Họcthuyếtcủa Ph.Bêcơn vềnhậnthức
Nguyễn Ngọc Diệp
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Minh Hợp
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Nghiên cứu chuyên sâu và trình bày một cách có hệ thống nội dung cơ bản
quan niệm của Ph.Becơn vềnhận thức. Trình bày các điều kiện kinh tế - xã hội, chính
trị và văn hóa, các tiền đề tư tưởng cho sự ra đời quan niệm củaBêcơnvềnhận thức.
Phân tích quan niệm củaBêcơnvềnhận thức: đối tượng, nội dung, phương pháp, mục
đích, chủ thể. Đánh giá khái quát về lập trường nhậnthức luận của Bêcơn.
Keywords: Triết học Phương Tây; Họcthuyết triết học; Nhận thức; Triết học Bêcơ
Content
MỞ ĐẦU
1) Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay và cụ thể là đối với sự đổi mới trên lĩnh vực
tư duy lý luận, việc chú trọng hơn nữa việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học được đặt
ở một vị trí có ý nghĩa rất quan trọng.
Ph.Bêcơn, nhà triết học duy vật Anh, theo nhận định của Mác là người sáng lập chủ nghĩa
duy vật kinh nghiệm Anh và ông tổ của khoa họcthực nghiệm tự nhiên hiện đại. Quan điểm
nhận thức luận của ông có nhiều nét đặc sắc, có ảnh hưởng lớn đến triết học đương thời cũng
như các trào lưu triết học sau này.
Vì vậy, việc tìm hiểu quan điểm nhậnthứccủaBêcơn không những giúp chúng ta tìm hiểu
sâu sắc thêm về lịch sử triết học, mà còn đem lại những bài học cần thiết cho việc đổi mới
phương pháp tư duy, phương pháp nhậnthức ở nước ta hiện nay.
2) Tình hình nghiên cứu
Ph.Bêcơn là đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII – XVIII. Do đó, các
công trình nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây phần lớn đều đề cập đến thân thế, sự
nghiệp, các tác phẩm và tư tưởng triết học chính của ông. Các tác giả đều ghi nhận công lao to
lớn củaBêcơn trong việc bảo vệ và phát triển khoa học đúng với chức năng và nhiệm vụ của
nó. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở tính chất khảo lược về mặt lịch sử. Từ
trước đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu quan niệm củaBêcơn
về nhậnthức một cách hệ thống và lôgíc.
3) Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2
- Mục đích: Nghiên cứu chuyên sâu và trình bày một cách có hệ thống nội dung cơ bản
quan niệm của Ph.Bêcơn vềnhận thức, qua đó bước đầu đưa ra những đánh giá về ý nghĩa,
những đóng góp và hạn chế của nó.
- Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Làm sáng tỏ các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hoá, các tiền đề tư tưởng cho
sự ra đời của quan niệm Bêcơnvềnhận thức.
+ Phân tích những nội dung cơ bản của triết họcBêcơnvềnhận thức.
+ Đánh giá khái quát về lập trường nhậnthức luận củaBêcơn
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu là nội dung cơ bản của quan niệm Bêcơnvềnhận thức.
– Phạm vi nghiên cứu là quan niệm Bêcơnvềnhậnthức được thể hiện qua những tác phẩm
chính củaBêcơn mà điển hình là tác phẩm: Organon mới, Đại phục hồi khoa học,
5. Cơ sở lí luận, phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là quan điểm của triết
học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về lịch sử triết học.
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, sử dụng chủ yếu
các phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học như kết hợp phân tích và tổng hợp, lịch sử và
lôgíc, đối chiếu, so sánh, khái quát hoá, văn bản học,…
6. Đóng góp của luận văn
– Luận văn phân tích và trình bày có hệ thống những nội dung cơ bản của quan niệm
Bêcơn vềnhậnthức .
7. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần giới thiệu một trong các nội dung quan trọng của triết họcBêcơn là
nội dung nhậnthức luận.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu lịch sử triết học, làm sáng tỏ thêm quy luật kế thừa trong lịch sử tư tưởng nhân
loại.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 4
tiết.
CHƢƠNG 1: KHáI QUáT CHUNG Về TRIếT HọCBÊCƠN
1.1. Điều kiện kinh tế – xã hội thế kỷ XV – XVII, tiền đề lý luận cho sự ra đời triết họcBêcơn
và cuộc đời, sự nghiệp của ông
1.1.1. Những điều kiện kinh tế – xã hội nước Anh thời Bêcơn
1.1.2. Những tiền đề lý luận
1.1.3. Cuộc đời và sự nghiệp củaBêcơn
1.2. Quan niệm củaBêcơnvề các nhiệm vụ cơ bản của triết học
và của khoa học
3
CHƢƠNG 2: NHữNG NộI DUNG CƠ BảN CủA TRIếT HọCBÊCƠNVềNHậN
THứC
2.1. Bản chất và mục đích củanhậnthức
2.2. Phương pháp nhậnthức
2.2.1. Họcthuyếtvề các ngẫu tượng
2.2.2. Họcthuyết phương pháp luận củaBêcơn
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌCBÊCƠN
1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội nƣớc Anh thời Bêcơn
- Cuộc cách mạng tư sản Anh năm 1689 đã kết thúc bằng sự thỏa hiệp giữa giai cấp tư sản
công thương với giới quý tộc – điền chủ.
- Nước Anh nhanh chóng trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa tiên tiến bậc nhất ở châu
Âu. Chính nhờ sự phát triển sớm của chủ nghĩa tư bản ở nước Anh mà nước Anh đã trở thành
“quê hương đầu tiên của chủ nghĩa duy vật hiện đại”.
1.2.Những tiền đề lý luận
- Triết học và khoa học thời Trung cổ.
- Triết học và khoa học thời Phục hưng.
1.3. Cuộc đời và sự nghiệp Bêcơn
- Phranxít Bêcơn (Francis Bacon): 1561 – 1626 tại Luân Đôn, trong gia đình huân tước
Nicôlai Bêcơn.
- Cha của Phranxít thuộc tầng lớp quan lại Anh, được chế độ chuyên chế của triều đại
Tuđôrơ trợ cấp, mẹ là Anna Cook xuất thân từ một gia đình quan lại lớn, là một phụ nữ có
học vấn, biết rất tốt tiếng Hy Lạp, am hiểu thần học, có tư tưởng tự do.
- 13 tuổi, ông nhập học tại Đại học Tổng hợp Cambrigdơ.
- Sau khi tốt nghiệp đại học, ông chuyển tới Pari – một trung tâm chính trị lớn của châu
Âu.
- Giai đoạn từ năm 1603 đến năm 1623 là thời kỳ hoạt động phát triển cao nhất củaBêcơn
với hàng loạt tác phẩm: Về thắng lợi của các khoa học, Bách khoa thư tri thức, Lược khảo về
sự thông thái của người cổ, và đặc biệt là tác phẩm Organon mới,…
1.4. Quan niệm Bêcơnvề các nhiệm vụ cơ bản của triết học và của khoa học
- Bêcơn đặt ra vấn đề tách biệt hoàn toàn triết học khỏi thần học và bắt triết học phục tùng
nhiệm vụ thực tiễn là nghiên cứu giới tự nhiên. Bêcơn đặt ra vấn đề thay thế các phát minh
ngẫu nhiên bằng các phát minh có chủ ý. Theo ông, đó là nhiệm vụ cơ bản của khoa học và đó
cũng là đặc điểm khác biệt của khoa học mới.
- Nhiệm vụ trọng tâm của triết học là xây dựng được một phương pháp nhậnthức khoa học
mới và cải cách khoa học theo khuynh hướng đó.
Tóm lại: Triết họcBêcơn thay thế cho triết học Phục hưng, là sự mở đầu cho triết học cận
đại. Song đồng thời nó cũng bắt nguồn từ triết học Phục hưng. Bêcơn và các bậc tiền bối của
ông đã bắt đầu từ chỗ hoài nghi những gì mà khoa học và triết học kinh viện coi là bất di bất
dịch. Triết họcBêcơn là sự kế tục triết học Phục hưng nhưng đã trên một cơ sở mới.
Chƣơng 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌCBÊCƠNVỀNHẬN
THỨC
4
2.1. Bản chất và mục đích củanhậnthức
- Xuất phát điểm trong nhậnthức luận củaBêcơn là thế giới vật chất tồn tại khách quan,
nhiệm vụ của khoa học là nhậnthức thế giới khách quan ấy.
- Đề cao vai trò của cảm giác và xem cảm giác là nguồn gốc duy nhất củanhận thức. Từ
đó, Bêcơn coi cơ sở củanhậnthức là trực giác cảm tính và việc xử lý chúng một cách hợp lý
để có được các biểu tượng và khái niệm.
- Bêcơn mong muốn đưa ra phương pháp nhậnthức mới.
2.2. Phƣơng pháp nhậnthức
2.2.1. Họcthuyếtvề các ảo tưởng
Xuất phát từ nhiệm vụ của triết học là phải cải tạo lại toàn bộ những tri thứccủa triết học
kinh viện, vì thế để xây dựng được một phương pháp nhậnthức mới, đạt tới chân lý, cần phải
làm trong sạch trí tuệ của con người khỏi các khuyết tật liên quan đến lý tính (ông gọi chúng
là ảo tưởng, ngẫu tượng: tiếng Latinh là Idola, tiếng Anh là Idol; nghĩa đen là hình ảnh bị bóp
méo, xuyên tạc; xuất phát từ thuật ngữ êiđôlôn – tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là bóng của người
chết, tức là ảo ảnh).
Có 4 loại ảo tưởng (idola, idol):
- Ảo tưởng tộc loại (idola tribus): là những sai lầm do hạn chế của các cơ quan cảm giác
của con người (đặc điểm sinh học) có thể đem lại cho trí tuệ và do hạn chế về tâm lý của
chính con người.
- Ảo tưởng hang động (idola specus): Đây chính là ảo tưởng loài nhưng biểu hiện cụ thể ở
từng cá nhân riêng biệt. Ảo tưởng này xuất hiện do thiên kiến cá nhân, do hạn chế của các cơ
quan cảm giác của cá nhân là chủ yếu.
- Ảo tưởng công luận (Idola fori):Do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan
điểm của ai đó có uy tín, hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán
truyền thống, ngoài ra do những sai lầm xuất hiện trong giao tiếp giữa con người với nhau
cũng như do trong giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ sai. Nó xuất hiện bởi những đặc thù
cuộc sống xã hội của con người. Ở đây, Bêcơn muốn phê phán thuyết tam đoạn luận và triết
học kinh viện: chỉ bàn về những vấn đề có tính chất câu chữ, những vấn đề triết học có tính
“trường học” xa rời cuộc sống, mà không bàn về bản thân sự vật.
- Ảo tưởng nhà hát (idola theatri): Ảo tưởng này xuất hiện do sự sùng bái mù quáng những
học thuyếtcủa thời đại trước, do ảnh hưởng của chủ nghĩa quyền uy, chủ nghĩa uy tín. Ở đây,
Bêcơn muốn ám chỉ trong các vở kịch ở nhà hát (thời kỳ này ở Anh rất thịnh hành) thì suy
nghĩ, cảm xúc của khán giả đã bị suy nghĩ của nhà biên kịch, của vở kịch định trước rồi. Vở
kịch kết thúc bi hay hài đều đã được định sẵn, khán giả không có quyền tự do sáng tạo trong
những vở kịch này.
2.2.2. Họcthuyết phương pháp luận củaBêcơn
- Vai trò của phương pháp trong nhậnthức khoa học:
+ Phương pháp chính là cơ sở của phát minh.
+ Phương pháp cần phải trở thành công cụ cho phép biến các tri thức tích lũy được về tự
nhiên thành một họcthuyết khoa học cân đối.
5
- Một số phương pháp nhậnthức khoa học cụ thể: Quan sát và so sánh; Kinh nghiệm và thí
nghiệm; Quy nạp và phân tích.
Nếu kinh nghiệm cảm tính đem lại tư liệu cho quan sát, so sánh thì thí nghiệm đem lại tư
liệu cho suy luận, còn suy luận thì lại đòi hỏi quy nạp nhờ đó thì lý tính phát hiện ra được các
nguyên nhân chân chính của hiện tượng.
Các phương pháp này có liên hệ mật thiết với nhau trong phương pháp của Bêcơn. Nhận
thức bắt đầu bằng con đường quan sát, được đào sâu nhờ so sánh và thí nghiệm. Quy nạp là
cái trục chủ đạo trong phương pháp của Bêcơn, tất cả các yếu tố khác của phương pháp đều
xoay quanh nó.
Tích cực:
- Bêcơn đã luận chứng phương pháp quy nạp với tư cách là nguyên tắc đi từ cái riêng đến
cái chung, từ các hiện tượng đơn nhất đến quy luật chung, cũng đã luận chứng ý nghĩa của
phương pháp phân tích, là cái rất cần cho khoa học tự nhiên thế kỷ XVII.
- Phương pháp quy nạp là cần thiết để tích lũy tư liệu lẫn để hình thành các khoa học riêng
biệt dựa trên các tư liệu ấy.
- Phương pháp phân tích là cần thiết để phân loại tư liệu kinh nghiệm tích lũy được thành
các lĩnh vực tri thức khoa học độc lập, để thâm nhập sâu vào giới tự nhiên và chuyển từ trực
giác đến việc nghiên cứu nguyên nhâncủa các hiện tượng.
Hạn chế:
- Phương pháp quy nạp củaBêcơn không đem lại tính vững chắc cho kết luận (Chúng ta
luôn bị đe dọa từ phía các sự kiện mang tính phủ định, chúng ta không có được sự đảm bảo
rằng, quá trình loại trừ đã được tiến hành tới cùng). Như vậy, Bêcơn đã không thể khắc phục
được hết những khiếm khuyết của phép quy nạp Trung cổ.
- Việc áp dụng phương pháp phân tích như trên đã đưa tới chỗ khẳng định phương pháp
siêu hình trong khoa học tự nhiên, từ đó, nó đi vào triết học mà theo Bêcơn, phải trở thành
lôgíc học, lý luận nhận thức.
KẾT LUẬN
- Triết họcBêcơn ra đời trong cuộc đấu tranh chống lại triết học Trung cổ và đặc biệt là
trong cuộc đấu tranh chống lại quan điểm về giới tự nhiên củathuyết Aistốt, đã đáp ứng được
đòi hỏi củathực tiễn xã hội và khoa học đương thời.
- Điểm tích cực là triết họcBêcơn đề cao nhậnthức kinh nghiệm, Bêcơn đã đứng trên quan
điểm duy vật trong nhậnthức luận.
- Bêcơn đã đưa ra một số phương pháp nhậnthức quan trọng, nhưng nhậnthức luận của
ông vẫn mang đặc điểm siêu hình.
References
I. Phần tiếng Việt
1. Dr. Mortimer J. Adler (2004), Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại, Nxb Văn
hóa Thông tin, H, do Mai Sơn, Phạm Viêm Phương dịch.
6
2. Lý Chấn Anh (2007), Nghiên cứu triết học cơ bản, Người dịch: Nguyễn Tài Thư, Nxb
Tri thức, H.
3. Trịnh Đình Bảy (2003), Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học, Nxb Chính trị
Quốc gia, H.
4. Ph.Bêcơn (1977), Tác phẩm, tập 1, Nxb Tư tưởng, M (Tham khảo bản dịch của
PGS.TS. Đỗ Minh Hợp).
5. Ph.Bêcơn (1978), Tác phẩm, tập 2, Nxb Tư tưởng, M (Tham khảo bản dịch của
PGS.TS. Đỗ Minh Hợp).
6. Francis Bacon, New Organon, published by the press syndicate of the university of
Cambridge, 2000, edited by Lisa Jardine and Michael Silver Thorne.
7. F.Bacon (1958), The Works, Vol. II, London, England.
8. Crane Brinton (2007), Con người và tư tưởng phương Tây, Nxb Từ điển Bách khoa, H,
do Cao Hùng Linh dịch.
9. GS.TS. Nguyển Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa; PGS.TS. Đặng Hữu Toàn
(đồng chủ biên) (2002); Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam (Lý luận và thực tiễn);
NXB chính trị Quốc gia Hà Nội.
10. Edward Craig (2010), Triết học, Nxb Tri thức, H, Dịch giả Phạm
Kiều Tùng.
11. Doãn Chính - Đinh Ngọc Thạch (Chủ biên, 2003), Triết học Trung cổ Tây Âu, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
12. David E Cooper (2005), Các trường phái triết học trên thế giới, Nxb Văn hóa Thông
tin, H.
13. Nguyễn Tiến Dũng (2006), Lịch sử triết học phương Tây của, Nxb Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh.
14. Will Durant (2009), Câu chuyện triết học, Nha Tu Thư và Sưu khảo – Viện Đại học
Vạn Hạnh, Trí Hải và Bửu Đích dịch, Nxb Đà Nẵng.
15. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và Kĩ
thuật, H.
16. Lưu Phóng Đồng (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI: Triết học phương Tây hiện
đại, Người dịch: Lê Khánh Trường, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
17. Nguyễn Huy Hoàng (2002), Mối quan hệ giữa văn hóa và tiến bộ xã hội trong triết
học Ph.Bêcơn, Tạp chí triết học số 9/2002.
18. Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Thanh – Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử triết
học phương Tây, Nxb. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
7
19. Đỗ Minh Hợp – Nguyễn Thanh – Nguyễn Anh Tuấn (2008), Đại cương lịch sử triết
học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, Nxb. Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh.
20. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, Nxb. Hà Nội.
21. Đỗ Minh Hợp (2011), Nhập môn triết học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
22. Đỗ Minh Hợp (2010), Lịch sử triết học đại cương, Nxb Giáo dục Việt Nam, H.
23. Đỗ Minh Hợp, Trần Thị Điểu, Nguyễn Thị Như Huế, Phạm Thanh Tùng (2010),
Triết học hiện sinh, NXB Tôn giáo, H.
24. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác
– lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2000): Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
25. Lê Thị Huyền (2010), Ph.Bêcơn với dự án “Đại phục hồi khoa học”, Tạp chí triết học
số 2/2010.
26. E.V.Ilencôv (2003), Lôgic học biện chứng, Nxb Văn hóa Thông tin, H, Dịch giả:
Nguyễn Anh Tuấn.
27. Yi Junqing (2008), Những vấn đề mũi nhọn trong nghiên cứu triết học đương đại,
NXB Khoa học Xã hội, H, Nguyễn Như Diệm dịch.
28. Phạm Minh Lăng (2001), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb Văn
hóa Thông tin, H.
29. V.I.Lênin (1981), Bút ký triết học, Toàn tập, tập 29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
30. Bryan Magee (2006), Câu chuyện triết học, Nxb Thống kê, Dịch giả: Huỳnh Phan
Anh và Mai Sơn.
31. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1993), Tháng chín 1844 – tháng hai 1846, tập 2, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1993), Chống Đuyrinh, tập 20, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
33. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1993), Tháng năm 1833 – tháng chạp 1889, tập 21,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1993), Tháng giêng 1890 – tháng tám 1895, tập 22,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1993), Quyển thứ nhất: Quá trình sản xuất của tư
bản, tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Đặng Nguyên Minh (2007), Triết học thế giới nên biết, Nxb Lao động – Xã hội, H.
8
37. Edgar Morin (2005), Thách đố của thế kỷ XXI Liên kết tri thức, NXB đại học Quốc
gia Hà nội, Chu Tiến ánh – Vương Toàn dịch.
38. Edgar Morin (2008), Phương pháp 4: tư tưởng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Dịch
giả: Chu Tiến ánh.
39. Bernard Morichere (Cb) (2010), Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại,
Nxb Văn hóa Thông tin, H, Dịch giả: Phan Quang Định.
40. E.E.Nexmeyanov (chủ biên, 2004), Triết học – Hỏi và đáp, Người dịch: Trần Nguyên
Việt, Nxb. Đà Nẵng.
41. Nguyễn Thế Nghĩa – Doãn Chính (chủ biên, 2002), Lịch sử triết học, tập 1, Triết học
cổ đại, Nxb KHXH, Hà Nội.
42. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Những chuyên đề triết học, Nxb. KHXH, TP Hồ Chí
Minh.
43. Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học Tây phương, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2000.
44. Trần Văn Phòng (2006), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
45. Trần Văn Phòng (2011), Về phương pháp luận cải tiến của Ph.Bêcơn, Tạp chí triết
học số 1/2011.
46. Dagobert D.Runes (2009), Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại, Nxb Văn hóa
Thông tin, H, do Phạm Văn Liễn dịch.
47. Bertrand Russell, History of western philosophy, Routledge, London, p.526 – 530,
1999.
48. Phương Kỳ Sơn (Chủ biên, 2001), Lịch sử triết học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
49. Hà Thiên Sơn, Những bước đi đầu tiên của Ph.Bêcơn tới việc xây dựng phương pháp
quy nạp, Tạp chí triết học số 1/1996.
50. Mai Sơn (2007), 101 triết gia, Nxb trí thức, H.
51. Samuel Enoch Stumpf (2004), Lịch sử triết học và các luận đề, Nxb Lao động, H, do
Đỗ Văn Thuấn, Lưu Văn Hy dịch.
52. Samuel Enoch Stumpf (2004), Nhập môn triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp Tp Hồ
Chí Minh, H, do Mai Sơn, Phạm Viêm Phương dịch.
53. P.S.Taranốp (2000), 106 nhà thông thái, Nxb Chính trị Quốc gia, H, Đỗ Minh Hợp
dịch.
54. Richard Tarnas (2008), Quá trình chuyển biến tư tưởng phương Tây - những tư tưởng
đã định hình thế giới quan của chúng ta, Nxb Văn hóa Thông tin, H, Lưu Văn Hy dịch.
55. Đỗ Đức Thịnh (1999), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Phát huy lợi thế so sánh. Kinh
nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở châu á, NXB chính trị Quốc gia, H.
9
56. Trần Đức Thảo (1995), Lịch sử tư tưởng trước Mác, Nxb Khoa học Xã hội, H.
57. Lê hữu Tầng (1991), Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Vấn đề nguồn gốc và
động lực, Nxb khoa học Xã hội, Hà Nội.
The English philosophers from Bacon to Mill (1939), The Modern Library.
58. Nguyễn Quang Thông, Tống Văn Chung (1990), Lịch sử triết học Cổ đại Hy La trong
2 tập, Tủ sách Trường Đại học tổng hợp Hà Nội.
59. Alvil Toffler (1999), Thăng trầm quyền lực, Nxb Văn hóa Thông tin, H, Dịch giả:
Nguyễn Văn Trung.
60. Alvil Toffler (2000), Làn sóng thứ ba, Nxb Thông tin Lí luận, H, Dịch giả: Nguyễn
Văn Trung.
61. Alvil Toffler (2002), Cú sốc tương lai, Nxb Thanh niên, H, Dịch giả: Khổng Đức –
Tăng Hỷ.
62. Trường ĐH KHXH & NV, Khoa Triết học (2007), Những vấn đề triết học phương
Tây thế kỷ XX, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
63. Gail M. Tresdey (2001), Truy tìm triết học, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, Dịch
giả: Lưu Văn Hy.
64. Từ điển triết học (1960), Nxb Sự thật và Nxb Tiến bộ, Hà Nội.
65. Nguyễn Ước (2009), Các chủ đề triết học, Nxb Tri thức, H.
66. Nguyễn Ước (2009), Đại cương triết học Tây phương, Nxb Tri thức, H.
67. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện triết học (1998), Lịch sử phép biện chứng, 6 tập,
Người dịch: Đỗ Minh Hợp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
68. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1963), Triết học và xã hội học Anh, Pháp, Nxb Sự
thật.
69. Viện nghiên cứu triết học Liên Xô (1956), Lịch sử triết học phương Tây của ngd:
Đặng Thai Mai, Nxb Xây dựng, H.
70. Viện triết học (1996), Từ điển triết học phương Tây hiện đại, Nxb Khoa học Xã
hội, H.
71. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên, 2004), Lịch sử triết học, Tái bản lần thứ 3, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
72. Gia Hiền Vũ (2008), Con người với triết học Đông Tây, Nxb Lao động, Hà Nội.