Hoạt động phát triển du lịchđồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các địa điểmtham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ vàgia tăng nhu cầu sử dụng tà
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 6
MỞ ĐẦU 7
1 Tính cấp thiết của đề tài 7
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Đóng góp của luận văn 10
6 Bố cục của luận văn 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 12
1.1 Du lịch biển 12
1.1.1 Khái niệm 12
1.1.2 Lịch sử phát triển 12
1.1.3 Đặc điểm 13
1.1.4 Xu thế, triển vọng 13
1.2 Môi trường 14
1.2.1 Khái niệm môi trường 14
1.2.2 Khái niệm môi trường du lịch 15
1.2.3 Môi trường du lịch tự nhiên 16
1.3 Tác động của du lịch biển tới môi trường tự nhiên 17
1.3.1 Các tác động tích cực 18
Trang 21.3.2 Các tác động tiêu cực 18
1.3.3 Tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch biển .23 1.4 Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững 24
1.4.1 Bảo vệ môi trường 24
1.4.2 Phát triển du lịch bền vững 26
Chương 2: HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN TẠI MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH Ở KHÁNH HÒA 31
2.1 Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa 31
2.1.1 Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 31
2.1.2 Các điều kiện kinh tế-xã hội 33
2.2 Thực trạng phát triển du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa 36
2.2.1 Một số khu du lịch biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa 36
2.2.2 Các tuyến du lịch 39
2.2.3 Số lượng khách du lịch đến Khánh Hòa 40
2.2.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 43
2.3 Tác động cuả du lịch tới môi trường tự nhiên tại các khu du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa 48
2.3.1 Nguồn gây áp lực tới môi trường tự nhiên 48
2.3.2 Các yếu tố môi trường bị tác động 48
2.4 Hiện trạng môi trường tại một số khu du lịch biển trọng điểm tỉnh Khánh Hòa 53
Trang 32.4.1 Vị trí quan trắc và các chỉ tiêu quan trắc môi trường các khu
du lịch biển trọng điểm Khánh Hòa 53
2.4.2 Kết quả quan trắc môi trường 55
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH KHÁNH HOÀ 67
3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa 67 3.1.1 Mục tiêu phát triển 67
3.1.2 Các mục tiêu cụ thể 68
3.1.3 Phương hướng phát triển 69
3.2 Một số giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường 70
3.2.1 Các giải pháp đối với môi trường đất 71
3.2.2 Các giải pháp đối với môi trường nước biển ven bờ 71
3.2.3 Các giải pháp đối với môi trường nước ngầm 72
3.2.4 Các giải pháp đối với môi trường không khí 72
3.2.5 Các giải pháp đối với đa dạng sinh học 73
3.3 Một số giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch tỉnh Khánh Hòa 75
3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 75
3.3.2 Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch 76
3.3.3 Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý 76
3.3.4 Nhóm giải pháp về môi trường 76
3.3.5 Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phương 77
Trang 43.3.6 Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo 78
3.3.7.Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường 78
3.3.8.Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 78
3.4 Kiến nghị 79
3.4.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương 80
3.4.1.1 Đối với Bộ Tài Nguyên và Môi trường 80
3.4.2 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh 81
3.4.3 Đối với các doanh nghiệp du lịch 82
3.4.4 Đối với cộng đồng địa phương và khách du lịch 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT: Bảo vệ môi trường
KCN: Khu công nghiệp
GDP: Tổng thu nhập quốc dân
KT-XH: Kinh tế xã hội
ODA: Viện trợ không hoàn lại
AFEC: Hội nghị chuyên viên tài chính
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐDSH: Đa dạng sinh học
HST: Hệ sinh thái
NTB: Nam Trung bộ
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
COD: Chemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy hóa họcBOD: Biochemical Oxygen Demand: nhu cầu oxy sinh hoáDO: Demand Oxygen: lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho
sự hô hấp của các sinh vật nướcpH: Độ axit hay độ chua của nước
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến Khánh Hòa 41
Hình 2.2: Biểu đồ lượng khách đến Khánh Hòa qua các năm 42
Bảng 2.2: Số lượng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa 45
tính đến tháng 6 năm 2010 45
Hình 2.3: Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa 45
từ năm 2006 - 2010 45
Bảng 2.3: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 47
Bảng 2.4 Vị trí lấy mẫu 54
Bảng 2.5 Vị trí lấy mẫu môi trường không khí 55
Bảng 2.6 : Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí 55
Bảng 2.7 Vị trí lấy mẫu chất lượng nước sinh hoạt 56
Bảng 2.8 : Kết quả quan trắc chất lượng nước sinh hoạt 57
Bảng 2.9: Vị trí lấy mẫu nước mặt 58
Bảng 2.10: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt 58
Bảng2.11: Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước ngầm 60
Bảng 2.12 Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm 61
Bảng2.13: Vị trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường đất 62
Bảng 2.14: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất 62
Bảng2.15 Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt 64 Bảng 2.16 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt 64
Trang 7DANH MỤC HÌNHHình 2.1 : Biểu đồ cơ cấu kinh tế Khánh Hòa năm 2009 35Hình 2.2: Biểu đồ lượng khách đến Khánh Hòa qua các năm 42Hình 2.3: Biểu đồ số lượng cơ sở lưu trú của Khánh Hòa 45
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, 125 bãi tắmlớn, nhỏ, khoảng 2.273 đảo ven bờ, 44 vũng-vịnh nhỏ, 1.120 rạn san
hô, 252.500 ha rừng ngập mặn và các thảm cỏ biển phân bố từ Bắcđến Nam Đây là tiềm năng quan trọng cho việc phát triển du lịchbiển
Thực tế là trong thời gian gần đây, du lịch biển ở nước ta pháttriển khá mạnh với lượng khách và doanh thu tăng liên tục hàngnăm Theo dự báo, đến năm 2013 sẽ đạt 7-7,5 triệu lượt khách vàtrên 2 tỷ USD doanh thu Trong đó du lịch biển thu hút khoảng 80%lượng khách đến Việt Nam và chiếm khoảng trên 70% doanh thu từ
du lịch của cả nước
Khánh Hòa sở hữu 385 km bờ biển, trong đó có gần 100 kmbãi cát trắng mịn, khoảng 200 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều vũng, vịnhkín Khánh Hòa từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, thuận lợitrong phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển nói riêng và
có lợi thế vượt trội về khí hậu với nắng ấm gần như quanh năm vànhất là ít chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa bão Những năm gầnđây, du lịch Khánh Hòa có bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiềuthành tựu khá ấn tượng và được đánh giá là mạnh nhất của khu vựcduyên hải miền Trung Cùng thời gian này, Vịnh Nha Trang đã vinh
Trang 9dự trở thành thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các Vịnh biển đẹp thếgiới và sau đó được công nhận là danh thắng cấp quốc gia Thươnghiệu du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa đã và đang từng bướcđược khẳng định trên "bản đồ du lịch" trong và ngoài nước
Tuy nhiên, thực tế khai thác tài nguyên và phát triển du lịch tạicác khu du lịch biển nói chung và vùng du lịch tỉnh Khánh Hòa nóiriêng còn nhiều bất cập, dẫn tới những tác động tiêu cực đối với môitrường Tình trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Khánh Hòa thờigian qua cũng đang trong tình trạng mất cân đối Tuy đã có sự thốngnhất, phối hợp giữa các ngành và chủ thể quản lý, khai thác cácdanh lam thắng cảnh ở Khánh Hòa, nhưng nhiều nơi vẫn chưa cóđược quy chế quản lý, giám sát thống nhất Việc khai thác các tàinguyên du lịch ở một số nơi chưa gắn liền với quy hoạch, thiếu cácđịnh hướng phát triển lâu dài, nên chưa phát huy đúng ý nghĩa, chứcnăng của từng điểm và cụm du lịch Hoạt động lấn biển, xây dựngcác công trình ven biển, trên đảo chưa hợp lý, gây nhiều sức ép vàquá tải, làm cho việc quản lý phát triển bền vững vùng biển ven bờkhông hiệu quả
Sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng gắn liền vớinhững vấn đề về môi trường Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đốivới sự phát triển của ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liênvùng, và xã hội hoá cao như du lịch Môi trường được xem là yếu tốquan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của cácsản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách,
Trang 10đến sự tồn tại của hoạt động du lịch Hoạt động phát triển du lịchđồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách du lịch tới các địa điểmtham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ vàgia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên , từ đó dẫn đến sự gia tăng áplực của phát triển du lịch đến môi trường Tại nhiều khu vực, do tốc
độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài khả năng
và nhận thức về quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứngcủa tài nguyên và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suythoái lâu dài Trong bối cảnh có nguy cơ suy thoái chung về môitrường và cạn kiệt về tài nguyên trên phạm vi cả nước, những ônhiễm, suy thoái cục bộ này đã góp phần làm giảm sức hấp dẫn củacác sản phẩm du lịch Đây được xem là một trong những nguyênnhân làm lượng khách quốc tế quay lại du lịch ở Việt Nam nóichung và Khánh Hoà nói riêng không nhiều Chính vì vậy, bảo vệtài nguyên và môi trường du lịch là yêu cầu cấp bách, đảm bảo cho
sự phát triển bền vững của ngành và toàn xã hội
Trước thực tế đó, việc nghiên cứu tác động môi trường của hoạtđộng du lịch tại các khu du lịch biển Khánh Hòa làm cơ sở cho việc
đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, nhằm phát triển
du lịch bền vững trong khu vực là vô cùng cần thiết Vì vậy, tác giả
đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tựnhiên tại một số khu du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa” để thực hiệnluận văn của mình, hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào việc bảo
vệ môi trường của địa phương
Trang 112 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là làm rõ những tác
động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên, đềxuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác hại và nâng caochất lượng môi trường du lịch biển của tỉnh Khánh Hòa
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ chính của luậnvăn là:
- Tổng quan cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa phát triển du lịchbiển và bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại các khu
du lịch biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa và Phân tích, đánh giáthực trạng môi trường những tác động tới môi trường tự nhiên củakhu vực
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu và phòngngừa các tác động tiêu cực của du lịch biển đến môi trường tựnhiên, nhằm nâng cao chất lượng môi trường và phát triển du lịchbền vững tại tỉnh Khánh Hòa
3 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển du lịch
và vấn đề môi trường, cụ thể là môi trường tự nhiên như đất, nước,không khí
* Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trang 12- Về không gian: đề tài giới hạn không gian nghiên cứu là dải ven
biển từ Vạn Ninh (Đại Lãnh) đến Cam Ranh (Cam Lập) và các đảoven bờ tỉnh Khánh Hoà
- Về thời gian: số liệu thống kê và các vấn đề liên quan được sử
dụng từ năm 2006 đền 6 tháng đầu năm 2010
4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn đã sử dụngkết hợp một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Khảo sát thực tế, thu thập số liệu
Khảo sát thực tế, thu thập số liệu nhằm thu thập, thống kê trựctiếp tài liệu trong quá khứ, hiện tại về sự phát triển của du lịch và chấtlượng môi trường; xem xét các yếu tố, điều kiện có khả năng tác độngđến môi trường, đồng thời góp phần kiểm tra kiểm chứng các tư liệu
đã thu thập được
- Phương pháp thống kê
Phương pháp này là thống kê tập hợp nhiều tài liệu số liệu vềcác chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chỉ tiêu phát triển ngành cóliên quan tác động đến môi trường để đưa ra các yếu tố tác động vànguồn tác động Đối với môi trường, phương pháp này nhằm thống
kê diễn biến các chỉ tiêu môi trường để phục vụ cho công tác dự báodiễn biến môi trường
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Trang 13Trên cơ sở tài liệu thu thập qua khảo sát, tài liệu về kết quảphân tích về kinh tế - xã hội, môi trường chung của tỉnh trong một
số năm
5 Đóng góp của luận văn
- Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch và những tác động tớimôi trường tự nhiên trong khu vực nhằm cảnh báo cho các cấp quản
lý cũng như các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư về vấn
đề phát triển du lịch bền vững
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên tại một số khu du lịchbiển của tỉnh Khánh Hòa để tìm ra nguyên nhân và các giải phápkhắc phục
- Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô nhiễm môitrường do các tác động tiêu cực của du lịch, nhằm nâng cao chấtlượng môi trường du lịch tại tỉnh Khánh Hòa
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo,luận văn được bố cục thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về du lịch biển và những tác động của dulịch tới môi trường tự nhiên
Chương 2 Hiện trạng tác động của du lịch đến môi trường tự nhiêntại một số điểm du lịch ở Khánh Hoà
Chương 3 Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực vàbảo vệ môi trường du lịch Khánh Hoà
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 1.1.Du lịch biển
1.1.1 Khái niệm
Du lịch biển là một dạng hoạt động của dân cư vào những thờiđiểm có điều kiện thời tiết thuận lợi, ở các vùng biển, nhằm mụcđích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe Du lịch biển cũng baogồm hoạt động du lịch trên bãi biển hoặc tại các đảo ngoài biển, do
đó còn có thể gọi là du lịch biển - đảo.[26, tr.5]
1.1.2 Lịch sử phát triển
Du lịch biển là loại hình du lịch ra đời sớm và là một trong haitrào lưu du lịch nổi bật ở thế kỷ XVIII, dẫn đến sự phát triển ồ ạtgiai đoạn sau đó [26, tr.8] Ngay trong thời kỳ cổ đại, đã có nhữngghi chép liên quan đến hoạt động du lịch các bãi biển miền Tâynước Ý của cư dân Roma, mà tiêu biểu là vịnh Naples [35, tr.41]
Trang 15Nhưng DL biển phát triển mạnh mẽ nhất sau thời kỳ Cách mạngCông nghiệp, đặc biệt trong thế kỷ XIX.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng du lịch biển thu hút khách dulịch trước hết vì mục đích phục hồi sức khỏe và những bãi biển đẹp
là địa điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn không chỉ với tầng lớp trung lưu vàdân thường mà cả giới thượng lưu [35, tr.50] Với sự phát triển củacách mạng Công nghiệp, những rào cản đối với du lịch giảm bớt,người dân có điều kiện tham gia các chuyến đi nhiều hơn thì du lịchbiển trở thành một lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu giải trí, thư giãn,với những nghiên cứu về du lịch 4S trong địa lý du lịch Du lịch ồ ạtphát triển mà điểm đến đầu tiên là du lịch ở các bãi biển Vì vậy,một số người đánh đồng du lịch biển với những chuyến nghỉ hè dàingày “Du lịch biển là một dạng hoạt động của du lịch dài ngàythường được tổ chức vào mùa hè” [26, tr.7] Ngày nay, hoạt động
du lịch biển đã và đang được đa dạng hóa, phù hợp với nhiều nhucầu khác nhau của khách du lịch Từ du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển,nghiên cứu, tiềm hiểu tài nguyên biển cho đến những loại hình thểthao biển như kayking, canoing, scuba driving…
1.1.3 Đặc điểm
Do tài nguyên du lịch biển phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tựnhiên đặc biệt là yếu tố khí hậu nên nhìn chung du lịch biển có tínhmùa vụ rõ nét hơn hẳn so với các loại hình du lịch khác Du lịchbiển thường diễn ra mạnh mẽ nhất vào những tháng hè vì vậy dulịch biển đặc trưng bởi tính thời vụ rõ nét (tập trung vào một khoảng
Trang 16thời gian nhất định và lặp đi lặp lại hàng năm), cường độ lớn Nhìnchung, du lịch biển thường tồn tại với nhiều hình thức kết hợp.
Mặt khác, phần lớn dân cư và thành phố của thế giới đều nằm
ở khu vực ven biển, tốc độ phát triển kinh tế ở các vùng này nóichung đều mạnh hơn so với các nơi khác [24,tr.19] Trên thực tế, tất
cả các dự án phát triển kinh tế, kể cả các dự án phát triển du lịch tạivùng ven biển đều tác động sâu sắc đến các nguồn tài nguyên thiênnhiên Do đó cần quy hoạch kỹ lưỡng để hạn chế hoặc loại trừnhững tác động tiêu cực
Việc nâng cao hiệu quả khai thác các sản phẩm du lịch biển đãtận dụng được tiềm năng tài nguyên biển phục vụ đời sống cộngđồng địa phương Du lịch biển mang lại giá trị kinh tế lớn với việc
Trang 17thu hút lượng khách du lịch quốc tế đáng kể, đem lại nguồn thu chongành du lịch các tỉnh ven biển Phát triển du lịch biển còn đồngnghĩa với việc tạo được nhiều cơ hội việc làm, thu nhập ổn định vànâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư ven biển.
Đối với các doanh nghiệp, đó còn là cơ hội kinh doanh du lịchthu lợi nhuận, bên cạnh đó là việc đẩy mạnh thu hút đầu tư từ cáctập đoàn lớn cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ chohoạt động du lịch tiến xa hơn nữa
Không chỉ có vậy, một phần nguồn thu từ du lịch biển có thểđược đầu tư để nâng cấp cho các sản phẩm du lịch, góp phần vàoviệc tôn tạo những giá trị văn hóa, các làng nghề truyền thống, thủcông mỹ nghệ và các hoạt động nghệ thuật khác tại các dải khônggian ven biển
Hơn thế nữa, giá trị kinh tế do du lịch biển mang lại sẽ gópphần khuyến khích dân cư địa phương giữ gìn, sáng tạo những hoạtđộng văn hóa và sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng cho địaphương mình nhằm đem lại lợi ích cho tỉnh mình cũng như chongành kinh doanh dịch vụ của cả nước
1.2 Môi trường
1.2.1 Khái niệm môi trường
Theo nghĩa rộng, môi trường là tổng hợp các điều kiện bênngoài, có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện nào đó Khái niệmchung đó được cụ thể hóa đối với từng đối tượng và mục đíchnghiên cứu Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều
Trang 18kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh, có ảnh hưởng tới sựtồn tại và phát triển của con người [10, tr.18 ].
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạobao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồntại, phát triển của con người và sinh vật [28, tr.9]
Môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, dù bị conngười tác động ở các mức độ khác nhau nhưng vẫn phát triển theocác quy luật đặc thù; môi trường nhân tạo được hình thành bởi laođộng và ý thức của con người từ nguồn vật liệu tự nhiên, các sảnphẩm đó khác nhiều hoặc khác hẳn các vật thể tự nhiên trong thiênnhiên
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật
lý, hóa học, khoa học, sinh học và xã hội bao quanh có ảnh ưởng tới
sự sống và pahst triển của từng cá thể cũng như của cộng đồng
Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, môi trường sốngcủa con người được phân thành môi trường tự nhiên, môi trường xãhội và môi trường nhân tạo
1.2.2 Khái niệm môi trường du lịch
Môi trường du lịch được hiểu là các điều kiện, các yếu tố tựnhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn của từng lãnh thổ cụ thể màtrong đó các hoạt động du lịch tồn tại và phát triển [24, tr.54]
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xãhội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch [27, tr.11]
Trang 19Cách tiếp cận của định nghĩa trên là dựa trên thực tế hoạt động
du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyênmôi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa, nhân văn Do vậy, hìnhthành mối quan hệ tác động qua lại giữa hoạt động du lịch với môitrường Sự suy giảm môi trường đồng nghĩa với việc ảnh hưởng xấutới hoạt động du lịch, và ngược lại hoạt động du lịch gây ra nhữngtác động lên các thành phần của môi trường xung quanh
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và pháttriển của nó gắn liền với môi trường, nên môi trường du lịch có tácđộng qua lại với tất cả các yếu tố môi trường chung Sự suy giảmcủa môi trường nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự đixuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng môi trường dulịch ở khu vực đó Hơn nữa môi trường du lịch còn có mối quan hệmật thiết đến nguồn tài nguyên và các hoạt động của du lịch, gópphần chi phối đến đời sống của người dân địa phương cũng như sứchấp dẫn du lịch ở khu vực
Môi trường du lịch theo khái niệm trên có liên quan mật thiếtđến tài nguyên du lịch Việc khai thác hợp lý, phục hồi, cải tạo vàtái tạo các tài nguyên du lịch sẽ làm tốt lên chất lượng môi trường
du lịch, làm tăng sức hấp dẫn du lịch tại các điểm du lịch, các khu
du lịch Ngược lại, việc khai thác không đồng bộ, không có các biệnpháp phục hồi, tái tạo tài nguyên du lịch sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằngsinh thái của khu vực, giảm sút chất lượng môi trường và từ đó suygiảm sức hút du lịch
Trang 201.2.3 Môi trường du lịch tự nhiên
Môi trường du lịch tự nhiên là một bộ phận cấu thành nên môitrường tự nhiên nói chung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiênsống (hữu cơ) và không sống (vô cơ); trong đó có những đối tượng
tự nhiên chưa bị con người tác động và những đối tượng tự nhiên đã
bị con người tác động, cải tạo ở mức độ khác nhau, song vẫn bảotồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và pháttriển [24, tr.53] Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tốthiên nhiên như đất, nước, không khí
Đối với môi trường du lịch tự nhiên, các thành phần chủ yếucần được xem xét bao gồm:
Môi trường địa chất: là các tai biến địa chất có ảnh hưởngtới hoạt động du lịch như các quá trình sụt lún, trượt lở, động đất,mức độ phóng xạ của khoáng chất
Môi trường nước: liên quan đến khả năng cấp nước và chấtlượng nước (nước ngọt, nước biển, nước khoáng ) phục vụ nhu cầusinh hoạt, vui chơi giải trí và tắm biển, nghỉ dưỡng và chữa bệnhcủa du khách
Môi trường không khí: bao gồm mức độ ô nhiễm không khí,mức độ thuận lợi và thích hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc
tổ chức hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe của dukhách
Môi trường sinh học: liên quan đến tính đa dạng sinh học,cảnh quan rừng tạo ra sự hấp dẫn trong hoạt động du lịch
Trang 211.3 Tác động của du lịch biển tới môi trường tự nhiên
Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) dohoạt động phát triển du lịch gây ra cho môi trường Tác động của dulịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặctiêu cực
Với tỷ lệ khoảng 71% bề mặt trái đất được bao phủ bởi biển
và các đại dương, một khi ảnh hưởng đến môi trường biển sẽ tácđộng rất lớn không chỉ đối với phạm vi quốc gia mà còn mang tầmquốc tế Trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển có nêurằng “Biển và đại dương là di sản chung của nhân loại” [45] Do đó,buộc mỗi quốc gia phải có một cách nhìn nhận nghiêm túc tronghoạt động khai thác du lịch biển và bảo vệ môi trường biển
Việc khai thác trực tiếp tài nguyên biển trong thời gian dài đểphục vụ du lịch đã đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, môitrường tự nhiên bị thoái hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống củacác loài sinh vật biển, đặc biệt ở các rạn san hô và các khu bảo tồnbiển
Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi hiện đại và quyhoạch thiết kế không đúng sẽ làm mất đi giá trị văn hóa truyềnthống của làng chài, làm mất đi tính thẩm mỹ của các công trìnhkiến trúc và bản sắc của cộng đồng ven biển
Môi trường nước cũng bị đe dọa khi khai thác quá mức phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt Nhất là vào mùa cao điểm, lượng nước
Trang 22thải từ các hoạt động du lịch là rất lớn, tác động đến chất lượngnước của các mạch nước ngầm.
1.3.1 Các tác động tích cực
Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp
phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triểncác Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia
Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp
những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soátchất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và cácvấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnhquan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiếntrúc
Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế
tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan
Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân
bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tinliên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch
Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương
thông qua việc trao đổi và học tập với du khách
1.3.2 Các tác động tiêu cực
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công
nghiệp tiêu thụ nước nhiều, đặc biệt là các trung tâm du lịch, gópphần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước Lượng chấtthải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67kg chất
Trang 23rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ ngày Khả năng cung cấp nướcsạch cho sinh hoạt, xử lý nước thải không tương xứng với khả năngđồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tại chỗ, các vấn đề nảy sinhtrong việc thu gom và xử lý chất thải rắn Trong mọi trường hợp cầnnhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt là khách từ các nước pháttriển thường sử dụng nhiều nước và những tài nguyên khác, đồngthời lượng chất thải tính theo đầu người thường lớn hơn đối với dân
cư địa phương.[33, tr.94]
Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinhhoạt của của khách du lịch tăng nhanh (trung bình tối thiểu khoảng
100 - 150 lít/ ngày đối với khách du lịch nội địa, 200 – 250 lít/ ngàyđối với khách quốc tế so với 80 lít/ ngày đố với nhu cầu sinh hoạtcủa người dân bản địa.) Điều này sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ônhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùngven biển do khả năng ngập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảmmạnh vì bị khai thác quá mức cho phép.[33, tr.95]
Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho
khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầmhoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển) làm lan truyền nhiều loạidịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặclàm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủysản
Trang 24 Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du
lịch Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnhhưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội
Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không
khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khíthải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm vàtrục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại vàcác công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông Bên cạnh đó hiệntượng xe du lịch tập trung chuyên chở khách đến các trung tâm đothị du lịch gây nên tình trạng ách tắc giao thông và làm tăng đáng
kể lượng khí thải vào môi trường Ngoài ra lượng khí CFCs thải ra
từ các thiết bị điều hòa nhiệt độ của hệ thống khách sạn cũng có tácđộng không nhỏ đến môi trường không khí
Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường
không hiệu quả và lãng phí
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du
khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du kháchkhác kể cả động vật hoang dại
Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do
khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp látkhông phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiềuphương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cộtđiện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và
Trang 25cảnh quan Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trongnhững hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất
Làm nhiễu loạn hệ sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch
thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biếnđộng các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng
ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng ) Xâydựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoangdại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô dokhai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền
Các hệ sinh thái và môi trường biển, đảo rất nhạy cảm và dễ bịtổn thương do sức ép của phát triển du lịch Tài nguyên thiên nhiênnhư rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, nghề cá và cá nghềsinh sống khác trên đảo có thể biến đổi theo chiều hướng xấu đi dophát triển du lịch không hợp lý Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinhthái nhạy cảm đặc biệt ở vùng ven biển và hải đảo bị thay đổi hoặcsuy giảm cùng với việc phát triển khu du lịch mới
* Tác động đến môi trường nước:
Việc giải phóng mặt bằng và san đất để xây dựng các cơ sở hạtầng phục vụ du lịch có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, có thểlàm thay đổi lưu lượng và chất lượng nguồn nước
Quá trình xây dựng với các vật liệu phế thải, nước thải vàlượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành từ các thiết bịxây dựng không được xử lý có thể sẽ gây ô nhiễm nguồn nước
Trang 26Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ônhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ônhiễm nguồn nước.
* Tác động đến môi trường không khí:
Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch hoặc do tăng số lượng xe cộ và các phươngtiện giải trí phục vụ du khách hoặc từ quá trình đốt các nguyên liệunăng lượng rắn (như củi, than ) để đáp ứng nhu cầu về năng lượngcủa các cơ sở dịch vụ du lịch
Trạng thái ồn ào do hoạt động của máy móc xây dựng các côngtrình dịch vụ du lịch, tăng số lượng xe cộ và các phương tiện vuichơi giải trí, do các hoạt động của du khách tập trung đông tại cácđiểm dịch vụ du lịch
* Tác động đến môi trường đất:
Việc thay đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng khách sạn vàcác công trình dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan thiênnhiên và cơ cấu sử dụng đất
Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đấtmặt và làm suy thoái môi trường đất
Việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạtầng thường làm cho cảnh quan và các di tích xuống cấp về mặtthẩm mỹ kiểu cách và kiến trúc truyền thống Lượng du khách quáđông đến thăm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng có
Trang 27tác động xấu đến môi trường đất tại đây do các hiện tượng giẫmđạp, sạt lở
* Tác động đến môi trường sinh học:
Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trungnhiều tại một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch vàkhông được xử lý đúng quy cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các
hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái dưới nước
Trong các khu bảo tồn tự nhiên, rác thải không được thu gomkịp thời gây khó khăn cho công tác bảo tồn vì ngoài việc gây ônhiễm đến các thành phần môi trường khác, các chất phế thải sẽ thuhút các loài động vật như linh cẩu, kền kền, cò, khỉ đầu chó… Thêmnữa, rác thải là nguy cơ làm lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đếnsức khoẻ của nhiều loài động vật được bảo tồn, của nhân viên khubảo tồn và cả du khách
Các hoạt động du lịch tại các khu vực có mặt nước (như đithuyền máy tham quan, đua mô tô nước…) đều có khả năng huỷhoại các loài thủy sinh
Việc phát triển hoạt động du lịch săn bắn nếu không được quản
lý chặt chẽ cũng có thể là nguyên nhân làm giảm đi nhiều loại sinhvật đang bị đe dọa diệt vong
Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt
là trong các khu bảo tồn có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường sốngcủa nhiều loài động vật và thực vật do nhiều loài rất nhạy cảm vớicác biến động môi trường khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào, ô
Trang 28nhiễm môi trường thành phần , vì vậy các loài động vật sẽ thay đổitập tính trong quá trình sinh trưởng, và nhiều loài động vật nhỏ cónguy cơ bị đè, giẫm
Những hoạt động của khách du lịch như giẫm đạp lên cỏ, háihoa quả bừa bãi, chặt cây lấy củi đốt lửa trại, leo núi ồ ạt làm chonhiều thực vật bị mất dần
1.3.3 Tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch biển
Trong các tất cả các loại dự án phát triển du lịch, xét về mặttác động đến môi trường thì dự án quan trọng nhất là dự án có tácđộng thay đổi đáng kể những đặc điểm tự nhiên của khu vực venbiển, vì những khu vực này là nơi có những hệ sinh thái đặc biệtnhạy cảm
Mặt khác phần lớn số dân và thành phố cũng như hải cảngnằm ở khu vực ven biển, tốc độ phát triển kinh tế ở những vùng nàynói chung đều mạnh hơn nhiều so với những nơi khác Trên thực tế,tất cả các dự án phát triển kinh tế, kể cả các dự án phát triển du lịchtại vùng duyên hải đều tác động sâu sắc đến nguồn tài nguyên thiênnhiên, do đó cần phải quy hoạch thật kỹ lưỡng để hạn chế tới mứctối thiểu hoặc loại trừ những hậu quả đem lại
1.3.3.1 Các hoạt động phát triển du lịch thiếu quy hoạch
Các dự án phát triển thiếu quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn đếnmôi trường ven biển Các hoạt động phát triển này thường khôngtính đến các nhân tố môi trường Hậu quả có thể xảy ra là hiệntượng xói mòn làm mất đi mặt trước của bãi biển hoặc phải xây
Trang 29những kết cấu công trình ven biển thiếu thẩm mỹ để bảo vệ vàkhông đủ khả năng cạnh tranh với các công trình khác hấp dẫn hơn
về mặt thẩm mỹ Các khu nhà ở rải rác dọc ven biển không phù hợpvới yêu cầu quy hoạch của địa phương cũng gây nên những tácđộng đến hệ sinh thái và cảnh quan
Việc xây dựng khách sạn trên các doi cát và vị trí gần các cửasông gây ra những vấn đề đối với quá trình phát triển tự nhiên củacác bãi cát và trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến việc xói lở bờ biển.Việc khai thác cát với quy mô lớn trong xây dựng cũng là mộtnguyên nhân gây xói lở bờ biển
1.3.3.2 Mâu thuẫn trong phát triển nghề biển truyền thống
Tại nhiều khu du lịch biển, hoạt động du lịch ảnh hưởng tớisinh hoạt và việc làm truyền thống của ngư dân, nhiều lao động bịthu hút vào phục vụ du lịch, và kết quả là mất đi một nguồn nhânlực lớn trong nghề đi biển truyền thống ở khu vực
Ở một số nơi, chất thải không được xử lý và trực tiếp thảixuống biển, gây ô nhiễm nước biển ven bờ, làm hạn chế các hoạtđộng tiếp xúc với nước biển tình trạng ô nhiễm này còn ảnh hưởngtói các rạn san hô và các sinh vật dưới biển, làm giảm chất lượngcủa môi trường biển
1.3.3.3 Tác động đến các hệ sinh thái
Các rạn san hô là một trong những đối tượng hấp dẫn dukhách ở vùng ven biển Song vì thiếu những biện pháp bảo tồn nênnguồn tài nguyên này ở nhiều khu vực đã bị hủy hoại ở mức độ
Trang 30khác nhau Có những nơi sự dẫm đạp trực tiếp của du khách vàngười dân địa phương lên rạn san hô Khai thác san hô làm hàng lưuniệm, thả neo ở rạn san hô cũng gây ra nhiều tác hại Gần đây người
ta còn đánh bắt các loại cá đẹp sống ở rạn san hô để kinh doanh vàxuất khẩu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh tháisan hô
Việc khai thác quá mức các loại tôm, cua và các loại hải sảnkhác ở những nơi gần khu du lịch vì lợi ích kinh tế đã làm nguy hạiđến hệ sinh thái hết sức đặc thù ở vùng ven biển
` Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái biển quan trọng Nhiều dự
án phát triển du lịch đã có tác động nghiêm trọng, trực tiếp đối với
hệ sinh thái ngày khi tiến hành giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật
1.4 Bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững
1.4.1 Bảo vệ môi trường
BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngănchặn, khắc phục hậu quả xấu do cong người và thiên nhiên gây racho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyênthiên nhiên
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường,thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sáchđầu tư, bảo vệ môi trường, có trachs nhiệm tổ chức thực hiện việcgiáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và pháp luật về
Trang 31BVMT Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân Tổ chức, cánhân phải có trác nhiệm BVMT, thi hành pháp luật về BVMT, cóquyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hánh vi vi phạm pháp luật
vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới” Như vậy BVMT
có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.Mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh” không thể thực hiện được nếu chúng ta không làm tốt hơnnữa công tác BVMT
Trang 32Tuy còn có nhiều khó khăn về kinh tế, song Đảng và Nhànước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách tích cực về công tácBVMT như: Xây dựng hệ thống pháp luật về BVMT ngày cànghoàn thiện; xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về môitrường từ trung ương đến địa phương; tăng cường đào tạo cán bộkhoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý về môi truờng; đầu tư nhiềuchương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội có ý nghĩa về BVMT,
và ngày 26 tháng 6 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 82/2002/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động củaQuỹ BVMT Việt Nam
Tuy nhiên, trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng còn nhiềuđiều bất cập trong công tác BVMT mà chúng ta chưa làm được:Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất
và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sựphát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao Điềunày đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phảithường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnhLuật BVMT Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào mộttương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn
1.4.2 Phát triển du lịch bền vững
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đưa ratại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại Rio
de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt
động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch
Trang 33và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn vàtôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch
trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn
tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹcủa con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá,
đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống
hỗ trợ cho cuộc sống của con người”
Du lịch bền vững giúp cộng đồng địa phương được hưởngnhiều hơn từ các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên và văn hoá củavùng được bảo vệ Ngoài ra, du lịch bền vững cân nhắc tìm kiếm đểgiảm thiểu đến mức tối thiểu các tác động xấu của du lịch, trong khiđóng góp cho bảo tồn và các giá trị tốt cho cộng đồng địa phượng,
cả về kinh tế và xã hội Những cơ hội và các đe doạ có thể chỉ đượcđiều khiển thông qua du lịch bền vững đã được lập kế hoạch vàquản lý cẩn thận
Trang 34Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của dukhách và vùng dùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đápứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai.[55]
Việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách
có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tựnhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trongquá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tácđộng thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham giachủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương (WorldConservation Union,1996)
Ba trụ cột của du lịch bền vững:
* Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp
đến nguồn lợi tự nhiên Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường(động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng nănglượng và ô nhiễm …) và cố gắng có lợi cho môi trường
* Gần gũi về xã hội và văn hoá, Nó không gây hại đến các cấu
trúc xã hội hoặc văn hoá của cộng đồng nơi mà chúng được thựchiện Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hoá và truyền thống địaphương Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng,nhà điều hành tour và quản lý chính quyền) trong tất cả các giaiđoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bênliên quan về vai trò của họ
* Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo
ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương
Trang 35cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt Nó mang lợi íchcho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh Nó khôngbắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt độngkinh doanh nghèo nàn
Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tàinguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầukinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc vănhoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảmbảo sự sống
Mục tiêu của Du lịch bền vững là:
Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môitrường
Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển
Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa
Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách
Không phải đến thời điểm này, tính bền vững trong du lịchmới được đề cập tới, mà mối lo ngại này đã được đề cập từ lâu,nhưng chưa nhận được sự quan tâm của đa số, cũng như chưa cónhững giải pháp quyết liệt nào đối phó với ô nhiễm môi trường, tiếntới phát triển du lịch theo hướng bền vững
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tinhiện đại, kèm theo đó là ý thức con người cũng dần được nâng cao
để nhận thức sâu sắc hơn rằng môi trường sống đang bị đe dọa, ônhiễm nặng nề hơn, những thảm họa do biến đổi khí hậu gia tăng,
Trang 36và cần có những biện pháp hiệu quả hơn, dứt khoát hơn, nhằm bảo
vệ thành quả kinh tế đạt được, phát triển xã hội, và bền vững về môitrường
Quan tâm đến yếu tố môi trường còn làm tăng khả năng cạnhtrạnh cho dịch vụ du lịch, tăng khả năng thu hút du khách quốc tế.Bởi lẽ mức sống của người dân nước ngoài tăng cao, tiêu chuẩn đốivới dịch vụ du lịch tốt cũng ở mức cao dần Họ đã hình thành nhữngchương trình du lịch xanh, khách sạn thân thiện với môi trường,hàng loạt các hoạt động quảng bá thành phố bền vững về môitrường Khi các điểm du lịch biển nổi tiếng thế giới như đảoPenang, Langkawi, (Malaysia), đảo Bali (Indonesia), các đảo củaSingapore đã có những hướng dẫn du khách hoạt động thân thiệnvới môi trường, du lịch nước ta cần học tập và đề ra những phương
án hành động cụ thể để bắt kịp tiêu chuẩn thế giới
Theo đó, ông Francesco Frangialli, nguyên Tổng thư ký Tổchức Du lịch Thế giới khẳng định lần nữa tầm quan trọng của pháttriển du lịch theo hướng bền vững trong xu thế ngày nay: Đã đến lúcnên biến “tính bền vững” từ lời nói thành hành động cụ thể, và đây
là đòi hỏi cấp bách với tất cả những người làm du lịch [15, tr.18]
Từ những phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng du lịchbiển Khánh Hòa cần được đầu tư phát triển hơn nữa để xứng đángvới tiềm năng du lịch đặc trưng ven biển mà thiên nhiên đã bantặng Đồng thời, cũng không thể bỏ qua vai trò của môi trường trong
sự phát triển của du lịch biển, khi mà yếu tố môi trường và du lịch
Trang 37có tác động bổ sung hỗ trợ nhau Nếu có được sự quan tâm đúngmức, dung hòa giữa phát triển du lịch biển và môi trường biển,tương lai hứa hẹn sẽ đạt được những thành tựu đáng tuyên dương,khích lệ, không chỉ cho du lịch biển Khánh Hòa nói riêng mà còncho các quốc gia trên thế giới nói chung.
Tiểu kết chương I
Du lịch và môi trường có mối quan hệ qua lại, hữu cơ, tương tác.Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nói chung, củaKhánh Hòa nói riêng nếu được bảo vệ và khai thác hợp lý theohướng bền vững sẽ phục vụ một cách hiệu quả và hữu ích cho việcphát triển du lịch ở đây Để tìm hiểu sự gắn kết giữa môi trường và
du lịch Khánh Hòa, tập trung vào du lịch biển với tư cách là “tàinguyên nước” đặc sắc, chương 1 của luận văn đề cập đến những lý
do khách quan cần thiết cho việc bảo vệ môi trường Khánh Hòatheo hướng bền vững Trong đó nổi bật là tiềm năng của du lịchbiển Khánh Hòa trong hoạt động thu hút khách du lịch nói riêng, vàcho ngành du lịch Việt Nam nói chung Đây cũng là xu hướng tấtyếu trên thế giới trong vài thập kỷ trở lại đây Vốn là một quốc gia
có cách nhìn “xa rừng, nhạt biển”, Việt Nam được coi là một quốcgia đến chậm với du lịch rừng và du lịch biển Vì vậy, những bài
Trang 38học kinh nghiệm cho du lịch biển Khánh Hòa cùng những điểm đến
để phát triển du lịch biển trong nước và nước ngoài trở thành cơ sởcho một hình thức du lịch hiện đại đã được tác giả tập trung nghiêncứu trong chương 1 Bởi thế chương 1 của luận văn có thể được coi
là chương tiền đề, chương “chìa khóa”, mở lối cho việc đưa ranhững giải pháp thu hút khách du lịch đến biển Khánh Hòa tronghiện tại và tương lai gần
Chương 2 HIỆN TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN TẠI MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH Ở KHÁNH HÒA 2.1 Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa
2.1.1 Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có phần đất liềnnhô ra xa nhất về phía biển Đông, phía bắc giáp Phú Yên, phía nam giápNinh Thuận, phía tây nam giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, phía đôngđược biển Đông bao bọc Mũi Hồn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyệnVạn Ninh, cũng chính là điểm cực Đông trên đất liền của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh
Trang 39Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ vàhuyện đảo Trường Sa.
Tỉnh Khánh Hòa có hình dạng thon hai đầu và phình ra ở giữa, bamặt là núi, phía đông giáp biển Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là5.197km2 Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ vàcác đảo san hô trong quần đảo Trường Sa
Tỉnh Khánh Hòa nằm ở vị trí thuận tiện về giao thông đường bộ,đường sắt, đường biển và đường hàng không Thành phố Nha Trang,trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, là đô thị loại
I, một trung tâm du lịch lớn trong cả nước
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình tỉnh Khánh Hoà tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sangđông với các dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi;phía tây của tỉnh là sườn Đông dãy Trường Sơn, địa hình chủ yếu là núithấp và đồi, thảm thực vật còn khá tốt, có độ dốc lớn và địa hình chia cắtmạnh Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên
và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồngbằng ven biển thành những đồng bằng nhỏ hẹp thuộc các huyện VạnNinh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh