Mởcửadịchvụngânhàng:Nhậndiệnbất cập!
Một cuộc điều tra đã được thực hiện cuối năm 2005 bởi nhóm tư vấn
của UNDP về phản ứng của khách hàng khi ngành ngân hàng mởcửa
cho thấy nếu được lựa chọn giữa ngân hàng nước ngoài và ngân
hàng Việt Nam, gần một nửa số khách hàng sẽ lựa chọn dịch vụcủa
các ngân hàng nước ngoài.
Khó cho ngân hàng trong nước
Dẫn kết quả cụ thể trong hoạt động cho vay, ông Xavier Barré, chuyên gia dự án hỗ trợ thương
mại đa biên Mutrap II cho biết: 45% số khách hàng được điều tra, kể cả khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp, trả lời sẽ chuyển sang vay vốn ngân hàng nước ngoài chứ không vay vốn của
ngân hàng Việt Nam.
Tương tự như vậy, trong trường hợp lựa chọn ngân hàng để gửi tiền, hơn một nửa số khách
hàng có ý định gửi tiền vào ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là tiền gửi bằng ngoại tệ.
Kết quả phân tích cũng cho thấy mức độ tác động thậm chí còn lớn hơn khi xem xét thị phần tài
sản có và tiền gửi ngân hàng của các khách hàng quyết định chuyển từ ngân hàng Việt Nam
sang các ngân hàng nước ngoài. Theo tính toán của các chuyên gia, điều này cho phép đánh giá
mức giảm sút tài sản có và tiền gửi của các ngân hàng Việt Nam.
Theo đó, nếu các khách hàng doanh nghiệp chiếm 65% dư nợ cho vay của các ngân hàng Việt
Nam, trong đó một nửa số khách hàng quyết định sẽ chuyển sang ngân hàng nước ngoài thì
điều này sẽ gây ra những tác động lớn, tiêu cực đối với tài sản có của các ngân hàng Việt Nam.
Phân tích các nguyên nhân khiến khách hàng có lựa chọn “hướng ngoại” đó, Báo cáo điều tra chỉ
ra rằng lý do quan trọng nhất chỉ vì thủ tục ở các khách hàng là doanh nghiệp, trong khi đó đối
với khách hàng cá nhân là tính chuyên nghiệp. Lý do quan trọng tiếp theo là lãi suất và chất
lượng dịch vụ.
Đồng tình với giải thích của nhóm nghiên cứu, ông Barré nhận định: “Bất kỳ ngân hàng nào có
thể phục vụ và thoả mãn khách hàng của mình một cách chuyên nghiệp với những thủ tục đơn
giản sẽ giành được thị phần”.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho biết khách hàng sẽ không rời bỏ các ngân hàng Việt Nam ngay
lập tức để chuyển sang các ngân hàng nước ngoài vì họ còn tính đến sự gắn kết mang tính văn
hoá và sở thích của họ tin tưởng vào các ngân hàng trong nước. Nhưng điều đáng nói ở chỗ
những phát hiện này là lời cảnh báo cho các ngân hàng Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện các quy
trình thủ tục và dịchvụ nếu muốn tiếp tục phục vụ khách hàng.
Nhận diệnbất cập
Tuy nhiên, nếu tất cả các chính sách hạn chế cạnh tranh bị xoá bỏ theo cam kết hội nhập, các
ngân hàng được tự do cung cấp dịchvụ và được bình đẳng về “luật chơi” giữa các nhóm dịch vụ
khác nhau thì có thể thấy các nguyên tắc hiện hành vẫn còn những điểm bất cập.
Nhìn nhận những quy định trong một số dịchvụtài chính nhất định cần được hoàn thiện và làm
rõ, ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Công ty tư vấn Vietbid tỏ ra lo lắng. Theo ông Hà, liên quan
đến dịchvụ cho thuê tài chính, Chính phủ đã có nhiều văn bản cho phép hoạt động này được mở
rộng phát triển.
Như trong Nghị định 65/2005/NĐ-CP, hoạt động cho thuê vận hành đã được mở rộng cho các
công ty cho thuê tài chính nhưng vẫn còn rất nhiều hoạt động dịchvụ cụ thể khác (cho thuê hợp
vốn, mua lại tài sản của khách hàng sau đó cho thuê lại ) chưa làm được do thiếu văn bản quy
định chi tiết.
Trên thực tế, vẫn còn tình trạng Nhà nước đưa ra quy định cho làm gì mới được làm. Không như
nguyên tắc phổ biến ở các nước là “điều gì không cấm thì được phép”.“Chính vì thế, nhiều
nghiệp vụ mới trong quá trình hoạt động nảy sinh nhưng các đơn vị khó có thể làm”, ông Hà lý
giải.
Trong dịchvụ thanh toán và chuyển tiền, mặc dù khả năng thanh toán đã được mở rộng so với
trước đây nhưng vẫn có nhiều hạn chế khác. Các quy định về séc du lịch, hối phiếu ngân hàng
hoặc tiêu chuẩn an toàn trong thanh toán điện tử chưa được rõ, dẫn đến tâm lý ngại ngầncủa
các ngân hàng khi mở rộng dịchvụ này.
Các sản phẩm trên thị trường tiền tệ hiện cũng có những bất cập nhất định. Như chứng chỉ tiền
gửi chưa có quy định để được giao dịch trên thị trường thứ cấp dẫn đến giao dịch có nhiều hạn
chế. Đối với các sản phẩm ngoại hối và nghiệp vụ phái sinh, mặc dù một số ngân hàng đã thử
nghiệm nhưng trên thực tế việc cung cấp rộng rãi dịchvụ này còn nhiều hạn chế do chưa có quy
định cụ thể đối với công cụ phái sinh về tỉ giá và lãi suất.
Các công cụ chuyển nhượng cũng có tình hình tương tự. Mặc dù gần đây, Chính phủ đã nỗ lực
rất lớn trong việc ban hành pháp lệnh về công cụ chuyển nhượng trong đó đưa ra một số hình
thức hối phiếu và séc nhưng một trong những công cụ rất quan trọng là công cụ nợ dài hạn để
huy động vốn lại chưa có khuôn khổ pháp lý để thực hiện.
Các dịchvụ về quản lý tài sản và quản lý quỹ đầu tư chung được dự báo cũng sẽ mở rộng cùng
với sự phát triển của nền kinh tế. Đây là lĩnh vực mới đòi hỏi ngân hàng Nhà nước phải đưa ra
những quy định cụ thể hơn: như thế nào là quản lý đầu tư tập thể, quản lý danh mục đầu tư, dịch
vụ tín thác
Bên cạnh đó, các dịchvụ tư vấn trung gian và dịchvụ hỗ trợ về tài chính như tài chính cá nhân,
đầu tư, sáp nhập và chuyển nhượng, các ngân hàng trong nước hầu như chưa làm được.
Danh mục các “dịch vụngân hàng mới” cần được ngân hàng Nhà nước xem xét còn dài. Nhưng
nếu tháo gỡ được từng “nút thắt” mà các tổ chức tín dụng khi bắt tay vào làm cảm thấy vướng
thì các dịchvụngân hàng mới có thể phát triển được.
Thoả thuận song phương Việt-Mỹ về gia nhập WTO (Ký ngày 31/5/2006)
Kể từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng nước ngoài khác sẽ được phép thành
lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Cũng như các pháp nhân Việt Nam, các
chi nhánh và văn phòng đại diện này sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia ngay sau khi Việt
Nam gia nhập WTO.
Các ngân hàng của Mỹ sẽ được phép thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài, nhận tiền gửi
bằng VND không giới hạn từ các pháp nhân đồng thời phát hành thẻ tín dụng.
Cam kết Việt-Mỹ về mởcửa khu vực ngân hàng Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (Ký ngày
13/6/2000)
Sau 3 năm sẽ thực hiện đối xử không phân biệt (đãi ngộ quốc gia) đầy đủ đối với việc tiếp cận
các công cụ chiết khấu, hoán đổi và kỳ hạn củaNgân hàng Trung ương. Các ngân hàng Mỹ có
thể thành lập ngân hàng liên doanh với các đối tác Việt Nam với vốn góp từ 30-49%.
Sau năm 2010, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập. Trong giai đoạn 8-10 năm
đầu sẽ thực hiện cam kết đãi ngộ quốc gia đầy đủ đối với việc nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam
của các chi nhánh ngân hàng Mỹ.
Giới hạn tiền gửi bằng đồng Việt Nam đã được tăng lên 100% vốn được cấp củangân hàng vào
lúc ký và tháng 12/2003 đã tăng lên 500%. Các tổ chức tài chính của Mỹ sẽ được phép phát
hành thẻ tín dụng như các ngân hàng Việt Nam sau 8 năm.
Loại hình dịchvụtài chính nào được phép cung cấp tại Việt Nam sau khi Việt Nam gia
nhập WTO?
Dự thảo Luật các Tổ chức tín dụng đang sửa đổi cho phép các ngân hàng thực hiện nhiều loại
hình hoạt động, gần như không có hạn chế, nhưng ngân hàng bị cấm tham gia các hoạt động
liên quan tới bất động sản. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài bị hạn chế ở những điểm sau:
(1) Hiện nay, các ngân hàng Hoa Kỳ chỉ được phép huy động tiền gửi Việt NamĐ lên tới 750%
vốn được cấp, 500% đối với các ngân hàng châu Âu và Nhật Bản;
(2) Quy định hiện hành chỉ cho phép các ngân hàng nước ngoài được đặt máy ATM tại trụ sở
chính. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ yêu cầu Việt Nam phải cho phép các ngân hàng Mỹ xây
dựng mạng lưới ATM một khi các ngân hàng Việt Nam được phép. Quy định về vấn đề này cho
phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép tổ chức các “điểm giao dịch” ngoài trụ sở
chính theo quy định củaNgân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, các ngân hàng không phải của Mỹ sẽ không được xây dựng mạng lưới ATM chừng
nào quy định này chưa được ban hành. Hai hạn chế nêu trên về hoạt động ngân hàng đối với
ngân hàng nước ngoài sẽ được rỡ bỏ khi Việt Nam gia nhập WTO.
Admin (Theo
www.vneconomy.com.vn
. Mở cửa dịch vụ ngân hàng: Nhận diện bất cập!
Một cuộc điều tra đã được thực hiện cuối năm 2005 bởi. ngân hàng mở cửa
cho thấy nếu được lựa chọn giữa ngân hàng nước ngoài và ngân
hàng Việt Nam, gần một nửa số khách hàng sẽ lựa chọn dịch vụ của
các ngân