Thơ Nôm truyền tục Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học độc đáo trong nền văn học Việt Nam trung đại nói riêng và lịch sử nói chung. Cùng với thời gian, trải qua bao thăng trầm biến thiên và lịch sử nhưng những thi phẩm, những “câu thơ sắc cạnh”, những bài thơ lấp lánh màu sắc của bà vẫn còn nguyên giá trị.
Trang 1HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG HỒ XUÂN HƯƠNG
I TÌM HIỂU CHUNG
1 Đôi nét về Hồ Xuân Hương
1.1 Cuộc đời
- Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ kỳ tài, điều đó có lẽ không cần phải bàn cãi gì nhiều.Nhưng xét đến tiểu sử của bà thì thật là mờ mịt Xung quanh vấn đề này còn rất nhiều giả thuyết khác nhau Theo một số thông tin còn sót lại thì Hồ Xuân Hương là người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, sống khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Họ Hồ ở Quỳnh Lưu là một họ nổi tiếng, từng có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to Xuân Hương sinh ra ở đâu, năm nào chưa rõ Chỉ truyền ngôn là gia đình một thời sống ở Thăng Long, lúc ở phường Khán Xuân, lúc ở thôn Tiên Thị, và tuổi trưởng thành, Hồ Xuân Hương lại dựng một ngôi nhà bên hồ Tây đặt tên là Cổ Nguyệt Đường, bạn bè thường lui tới nhiều ở ngôi nhà này
- Đường chồng con của Xuân Hương cũng nhiều lận đận Hồ Xuân Hương đã từng làm lẽ một cai tổng và một tri phủ Bà còn là bạn thơ của Chiêu Hổ (tức Phạm Đình Hổ?) Như vậy Hồ Xuân Hương sống khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
- Được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”
1.2 Sự nghiệp sáng tác
- Hồ Xuân Hương được coi là “nhà thơ độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học dân tộc” Sáng tác thơ Nôm của Xuân Hương chắc chắn đã thất lạc đi nhiều, thơ Hồ Xuân Hương còn lại đến nay đều do người đời sau ghi chép, không một tài liệu nào có thể tin cậy hoàn toàn
- Có thể tạm chia sáng tác của Xuân Hương thành hai mảng: mảng thơ Nôm theo truyền tụng và “Lưu hương kí”
2 Hồ Xuân Hương và thơ Nôm truyền tục
- Thơ Nôm truyền tụng được ghi lại và xuất bản lần đầu tiên với nhan đề “Xuân Hương thi tập” năm 1913 Từ đó, thơ Hồ Xuân Hương được ghi chép nhiều Số bài thơ còn lại cho đến nay chủ yếu nhờ vào sự lưu truyền, bảo vệ của nhân dân nên có nhiều dị bản Hiện tượng dân gian hóa là một trong những nguyên nhân
Trang 2dẫn tới tình trạng không thống nhất trong nội dung thơ cũng như vấn đề đâu là tác phẩm của Xuân Hương vẫn còn nhiều nghi vấn
- Hiện nay có khoảng 41 bài thơ được cho là thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương
=> Thơ Nôm truyền tục Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học độc đáo trong nền văn học Việt Nam trung đại nói riêng và lịch sử nói chung Cùng với thời gian, trải qua bao thăng trầm biến thiên và lịch sử nhưng những thi phẩm, những “câu thơ sắc cạnh”, những bài thơ lấp lánh màu sắc của bà vẫn còn nguyên giá trị
II HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤC
HỒ XUÂN HƯƠNG
1 Vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương 1.1 Vẻ đẹp hình thức
- Những người phụ nữ bước ra từ trang thơ Hồ Xuân Hương thường mang trên mình vẻ đẹp của tuổi trẻ, căng tràn sức sống, chan chứa tình yêu đời nồng thắm với nhan sắc mặn mà, mơn mởn:
“Hỏi em nhiêu tuổi hỡi cô mình Chị cũng xinh mà em cũng xinh Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh…”
(Đề tranh tố nữ) Những cô gái của Hồ Xuân Hương không phải là những cô gái yểu điểu, kín cổng cao tường, sống trong lầu son gác tía mà là những bông hoa ngát hương đồng nội Họ là những cô gái thắt đáy lưng ong, yếm thắm hoa tiên, tóc bỏ đuôi
gà đi dự hội xuân hay đi làm, đi chợ
“Trai đu gối hạc khom khom cật Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng”
(Đánh đu)
Họ là những cô gái của cuộc sống, họ sống hồn nhiên, tinh nghịch, họ còn táo tợn trêu ghẹo cả những anh trai, gọi là mình, là chồng, là anh trai làm cho những người đấy phải đỏ mặt tía tai:
“Hồng hồng má phấn duyên vì cậy Chúa dấu vua yêu một cái này”
(Vịnh cái quạt) Hay, mê chơi đến quá giấc nồng:
“Mùa hè hây hẩy gió nồm đông, Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng”
Trang 3(Thiếu nữ ngủ ngày)
- Với Hồ Xuân Hương, bà công khai ca ngợi, khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ Cách miêu tả của Hồ Xuân Hương thuộc vào loại độc nhất của thời đại, nữa nhà thơ chú ý đến những bộ phận thân thể được dấu kín của con người, những bộ phận mà văn học thời đại thường né tránh Riêng Hồ Xuân Hương lại nhìn thấy đó chính là biểu hiện, thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ Cách miêu tả độc đáo đó được thể hiện qua những câu thơ tiêu biểu sau:
“Lược trúc chải dài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm, Một lạch Đào nguyên nước chửa thông.”
(Thiếu nữ ngủ ngày) Đối với Hồ Xuân Hương, cái cơ thể đẹp là niềm tự hào, vượt lên sự gò bó của
xã hội cũ, nhà thơ phô bày cái đẹp của cơ thể phồn thực nữa giới qua hình hài núi non, cây cỏ,
“Gan nghĩa dãi ra cùng nhật nguyệt, Khối tình cọ mãi với non sông”
(Đá ông chồng bà chồng)
=> Bàn về vẻ đẹp hình thức người phụ nữ, thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương thể hiện thái độ hết sức nâng niu, trân trọng Trong thời buổi suy tàn của
xã hội phong kiến, nơi mà người phụ nữ bị chà đạp, xem thường thì Hồ Xuân Hương vẫn nhìn họ với đôi mắt đầy tình thương, thấu được vẻ đẹp của người phụ nữ mà xã hội khó lòng thừa nhận Xét cho cùng văn chương thời xưa cũng chẳng mấy ai dám táo tợn như Hồ Xuân Hương, mang cả cái thân thể con người
ta vào thơ ca mà ca tụng
1.2 Vẻ đẹp tâm hồn
- Không chỉ quan tâm đến vẻ đẹp hình thức, thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương còn hết sức chú trọng, ca ngợi vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ Tiếp xúc với những nhân vật nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, ta không chỉ thấy được sức sống căng tràn, mơn mởn mà còn thấy những tâm hồn đẹp, những tấm lòng nồng hậu:
“Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dày”
(Quả mít) Trong những bài ca dao, dân ca dân gian, người phụ nữ Việt Nam bao giờ cũng mang vẻ đẹp giản dị, nhân hậu cùng tấm lòng cao đẹp Hồ Xuân Hương đã học được từ dân gian những phẩm chất tốt đẹp được hun đúc từ bao đời vì thế những
Trang 4người phụ nữ trong thơ Xuân Hương mang trong mình một đức tính vô cùng quý báu: lòng yêu đời và ham sống Và những người phụ nữ cũng với đức tính
ấy đã biểu lộ bằng lòng yêu sự sống, bằng những ước ao hạnh phúc Đôi lúc nó
là sự đùa cợt ngạo nghễ, có khi là sự bền bỉ “thân này đâu đã chịu già tom”, nuôi dưỡng trong mình những mầm sống – những hi vọng của tương lai trong cuộc đời đầy nước mắt:
“Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng Nửa mạn phong ba luống bập bềnh”
(Tự tình 3)
Đó cũng là tiếng cười đùa, là nỗi lòng của bao cô gái dân gian:
“Bao giờ lão móm chầu trời Thì em lại lấy một người trai tơ”
Mặc dù bị trói buộc trong những quan niệm, phong tục cổ hủ và lạc hậu nhưng trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn đẹp, vẫn sáng ngời tấm lòng son:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước)
Đến với thơ Hồ Xuân Hương là ta đã đến với những người phụ nữ có tâm hồn với tình cảm yêu đời tha thiết Đó là ước ao về một cuộc sống hạnh phúc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại” Đó là vẻ đẹp của những tâm hồn yêu đời, khát sống – một cuộc sống với những hạnh phúc chân chính
- Dân tộc ta đã lớn lên trong tiếng ru của những người mẹ dân gian giàu nghị lực, giàu lòng yêu thương và giàu niềm tin vào sự sống Tấm lòng Xuân Hương đồng điệu cùng tinh thần nhân đạo của tiếng nói dân gian Hẳn cũng vì thế nên
bà đã cùng nhân dân đứng lên bênh vực cho những người phụ nữ đau khổ:
“Cả nể cho nên sự dở dang Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng”
Để rồi mới dịu dàng:
“Quản bao miệng thế lời chênh lệch Không có, nhưng mà có, mới ngoan”
(Không chồng mà chửa)
=> Trong xã hội cũ, có ai dám như Xuân Hương đứng ra bênh vực cho những người con gái dở dang ấy, có ai dám ngang nhiên thừa nhận những quy tắc đi ngược lại khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến như bà Những điều đó chỉ có ở bản lĩnh, một trái tim tha thiết, nồng ấm sự cảm thông của một tâm hồn nghệ sĩ
Trang 51.3 Vẻ đẹp của tài năng trí tuệ
- Trong xã hội “trọng nam khinh nữ” thời bấy giờ, Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đầu tiên dám cất lên tiếng nói khẳng định tài năng trí tuệ của người phụ
nữ Trước hết là nói lên ước vọng được khẳng định mình:
“Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
(Đề đền Sầm Nghi Đống) Cái ước vọng ấy là của một người luôn ý thức được giá trị của mình, luôn có những cái vỗ ngực tự xưng đầy thách thức:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi”
(Mời trầu) Hay như:
“Tài tử văn nhân ai đó tá Thân này đâu đã chịu già tom”
(Tự tình 1)
- Về tài, Xuân Hương quả đã ăn đứt bao nhiêu “phường lòi tói” không tự
biết mình nhan nhản trong xã hội.Với cách xưng hô trịnh thượng, thái độ Xuân Hương không phải của người ngang hàng đứng chê bai, phê phán mà trước sau vẫn đứng ở vị trí cao hơn, vị trí mà bọn phong kiến ngay trong tưởng tượng cũng không thể có
“Khéo léo đi đâu lũ ngẩn ngơ ? Lại đây cho chị dạy làm thơ”
(Mắng học trò dốt) Chế độ phong kiến gắn với cái ách nam quyền trong bản chất Và vì thế, mang thân phận thấp kém, không được học hành nên phụ nữ cũng bị coi là không biết
gì Trong những giai thoại thơ về người bạn tri kỉ của Xuân Hương: Chiêu Hổ,
ta lại thấy được cái vẻ tinh nghịch trong thơ bà Tuy rằng là phụ nữ nhưng Xuân Hương cũng chẳng chịu lép vế Chiêu Hổ bao giờ:
“Anh đồ tỉnh, anh đồ say, Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này, chị bảo cho mà biết, Chốn ấy hang hùm chớ mó tay!”
Và ta thấy rõ ràng sự chống lại cái tư tưởng “nam tôn nữ ti” bằng những cái nhìn xách mé, vui nhộn, ngang tàng đó là tài năng trí tuệ của “bà chúa thơ Nôm”
=> Hồ Xuân Hương có một lòng tin mãnh liệt vào tài trí và khả năng sáng tạo của người phụ nữ và xem đó là một vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng
Trang 62 Số phận người phụ nữ trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương
2.1 Người phụ nữ với số phận nhỏ bé, bất hạnh
- Những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, họ là những nguwofi phụ nữ tài sắc nhưng cuộc đời lại lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi, ba chìm với nước non”
(Bánh trôi nước)
“ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
(Tự tình 2)
Tuy người phụ nữ có lòng yêu cuộc sống nhiệt thành, muốn níu kéo hạnh phúc
về mình mà bất lực:
“Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
(Tự tình 2) Bản thân Xuân Hương cũng bị cái lễ giáo khắc nghiệt ấy cuốn chặt lấy nên bà không chỉ nói về nỗi khổ của mình mà còn nói thay cho những người đàn bà chung cảnh ngộ Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất, với cái mạnh mẽ của sự phản kháng và gắn chặt đời mình cùng với số phận của những người phụ
nữ nói chung trong xã hội cũ Ý thức sâu sắc về thân phận nên mỗi lời thơ Xuân Hương cũng như những tiếng “oán hận”, căm hờn của những bà, những mẹ, những chị Hồ Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất, với cái mạnh mẽ của
sự phản kháng và gắn chặt đời mình cùng với số phận của những người phụ nữ nói chung trong xã hội cũ:
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”
Trong xã hội cũ, phụ nữ là những người sinh ra đã bị gán cho cái kiếp phụ thuộc vào đàn ông Người ta đã định số phận cho người phụ nữ là phải chịu tủi, là không được tự chủ:
“Chiếc bách buồn về phận nổi đênh Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”
(Tự tình 3) Cái số “hoa đào”, “làm lẽ” chắc lắm nỗi truân chuyên:
“Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đấy nhé!
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!”
(Khóc Tổng Cóc)
Trang 7=> Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát nhưng họ là những đóa hoa sen thơm mát, tỏa hương cho đời, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" Ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận nhiều cay đắng, tủi nhục của người phụ nữ Việt Nam xưa
2.2 Người phụ nữ với nỗi đau trong đường tình duyên
- Người phụ nữ không chỉ chịu thiệt thòi, bất hạnh trong cuộc sống mà còn đau khổ trong đường tình duyên Có lẽ phải chịu nhiều lận đận trong đường tình duyên, hai lần làm lẽ nhưng cả hai lần đều ngắn ngủi nên Xuân Hương rất hiểu
và đồng cảm với phận của những người phụ nữ kém may mắn Đó là nổi khổ của người phụ nữ làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa, người phụ nữ chết chồng… Điều đáng nói ở đây là bà dám lên tiếng tố cáo gay gắt, quyết liệt
xã hội phong kiến thối nát, mục ruỗng mà ít ai dám lên tiếng Hồ Xuân Hương
đã chỉ rõ cho chúng ta thấy thân phận khổ nhục của người làm lẽ, “năm thì mười họa” mới được gần chồng Họ là thứ “làm mướn không công” và để thỏa ham muốn nhục dục của bọn nhà giàu:
“Năm thì mười họa hay chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không,
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm Cầm bằng làm mướn, mướn không công”
(Làm lẽ)
Sự sống của đất trời cứ vận hành như muôn thưở vậy, còn riêng mình thì vẫn cứ bất hạnh, hẩm hiu trong số phận, trong tình duyên, tình duyên đã ít lại còn phải chia ba sẻ bảy nữa
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con”
(Tự tình 2) Ðọc thơ bà, người đọc có cảm giác người phụ nữ gần như chưa một lần được bén mùi hạnh phúc
- Không chỉ cảm thông với thân phận của người làm lẽ, người phụ nữ không chồng mà chửa mà Hồ Xuân Hương còn muốn dỗ họ, muốn an ủi họ, muốn dịu dàng đùa với họ, để cho họ khuây khỏa nỗi đau và dìu họ trở lại với cuộc sống bình thường:
“Văng vẳng tai nghe tiếng khóc chồng Nín đi kẻo thẹn với non sông”
(Dỗ người đàn bà khóc chồng) Lúc thì đùa nghịch nhưng rất thân tình:
“Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Trang 8Thương chồng nên mới khóc tì ti…”
(Bỡn bà lang khóc chồng)
=> Đối với nỗi đau trong đường tình duyên của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương luôn có cái nhìn cảm thông, đồng cảm sâu sắc Từ một chỗ ý thức sâu sắc về giá trị của người phụ nữ và cảnh ngộ ngang trái của họ đặc biệt là trong con đường tình duyên, Hồ Xuân Hương đã trở thành một nhà thơ chống đối phong kiến quyết liệt, một con người đả kích gay gắt những kẻ đại diện cho giai cấp phong kiến thống trị cùng những gì chà đạp con người
3 Người phụ nữ phê phán, đả kích giai cấp phong kiến thống trị
“Có thể nói, ngoài văn học dân gian, Hồ Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những người phụ nữ ấy: những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay” Bởi trong xã hội lúc bấy giờ, phụ nữ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất Họ không chỉ bị áp bức về mặt giai cấp mà trong tư cách là người phụ nữ nói chung, họ còn bị áp bức về mặt giới tính với đạo “tam tòng” Tất nhiên, họ cũng không lặng câm mà chịu đau khổ, họ vẫn nói, vẫn kêu, vẫn đòi hỏi Tiếng nói đã kích, tố cáo được nữ sĩ sử dụng thông qua công cụ cố hữu của truyền thống văn học dân tộc, cũng như phổ biến trên thế giới: tiếng cười châm biếm”:
“Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu yêu vua một cái này”
(Vịnh cái quạt)
Nếu đối với chúa, Hồ Xuân Hương châm chích thói mê hoa, hiếu sắc thì với bọn quan thị, nữ sĩ đã giơ cao đánh thẳng vào cuộc sống trái lẽ tự nhiên của chúng Đứng trước cái dị hợm, quái gở ấy, bà văng tục, bà chửi đổng, cười mỉa:
“Đố ai biết đó vông hay chốc
Còn kẻ nào hay cuống với đầu”
Hồ Xuân Hương châm biếm, đã kích từ vua đến quan, nhưng có lẽ chịu nhiều nhất là bọn “hiền nhân quân tử”, bọn mô phạm phong kiến Đối với “quân tử”, Xuân Hương không chỉ chôn chân chúng trước bức tranh thiếu nữ ngủ ngày, mà còn bắt chúng “mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo” lên đèo Ba Dội Bên cạnh những "hiền nhân quân tử" là đám nho sĩ dốt nát lại còn huênh hoang Xuân Hương gọi chúng là “phường lòi tói”, là “lũ ngẩn ngơ”, xưng chị và đòi dạy chúng làm thơ:
“Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ?
Lại đây cho chị dạy làm thơ”
(Mắng học trò dốt) Không những thế, hàng ngũ đại diện cho Nho giáo bà cũng không bỏ qua:
Trang 9“Khen thay con tạo khéo khôn phàm”
(Hang Thánh Hóa)
“ Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc”
(hang Cắc Cớ)
=> Qua thơ Xuân Hương ta thấy cả một xã hội phong kiến thời bà bị chế giễu,
đả kích Bà dùng tiếng cười, thông qua yếu tố tục, xoáy vào đời sống bản năng của giai cấp thống trị để từ đó đả kích, tố cáo thói đạo đức giả của chúng
III NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG
Thế giới nghệ thuật trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương đầy
những “kỳ quan”, kỳ quan trong phương thức thể hiện lẫn những phân tiện biểu đạt nghệ thuật.
1 Kết cấu nghệ thuật
- Về kết cấu hình thức hay còn gọi là bố cục, thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương có 41 bài trong đó có 14 bài thơ thể thất ngôn tuyệt cú và 27 bài thơ thể thất ngôn bát cú
(Thơ thất ngôn tuyệt cú vốn không có chia đoạn, song ở một số bài như: Mời trầu, Con ốc nhồi, Đề đền Sầm Ngi Đống) Hồ Xuân Hương có ý thiết kế bài thơ thành hai đoạn: đoạn đầu miêu tả sự vật, sự việc còn đoạn cuối thể hiện tâm tình, trữ tình Thơ thất ngôn bát cú của Hồ Xuân Hương chủ yếu là thơ vịnh cảnh, vịnh việc Vì vậy Hồ Xuân Hương rất chú ý kết cấu nội tại để bộc lộ nội tâm nhân vật trữ tình Điểm nhìn thẩm mỹ của Hồ Xuân Hương trong thơ Nôm truyền tụng gần với văn học dân gian Việt Nam (điểm nhìn hiện thực cuộc sống) hơn là văn học bác học (điểm nhìn đạo đức, triết lý))
2 Bút pháp nghệ thuật
Bút pháp trữ tình chi phối toàn bộ 41 bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương Bên cạnh bút pháp trữ tình còn có các bút pháp như: tả cảnh ngụ tình; trữ tình- tự sự; trữ tình- trào phúng Ngoài ra nữ nhà thơ còn sử dụng bút pháp đồng hiện nhằm thông qua miêu tả “cái mình thấy” để miêu tả “cái mình cảm”
3 Những phương tiện biểu đạt nghệ thuật
3.1 Ngôn ngữ
Trang 10- Từ loại: thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương có rất nhiều danh từ chung,
danh từ riêng, đại từ nhân xưng giống với hệ thống từ loại trong ngôn ngữ văn học dân gian Việt Nam Sử dụng các tính từ về màu sắc trắng và đỏ để thể hiện
vẻ đẹ người phụ nữ từ hình thức lẫn tâm hồn Sử dụng các số từ, các từ láy đặc
tả đối tượng và tạo nhịp điệu cho thơ Ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương vừa mang phong cách văn học dân gian vừa là phong cách bác học
- Biện pháp tu từ: đa số bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương có rất
nhiều bài sử dụng biện pháp tu từ “chơi chữ”
3.2 Thể loại:
- Thất ngôn bát cú
- Thất ngôn tuyệt cú
- Câu thơ lục ngôn trong các bài thơ thất ngôn Đường luật
3.4 Hình ảnh biếu tượng
- Trong văn học dân gian: trúc, mai, con cò,…
- Trong văn học bác học: long, ly, quy, phượng, tùng, cúc,
- Trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương: trăng, trầu cau, chiếc bánh, con ốc nhồi, cái quạt giấy,…
IV KẾT LUẬN
Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ, hình tượng người phụ nữ trong thơ Xuân Hương luôn ngẩng cao ở tư thế hiên ngang, đầy bản lĩnh và bà không chìm vào khóc thương cho số phận của họ Vấn đề người phụ nữ được đặt ra với quy mô sâu rộng và được soi sáng ở nhiều góc độ rất tinh tế Có thể nói, Xuân Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc đã mang đến cho thơ văn tiếng nói của người phụ nữ
Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay nhiều, xã hội đã công bằng hơn với người phụ nữ Nhưng có những nỗi đau khổ đã trở thành hằng số muôn đời của người phụ nữ và đâu đó xung quanh ta vẫn còn nhiều mảnh đời chị em bất hạnh
Vì vậy, mà thơ Xuân Hương vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống Đọc thơ Xuân Hương, không chỉ là để đồng cảm, để sẻ chia mà còn là chiêm nghiệm, suy ngẫm