1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Văn hóa từ chức ở Việt Nam giai đoạn Lý, Trần, Lê

23 47 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Văn hóa từ chức là một vấn đề mới được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, nhưng chủ yểu là những bài báo, bài viết đơn lẻ đề cập đến những góc độ nhỏ của văn hóa từ chức. Trong đó, bài báo “Từ chức – khó lắm” của tác giả Như Thổ đã đề cập tới những vấn đề tâm lý của người Việt, cơ chế sử dụng cán bộ của nước ta hiện nay khiến cho việc từ chức hầu như không có; bài báo “Văn hóa từ chức” của tác giả Lê Thế Hùng đề cập tới một số điều kiện cần có để hình thành văn hóa từ chức ở nước ta hiện nay; bài báo “Văn hóa từ chức” của tác giả Quyền Duy, đề cập đến việc thế nào là từ chức, đưa ra những nguyên nhân căn bản đòi hỏi phải xây dựng quy định về từ chức và đưa ra một số giải pháp xây dựng văn hóa từ chức. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi nghiên cứu một cách sâu sắc toàn diện vấn đề văn hóa từ chức trong lịch sử chính trị của dân tộc.

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã nỗ lực phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đất nước, văn hóa của dân tộc ta đã được bổ sung và làm giàu thêm, và văn hóa chính trị cũng không phải ngoại lệ Nhờ đó, ý thức chính trị của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trở thành động lực mạnh mẽ đưa nước ta tiến kịp và hội nhập với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường cũng đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến đời sống xã hội và văn hóa chính trị cũng không nằm ngoài những tác động đó Sự suy đồi về văn hóa chính trị nếu không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn vong của đất nước và chế độ Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay của sự suy thoái về văn hóa chính trị là việc chưa hình thành được văn hóa từ chức Nhiều vấn đề sai phạm nghiêm trọng xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của công tác quản lý xã hội khiến công luận bức xúc nhưng trách nhiệm cá nhân không được nhắc tới, không một ai đứng ra chịu trách nhiệm về những sai phạm đó đã khiến cho nhân dân mất dần lòng tin vào các cơ quan công quyền, vào những người lãnh đạo đất nước Những biểu hiện nêu trên nếu không được kịp thời khắc phục sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cản trở sự đi lên của đất nước Do đó, văn hóa từ chức đang được xem là vấn đề quan trọng để nâng cao văn hóa chính trị, củng cố lại lòng tin của nhân dân, đưa đất nước phát triển và hội nhập quốc tế Là quốc gia có lịch sử lâu đời, Việt Nam có truyền thống văn hóa giàu bản sắc, gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc Trong đó, những giá trị về văn hóa chính trị của cha ông ta đã để lại là yếu tố rất 1 quan trọng đối với đời sống chính trị và đời sống xã hội của đất nước Về vấn đề từ chức, có thể khẳng định cha ông ta đã có một lịch sử từ chức đáng chú ý Những trường hợp những người cầm quyền từ bỏ chức vị của mình với nhiều lý do khác nhau không phải là hiếm Nhưng nhưng trường hợp từ chức của cha ông ta trong quá khứ đã được xem là văn hóa từ chức hay chưa? Đòi hỏi cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng Để có thể rút ra những bài học cho việc xây dựng văn hóa từ chức ngày hôm nay Vì vậy, việc nghiên cứu “Văn hóa từ chức ở Việt Nam giai đoạn Lý, Trần, Lê” là vấn đề cần thiết 2 Tình hình nghiên cứu của đề tài Văn hóa từ chức là một vấn đề mới được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, nhưng chủ yểu là những bài báo, bài viết đơn lẻ đề cập đến những góc độ nhỏ của văn hóa từ chức Trong đó, bài báo “Từ chức – khó lắm” của tác giả Như Thổ đã đề cập tới những vấn đề tâm lý của người Việt, cơ chế sử dụng cán bộ của nước ta hiện nay khiến cho việc từ chức hầu như không có; bài báo “Văn hóa từ chức” của tác giả Lê Thế Hùng đề cập tới một số điều kiện cần có để hình thành văn hóa từ chức ở nước ta hiện nay; bài báo “Văn hóa từ chức” của tác giả Quyền Duy, đề cập đến việc thế nào là từ chức, đưa ra những nguyên nhân căn bản đòi hỏi phải xây dựng quy định về từ chức và đưa ra một số giải pháp xây dựng văn hóa từ chức Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi nghiên cứu một cách sâu sắc toàn diện vấn đề văn hóa từ chức trong lịch sử chính trị của dân tộc 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa từ chức, đề tài phân tích làm rõ về sự tồn tại của văn hóa từ chức ở Việt Nam trong các triều đại Lý, Trần, Lê, từ đó làm rõ ý nghĩa của chúng đối với sự hình thành văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay 2 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nêu trên, đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Làm rõ khái niệm văn hóa từ chức và các yếu tố của văn hóa từ chức - Xác định sự tồn tại của văn hóa từ chức ở Việt Nam thời Lý, Trần, Lê - Phân tích ảnh hưởng đối với việc hình thành văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay 4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu văn hóa từ chức ở Việt Nam ở các triều đại Lý, Trần, Lê 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các trường hợp từ bỏ quyền lực trong bộ máy cầm quyền của đất nước từ nhà Lý cho đến nhà Lê 5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện, các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa và văn hóa chính trị 5.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp nghiên cứu cụ thể như nghiên cứu tài liệu, lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp… 6 Đóng góp mới của đề tài 3 Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về văn hóa chính trị, đề tài rút ra những yếu tố cơ bản của văn hóa từ chức, từ đó làm rõ sự tồn tại của văn hóa từ chức trong lịch sử dân tộc và vai trò của nó đối với việc hình thành văn hóa từ chức hiện nay ở nước ta 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1 Ý nghĩa lý luận Đề tài cung cấp thêm những cơ sở cho việc làm rõ sự tồn tại của văn hóa từ chức ở nước ta trước năm 1945 7.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động thực tiễn trong việc thi hành từ chức đối với cán bộ hiện nay; làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm về văn hóa từ chức 8.Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương, 5 tiết 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA TỪ CHỨC Là một thành tố của văn hóa chính trị, văn hóa từ chức là một loại hình của văn hóa xã hội, nó thể hiện khía cạnh chính trị của văn hóa, là sự thẩm thấu của văn hóa vào hoạt động chính trị Như vậy, để tiếp cận khái niệm văn hóa từ chức một cách cơ bản nhất cần phải tìm hiểu các khái niệm công cụ, nền tảng cơ bản nhất như văn hóa, chính trị, văn hóa chính trị, từ chức mới có thể làm rõ khái niệm văn hóa từ chức 1.1 Văn hóa chính trị 1.1.1 Văn hóa Thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện từ xa xưa trong ngôn ngữ của nhân loại, xuất phát từ chữ Latinh “cultus”, nghĩa gốc là “trồng trọt”, được dùng theo hai nghĩa cultus và agri là “trồng trọt ngoài đồng” và cultus animi là “trồng trọt tinh thần” Như vậy, nguồn gốc của thuật ngữ văn hóa có liên quan đến lao động, hoạt động tích cực cải tạo của con người, tức là sự giáo dục, giáo dưỡng, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách, phẩm chất, nhân cách con người, mà như Hồ Chí Minh đã nói,đó là “trồng người” Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor định nghĩa một cách khái quát nhất “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế hệ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu, những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” Theo Hồ Chí Minh, “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sinh sống, v.v Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Tựu chung lại, có thể hiểu văn hóa là toàn bộ những thành quả hoạt động sáng tạo của con người trong quá khứ và hiện tại, biểu hiện thành hệ thống các 5 giá trị vật chất và tinh thần của xã hội Hệ thống giá trị có khả năng chi phối đời sống tâm lý và mọi hoạt động của những con người sống trong cộng động xã hội ấy Các lĩnh vực đặc thù của đời sống hay của hoạt động con người cũng được thể hiện bằng các khái niệm văn hóa khác nhau, chẳng hạn, văn hóa lao động, văn hóa giao tiếp, văn hóa pháp quyền, văn hóa dân chủ, v.v Văn hóa chính trị, trong đó có văn hóa từ chức cũng được đề cập từ phương diện này 1.1.2 Văn hóa chính trị Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt Nó xuất hiện từ khi xã hội phân chia giai cấp và nhà nước Chính trị theo nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp (politica) có nghĩa là những công việc thành bang (poliz), là nghệ thuật cai trị nhà nước, là phương pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu của quốc gia Từ thời cổ đại đến hiện nay, các nhà tư tưởng đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về chính trị, mỗi quan niệm có những yếu tố hợp lý riêng và có những cách tiếp cần riêng Nhưng thực sự, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời, những quan niệm đúng đắn và khoa học về chính trị mới được khẳng định Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, quốc gia xoay quanh vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà tập trung ở quyền lực nhà nước Chính trị là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó quyết định chủ trương, đường lối phát triển của đất nước, do đó quyết định lớn đến qúa trình phát triển của xã hội Trình độ xử lý các tình huống chính trị một cách khoa học và nghệ thuật không chỉ đem lại sự độc lập và ổn định chính trị mà còn là điều kiện cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển con người, xây dựng và phát triển đất nước Như một thành tố của văn hóa, văn hóa chính trị xuất hiện trong lịch sử cùng với sự xuất hiện của giai cấp, nhưng khái niệm văn hóa chính trị lại khá mới mẻ trong lý luận chính trị Mác – Lênin Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin chưa đưa ra một khái niệm đầy đủ về văn hóa chính trị nhưng đã đề cập tới một số 6 nội dung cơ bản làm cơ sở cho việc tiếp cận khái niệm này Hiện nay, có tới hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa Số lượng các định nghĩa về văn hóa chính trị cũng tương đương như vậy và ngày một tăng Tình hình đó có nguyên nhân là do văn hóa chính trị vốn là một hiện tượng xã hội đã diện và phong phú đến mức phức tạp, các nhà khoa học lại đứng trên nhiều quan diểm khác nhau để nghiên cứu Văn hóa chính trị, là một loại hình của văn hóa, thể hiện phương diện văn hóa của chính trị Văn hóa chính trị không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hóa, hay là sự cộng gộp hai lĩnh vực này, mà là chính trị bao hàm chất văn hóa từ bản chất bên trong của nó, được thể hiệnở hai phương diện cơ bản: Một là, chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ, tiến bộ hướng tới mục đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà Đây là tính nhân văn sâu sắc của một nền chính trị có vănhóa Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu tượng mà là những tư tưởng thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống Nghĩa là nó phải thấu triệt trong hệ tư tưởng chính trị, thể hiện của đường lối, chính sách của đảng cầm quyền và nhà nước quản lý, trong ứng xử và trong việc triển khai các kế hoạch nhằm phát triển xã hội, phục vụ cuộc sống của cá nhân cũng như của cộng đồng Như vậy, có thể hiểu “Văn hóa chính trị là một phận của văn hóa, là trình độ phát triển xã hội của loài người về phương diện chính trị trong những giai đoạn lịch sử nhất định, biểu hiện ở trình độ hiểu biết về chính trị và tổ chức đời sống chính trị theo những chuẩn xã hội nhất định nhằm điều hòa những quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, dân tộc và bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội” 1.2 Khái niệm văn hóa từ chức 7 1.2.1 Khái niệm Hiện nay, vấn đề văn hóa từ chức ở nước ta đang được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến Từ chức chỉ được xem là một hành vi có văn hóa khi người ta tự nguyện và mang lại ý nghĩa tốt đẹp cho xã hội Nhìn sang các nước phát triển, từ chức là văn hóa hành xử của những người có chức, có quyền và đã trở thành trách nhiệm của người có chức, có quyền, được dư luận xã hội chấp nhận Nhìn lại lịch sử nước ta, từ xưa, đã có khá nhiều người treo ấn từ quan vì nhiều lý do khác nhau nhưng đều xuất phát từ lòng tự trọng cao như Chu Văn An, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Hay vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ ngôi báu, quyền lực của mình để đi tu Đó là những trường hợp từ chức tiêu biểu Từ chức được hiểu là xin thôi không làm chức vụ hiện đang giữ Những chức vụ này là những vị trí quản lý, có những quyền lực nhất định trong việc điều hành một hệ thống nào đó Như vậy, từ chức chỉ có thể xảy ra ở những người có chức, có quyền Với nghĩa này, từ chức có thể diễn ra ở những cơ quan nhà nước hoặc ở những tổ chức tư nhân Trong đề tài này, từ chức được tìm hiểu trên khía cạnh sự từ bỏ chức vụ của cá nhân ở những cơ quan nhà nước, có vai trò điều hành, quản lý cả xã hội Nó là một ứng xử chính trị thực tiễn mang tính tự nguyện khi một cá nhân giữ một vị trí nào đó trong bộ máy nhà nước thấy rằng sự tham gia của mình vào việc hiện thực hóa các nhiệm vụ của đất nước, vào các công việc quản lý nhà nước và xã hội không còn phù hợp Việc đánh giá sự phù hợp của ứng xử chính trị này tùy thuộc vào quan niệm của mỗi thời đại, không có sự bất biến 1.2.2 Các yếu tố cơ bản cấu thành Từ trong lịch sử nước ta cho đến nay, văn hóa nói chung và văn hóa từ chức nói riêng là không phải tự nhiên mà có, hơn nữa đó lại là thứ văn hóa đặc biệt quý giá Để một người có thể tự nguyện từ chức thì đòi hỏi ngưởi đó phải có nhân cách Một trong những điểm quan trọng của nhân cách là làm người phải biết liêm sỉ Trong 8 nghĩa của từ liêm sỉ bao gồm liêm khiết, và biết điều sỉ nhục Liêm khiết phải được hiểu là biết vì cộng đồng, vì cái chung chứ không vì cá nhân mình Biết điều sỉ nhục phải hiểu là biết nhục khi làm điều trái với đạo lý, đi ngược lại nguyện vọng của cộng đồng Một người thường mà không có liêm sỉ thì khó sống với cộng đồng Còn một ông quan không được lòng dân mà lại còn tham lam, cố giữ ghế thì lại càng vô liêm sỉ Nếu là người có văn hóa thì họ sẵn sàng từ chức một cách có văn hóa, thậm chí đến với cái chết cũng là một cách từ chức có văn hóa của người biết liêm sỉ, tuy rằng như thế là cực đoan Như vậy, văn hóa từ chức có cấu trúc khá phức tạp, tuy nhiên có thể coi các yếu tố cơ bản sau đây cấu thành nên văn hóa từ chức của cá nhân: - Tri thức về ứng xử trong đời sống xã hội với hạt nhân là tri thức chính trị Yếu tố đầu tiên, đồng thời là nền tảng của văn hóa từ chức là tri thức về ứng xử trong đời sống xã hội với hạt nhân là tri thức chính trị, được biểu hiện ở trình độ học vấn, sự hiểu biết về chính trị, kinh nghiệm và sự từng trải của mỗi người Tri thức chính trị với tư cách là một yếu tố cấu thành của văn hóa từ chức là sự thống nhất hữu cơ giữa tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm của chính trị Việc có trình độ học vấn chính trị sẽ giúp cho việc xem xét trình độ của mình đến đâu, mình có xứng đáng với vị trí mà mình đang nắm giữ hay không Từ đó sẽ có quyết định chính xác về việc có nên rút khỏi vị trí của mình đang giữ hay không Tích lũy được kinh nghiệm chính trị sẽ cho người lãnh đạo, quản lý biết được mình có hoàn nhiệm vụ chính trị đặt ra trong điều kiện tương ứng hay không, mình có thể hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới khi hoàn cảnh thay đổi hay không Từ đó sẽ xác định thời điểm nào là cần thiết, phù hợp để từ chức - Thái độ ứng xử chính trị của cá nhân Là nhân tố thứ hai của văn hóa từ chức, thái độ ứng xử chính trị cá nhân là kết quả của quá trình nhận thức sâu sắc về ứng xử trong đời sống xã hội với hạt nhân là 9 tri thức chính trị Khi có sự nhận thức sâu sắc, con người sẽ có niềm tin vào những quy tắc ứng xử trong đời sống chính trị, và qua các trải nghiệm cá nhân nó sẽ mang tính tự giác cao độ, trở thành bản tính của người lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước Khi có thái độ ứng xử đúng đắn, con người sẽ được thôi thúc từ bên trong, tự giác, sẵn sàng có những hành động vì những mục tiêu đúng đắn Không có thái độ ứng xử chính trị đúng đắn, cá nhân sẽ dễ bị dao động trước những cám dỗ của quyền lực và lợi ích, mất phương hướng trong việc đưa ra quyết định phù hợp đối với việc từ chức của bản thân Thái độ ứng xử chính trị tích cực được củng cố vững chắc khi được nuôi dưỡng trong môi trường chính trị lành mạnh và đặc biệt có được khi trải qua thử thách, tôi luyện trong những hoàn cảnh đấu tranh gay go quyết liệt, được kiểm nghiệm thường xuyên trong thực tiễn - Hành động từ chức tích cực Nhận thức, tri thức, thái độ chỉ trở thành văn hóa khi chúng được biểu hiện trong hoạt động thực tiễn Văn hóa từ chức còn là nhu cầu và thói quen tham gia một cách tự giá, chủ động, sáng tạo vào việc phê phán những quan chức hủ hóa, không đủ khả năng công tác; động viên, đề cao những người có lòng tự trọng, dám nhận trách nhiệm, dám từ chức khi không hoàn thành nhiệm vụ Nguyên nhân từ chức cũng khá đa dạng, nhiều khi như là chút bỏ gánh nặng, là để giữ thể diện, để có thể vẫn ngẩng cao đầu giữa bàn dân thiên hạ Có người từ chức vì muốn chuyển sang làm công việc khác mà mình yêu thích Có người từ chức để nhường chỗ cho người trẻ có tài, từ chức vì nhận rõ trách nhiệm của mình khi không làm tốt chức vụ đang giữ, từ chức để tránh búa rìu dư luận, từ chức để khỏi bị cách chức vv Nhưng quyền quyết định là ở người từ chức, dù người cầm quyền có thể mời, khẩn khoản mời, hoặc ra sức cố thuyết phục người từ chức đừng hoặc khoan từ chức, từ chức là hành động chủ động của người từ chức 10 CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA TỪ CHỨC Ở VIỆT NAM THỜI LÝ, TRẦN, LÊ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH VĂN HÓA TỪ CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Đặc điểm cầm quyền thời phong kiến Thời phong kiến, ở nước ta quyền lực tập trung tuyệt đối vào tay nhà vua Vua được coi là thiên tử (con trời), trong đất nước quyền lực của vua là vô hạn Vị trí thiên tử này được truyền theo hình thức cha truyền con nối, chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt mới truyền cho người có cùng huyết thống nhưng không phải là con ruột Còn việc thay đổi triều đại rất ít xảy ra Quan lại là người giúp việc cho vua, giúp vua thực hiện quyền lực của mình, lịch sử từ chức của Việt Nam chủ yếu được xem xét ở việc từ quan của quan lại Về sự hình thành quan lại, gó các cách thức sau: khoa cử (thông qua các kì chi chọn người đỗ đạt); tiến cử (quan lại phát hiện giới thiệu những người có tài, có đức ra làm quan và chịu trách nhiệm về họ); nhiệm tử hay còn gọi là tập ấm (con cháu quí tộc, quan lại ra làm quan); mua bán (khi nhà nước gặp khó khăn về tài chính, áp dụng đối với những chức quan nhỏ)… Trong các hình thức này, khoa cử là con đường chính và phổ biến Chính sách thi cử và tuyển dụng quan lại là chính sách cơ bản, là con đường quan trọng nhất để hình thành nên đội ngũ quan lại thời kỳ phong kiến, đặc biệt là triều đình trung ương Chính sách sử dụng quan lại thời phong kiến có hai điểm nổi bật Thứ nhất, cấm những người họ hàng thân thích làm việc cùng một nơi; cấm làm việc ở nơi mình đã sinh ra, học tập… Cụ thể, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đặt ra chế độ hồi tỵ theo nguyên tắc: “Không được bổ nhiệm một viên quan về cai trị huyện hoặc tỉnh mà ông ta xuất thân từ đó; không được bổ nhiệm một viên quan tới nơi ông ta có người họ hàng tại nhiệm ở vị trí lãnh đạo; trong thời gian trị nhậm tại một tỉnh hoặc một huyện, một viên quan không được cưới vợ, lấy thiếp là người của địa hạt đó; 11 một viên quan không được phép tại vị quá lâu ở cùng một địa phương hoặc cùng một viện, bộ chức năng” Đến thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị, Luật Hồi tỵ đã được ban hành năm 1831 qui định rõ nhiều với 10 điều cấm Thứ hai, chế độ khảo khoá, đây là việc kiểm tra lại năng lực phẩm chất của đội ngũ quan lại thường tổ chức 3 năm 1 lần, xếp thành 4 loại: loại ưu - thăng chức; loại tốt, bình thường - giữ nguyên chức; loại khuyết - hạ chức; loại yếu - sa thải, bãi chức Về chức năng, nghĩa vụ của quan lại, danh xưng phụ mẫu chi dân (cha mẹ dân) mà người ta thường dùng để chỉ các quan là một bằng chứng điển hình về vai trò quan trọng cũng như về nghĩa vụ nặng nề của các quan thời bấy giờ Quan lại phải có nghĩa vụ: nghĩa vụ đối với vua; nghĩa vụ đối với dân chúng; nghĩa vụ đối với bản thân mình Họ phải thành thực với vua, phải tỏ lòng tôn kính đối với Vua hay Hoàng gia, phải thi hành nhanh chóng, nghiêm chỉnh và cẩn thận mệnh lệnh của nhà vua ban ra Đối với dân chúng quan phải thanh liêm, phải giữ bí mật công vụ, phải làm việc nhanh chóng, cần mẫn Quan lại là người đại diện cho nhà vua và được coi như cha mẹ dân do đó cần phải có một nếp sống khả kính để làm gương cho dân chúng noi theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, quyển thứ 19 có viết: “Nếu không có qui chế để khuyên răn và phân biệt kẻ hay người kém thì lấy gì để răn những kẻ tham lam, khuyến khích những người biết giữ khí tiết, ủy thác làm cho phên dậu để giữ gìn nước nhà, giao phó tính mệnh của dân chúng mà để mặc các quan chức chăm chú về lộc vị, chỉ vơ vét cho đầy túi tham, thì tài nào chả làm xấu quan trường và hại dân chúng Cho nên muốn cho dân yên thì không gì bằng chỉnh đốn quan lại, mà cách chỉnh đốn thì ắt phải có khảo sát công việc, xét rõ hạng thượng hạ, làm cái mức cho thăng giáng; mới phân biệt được người có liêm sỉ và chính trị mới được hoàn toàn Yếu điểm của bậc đế vương để làm nên cuộc thịnh trị đều không vượt qua lối ấy” 12 Quan lại thời kỳ phong kiến chỉ có hai chức năng đó là: tư vấn (chủ động tâu lên nhà vua); và phụ tá, thực thi quyền lực của vua (giúp vua quản lí các lĩnh vực, giám sát quan lại cấp dưới) Như vậy, từ chức dưới thời phong kiến được hiểu là khi vua quan từ bỏ một phần hay từ bỏ toàn bộ quyền lực của mình, vì nhiều lý do nhưng chủ yếu là do không hoàn thành chức năng, nghĩa vụ của mình, hay khi thi hành chức năng của mình mà không được sử dụng, sức khỏe yếu (đối với quan lại); truyền ngôi lại để bồi dưỡng thế hệ sau hay thỏa mãn tâm nguyện riêng (chủ yếu là với vua)… 2.2 Những trường hợp từ chức tiêu biểu cho văn hóa từ chức thời phong kiến Chưa có một thống kê cụ thể trong lịch sử phong kiến nước ta có bao nhiêu người từ chức, nhưng tìm hiểu trong chính sử từ thời Lý đến thời Nguyễn các trường hợp từ chức được ghi chép cũng có đến hàng trăm người Về nguyên nhân từ chức của người xưa có thể khác với hiện nay ít nhiều nhưng nhìn chung nó cũng được cấu thành bởi tri thức về văn hóa ứng xử, thái độ ứng xử của cá nhân và hành từ chức tích cực (chủ động từ chức) 2.2.1 Thời Lý (1009 – 1225) Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời vua Lý Anh Tôn năm 1156 có Thái phó Lý Du Đô dâng sớ xin hưu trí, tức là từ quan về nghỉ ngơi, được cho vàng bạc về quê hương Thời phong kiến nước ta không có quy định nghỉ hưu, việc xin hưu trí của Lý Du Đô có lẽ là do tuổi cao, tự thấy không thể hoàn thành tốt chức trách của mình Thái phó là chức quan đầu triều thuộc vào hàng cao quý nhất, vì vậy có thể nói đây là trường hợp từ chức có văn hóa 2.2.2 Thời Trần (1225 – 1400) 13 Nổi tiếng nhất trong thời Trần và cũng là trong lịch sử nước ta là trường hợp từ chức của Thượng hoàng Trần Nhân Tông Thời Trần các vua thường nhường ngôi cho con ngay từ khi vẫn còn sống để làm Thái thượng hoàng, nhưng thực ra vua không có quyền lực quyết định tất cả, quyền lực vẫn nằm trong tay Thượng hoàng Vì vậy, việc nhường ngôi của các vua Trần không được xem là từ chức Trần Nhân Tông làm vua 15 năm, giữ chức Thượng hoàng 15 năm, sau đó đi tu ở Yên Tử năm Kỷ Hợi 1229 Về trường hợp của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đây chắc chắn là một hành động từ chức có văn hóa Dưới sự trị vì của Trần Nhân Tông, quân dân nước ta thời đó đã 2 lần đánh bại các cuộc xâm lược của để quốc Nguyên Mông, đất nước đạt được thành tựu hết sức đáng tự hào, bản thân ông lại không bị bất cứ lý do về sức khỏe hay sức ép nào, mà vẫn đi tu Việc các quan từ chức có lẽ là chuyện bình thường, nhưng việc một vị vua đang ở đỉnh cao quyền lực từ chức là việc hi hữu Một nhân vật tiêu biểu từ chức nữa là Chu Văn An Dưới thời Trần Dụ Tông, khi làm tế tửu trường Giám, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quyền thần, hại dân hại nước Vua Trần Dụ Tông không nghe, ông trả ấn từ quan về xứ Đông, chọn núi Phượng Hoàng huyện Chí Linh nghỉ dưỡng Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan lập Trần Nghệ Tông lên làm vua, ông chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì Việc từ chức của Chu Văn An là do làm hết trách nhiệm cố vấn của mình nhưng vua không nghe nên từ chức mà về Tấm gương của ông về sự trung quân ái quốc đã rõ, việc ông từ chức lại càng thể hiện văn hóa ứng xử của bậc tôn sư của nhà nho Một trường hợp nữa cũng được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư là trường hợp của Ngự sử đại phu là Trương Đỗ dưới thời Duệ Tôn hoàng đế sau 3 lần dâng sớ mà vua không nghe đã treo mũ bỏ quan năm 1377 Trương Đỗ nói lời thẳng thắn can vua là xứng đáng với chức của mình Nhưng vua không nghe, thế là chức năng cố vấn của Trương Đỗ không được thực hiện Người có trách nhiệm thì phải nói, không 14 được nghe thì đi Như vậy sự từ chức của Trương Đỗ cũng là một hành động có văn hóa Dưới thời Phế đế, tháng 7 năm 1385 tư đồ Chương túc quốc thượng hầu là Trần Nguyên Đán xin nghỉ quan về Côn Sơn Dưới thời Phế đế Nhà Trần đã suy vong, triều cương rối loạn, Nguyên Đán buồn chán đã xin về ở ẩn Khi về ở ẩn Thượng hoàng Nghệ Tông thường ngự đến nhà riêng của ông để thăm bệnh và hỏi việc sau này Nhưng Nguyên Đán đều không nói gì, chỉ thưa: “Xin bệ hạ kính nước Minh như cha, yêu Chiêm Thành như con, thì nước nhà vô sự Tôi dầu chết cũng được bất hủ” Có thể thấy Trần Nguyên Đán vẫn quan tâm đến đất nước, nhưng ông thấy sự hiện diện của mình không gây lên được ảnh hưởng gì đến thời cuộc nên từ quan Tức là việc ông từ chức là do cảm thấy sự hiện diện của mình trong bộ máy đã không còn hiệu quả nữa Đây cũng là một biểu hiện từ quan có văn hóa 2.2.3 Thời Lê Sơ (1428 – 1527) Dưới thời Lê Thái Tôn năm 1434, quan Ngự sủ phó trung thừa là Nguyễn Thiên Hựu từ quan Trong Đại Việt sử ký toàn thư có nói “Nguyễn Thiên Hựu vì nói việc trái ý vua, trút mũ xin từ chức mà về” Việc từ chức của Nguyễn Thiên Hựu cũng là một hành động đáng biểu dương, nó gần giống với trường hợp của Trương Đỗ thời Trần Lời nói trái tai thường khó nghe, nhưng vẫn phải nói Nói mà vua không nghe thì từ quan mà về Chuẩn mực ứng xử của các nhà nho xưa là như vậy Là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê, Nguyễn Trãi, danh nhân văn hóa của dân tộc cũng đã xin từ chức và khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438 về hưu trí ở Côn Sơn Ông từ chức là do chán cảnh nghi ngờ và tàn sát công thần của vua Lê Dù phần nào đó phải chịu sức ép mới từ chức, nhưng việc từ chức của Nguyễn Trãi vẫn thể hiện sự chủ động của ông Vì vậy, đây vẫn là một trường hợp từ chức có văn hóa 15 Một số tài liệu cũng có chép, Vũ Tụ ở làng Mô Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, đỗ Hoàng Giáp khoa Hồng Đức Quý Sửu (1493) làm quan đến Tả thị lang Bộ Hình, được vua Lê Thánh Tông khen, ban cho hiệu là “liêm tiết công thần”, xin về trí sĩ, mở trường ở quê Học trò nghe tin nô nức đến thụ giáo Mộ Trạch tiên sinh, nhiều người thành danh Như vậy, có thể thấy người từ chức không phải vì bị ép buộc, mà tự nguyện, đây là hành động mang tính văn hóa 2.2.4 Nhà Mạc (1527 – 1592) Triều Lê Sơ đi vào giai đoạn loạn lạc, nhà Mạc nổi lên, chấm dứt giai đoạn Lê Sơ, nhưng chỉ có quyền lực thực sự từ Ninh Bình trở ra Tuy vậy vẫn là một nhà nước hoàn chỉnh Dưới thời nhà Mạc, trường hợp từ chức điển hình nhất cho văn hóa từ chức là trường hợp của Trạng Trình Nguyễn Bình Khiêm 45 tuổi mới ra làm quan với nhà Mạc, lúc triều chính nhiễu nhương chia bè kết phái do vua mới lên còn ít tuổi chưa đủ năng lực điều hành chính sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dâng sớ trị tội 18 lộng thần nhưng không được chấp thuận Bởi vậy, năm 1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại triều đình, năm 53 tuổi Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở hẳn kinh đô nhưng vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo xa giá nhà vua đi dẹp loạn, vua Mạc tôn kính ông như bậc quân sư Ngoài 73 tuổi, ông mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà Lần đầu tiên từ chức là vì việc tham mưu của mình không được nghe, lần thứ hai từ chức khi 73 tuổi là vì tuổi cao sức yếu Những lý do như vậy cũng đủ khẳng định rằng những hành động của Nguyễn Bỉnh Khiêm là hành động văn hóa 2.2.5 Thời Lê Trung hưng (1533–1789) Dưới thời Huyền Tôn Mục Hoàng đế năm 1668, tham tụng Lại bộ thượng thu kiêm Đông các đại học sĩ thiếu bảo Yên quận công Phạm Công Trứ, vì tuổi già xin nghỉ việc Được ủy dụ lưu lại nhưng Công Trứ cố xin nghỉ Phạm Công Trứ đã phò tá 16 5 đời vua Lê, 2 đời chúa Trịnh, từng giữ nhiều chức vụ và cương vị khác nhau, Phạm Công Trứ đã đạt đến đỉnh cao của công danh và quyền lực; là người mưu lược, luôn chăm lo việc nước, tài năng xuất chúng trên mọi lĩnh vực, nhưng khi tuổi cao đã xin từ quan Hành động từ chức này của Phạm Công Trứ là hành động văn hóa tiêu biểu thời bấy giờ Lê Quý Đôn, vị quan, nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử cũng đã có hành động từ chức có văn hóa Năm 1764 dưới thời vua Lê Hiển Tông ông dâng sớ lên chú Trịnh xin thiết lập pháp chế, vì thấy một số quan lại lúc bấy giờ “đã quá lạm dụng quyền hành, giày xéo lên pháp luật”, nhưng không được chúa nghe Cũng trong năm đó, ông được cử làm Đốc đồng xứ Kinh Bắc, rồi đổi làm Tham chính xứ Hải Dương, song ông dâng sớ không nhận chức và xin về hưu Văn hóa từ chức ở nước ta thời phong kiến có những điểm khác biệt do tư tưởng, hoàn cảnh thời đó quy định Những người làm quan thời xưa chỉ có chức năng cố vấn và phụ tá cho vua, vì vậy khi không nhận được sự đồng tình của người cầm quyền họ sẽ lui về Điển hình là Trương Đỗ thời Duệ Tông nhà Trần, sau 3 lần can vua không được nên từ chức Như lời sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét, thì “Trương Đỗ nói không giấu lời, thế là xứng chức: nói đến ba lần, thế là cố can; mà vua không nghe, thế là tâm trí vua đã mê rồi Người có trách nhiệm phải nói, không được nghe thì đi, thế là sự tiến lui của Đỗ hợp lẽ phải vậy” Những trường hợp trên ở thời phong kiến là những trường hợp từ chức có văn hóa Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp từ chức thời đó không gọi là có văn hóa Như trường hợp từ chức của Quốc Oai trung lộ An phủ sứ ty Bạch Khuê năm 1446 dưới thời Nhân Tôn Tuyên Hoàng đế nhà Lê thì lại không phải là hành động có văn hóa thời bấy giờ Vì cậy có pháp thuật, ra vào các nhà đại thần đều gần gũi nên xin được làm Quốc Oai Trung lộ An Phủ sứ Nhưng những người hiền tài thì đều cảm thấy xấu hổ đứng ngang hàng Do một người cũng nhờ có tài thuật xin được làm 17 quan bị bãi chức là Bùi Thì Hanh, nên xin từ chức thì thời bấy giờ đều cho không hợp khí tiết Cho nên đây không phải là hành vi văn hóa Hay năm 1449, trường hợp Đồng tham nghị Chính sự viện Cao Doãn Cung, Trình Hoằng Nghị, Nguyễn Bá Thanh, Mai Tử Kiệt cùng từ chức Thì lại bị người đời bấy giờ chê cười Bọn Doãn Cung, Hoằng Nghị ở chức chính viện đại thần mà chỉ ngồi làm vì, ăn hại, không giúp được gì, tuổi đã quá 70, mắt lòa, tai điếc vẫn còn tham lộc vị, không còn biết liêm sĩ, làm hại phong hóa, đáng phải bắt về cả Thế là bọn Doãn Cung đều xin từ chức Bọn Tả hữu nạp ngôn Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Truyền, Nguyễn Viết và bọn Nhập thị kinh diên Đào Công Soạn, Nguyễn Tử Tấn đều cùng xin trí sĩ, nhưng còn tiếc lộc vị, chưa muốn về, thấy vua một lần không cho, chỉ lạy tạ mà thôi Sau lại rủ nhau làm lễ tạ ơn thì chân tướng lộ rõ, người đương thời cười chê 2.3 Văn hóa từ chức thời Lý, Trần, Lê với việc hình thành văn hóa từ chức Việt Nam hiện nay Văn hóa chỉ có thể là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại Văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay muốn hình thành và phát triển thì việc kế thừa các thành tựu từ quá khứ của cha ông là việc cần thiết Trong quá khứ, những vị quan khí tiết cao từ chức đã trở thành những biểu tượng mẫu mực của người làm quan, được lưu truyền từ bao đời Nhưng những người làm quan xưa có chuẩn mực riêng của mình, đến hiện nay những chuẩn mực của người có chức vụ trong các cơ quan nhà nước cũng khác với thời trước Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa những giá trị hợp lý trong văn hóa từ chức của cha ông chúng ta cần xây dựng thêm những quy tắc, chuẩn mực mới cho việc từ chức Việc những người làm quan ngày xưa từ chức, lý do đầu tiên là họ nhận thức sâu sắc được vấn đề làm chính trị của mình thời bấy giờ Ngoài việc dương danh, 18 lập công thì còn là giúp dân, giúp nước Và, họ có những thái độ đúng đắn với việc từ chức chức của mình Làm hết chức năng cố vấn, phụ tá mà không được thi hành thì họ lui về, lòng tự trọng không cho phép họ ở lại Hiện nay cũng cần giáo dục lòng tự trọng cho những người giữ chức trách trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý của nhà nước Cần làm cho họ hiểu, việc đầu tiên phải vì dân vì nước, nếu công việc của họ không tạo ra những giá trị cho xã hội thì nên rút lui Ngày xưa, khi làm quan định kỳ đều có việc kiểm tra năng lực để xét kết quả tùy theo mức độ công việc sẽ có thăng, giáng hay giữ nguyên và nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì bị bãi về Điều này cũng tạo ra áp lực cần thiết để những người làm quan xưa tự nhìn nhận bản thân mình để có quyết định phù hợp Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng cần lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo để làm cơ sở cho việc từ chức là một điều hợp lý, cần được thực hiện Trong lịch sử từ chức thường được thực hiện bằng việc dâng sớ, các cụm từ “dâng sơ từ quan”, “xin về trí sĩ”… thường được nhắc lại nhiều trong chính sử Cho thấy các quy tắc từ quan khá rõ ràng, dễ thực hiện Ngày nay, để hình thành văn hóa từ chức cũng cần phải xây dựng các quy định, thủ tục về từ chức một cách rõ ràng, hợp lý để người xin từ chức được thực hiện thuận lợi Tránh việc muốn từ chức mà không được từ chức Thêm vào đó, trong lịch sử thời xưa việc khen chê đối với các cá nhân rất rõ ràng, có những người làm quan từ chức để tiếng thơm muôn năm, nhưng có những người khu khư giữ chức thì bị chê bai mãi mãi Cho thấy sự đánh giá của dư luận là việc hết sức quan trọng để hình thành văn hóa từ chức Vì vậy, sự lên tiếng của các dư luận xã hội đối với việc hình thành văn hóa từ chức là hết sức cần thiết Trên đây là những đánh giá của tiểu luận về văn hóa từ chức trong một số triều đại phong kiến nước ta và việc kế thừa các giá trị đó với việc hình thành văn hóa từ chức hiện nay Văn hóa từ chức là kết quả lâu dài tích tụ, hình thành từ văn 19 hóa ứng xử, quy chế pháp lý với những quy tắc hành xử trong nắm giữ và thực hiện quyền lực Vì vậy, cần có thời gian để có những giải pháp xây dựng văn hóa từ chức một cách hợp lý, tránh việc nóng vội mà gây nên những hậu quả tiêu cực 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Thời đại, 2013 2 PGS TS Lưu Văn An, GS.TS Dương Xuân Ngọc: Hỏi và đáp những vấn đề cơ bản của Chính trị học, Nxb Chính trị hành chính, 2012 3 Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: Kể chuyện ngàn xưa Thăng Long – Hà Nội, Nxb Hà Nội, 2010 4 Quyền Duy: Văn hóa từ chức, Tạp chí Cộng sản điện tử, 18/1/2013 5 PGS TS Lương Khắc Hiếu (chủ biên): Nguyên lý Công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008 21 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3 5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3 6 Đóng góp mới của đề tài 3 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4 8.Kết cấu của đề tài 4 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA TỪ CHỨC 5 1.1 Văn hóa chính trị 5 1.2 Khái niệm văn hóa từ chức 7 Chương 2: BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA TỪ CHỨC Ở VIỆT NAM THỜI LÝ, TRẦN, LÊ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH VĂN HÓA TỪ CHỨC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 11 2.1 Đặc điểm cầm quyền thời phong kiến 11 2.2 Những trường hợp từ chức tiêu biểu cho văn hóa từ chức thời phong kiến 13 2.3 Văn hóa từ chức thời Lý, Trần, Lê với việc hình thành văn hóa từ chức Việt Nam hiện nay DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 18 21 HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC  Đề tài: Văn hóa từ chức ở Việt Nam giai đoạn Lý, Trần, Lê HỌ VÀ TÊN: LÊ VĂN HƯNG LỚP: CAO HỌC CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG 19 (ĐỢT 2) HÀ NỘI, THÁNG 1 NĂM 2014 23 ... cười chê 2.3 Văn hóa từ chức thời Lý, Trần, Lê với việc hình thành văn hóa từ chức Việt Nam Văn hóa kết kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc nhân loại Văn hóa từ chức Việt Nam muốn hình... khái niệm văn hóa từ chức yếu tố văn hóa từ chức - Xác định tồn văn hóa từ chức Việt Nam thời Lý, Trần, Lê - Phân tích ảnh hưởng việc hình thành văn hóa từ chức Việt Nam Phạm vi đối tượng nghiên... khái niệm văn hóa khác nhau, chẳng hạn, văn hóa lao động, văn hóa giao tiếp, văn hóa pháp quyền, văn hóa dân chủ, v.v Văn hóa trị, có văn hóa từ chức đề cập từ phương diện 1.1.2 Văn hóa trị Chính

Ngày đăng: 19/10/2021, 21:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w