Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
45,31 MB
Nội dung
Thực địa NinhBình Lời mở đầu Ông cha ta xưa nay có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, câu răn dạy ấy đã trở thành chân lý cho bao đời và ngay cả chính những sinh viên sẽ hoạt động cho ngành dulịch tương lai. Đất nước ta rất giàu và đẹp, vẻ đẹp ấy sẽ được quảng bá giới thiệu rộng rãi ra sao, danh lam thắng cảnh của đất nước sẽ được khai thác thế nào đó luôn là những câu hỏi chờ đợi những con người làm dulịch tương lai (ngành công nghiệp không khói) tiếp tục trả lời. Để giúp sinh viên khoa dulịch có được cái nhìn thực tế về tài nguyên dulịch nước nhà, khoa dulịch Viện Đại học Mở đã tổ chức cho sinh viên đi thực địa trong bộ môn Địa Lý Du Lịch. Tour thực địa Hà Nội- NinhBìnhthực sự đã đem lại cho sinh viên A1K16 nhiều điều bổ ích và những hiểu biết cần thiết cho quá trình học tập cũng như nghề nghiệp sau này. NinhBình được chọn làm điểm đến cho buổi thực địa với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà chúng em được tham quan đó là: Nhà thờ đá Phát Diệm, khu dulịch Tam Cốc- Bích Động, Vườn Quốc gia Cúc Phương. Bài viết này là những gì em thu hoạch được sau chuyến đi thực địa bổ ích đó. Đây sẽ là những bước đi đầu tiên của sinh viên chúng em tới những miền đất giàu đẹp của Tổ Quốc để thêm hiểu, thêm yêu đất nước quê hương từ đó góp phần phát triển ngành dulịch nước nhà. Vũ Thị Diệu Linh A1K6 2 Thực địa NinhBình I. Giới thiệu chung Tỉnh NinhBình nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 93 km. NinhBình có diện tích tự nhiên 1.420 km², với chiều dài bờ biển 18 km, dân số trên 902.000 người. Toàn tỉnh có 67.000 ha đất nông nghiệp, trong đó đất canh tác 55.000 ha; đất lâm nghiệp 13.000 ha; rừng tự nhiên 10.400 ha và trên 20.000 ha diện tích núi đá với trữ lượng hàng chục tỷ m³ đá vôi; rừng núi chiếm 22% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Nam giáp biển Đông. Khí hậu của NinhBình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng. Nhiệt độ trung bình năm là 23,4 độ C. Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. NinhBình có vị trí chiến lược quan trọng, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng núi rừng Tây Bắc của Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10; 12A; 12B và đường sắt Bắc Nam chạy qua cùng hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, Sông Vân tạo thành mạng lưới giao thông thuỷ, bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh. Địa hình NinhBình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam. Do phù sa bồi đắp hàng năm, đồng bằng tiến ra biển từ 80- 100m, tạo nên vùng đất mới phì nhiêu màu mỡ. Vũ Thị Diệu Linh A1K6 3 Thực địa NinhBình Mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng, song ba vùng có thể bổ sung hỗ trợ nhau để phát triển nền kinh tế hàng hoá toàn diện cả cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thuỷ, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Cùng với tiềm năng về công, nông, lâm nghiệp, NinhBình còn có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư; khu dulịch Tam Cốc- Bích Động; Vườn Quốc gia Cúc Phương; khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long; khu hang động Tràng An; Nhà thờ đá Phát Diệm… có thế mạnh phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Như vậy ta có thể thấy rõ NinhBình là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều và có thế mạnh để phát triển dulịch với đa dạng các loại hình như dulịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh Vũ Thị Diệu Linh A1K6 4 Thực địa NinhBình I.1 Nhà thờ đá Phát DiệmĐiểm đến đầu tiên trong hành trình thực địa của sinh viên A1K16 là nhà thờ đá Phát Diệm còn gọi là quần thể các nhà thờ Công Giáo, rộng khoảng 22ha, thuộc địa phận thị trấn Phát Diệm huyện Kim Sơn tỉnh NinhBình cách Hà Nội 130km về phía Nam, được xây dựng vào những năm 1875-1899. Nguyễn Công Trứ là người lập ra huyện Kim Sơn và đã đặt tên cho ngôi làng này cái tên Phát Diệm. Diệm có nghĩa là vẻ đẹp. Phát là phát triển, mở ra, tỏa ra. Vậy Phát Diệm nghĩa là tỏa ra, phát ra vẻ đẹp. Nhưng cho tới năm 1858 khi Nguyễn Công Trứ qua đời thì nhà thờ này vẫn chưa được xây dựng cho tới năm 1875. Nhân dân trong vùng cho rằng Cụ Trứ đã tiên đoán được sự linh thiêng và vẻ đẹp của miền đất này mà gán cho nó cái tên đầy diễm lệ đó. Đây là công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ nhất thuộc mảng kiến trúc Thiên chúa giáo ở Việt Nam, nhà thờ đá Phát Diệm được đánh giá là nơi hội tụ những tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc đá Việt Nam. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được xây dựng bởi Linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là Cụ Sáu - Linh mục Chánh xứ giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm. Theo ông Nguyễn Văn Giao, hướng dẫn viên phục vụ nhà thờ cho biết: "Nói công trình này giống đình chùa là rất đúng. Cha Trần Lục - kiến trúc sư của công trình có mong muốn rằng, qua công trình này nói lên tính chất hòa hợp và sự hội nhập giữa đạo Công giáo với nền văn hóa kiến trúc của dân tộc cũng như sự hòa hợp giữa Công giáo với các tôn giáo khác ở Việt Nam; nói lên tính đoàn kết". Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá. Vũ Thị Diệu Linh A1K6 5 Thực địa NinhBình Hình 1: Sơ đồ quần thể nhà thờ đá Phát Diệm Kiến trúc: Quần thể nhà thờ Phát Diệm gồm ao hồ, phương đình (gác chuông), 1 nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (trong đó có 1 nhà thờ bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá). • Ao hồ: Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4ha, được kè đá xung quanh, nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ. Giữa hồ là 1 hòn đảo nhỏ trên có bức tượng Chúa. Hình 2: Toàn cảnh ao hồ và mặt tiền Phương Đình • Phương Đình: là một công trình kiến trúc bề thế cao 25m, rộng 17m, dài 24m gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh. Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho Vũ Thị Diệu Linh A1K6 6 Thực địa NinhBình tượng bốn vị Thánh Sử, mà từ đường nét, tư thế đến đường mây nếp áo khiến ta dễ lầm với các pho tượng trong các đền chùa Việt Nam. Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo. Giữa Phương Ðình đặt một sập làm bằng đá nguyên khối, phía ngoài và bên trong là những bức phù điêu được khắc chạm trên đá hình ảnh chúa Jêsu và các vị thánh với những đường nét thanh thoát. Tầng thứ hai của Phương Ðình treo một trống lớn. Tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần 2000 kg. Quả chuông này đã được đúc từ năm 1890 trước 9 năm khi Phương Đình được xây dựng xong, để đưa được quả chuông lớn lên gác chuông này giáo dân đã phải đắp đất thành đường dốc và lăn chuông lên. Chuông ở Phương Đình không phải loại chuông Tây kéo mà nó được đánh bằng vồ. Một tiếng chuông vang xa được ví như cả 3 tỉnh (Nam Định, NinhBình và Thanh Hóa) nghe thấy. Mái của nhà thờ Phát Diệm không cao vút kiểu ngọn tháp như những nhà thờ khác mà là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa. • Mộ Cụ Sáu: Ngay sau Phương Đình tại sân giữa mặt tiền nhà thờ Chính Tòa là ngôi mộ Linh mục Phêrô Trần Lục- người có công đầu trong việc thiết kế và xây dựng nên công trình nhà thờ Phát Diệm này. Ông tên khai sinh là Trần Hữu quê ở huyện Nga Sơn- Thanh Hóa. Ông còn có tên khác là Trần Chiêm song mọi người vẫn quen gọi ông là Cụ Sáu bởi trước khi được sắc phong làm Linh Mục năm 1860 ông đã giữ chức Phó Tế ( chức thứ 6 trước khi lên cấp Linh Mục). Ông là người tài giỏi, hiền đức đã được 4 đời vua tin dùng, ngoài việc chăm lo coi sóc giáo phận ông còn là tác giả của nhiều bài thơ ca, vè được nhiều giáo dân tin yêu kính trọng. Mộ của ông không được đặt trong gian cung thánh của Nhà Thờ Lớn do quy định chỉ có Giám mục khi qua đời mới được mai táng ở đó. Nhưng để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn công lao của ông các giáo dân đã cho xây dựng mộ ông tại mặt tiền Nhà thờ Lớn. Vũ Thị Diệu Linh A1K6 7 Thực địa NinhBình Hình 3: Mộ Cụ Sáu tại sân trước Nhà thờ Lớn • Nhà Thờ Lớn: Hình 4: Kiến trúc trạm trổ-mặt tiền Nhà thờ Lớn Hình 5: Gian Cung Thánh Nhà thờ chính được xây dựng năm 1891 với tên chính thức là Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, nay là nhà thờ Chính tòa của vị Giám mục Phát Diệm. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái và có năm lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ hình ảnh hoa sen, hoa đào, hoa cúc, cuốn thư, nậm rượu, được chạm khắc cách điệu rất tinh xảo. Đặc biệt bức phù điêu khổng lồ ở chính giữa với hình ảnh 17 vị thiên thần trong vườn hoa Mân côi mang dáng dấp các nhân vật trong tranh dân gian Thất đồng. Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m, mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian Vũ Thị Diệu Linh A1K6 8 Thực địa NinhBình thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, rộng 0,9m, cao 0,8m, nặng khoảng 20 tấn. Mặt trước và hai bên được chạm trổ các loài hoa đặc trưng của bốn mùa làm cho bàn thờ như được phủ một chiếc khăn màu thạch sáng. Trên tường gian Thượng có bức phù điêu hình 12 vị thiên thần tóc đen. Thánh cung rực rỡ vàng son chính giữa là tượng Đức Mẹ bế Chúa con, ở hai bên có các tượng, hình vẽ các Thánh, Đức Chúa và các thiên thần… Gian này cũng là nơi an nghỉ của 6 vị Giám mục là người đứng đầu giáo phận. Nhà thờ cũng sử dụng lối kiến trúc Gothique của Pháp được thể hiện ở vòm mái cuốn cong tháp nhọn. Nhưng nét độc đáo của kiến trúc nơi này là ở sự kết hợp hài hòa Đông- Tây, khi vào Thánh Đường ta phải bước qua ngưỡng cửa cao, những hàng cột trụ bằng gỗ lớn, kiểu cửa gỗ truyền thống kết hợp với kiến trúc mái cong và thấp đã tạo cho nhà thờ Phát Diệm nét đẹp cổ kính thấp thoáng dáng vẻ của đình chùa Việt Nam xen kẽ với lối kiến trúc cổ của Pháp. Đó là sự kết hợp hài hòa tạo nên nét đẹp riêng có ở Nhà Thờ Phát Diệm. Nhà thờ lớn được xây dựng năm 1891, nhưng công việc chuẩn bị kéo dài cả mười năm trước đó. Gỗ lim được lấy từ Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Tây. Có những cây gỗ nặng tới 7 tấn, những phiến đá nặng tới 20 tấn đã được vận chuyển bằng phương tiện bè, mảng rất thô sơ thời đó… Về chân móng, gồm hàng triệu cọc tre trên nền đất phù sa bồi. Công trình thánh đường Phát Diệm do đồng bào giáo dân của vùng Bà Chu - Phát Diệm tự nguyện xây dựng hàng chục năm đã làm nên một kỳ tích, một quần thể kiến trúc đặc sắc, độc đáo và đồ sộ bậc nhất Việt Nam, là một di sản quý báu của dân tộc. Thánh đường nơi đây đã tồn tại hơn 100 năm, đã trải qua không ít những biến cố của khí hậu, thời tiết, sự xói mòn của thời gian và chiến tranh tàn phá. Nhân dân đã góp sức trùng tu, tôn tạo toàn thể thánh đường. Năm 1998, nhà thờ lớn Phát Diệm được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa. Vũ Thị Diệu Linh A1K6 9 Thực địa NinhBình • Nhà Thờ Đá: Tên nguyên thủy là nhà thờ Trái tim Vô nhiễm nguyên tội Đức Mẹ, còn được gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá cẩm thạch từ năm 1883, từ nền, tường, cột, chấn song cửa Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm. Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường. Bằng bàn tay tài hoa các nghệ nhân đã chạm khắc các phiến đá theo phong cách thông phong, kiểu chạm khắc đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhờ đó chất liệu đá đã thoát hình khỏi cái nặng nề vốn có để hóa thân vào nhân vật, dáng hình toát lên nét khỏe khoắn, nhưng cũng rất uyển chuyển, sống động. Nơi đây thờ Đức Mẹ Maria (mẹ của Chúa Jêsu). Ban thờ Đức Mẹ có đặt tượng Chúa Jêsu bị hành hình trên cây thánh giá ngoài ra trên ban thờ được trang trí bằng những hình điêu khắc rất ý nghĩa như “trái tim có lưỡi gươm đâm qua”- đây là biểu tượng rút ra từ kinh Thánh, nói lên nỗi đau đớn của Đức Mẹ Maria khi chứng kiến cảnh đứa con của mình bị đóng đinh vào cây thánh giá. Cây thánh giá vốn là biểu tượng của sự chết, của hình phạt mà đế chế La Mã dùng để cai trị con người thì giờ đây Thánh giá là biểu trưng của chiến thắng- Thượng đế ( Chúa Jêsu) dám chết để minh chứng cho tình yêu của mình với con người. • Hang đá nhân tạo: Theo con đường dẫn kiệu được lát những phiến đá xanh đến với ba hang đá nhân tạo ở phía bắc khu nhà thờ Phát Diệm, 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ nhác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên bên trên đều đặt những pho tượng chúa to và đẹp. Vũ Thị Diệu Linh A1K6 10 Thực địa NinhBình Hình 5-6: Nhà Thờ Đá với kiến trúc trạm khắc bên trong Hình 7: Hang Lộ Đức Hình 8: Núi Sọ Tóm lại, Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc độc đáo có một không hai ở Việt Nam với nét kiến trúc nguy nga, tráng lệ nhưng hài hòa với cảnh vật thiên nhiên, mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông. Qua đây chúng ta thêm khâm phục bàn tay khối óc, trí tuệ siêu phàm của các nghệ nhân cũng như vị Linh mục Trần Lục và bà con giáo dân Kim Sơn- NinhBình đã cho ra đời 1 công trình nghệ thuật điêu khắc đá bậc nhất Việt Nam. Vũ Thị Diệu Linh A1K6 11 [...]... của dulịch Việt Nam NinhBình có ưu thế rõ rệt về không gian và thời gian của Vũ Thị Diệu Linh A1K6 22 Thực địa NinhBình vùng phụ cận Hà Nội nên không bị tính mùa vụ trong dulịch chi phối Sức ép đô thị mạnh mẽ của Hà Nội và các tỉnh châu thổ sông Hồng cũng tạo cho NinhBìnhmột lợi thế to lớn phát triển dulịch cuối tuần • Thựctrạngtạimộtsố điểm dulịchởNinhBình Nhà thờ đá Phát Diệm- một. .. viên, người thông thạo địa hình đi cùng du khách trên đường vào rừng Vũ Thị Diệu Linh A1K6 24 Thực địa NinhBình Lời Kết NinhBìnhthực sự là địa phương có tiềm năng lớn phát triển đa dạng các loại hình dulịch mà tiêu biểu là các điểmdulịch như nhà thờ Phát Diệm, khu dulịch Tam Cốc- Bích Động, rừng Quốc Gia Cúc Phương Chuyến đi thực địa tạiNinhBình đã giúp em mở mang được rất nhiều, đã biết thêm... thác du lịchởNinhBìnhNinhBình là tỉnh có tiềm năng dulịch đa dạng và phong phú Địa danh này nằm ở vị trí cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ sông Hồng và miền Bắc, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với vùng đất là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X với nhiều di tích lịch sử Trong quy hoạch phát triển vùng kinh tế duyên hải Bắc Bộ, NinhBình được ưu tiên phát triển thành một trung tâm dulịch Ninh. .. giáo ởNinhBình là mộtđiểmdulịch văn hóa- lịch sử Nơi đây thu hút khá nhiều khách tham quan dulịch văn hóa, tôn giáo Do đây là mộtđiểmdulịch nhân văn nên thời gian du khách dừng chân lại không lâu thường chỉ kéo dài nửa ngày vậy nên ở đây không có nhiều cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ mà chủ yếu là các cửa hàng bán đồ lưu niệm phục vụ khách tham quan Các nơi phục vụ cho dịch vụ ăn uống tại. .. khai NinhBình nằm gần địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Sự phát triển dulịchNinhBình nằm trong tổng thể phát triển dulịch của Việt Nam sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - NinhBình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông Thủ đô Hà Nội là một. .. để có thể thu hút khách dulịch trong và ngoài nước; lôi cuốn họ trở lại những điểmdulịch đó III Giải pháp về các vấn đề còn tồn tại: Những vấn đề về thứctrạngtại các điểmdulịch trong chuyến đi thực địa tạiNinhBình của sinh viên A1K16 mà em vừa nêu trên chỉ là ý kiến cá nhân nhận thấy và cảm thấy bất cập và cần được thay đổi Vậy nên trong phạm vi cho phép em chỉ nêu một vài giải pháp chủ quan... phẩm dulịch nào hấp dẫn du khách Cơ sở lưu trú ở đây cũng chưa phát triển Những gian hàng bán đồ lưu niệm còn thưa thớt, nơi phục vụ ăn uống không nhiều và chưa hợp vệ sinh Rừng Quốc Gia Cúc Phương: đây là khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú phát triển đa dạng các loại hình dulịch như nghỉ dưỡng, dulịch sinh thái, dulịch mạo hiểm hay dulịch chữa bệnh Cơ sở lưu... dulịch chữa bệnh Cơ sở lưu trú ở đây cũng khá phát triển nhưng các dịch vụ khác như ăn uống, đồ lưu niệm vẫn chưa tốt Chưa có những hoạt động bổ ích để cho du khách có thể đóng góp vào việc bảo vệ rừng, hệ sinh thái trong rừng Vũ Thị Diệu Linh A1K6 23 Thực địa NinhBình Nhìn chung, các điểmdulịch trên đã có nhiều lợi thế về phát triển dulịch song còn tồn tạimộtsố vấn đề cần được cải thiện, khắc... ngành dulịch Thông qua bài thu hoạch này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn nhà trường, khoa Du Lịch, ban giáo vụ và thầy giáo bộ môn Địa lý dulịch đã tạo điều kiện cho chúng em có được chuyến đi thực tế này Đây thực sự là cái mốc đầu tiên đánh dấu những bước đi của chúng em tới những miền đất tươi đẹp của Tổ Quốc và góp phần phát triển nên dulịch nước nhà Vũ Thị Diệu Linh A1K6 25 Thực địa Ninh Bình. .. http://vi.wikipedia.org/wiki /Du_ l%E1%BB%8Bch _Ninh_ B%C3%ACnh 2: http://www.skydoor.net/entry/Dong_Nguoi_Xua_dau_an_cua_su_song/791 3: http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Chuabichdong.jpg 4: http://www.ninhbinhtourism.com.vn/ 5: http://vi.wikipedia.org/wiki/ Vuonquocgiacucphuong 6: Sách Địa Lý DuLịch ( giáo trình môn địa lý dulịch Viện Đại học Mở khoa Du Lịch) Vũ Thị Diệu Linh A1K6 26 Thực địa NinhBình Vũ Thị . nước nhà, khoa du lịch Viện Đại học Mở đã tổ chức cho sinh viên đi thực địa trong bộ môn Địa Lý Du Lịch. Tour thực địa Hà Nội- Ninh Bình thực sự đã đem. góp phần phát triển ngành du lịch nước nhà. Vũ Thị Diệu Linh A1K6 2 Thực địa Ninh Bình I. Giới thiệu chung Tỉnh Ninh Bình nằm ở vùng cực Nam đồng bằng châu