4A2 BẢNG THỐNG KÊ  CHẤT LƯỢNG KHẢO SÁT MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4A1 và 4A2 Đầu năm học:  2018 – 2019 Điểm  Điểm  Điểm  Điểm dưới 5 9­10 7­8 5­6 SL TL SL TL SL TL SL TL 4A1 42 14,3% 12 28,6% 19 45,2% 11,9% 4A2 41 12,2% 11 26,8% 20 48,8% 12,2% ­ Chất lượng học tập về  bộ  môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4A2 tại   Lớp TSHS trường Tiểu học Liên Minh chưa được cao, rất nhiều em cịn gặp khó khăn,   lúng túng khi viết văn. Vì vốn từ  của các em cịn q ít và cách sử  dụng từ  chưa thành thạo. Đồng thời hứng thú học tập cũng ảnh hưởng khơng nhỏ tới  kết quả học tập của các em. Ở các lớp dưới, số mơn học và lượng kiến thức   cịn ít. Sang đến lớp 4, các em tiếp cận nhiều mơn học hơn, kiến thức nhiều   và khó hơn địi hỏi sự tập trung học tập cao hơn gây ra áp lực trong học tập   Do vậy, giáo viên cần có những biện pháp phù hợp giúp học sinh cảm thấy   nhẹ  nhàng, hứng thú hơn trong học tập các mơn học, nhất là phân mơn Tập   làm văn để có hiệu quả cao hơn 7.3 Tổ chức thực hiện giải pháp mới: 7.3.1. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả Giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ: Miêu tả  là sử  dụng ngơn ngữ  để  khắc họa lại sự  vật đó, giúp người đọc, người nghe hình dung được hình  dáng, kích thước, màu sắc, (hoạt động, ) của sự vật đó Có hai chi tiết các em cần chú ý: Một là, miêu tả bằng lời. Vẽ bằng lời có nghĩa là dùng lời (nói và viết)   mà giúp người đọc, người nghe hình dung được sự  vật như nhìn vào hình vẽ  vậy. Cho nên khi nói đến chi tiết nào của vật thì khơng được chỉ  gọi tên vật   đó mà quan trọng là phải tả, tức là nêu rõ nét nổi bật khiến người đọc hiểu  được như nhìn thấy vật đó trước mắt Hai là, miêu tả  chỉ  nêu những đặc điểm nổi bật của vật, chứ  khơng địi  hỏi liệt kê cho hết những đặc điểm của vật 7.3.2. Rèn kĩ năng quan sát đối tượng miêu tả Để  viết tốt bài văn miêu tả  địi hỏi học sinh cần có khả  năng quan sát   tốt.  Các em cần có kĩ năng quan sát, và phải biết chọn lọc các chi tiết quan sát  được. Nếu các em biết quan sát tinh vi, cặn kẽ  và thấu đáo thì bài văn sẽ  tường tận, đặc sắc, hấp dẫn hơn. Quan sát hời hợt, phiến diện thì bài văn sơ  sài, khơ khan. Một yếu tố quan trọng nữa là các em phải biết chuyển cái quan  sát được thành lời văn để đưa vào bài viết Đối với đối tượng học sinh khá, giỏi giáo viên nên để  cho các em tự  quan sát, các em thường có những phát hiện bất ngờ  bằng trí liên tưởng và  nhận xét thú vị trong mắt các em. Song đối với các em học sinh trung bình và   học sinh yếu nếu để  các em tự  quan sát các em sẽ  gặp nhiều khó khăn, lúng  túng, mất thời gian mà hiệu quả  khơng cao. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn   cho học sinh này lựa chọn trình tự  quan sát.Thơng thường trình tự  quan sát  được thực hiện như sau: ­ Trình tự  khơng gian: Từ  quan sát tổng qt đối tượng cho đến chi tiết   từng bộ phận của đối tượng cần miêu tả hoặc ngược lại + Quan sát tổng thể đối tượng cần quan sát cịn gọi là quan sát bao qt  chung đối tượng kể cả phần tĩnh và phần động của đối tượng cần quan sát + Quan sát chi tiết cần chú ý đến những bộ phận có nét tiêu biểu của sự  vật làm nổi bật đối tượng cần miêu tả ­ Trình tự thời gian:Quan sát đối tượng cần miêu tả  theo trật tự  về thời   gian, cái gì trước, cái gì sau khơng nên đảo lộn thứ tự. Nhận ra những nét tiêu   biểu của sự vật theo từng thời gian thay đổi Dù theo trình tự nào thì cần hướng học sinh nhận ra những nét tiêu biểu  hay chính là nét riêng của sự  vật  ấy giúp người đọc, người nghe cảm nhật   được sự vật đó Một yếu tố  cực kì quan trọng trong quan sát đó chính là vận dụng các  giác quan có thể  dùng để  quan sát, cảm nhận được như: thị  giác, thính giác,  xúc giác, khứu giác và vị giác. Nếu các em biết vận dụng, kết hợp tốt các giác  quan để quan sát thì kết quả quan sát hết sức phong phú Khi quan sát cần hướng học sinh phát hiện cái giống nhau và cái khác  nhau của sự  vật này với những sự  vật khác để  có thể  liên tưởng là tiền đề  phát triển các biện pháp nghệ thuật trong khi nói hoặc viết giúp cho câu văn  thêm sinh động, hấp dẫn hơn Ví dụ: Khi tả  những búp non của cây bàng có thể  liên tưởng tới những   ngọn nến lung linh.  ­ Học sinh cần biết quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động qua   lại của đối tượng với các sự vật xung quanh ­ Các em cần ghi lại đầy đủ những gì đã quan sát 7.3.3. Hướng dẫn kĩ năng lập dàn ý Sau khi học sinh quan sát sự vật cần miêu tả, để giúp các em chuyển cái  mà các em quan sát được thành một hệ thống, thành một bài văn hồn chỉnh đó  chính là dàn ý. Dàn ý giúp các em liên kết những điều các em quan sát được  thành một trật tự nhất định. Do đó các em cần có kĩ năng lập dàn ý. Đây là  khâu quan trọng giúp các em xây dựng nên nội dung của bài văn. Do đó giáo  viên cần giúp các em có kĩ năng lập dàn ý một cách chi tiết nhất ­ Đầu tiên giúp các em hình thành các phần của một bài văn hay đoạn  văn ­ Trình tự mà các em định tiến hành miêu tả (theo khơng gian hay thời gian) ­ Sắp xếp các ý miêu tả theo trật tự, lựa chọn từ ngữ cốt lõi cho từng  hình ảnh lựa chọn 10 Ở chương trình học lớp 4, các em được học ba dạng bài miêu tả đó là:  miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối và miêu tả con vật. Dưới đây là sơ đồ dàn ý  chung cho từng loại bài miêu tả SƠ ĐỒ DÀN Ý CHUNG VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT SƠ ĐỒ DÀN Ý CHUNG VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 11 SƠ ĐỒ DÀN Ý CHUNG VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI 7.3.4. Hướng dẫn kĩ năng viết đoạn văn Trong bài văn miêu tả, các em có thể miêu tả từ tổng qt (bao qt) đến  chi tiết. Do vậy, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh viết theo đoạn rồi ghép  đoạn để có bài văn hồn chỉnh Một đoạn văn u cầu phải có câu chủ  đề, nội dung của đoạn và câu   kết đoạn. Nội dung của đoạn xoay quanh câu chủ đề, do vậy khi viết cần có   sự liên kết chặt chẽ về câu và ý nghĩa giữa các câu trong đoạn. Để đoạn văn   12 có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý, địi hỏi các em phải biết sử dụng  các phép liên kết từ, liên kết câu một cách phù hợp nên giáo viên phải hướng  dẫn học sinh sử  dụng phép lặp, phép thay thế, phép liên tưởng,   Đối với   cách miêu tả theo trình tự khơng gian, giáo viên nên hướng dẫn sử dụng các từ  ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu với nhau. Đối với cách miêu tả theo trình tự  thời gian thì sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian để liên kết câu, đoạn * Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật ­ Như đã nói ở trên, mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định, có  thể là: giới thiệu về  đồ  vật, tả  bao quát đồ  vật, tả  tùng bộ  phận của đồ  vật   hoặc nêu lên tình cảm thái độ của người viết về đồ vật đó * Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật ­ Để xây dựng đoạn văn phải nắm được ý chính của từng phần trong bài   văn miêu tả cây cối. Một bài văn miêu tả cây cối thường có 4 ý chính, đó là: + Giới thiệu cây định tả (là ý ở đoạn mở bài) + Tả bao qt cây (ứng với phần thân bài) + Tả từng bộ phận của cây (ứng với phần thân bài) + Lợi ích của cây (ứng với phần kết bài) ­ Đầu đoạn văn phải viết hoa và viết lùi vào bên phải trang giấy một ơ.  Cuối đoạn văn phải có dấu câu kết thúc đoạn và xuống dịng Tóm lại, khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn cần giúp các em nhận  định rõ một đoạn văn gồm câu chủ đề, nội dung đoạn và câu kết đoạn. Giữa   các câu cần có sự liên kết chặt chẽ, ý các câu trong đoạn xoay quanh câu chủ  đề. Câu cuối đoạn là câu kết nội dung của cả  đoạn thường nêu nhận xét,   đánh giá hoặc nêu cảm nghĩ của người viết. Kết nối các đoạn để  trở  thành  bài văn hồn chỉnh 7.3.5. Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ, sử dụng từ ngữ, hình  ảnh trong văn miêu tả a. Tích lũy vốn từ Để miêu tả đúng, hay, sinh động và hấp dẫn các em phải có vốn từ ngữ  phong phú để lựa chọn sử dụng để  viết. Các em học sinh lớp 4 cịn hạn chế   từ  ngữ, chưa biết cách tích lũy vốn từ. Do vậy, giáo viên phải biết cách  hướng dẫn các em tích lũy vốn từ. Vậy tích lũy như thế nào? Từ nguồn nào?  Đó là nhiệm vụ người giáo viên cần giúp học sinh trả lời 13 Tích lũy vốn từ  là hiểu nghĩa của các từ  và có thể  sử  dụng các từ   ấy  trong nói và viết. Tích lũy từ qua các giờ tập đọc, qua phân mơn luyện từ và câu  đặc biệt là các bài mở rộng vốn từ, qua các mơn học khác, qua sách, báo; qua  giao tiếp hàng ngày   gia đình, nhà trường và xã hội. Khi biết thêm từ, hiểu  nghĩa các từ, các em phải biết sử dụng cho đúng, cho hay địi hỏi các em phải  biết chọn lọc Đối với học sinh tiểu học nói chung có thể  cho các em tích lũy bằng  cách ghi chép lại hoặc sử dụng trong tình huống cụ thể b. Sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong văn miêu tả Nghệ  thuật ngơn ngữ  giống như  nghệ  thuật tạo hình trong tranh vẽ.  Nếu các em biết sử  dụng các từ  ngữ  giàu hình ảnh, giàu sức gợi tả  chính là  các em đã vẽ lên một bức tranh sinh động, nhiều màu sắc. Do vậy, người giáo  viên cần giúp các em biết sử  dụng các từ  ngữ  sao cho vừa chính xác vừa có  hình ảnh.  Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngơn ngữ trong văn miêu tả cần   hướng dẫn các em sử  dụng các tính từ  gợi tả  về  màu sắc, hình khối, đặc  điểm, tính chất  Đặc biệt là các từ  láy, các từ  tượng hình, tượng thanh kết   hợp sử  dụng các biện pháp nghệ  thuật như  phép nhân hóa, so sánh,  ẩn dụ,  đảo ngữ,   Song để học sinh sử dụng tốt các từ ngữ gợi tả, giáo viên nên cho  các em tìm từ, tập đặt câu rồi luyện viết đoạn văn ngắn, qua đó giúp học sinh   hình thành kĩ năng sử  dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật Ví dụ: Giáo viên có thể  cho học sinh luyện thơng qua một số  bài tập   như sau: * Dạng 1: Viết thêm từ ngữ, thay thế từ ngữ trong câu Bài 1: Gạch dưới từ ngữ trong mỗi câu sau và chữa lại cho đúng: a Nhận được chiếc cặp từ tay bố, em rất khối Chữa  lại:  b Chiếc bút của em có màu đen sì Chữa  lại: c Em coi chiếc bàn như người bạn thắm thiết của mình 14 Chữa  lại:  Bài 2: Viết thêm từ ngữ vào các câu sau để câu văn thêm sinh động hơn a Quả bàng màu vàng to bằng quả ổi nhỏ b Chim bay lên cao và hót Gợi ý: Có thể viết lại như sau: a Quả bàng vàng rực to bằng quả ổi nhỏ lấp ló sau những chiếc lá b Chim bay vút  lên cao và hót véo von *Dạng 2: Sử dụng các biện pháp tu từ để viết câu Bài 1: Dùng biện pháp so sánh viết lại các câu sau cho hay hơn a Búp bê có bộ tóc rất vàng b Tán bàng xịe ra rất rộng c Bộ lơng xám tro của chú mèo rất mượt Gợi ý: Có thể viết lại như sau: a Búp bê có bộ tóc vàng óng ả như tia nắng mùa thu b Tán bàng xịe ra giống như chiếc ơ lớn nhiều tầng c Bộ lơng xám tro của chú mèo mượt như nhung Bài 2: Dùng biện pháp nhân hóa viết lại các câu sau cho hay hơn a Ngày nào cũng vậy, trống được đặt trên cái giá gỗ trước cửa phịng Hội   đồng b Tiếng hót từ trời cao trong vắt Gợi ý: Có thể viết lại như sau: a Ngày nào cũng vậy, trống được ngồi chễm chệ  trên cái giá gỗ  trước  cửa phịng Hội đồng b Tiếng hót từ trời cao rót xuống trong vắt như tiếng ngọc 7.3.6. Tạo hứng thú cho học sinh khi học tập làm văn Một yếu tố quan trọng giúp cho đoạn văn hay bài văn trở nên sinh động,   hấp dẫn và có “cái riêng”, có “hồn” đó chính là cảm xúc của người viết. Đa   số các em học sinh cấp tiểu học chưa biết thể hiện cảm xúc của mình trong   văn miêu tả nên bài làm của các em cịn sơ sài, hời hợt, chưa đem lại hiệu quả  cao. Do đó người thầy cần tạo cảm hứng cho các em khi học văn 15 Trong thực tế giảng dạy  ở tiểu học, tập làm văn là phân mơn khó dạy   nhất vì nhiều lí do: ­ Thứ nhất, học sinh cịn hạn chế về từ ngữ ­ Thứ hai, học sinh ngại suy nghĩ, ngại viết ­ Thứ  ba, cảm xúc của các em khi viết khơng có hoặc khơng biết sử  dụng để viết. Đây cũng là lí do làm cho bài viết của các em cịn khơ khan, hầu   hết các bài văn miêu tả là kể lể, liệt kê Để  bài viết của học sinh phong phú hơn, hấp dẫn hơn và bộc lộ  được  cảm xúc trong khi viết, giáo viên cần tạo cảm hứng, hứng thú học tập cho các  em. Khi làm một việc gì đó với sự say mê, hứng thú thì khơng có gì là khơng   làm được. M. Gorky từng nói: “Thiên tài nảy nở  từ  tình u đối với cơng  việc”. Sự say mê, hứng thú sẽ đi liền với sự tự giác, điều đó chính là tính tích   cực trong nhận thức và học tập của học sinh giúp đem lại hiệu quả  cao.  Người giáo viên giỏi có nhiệm vụ  khơi nguồn cảm hứng trong học tập cho   học sinh. Khổng Tử nói: “Biết mà học khơng bằng thích mà học, thích mà học  khơng bằng vui mà học”. Do đó, giáo viên cần: + Tạo niềm vui cho các em khi bước vào giờ  học và trong cả  giờ  học.  Giáo viên cần tạo ra giờ học nhẹ nhàng, thoải mái nhưng hiệu quả thơng qua   các trị chơi học tập liên quan đến tiết học hoặc các câu đố vui về sự vật cần   miêu tả.  Ví dụ: Học sinh tổ chức trị chơi theo nhóm trị chơi sau: Học sinh trong nhóm lần lượt nêu các từ  gợi tả  về  đặc điểm, hình dáng,   tính chất,  về một sự vật nào đó, các học sinh cịn lại nêu tên sự vật đó. Hoặc  học sinh có thể thể hiện bằng hành động, học sinh khác tìm từ miêu tả lại hành  động đó Qua những trị chơi này, giúp các em củng cố  về  vốn từ, tập nói thành   câu qua cách học hết sức nhẹ nhàng, tự nhiên. Trong cuốn sách “Phương pháp  học tốt hơn trường học tốt”, tác giả Thư Đức Sơ viết: “ Để trẻ học làm văn,  thơng thường cho trẻ làm văn nói, sau đó mới làm văn viết, để trẻ viết những   chuyện mà mình quen thuộc, những chuyện mà mình đã trải qua. Như vậy trẻ  sẽ cảm thấy viết văn khơng khó, khi đã có cảm giác thành cơng sẽ  kích thích  trẻ u thích viết văn 16 Làm văn nói giúp trẻ phát triển khả năng biểu đạt, nâng cao khả năng tư  duy và sắp xếp câu, từ  đó trẻ  sẽ  cảm thấy thoải mái, tự  do biểu đạt ý của  mình. Khi chúng ta khen ngợi trẻ, muốn trẻ  viết những điều mình vừa trình  bày vào vở, trẻ  sẽ  có hứng thú hơn. Đương nhiên văn nói và văn viết có sự  khác nhau, nhưng chỉ  cần trẻ  dần dần học hỏi và phân biệt trong q trình   luyện tập, trẻ dần dần biến văn nói thành văn viết.” + Giúp học sinh nhận ra mục tiêu và ý nghĩa của bài học Cảm hứng học tập của học sinh phải được gắn liền với mục tiêu và   ích lợi  của việc học. Giáo viên cần giúp các em nhận thấy được sự  quan trọng, cái  cần đạt được sau mỗi bài học và ích lợi của việc làm đó. Từ  đó giúp các em   xác định và vận dụng đúng nguồn cảm hứng của mình. Đồng thời giáo viên   cần tun dương những ý kiến, những phát hiện đúng u cầu + Giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt, khơi dậy   niềm tự  hào dân tộc. Có thể  cho học sinh tìm những từ  ngữ, những câu văn  hay, những hình ảnh đẹp trong các bài văn, bài thơ hoặc các em tìm những bài  viết hay. Từ đó, các em dần dần cảm nhận những tinh túy trong Tiếng việt + Đổi mới cách ra đề Tập làm văn Từ những câu văn hay, những hình ảnh đẹp cũng có thể tạo cảm hứng   cho nguồn cảm xúc. Do vậy, thay vì những đề  ngắn, khơ khan, giáo viên có  thể  ra những đề  văn có phần dẫn dắt, khơi gợi cảm xúc cho học trị. Trong   cuốn sách “40 đề  ơn luyện Tiếng Việt cuối cấp Tiểu học” của GS.TS Lê  Phương Nga, TS Lê Hữu Tỉnh, PGS. TS Nguyễn Trí đã ra những đề Tập làm  văn gợi mở cảm hứng cho học sinh khi viết văn. Ví dụ như đề sau: Để tả con vật tác giả ra đề:  “Chó là một lồi vật trung thành, gần gũi với con người. Mỗi con chó   đều có vẻ đáng u: cậu Vàng có bộ lơng óng mượt, cậu Vện khốc chiếc áo   khoang trắng khoang đen vui mắt, cơ Li Li có cái mõm nhọ ngộ nghĩnh, cơ Lu   có cái mặt gãy dễ thương, Hãy tả lại một chú chó mà em biết.” (40   đề   ôn   luyện   Tiếng   Việt   cuối   cấp   Tiểu   học) + Tạo không gian học tập sáng tạo cho học sinh 17 Dạy Tập làm văn, giáo viên khơng chỉ  giúp các em viết đúng mà cịn   viết hay, sáng tạo. Khơng gian học tập cũng góp phần khơng nhỏ  để  tạo ra  nguồn cảm hứng viết cho các em. Như đã nói ở trên, văn miêu tả là sản phẩm  của sự  quan sát, cảm nhận, do đó cần tạo mơi trường gần gũi, thân thiết để  giúp học sinh cảm nhận tốt nhất. Ví dụ: Để cảm nhận được sự lay động của   lá, sự  mơn man của gió, hương thơm dìu dịu của cây cỏ,  khơng thể  gị bó   các em trong khn viên lớp học chật chội mà các em phải được hịa đồng với   thiên nhiên, cây cỏ  sẽ  giúp các em cảm nhận tốt hơn. Hoặc khi tả  về  hoạt  động của con vật, đối với học sinh thành phố do các em ít được tiếp súc với   các con vật hơn nên các em rất khó để quan sát, địi hỏi giáo viên phải chuẩn  bị thật kĩ các cơng cụ hỗ trợ trong giảng dạy như tranh ảnh, máy chiếu, 7.4. Khả năng áp dụng Áp dụng trong cơng tác giảng dạy Tập làm văn lớp 4 ở các tr ường Tiểu  học trong tồn thành phố cũng như trong tỉnh Vĩnh Phúc 8. Các thơng tin cần được bảo mật: Khơng 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Để sáng kiến đạt hiệu quả cao, cần có những điều kiện sau: * Về phía nhà trường: Cần trang bị đủ  các điều kiện về  cơ  sở  vật chất  như phịng học, bàn ghế, ánh sáng  * Về học sinh: Cần có đủ đồ dùng học tập như: sách vở, bút, sách tham  khảo,…. Nêu cao tinh thần tự  giác, tích cực, chủ  động, sáng tạo trong q  trình học tập * Về giáo viên: Đẩy mạnh q trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng   cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.  * Về phụ huynh: Thường xun động viên và quan tâm tới việc học tập  của con em mình. Phối kết hợp với giáo viên và nhà trường trong việc giáo  dục con 10. Đánh giá lợi ích thu được: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả: Sau khi nghiên cứu và áp dụng sáng kiến trong thực tế  giảng dạy, qua   kiểm tra đánh giá, tơi nhận thấy các em có những tiến bộ đối với mơn Tiếng   Việt nói chung và đối với phân mơn Tập làm văn nói riêng và cụ  thể là kiểu  18 bài văn miêu tả trong chương trình lớp 4 ­ Học sinh có hứng thú học tập tốt hơn đối với phân mơn Tập làm văn. Các  em tự tin, biết cách thể hiện bản thân trong học tập và đặc biệt các em biết áp  dụng kiến thức văn học vào trong cuộc sống. Ngược lại, học sinh nhìn nhận sự  vật theo cách nhìn của các em và đưa cái nhận biết  ấy vào trong bài viết của   mình qua quan sát, đến văn nói rồi đến văn viết một cách nhẹ nhàng và tự nhiên  ­ Các em đã biết quan sát sự vật bằng nhiều giác quan, biết tích lũy và sử  dụng từ tốt hơn. Thể hiện rõ qua bài làm của các em. Học sinh đã có thể miêu  tả chính xác và hình ảnh hơn về sự vật cần tả. Bài viết dài hơn, câu văn viết   đúng cấu trúc và có sự liên kết chặt chẽ hơn ­ Văn là người, học sinh hiểu điều đó nên khi viết văn cũng giống như  người nói chuyện cần thể hiện cảm xúc và các em đã biết đưa cảm xúc của  mình vào trong bài viết. Vì thế, bài viết của các em khơng khơ khan, cộc lốc ­ Học sinh biết tích cực, chủ động trong học tập; biết phát huy năng lực   và khả năng sáng tạo của mình để có bài viết tốt nhất ­ Kết quả học tập của các em tốt hơn ­ Học sinh khơng cịn ngại học phân mơn Tập làm văn, các em đã dành  nhiều thời gian học tập hơn cho phân mơn này 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của  tổ chức, cá nhân: Được đồng nghiệp, học sinh hưởng ứng nhiệt tình và đã mang lại những  kết quả cao cho học sinh sau khi áp dụng Cụ thể kết quả như sau: Bảng so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng sáng kiến: Trước khi áp dụng  Điểm  Điểm  Điểm  Lớp 4A1 4A2 TSHS 42 41 9­10 7­8 SL TL 14,3% 12,2% 5­6 SL 12 11 Điểm dưới 5 TL 28,6% 26,8% SL 19 20 TL 45,2% 48,8% SL 5 Áp dụng đến giữa học kì II năm học  2018 – 2019 Lớp 19 TSHS Điểm  Điểm  Điểm  Điểm dưới 5 TL 11,9% 12,2% 4A1 4A2 42 41 9­10 7­8 SL TL 23 54,8% 21 51,2% 5­6 SL 14 16 TL 33,3% 39,0% SL 04 TL 11,9% 9,8% SL 0 TL 0 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến Tên tổ  STT chức /cá  Địa chỉ nhân Lớp 4A1 Lớp 4A2 Trường TH Liên Minh  Vĩnh  Yên ­ Vĩnh Phúc Trường TH Liên Minh  Vĩnh  Yên ­ Vĩnh Phúc Vĩnh Yên, ngày       tháng 4  năm 2019  Xác nhận của nhà trường (Ký, ghi rõ họ tên) Phạm vi/ Lĩnh vực  áp dụng sáng kiến Khối 4 Khối 4 Vĩnh Yên, ngày       tháng 4  năm 2019  Người viết báo cáo Lê Thị Lan Phương TÀI LIỆU THAM KHẢO Cơ sở ngữ pháp Tiếng Việt – Nguyễn Kim Thản – Nhà xuất bản Khoa  học Xã hội Bài tập thực hành Tiếng Việt 4 – Lê Hữu Tỉnh, Xuân Thị Nguyệt Hà,  Trần Mạnh Hưởng – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tuyển chọn những bài văn miêu tả 4 – Nhà xuất bản Đại học Sư  phạm Hướng dẫn học Tập làm văn 4 – Lê Phương Liên – Nhà xuất bản Tổng  hợp thành phố Hồ Chí Minh Giáo trình Lý luận văn học – Phạm Đăng Dư, Lê Lưu Oanh – Nhà xuất  bản Đại học Sư phạm 20 40 đề ơn luyện Tiếng Việt cuối cấp Tiểu học – GS.TS Lê Phương Nga,  TS. Lê Hữu Tỉnh, PGS. TS Nguyễn Trí – Nhà xuất bản Giáo dục Việt  Nam Phương pháp tốt hơn trường học tốt – Thư Đức Sơ – Nhà xuất bản  Văn hóa – Thơng tin 21 ... mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra giải? ?pháp? ?mới đó là: ? ?Một? ?số? ?biện? ?pháp? ?rèn? ?kĩ? ? năng? ?viết? ?văn? ?miêu? ?tả? ?cho? ?học? ?sinh? ?lớp? ?4? ??  2. Tên? ?sáng? ?kiến: ? ?Một? ?số? ?biện? ?pháp? ?rèn? ?kĩ? ?năng? ?viết? ?văn? ?miêu? ?tả? ?cho? ?học? ? sinh? ?lớp? ?4 3. Tác giả? ?sáng? ?kiến: ... 5. Lĩnh vực áp dụng? ?sáng? ?kiến: Sáng? ?kiến? ?áp dụng? ?cho? ?việc nâng cao kỹ ? ?năng? ?viết? ?văn? ?miêu? ?tả ? ?cho? ?học   sinh? ?lớp? ?4? ?ở các trường? ?Tiểu? ?học? ?trong thành phố Vĩnh n 6. Ngày? ?sáng? ?kiến? ?được áp dụng lần đầu hoăc áp d... Ở chương trình? ?học? ?lớp? ?4,  các em được? ?học? ?ba dạng bài? ?miêu? ?tả? ?đó là:  miêu? ?tả? ?đồ vật,? ?miêu? ?tả? ?cây cối và? ?miêu? ?tả? ?con vật. Dưới đây là sơ đồ dàn ý  chung? ?cho? ?từng loại bài? ?miêu? ?tả SƠ ĐỒ DÀN Ý CHUNG VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

Ngày đăng: 29/10/2021, 15:53

Mục lục

    7.1.1. Cơ sở lí luận:

    7.1.2.Cơ sở thực tiễn:

    7.3.3. Hướng dẫn kĩ năng lập dàn ý

    7.3.4. Hướng dẫn kĩ năng viết đoạn văn

    7.3.6. Tạo hứng thú cho học sinh khi học tập làm văn

    10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến của tác giả:

    10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan