1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

14 214 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 71,32 KB

Nội dung

Vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong sự hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh I. Khái niệm 1. Quan niệm về chủ nghĩa yêu nước Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến vốn có ở mọi quốc gia dân tộc trên thế giới. Chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước nói chung. Nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước, hay truyền thống yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác. 2. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phân tích, làm rõ 03 yếu tố cơ bản cấu thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là: tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam. 3. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh a. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… + Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. + Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện mới, kết hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng với chủ nghĩa Mác Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam. + Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, và ngày nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. b. Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân… II. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Cơ sở thực tiễn a. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình phong kiến đầu hàng. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, trong xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn, đặc biệt mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến can tâm làm tay sai cho Pháp. Các phong trào đấu tranh chống thực dân pháp theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản đã liên tục nổ ra trong cả nước, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,..; và nổi bật nhất là phong trào “Cần Vương” nhưng tất cả đều thất bại. Ý thức hệ tư tưởng phong kiến và tư sản thể hiện rõ sự lỗi thời, bất lực trước nhiệm vụ lịch sử đó là giải phóng dân tộc. Yêu cầu lịch sử cần phải có tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phải có một con đường mới cho phong trào cứu nước giải phóng dân tộc đã trở thành vấn đề cấp thiết. Nguyễn Tất Thành sinh ra lớn lên trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc khó khăn, bế tắc nhất, điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm con đường mới cứu nước, cứu dân. b. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Chủ nghĩa tư bản trên thế giới phát triển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 31919). → Cột mốc mở ra thời đại mới: quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là động lực để thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc. Phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông là cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. 2. Cơ sở lý luận a. Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết, là sự cần, sáng tạo trong lao động, anh dũng kiên cường trong chiến đấu, là ý chí vươn lên vượt qua khó khăn, thử thách, là tinh thần tương thân, tương ái . . . → Trong các giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là giá trị xuyên suốt lịch sử dân tộc Việt Nam, là tư tưởng, tình cảm cao quý và thiêng liêng nhất, là chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất của dân tộc, là cội nguồn trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của con người Việt Nam. b. Tinh hoa văn hóa nhân loại. Văn hoá phương Đông + Về Nho giáo: Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước,từ rất sớm đã chịu ảnh hưởng của Nho học từ người cha và nhiều nhà Nhiêu nước ở quê hương. Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo hư: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, là khát vọng về một xã hội đại đồng, là hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa, lễ giáo, hiếu học và Người đã phê phán loại bỏ những yếu tố tiêu cực và thủ cựu của nó. + Về Phật giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng tốt đẹp của Phật giáo như: vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, nếp sống đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo việc thiện, ca ngợi lao động, phê phán lười biếng, chủ trương gắn bó với dân, với nước. Văn hoá phương Tây: + Cùng với tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn tiếp thu văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây. Người chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại Cách mạng Pháp năm 1791. c. Chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận tư tưởng Hồ Chí Minh. Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin trên nền tảng những tri thức văn hóa tinh túy của nhân loại cùng với sự hiểu biết chính trị phong phú được tích lũy qua hoạt động thực tiễn đấu tranh vì mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc của chính mình. Từ những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đi vào nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Người tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp macxit, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất. Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở. Như vậy, chính thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin đã giúp Hồ Chí Minh vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình để từ đó tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ta. Nội dung quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh Trong các tiền đề trên chủ nghĩa Mác Lênin là tiền đề quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là vì: Chủ nghĩa Mác Lênin là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,cách mạng nhất, đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc và phát triển cho dân tộc ta. 3. Cơ sở khách quan a. Hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc tế đầu thế kỷ XX Trong nước, Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động. Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của chúng trên toàn cõi Việt Nam. Đầu thế kỷ XX, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa. Quốc tế, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 31919), phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông đã có quan hệ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. b. Những tiền đề tư tưởng, lý luận Các giá trị truyền thống của dân tộc: Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất; là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng; là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách; là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc... Tinh hoa văn hóa nhân loại: Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây, đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành tư tưởng, văn hóa, nhân cách Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác Lênin: Chủ nghĩa Mác Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thụ và vốn hiểu biết phong phú, tích lũy qua thực tiễn đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc. 4. Nhân tố chủ quan Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI TẬP NHÓM SEMINAR MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chủ đề: Vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong sự hình thành và phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh

Giảng viên: Nguyễn Ngọc Diệp

Trang 2

Vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong sự hình thành, phát triển

tư tưởng Hồ Chí Minh

I Khái niệm

1 Quan niệm về chủ nghĩa yêu nước

Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến vốn có ở mọi quốc gia -dân tộc trên thế giới

- Chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước nói chung Nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước, hay truyền thống yêu nước Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác

2 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con

người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Phân tích, làm rõ 03 yếu tố cơ bản cấu thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là: tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam

3 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

a Khái niệm

- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh những vấn

đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện mới, kết hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam

+ Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, và ngày nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

b Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;

Trang 3

- Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;

- Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;

- Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân;

- Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;

- Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần của nhân dân;

- Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;

- Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;

- Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…

II Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Cơ sở thực tiễn

a Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình phong kiến đầu hàng Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, trong xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn, đặc biệt mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến can tâm làm tay sai cho Pháp

- Các phong trào đấu tranh chống thực dân pháp theo hệ tư tưởng phong kiến và tư sản

đã liên tục nổ ra trong cả nước, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, ; và nổi bật nhất là phong trào “Cần Vương” nhưng tất cả đều thất bại Ý thức hệ tư tưởng phong kiến và tư sản thể hiện rõ sự lỗi thời, bất lực trước nhiệm vụ lịch sử đó là giải phóng dân tộc

- Yêu cầu lịch sử cần phải có tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, phải có một con đường mới cho phong trào cứu nước giải phóng dân tộc đã trở thành vấn đề cấp thiết

- Nguyễn Tất Thành sinh ra lớn lên trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc khó khăn, bế tắc nhất, điều đó đã thôi thúc Người ra đi tìm con đường mới cứu nước, cứu dân

b Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Chủ nghĩa tư bản trên thế giới phát triển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới

- Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 3-1919)

→ Cột mốc mở ra thời đại mới: quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội Đây cũng là động lực để thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc

Trang 4

- Phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông là cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc

2 Cơ sở lý luận

a Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

- Quá trình dựng nước và giữ nước đã hình thành nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Đó là truyền thống yêu nước, đoàn kết, là sự cần, sáng tạo trong lao động, anh dũng kiên cường trong chiến đấu, là ý chí vươn lên vượt qua khó khăn, thử thách, là tinh thần tương thân, tương ái

Trong các giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là giá trị xuyên suốt

lịch sử dân tộc Việt Nam, là tư tưởng, tình cảm cao quý và thiêng liêng nhất, là chuẩn mực đạo đức cơ bản nhất của dân tộc, là cội nguồn trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của con người Việt Nam

b Tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Văn hoá phương Đông

+ Về Nho giáo: Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà Nho yêu nước,từ rất sớm

đã chịu ảnh hưởng của Nho học từ người cha và nhiều nhà Nhiêu nước ở quê hương Người tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo hư: Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, là khát vọng về một xã hội đại đồng, là hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa, lễ giáo, hiếu học và Người đã phê phán loại bỏ những yếu tố tiêu cực và thủ cựu của nó

+ Về Phật giáo: Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng tốt đẹp của Phật giáo như: vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân, nếp sống đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo việc thiện, ca ngợi lao động, phê phán lười biếng, chủ trương gắn bó với dân, với nước

- Văn hoá phương Tây:

+ Cùng với tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh còn tiếp thu văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây Người chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng tự do, bình đẳng trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Đại Cách mạng Pháp năm 1791

c Chủ nghĩa Mác – Lênin.

- Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận tư tưởng Hồ Chí Minh Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin trên nền tảng những tri thức văn hóa tinh túy của nhân loại cùng với sự hiểu biết chính trị phong phú được tích lũy qua hoạt động thực tiễn đấu tranh vì mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc của chính mình

Trang 5

- Từ những nhận thức ban đầu về chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh đi vào nghiên cứu chủ nghĩa Mác Người tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp macxit, nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất Người vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vở

- Như vậy, chính thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Hồ Chí Minh vận dụng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình để

từ đó tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc ta

Nội dung quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong các tiền đề trên chủ nghĩa Mác- Lênin là tiền đề quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là vì: Chủ nghĩa Mác- Lênin là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,cách mạng nhất, đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc và phát triển cho dân tộc ta

3 Cơ sở khách quan

a Hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc tế đầu thế kỷ XX

- Trong nước, Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến

động Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền bảo hộ của chúng trên toàn cõi Việt Nam Đầu thế kỷ XX, các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa

- Quốc tế, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự

do chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 3-1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông đã có quan hệ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc

b Những tiền đề tư tưởng, lý luận

- Các giá trị truyền thống của dân tộc: Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường bất

khuất; là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng; là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách; là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc

- Tinh hoa văn hóa nhân loại: Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương

Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây, đó chính là nét đặc sắc trong quá trình hình thành tư tưởng, văn hóa, nhân cách Hồ Chí Minh

Trang 6

- Chủ nghĩa Mác - Lênin: Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan và phương

pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắt lọc, hấp thụ

và vốn hiểu biết phong phú, tích lũy qua thực tiễn đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc

4 Nhân tố chủ quan

- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn

III Vai trò của chủ nghĩa yêu nước trong sự hình thành, phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh

Khi Đảng ta đã xác định lấy "chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động" thì việc nghiên cứu, xác định rõ nguồn gốc, tiền đề của tư tưởng Hồ Chí Minh càng có ý nghĩa rất quan trọng cả trong

lý luận lẫn thực tiễn Thông thường, những tiền đề, nguồn gốc của một hệ tư tưởng được tìm hiểu, xác định trên hai phương diện: những tiền đề nguồn gốc mang ý nghĩa nhân tố khách quan và những nhân tố chủ quan trong bản thân nhà tư tưởng Tuy nhiên, việc phân định như trên chỉ là tương đối, khó tách bạch, rạch ròi bởi sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng, lý luận là thành quả tổng hợp, quan hệ biện chứng giữa nhân tố khách quan và vai trò hoạt động sáng tạo của nhà tư tưởng Trong quá trình hình thành, phát triển và khẳng định sức sống của mình trong đời sống xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh có tiền đề, nguồn gốc trực tiếp từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống rồi chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng năm dựng nước và giữ nước đã hun đúc truyền thống yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, ý thức cố kết cộng đồng dân tộc

do phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại bang xâm lăng hoặc có ý đồ đồng hóa, kể cả đồng hóa cưỡng bức Trong tiềm thức mỗi người dân Việt Nam, dù thuộc tộc người đa số hay thiểu số, đều chứa đựng tình yêu quê hương đất nước nồng nàn kết tinh thành ý thức của dân với nước, được thể hiện sinh động trong mối quan

hệ gắn bó hữu cơ của thiết chế Gia đình - Làng - Nước, thành sắc thái độc đáo của văn hoá Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngợi ca truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi sục, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước "

Lòng yêu nước, tình cảm gắn bó máu thịt và trách nhiệm của "con dân" với Nước đã đúc kết thành truyền thống và hơn thế trở thành chủ nghĩa yêu nước Việt

Trang 7

Nam Một đánh giá rất có sức thuyết phục mang tính khoa học - thực tiễn phản ánh tính quy luật hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là truyền thống yêu nước của người Việt Nam Đó không chỉ là một tình cảm, một phẩm chất tinh thần, mà đã phát triển thành một chủ nghĩa - chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính thành dòng chủ lưu của tư tưởng Việt Nam, xuyên suốt lịch sử dân tộc

Cái dòng chủ lưu ấy - chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống - có thể hình dung trên những nét tiêu biểu là:

- Tình cảm, ý thức hướng về cội nguồn, tổ tiên như một yếu tố tâm linh của người Việt Nam: "Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ tổ mùng Mười tháng Ba"

- Ý thức ngưỡng mộ, tôn sùng, ghi ơn những anh hùng có công với nước, với dân

- Gắn bó vận mệnh đất nước với tồn tại của từng gia đình: "Nước mất, nhà tan"

- Ý thức cố kết cộng đồng trong xây dựng quê hương đất nước, trong đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt và chống ngoại xâm

- Ý thức về tinh thần độc lập, tự chủ về lãnh thổ, chủ quyền quốc gia v.v

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống là sức mạnh tư tưởng Việt Nam -một nguồn sức mạnh to lớn được kết tinh hun đúc qua trường kỳ lịch sử Đó chính là tiền đề tư tưởng-văn hoá phận, nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh,

nguồn gốc trực tiếp hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh - Lòng yêu nước thương dân thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh

Lãnh tụ cách mạng Chile X.Agienđê từng viết: "ở nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chúng tôi đã được nghe, được thấy và được học tập nhiều bài học về con người và cách mạng Song chúng tôi còn cảm thấy thiếu, nếu như không được gặp một người tượng trưng cho cả dân tộc: Chủ tịch Hồ Chí Minh" Chính lòng yêu nước, thương dân đã hun đúc nên cốt cách Hồ Chí Minh, bản lĩnh Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh để Người thành biểu tượng cho cả dân tộc, thành anh hùng giải phóng dân tộc Yêu nước, thương dân, tình cảm tha thiết với dân, với nước, gắn

bó giữa nước và dân như là xuất phát điểm, là cơ sở, nền tảng, là điểm tựa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong cả nội dung cũng như trong phương pháp tư tưởng của Người Yêu nước thiết tha, khao khát với sự nghiệp giải phóng đất nước, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải bao trầm luân, vất

vả gian nan, tìm tòi học hỏi, tích luỹ tri thức kinh nghiệm, hoạt động thực tiễn để tìm đường cứu nước

Bằng tất cả tấm lòng yêu nước, cốt cách kiên cường, trí thông minh, sáng tạo; xem xét, đánh giá quá khứ, hiện tại, bên trong, bên ngoài, tiên đoán, dự báo tương lai một cách khoa học, Người đã tìm ra con đường cứu nước, bắt gặp được chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Chính Người đã từng chỉ rõ:

"Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba" Trong di sản sách báo và cả những thư từ nước ngoài gửi về của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nói lên tấm lòng đau đáu với quê hương đất nước, lòng yêu nước đến quên mình của Người Từ tấm lòng yêu nước

Trang 8

vươn tới chủ nghĩa dân tộc chân chính (giải quyết đúng đắn quan hệ giai cấp - dân tộc, dân tộc - quốc tế) từ đêm trường nô lệ, khi những con đường cứu nước đều đi vào ngõ cụt, Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu nước, tìm đúng hướng đi cho dân tộc và thành "vị cứu tinh của dân tộc" Báo ánh điện của ấn Độ đã viết về Bác Hồ của chúng ta với những dòng thật trân trọng: "Cụ Hồ ngang hàng với những người dựng cờ khởi nghĩa và những vị cứu tinh vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới" Yêu nước

ở Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở tìm tòi con đường cứu nước giành độc lập dân tộc mà còn là ý thức, khát vọng làm cho đất nước hoà bình, giàu mạnh, phồn vinh Chính Người là cha đẻ của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - thành quả của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Người khởi xướng và lãnh đạo - đã trở thành nhà nước XHCN đầu tiên ở Đông Nam á Yêu nước ở Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập tự do của đất nước với hạnh phúc của nhân dân Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh hiện thân ngay cả trong những dòng đầu tiên của văn bản pháp lý về Việt Nam,

về con người Việt Nam: "Việt Nam dân chủ cộng hoà - Độc lập tự do hạnh phúc" đến

"Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Độc lập tự do hạnh phúc" ngày hôm nay

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cách mạng Việt Nam khi đó gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng có sự soi sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, đặc biệt có sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính, tinh thần yêu nước của dân tộc ta đã được khơi dậy, toàn dân đã đoàn kết một lòng đứng lên đấu tranh giải phóng quê hương đất nước thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc Thời kỳ này, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã phát triển lên một tầm cao mới Lòng yêu nước quên mình đã được thể hiện ở những tấm gương sáng chói của hàng ngàn anh hùng liệt sĩ; của hàng triệu quần chúng nhân dân thuộc mọi tầng lớp, thuộc mọi lứa tuổi, ở cả tiền tuyến và hậu phương, tạo thành sức mạnh tổng hợp làm nên những chiến công hiển hách, đưa Việt Nam lên ngang hàng các dân tộc tiên phong chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên thế giới trong thế kỷ thứ XX Thành công của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã đưa đất nước ta tới cái đích độc lập, thống nhất Mục tiêu của hai cuộc cách mạng đó đã thống nhất hòa quyện vào nhau, trở thành động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy nhân dân ta tiếp tục tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội

Yêu nước ở Hồ Chí Minh là gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn liền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, "Giang sơn muôn dặm một nhà -Bốn phương vô sản đều là anh em"

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh đã phát triển Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống thành tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập" và "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác

có thể bị tàn phá nhưng nhân dân Việt Nam quyết không sợ Không có gì quý hơn độc

Trang 9

lập tự do" Đó là bản lĩnh Việt Nam được đúc kết trong bản lĩnh Hồ Chí Minh Tình cảm nuôi lớn ý chí thành tư tưởng, thành niềm tin, sức mạnh không gì lay chuyển nổi vào thắng lợi, vào ngày mai đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn: "Còn non, còn nước, còn người - Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay"

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là biến tình cảm, tinh thần thành sức mạnh

tổ chức, hoạt động thực tiễn Tinh thần yêu nước phải được thể hiện trong hành động thực tế chứ không chỉ đơn giản là khẩu hiệu, là lời kêu, gọi động viên thuần tuý Nhờ yêu nước nồng nàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm và tìm ra con đường cứu nước, tìm gặp chủ nghĩa Mác - Lênin - đỉnh cao của tư tưởng-văn hoá nhân loại Cũng chính nhờ lòng yêu nước, Người đã biến tình cảm, tư tưởng thành sức mạnh thực tiễn bằng những sáng tạo, tài năng và cống hiến vô giá trong sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng, lãnh đạo nhân dân Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, hy sinh gian khổ để giành thắng lợi trong hai cuộc cách mạng: Giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân và cách mạng XHCN

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là luôn gắn chặt yêu nước với thương dân, phấn đấu vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân Đúng như lời dạy của Người dành cho thế hệ trẻ phải "Yêu tổ quốc, yêu đồng bào"

Ở Hồ Chí Minh, thương dân không phải là lòng thương của người trên dân, xa dân, của các "ông quan cách mạng"; không phải của kẻ đi ban phát, rủ lòng thương hay an ủi vỗ về thuần tuý Thương dân ở Hồ Chí Minh là tình cảm chân thành, độ lượng, bao dung, biểu hiện trong hành vi ứng xử cũng như thái độ hết mực yêu thương, săn sóc Yêu dân trong hiểu dân, cảm thông giúp đỡ, động viên bằng vật chất, bằng tinh thần

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hiện chủ nghĩa yêu nước Đó là cả quá trình đấu tranh, cống hiến cho cách mạng, vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, Người không có mục đích gì riêng tư cho bản thân mình Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái Nước Việt Nam là gia đình của tôi Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi Mất một thanh niên Việt Nam là tôi như đứt một đoạn ruột"(3) Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ lòng yêu nước, thương nòi, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh luôn phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có tiến lên chủ nghĩa

xã hội thì dân mình mới được ấm no, Tổ quốc mới được giàu mạnh” Như vậy, chủ nghĩa yêu nước trong Hồ Chí Minh luôn được thể hiện trong lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; lý tưởng xây dựng một Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh, ấm no, tự do, hạnh phúc đến với mọi người, mọi nhà; đó là chủ nghĩa yêu nước chân chính, mang chân lý tuyệt đối Chính chủ nghĩa yêu nước đó đã được truyền bá thấm đượm vào toàn thể dân tộc Việt Nam và được hiện thực hóa trong cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn

Trang 10

Tình yêu và tình thương bao la của nhân văn Hồ Chí Minh đó là: "Muốn có lợi ích 10 năm phải trồng cây Muốn có lợi ích 100 năm phải trồng người" Và "Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”

Cố vấn BCH TW Đảng Phạm Văn Đồng đã rất đúng đắn khi viết: "Bác Hồ là muôn vàn tình thân yêu đối với đồng chí, đồng bào Trong tình thương đó có chỗ cho mọi người, không quên, không sót một ai và sắp xếp cho mọi người vị trí chiến đấu, cũng như lo lắng chu đáo cho mọi người về việc làm, đời sống, học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi, vừa yêu thương dìu dắt"

Vào đầu năm 1946, khi trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(1) Trong một lần trả lời phỏng vấn khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói rõ thêm: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì"(2)

Tình yêu thương nhân dân, yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở nên gần gũi thân yêu với mọi thế hệ nhân dân Việt Nam: "Người là Cha, là Bác, là Anh" dẫu Người là lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc Sinh thời, dẫu bận trăm công ngàn việc, căng thẳng vì trọng trách lãnh đạo Đảng và Nhà nước với cương

vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước trước hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và trong công cuộc vừa kháng chiến, vừa kiến quốc và xây dựng CNXH, Người vẫn luôn dành thì giờ, tâm huyết cho tất cả từng lớp nhân dân, tất cả các lực lượng vũ trang, tất

cả các giới, các đoàn thể, các lứa tuổi, mọi dân tộc, mọi tôn giáo Tình cảm của Người

in dấu sâu đậm trong tiềm thức của mỗi Người dân Việt Nam, dù họ sống trong nước hay nước ngoài Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi trong mỗi gia đình Việt Nam đều

có treo ảnh Bác ở nhiều gia đình, bên cạnh tượng Chúa, tượng Phật, có ảnh, tượng Bác Hồ Người đã gắn bó máu thịt, thân thương gần gũi trong ngưỡng mộ, kính yêu đối với mỗi người dân Việt Nam

Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chính quyền thuộc về nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng tham gia sâu vào các định chế quốc tế Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi cá nhân và từng thành phần kinh tế phát huy tinh thần năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; có thái độ lao động đúng đắn trung thực, lấy chất lượng và hiệu quả làm thước đo cho sự đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước, kiên quyết chống thói làm ăn gian lận, dối trá, không để cho mặt trái của cơ chế thị trường cản trở công cuộc đổi mới của chúng ta; lấy thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa và cạnh tranh lành mạnh làm động lực thúc đẩy xây dựng xã hội mới Trong quá trình hội nhập quốc

tế, chúng ta luôn phải nắm vững mục tiêu: xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trên

cơ sở nắm vững nguyên tắc định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh quốc gia,

Ngày đăng: 17/10/2021, 14:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w