Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
443,5 KB
Nội dung
Đề án môn học MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁCKHUCÔNGNGHIỆPVIỆTNAM 2 1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2 1.1.1. Khái niệm 2 1.1.2. Bản chất và đặc điểm FDI 3 1.1.3. Các hình thức thuhútFDI 4 1.1.3.1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh 4 1.1.3.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh 4 1.1.3.3. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 5 1.1.3.4. Hình thức hợp đồng – xây dựng- kinh doanh- chuyển giao 5 1.1.4. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế 6 1.1.4.1. Những tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế 6 1.1.4.2. Những thách thức và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 1.2. Khucôngnghiệp (KCN) và sự cần thiết phải thuhútFDIvào KCN ViệtNam 12 1.2.1. Khucôngnghiệp 12 1.2.1.1. Khái niệm: 12 1.2.1.2. Đặc trưng của KCN 13 1.2.2. Sự cần thiết phải thuhútFDIvào KCN 14 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng thuhútFDI 16 CHƯƠNG II: 20 THỰC TRẠNG THUHÚTFDIVÀOCÁC KCN VIỆTNAM 20 2.1. Giới thiệu chung về KCN ở ViệtNam 20 Phan Thị Trinh - KTPT 47B Đề án môn học 2.2. Nội dung hoạt động thuhútFDIvàocác KCN ViệtNam 21 2.2.1 Xác định mục tiêu thuhútFDIvàocác KCN 21 2.2.2. Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư trong KCN 22 2.2.3. Xác định đối tác đầu tư chiến lược cho các lĩnh vực, sản phẩm 23 2.2.4. Tiến hành xúc tiến đầu tư vào KCN 24 2.2.5. Ban quản lý các KCN xem xét khẩn trương hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư vàocác KCN của các dự án FDI 24 2.3. Thực trạng thuhútFDIvàocáckhucôngnghiệp ở Việtnam 25 2.3.1 Tình hình thuhútFDIvàocác KCN Việtnam thời gian qua 25 2.3.2. Đánh giá tình hình thuhútFDIvàocác KCN ViệtNam 30 2.3.2.1 Những thành tựu đạt được 30 2.3.2.2 Hạn chế 31 2.3.3 Nguyên nhân 31 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNGCƯỜNGTHUHÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀOCÁC KCN 34 3.1. Quan điểm và định hướng thuhútFDIvàocác KCN Việtnam 34 3.1.1 Quan điểm thuhút 34 3.1.2 Định hướng thuhútFDIvàocác KCN (2006-2010) 34 3.2. Bài học kinh nghiệm thuhútFDI 35 3.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực 35 3.2.2 Bài học kinh nghiệm 37 3.3. Một số giải pháp thuhútFDI và KCN 38 3.3.1 Giải pháp về phía chính phủ 38 3.3.2 Giải pháp đối với địa phương có KCN 43 KẾT LUẬN 44 Phan Thị Trinh - KTPT 47B Đề án môn học LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn một thế kỷ qua, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang có sự gia tăng manh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng sôi động và phát triển hơn ở nhiều lĩnh vực.Hoạt động đầu tư quốc tế đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giới với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Việtnam trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN, hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng không nằm ngoài xu hướng này. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đã được Đảng và nhà nước ta khởi xướng từ Đại hội Đảng VI và tiếp tục khẳng định tại đại hội IX “Đẩy mạnh CNH-HĐH xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành nước CN…”.Trong những giải pháp lớn, chủ yếu để thực hiện CNH-HĐH, lựa chọn giải pháp phát triển các KCN được coi là phương thức hữu hiệu nhất phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Vì vậy, đối với Việt nam, việc thuhút vốn FDIvàocác KCN là yêu cầu bức thiết, vì mô hình KCN chính là nơi tập trung những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài làm tăng tính hấp dẫn và khă năng cạnh tranh cho môi trường đầu tư Việt nam. Sau 20 năm thực hiện chính sách thuhút vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh những thành công đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Yêu cầu cần thiết là phải đánh giá, nhìn nhận lại vấn đề một cách khách quan về tình hình thuhútFDIvàocác KCN trong thời gian qua. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Tăng cườngthuhútFDIvàocáckhucôngnghiệpViệt Nam” làm đề tài cho đề án môn học của mình. Được sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Ngọc Linh, qua một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, em đã hoàn thành đề án của mình. Tuy rất cố gắng nhưng do còn nhiều hạn chế về thông tin, thời gian và kiến thức, đề án còn có nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! Phan Thị Trinh - KTPT 47B 1 Đề án môn học CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁCKHUCÔNGNGHIỆPVIỆTNAM 1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Khái niệm Đầu tư nước ngoài ( Foreign Direct Investment _ FDI ) ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Chính vì vai trò quan trọng của nó mà có rất nhiều tổ chức kinh tế đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế và phân loại, sử dụng trong công tác thống kê quốc tế. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), trong Báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác ( nước nhận đầu tư ), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoat động ( nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”. Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, trong Báo các đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và công ty mẹ) đối với doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh ngiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”. Quan điểm về FDI của ViệtNam theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vàoViệtNam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Phan Thị Trinh - KTPT 47B 2 Đề án môn học này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vàoViệt Nam. 1.1.2. Bản chất và đặc điểm FDI Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi cho rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ. Đặc điểm: - FDI là một dự án mang tính lâu dài, không dễ rút đi trong một thời gian ngắn. Bởi vậy, nước sở tại nhận được một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước trong một thời gian tương đối dài mà không phải lo trả nợ. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp thường là các vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua, bán chứng khoán. Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn đầu tư ban đầu. - FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Đây củng là đặc điểm khác với đầu tư gián tiếp. Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, ngược lại các nhà đầu tư trực tiếp có quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI. - Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu); chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI. - FDI là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất và chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.Và vì vậy, FDI là công cụ để các nhà đầu tư - FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư. Phan Thị Trinh - KTPT 47B 3 Đề án môn học 1.1.3. Các hình thức thuhútFDI Theo quyyết định tại Luật đầu tư nước ngoài 9/6/2000, có các hình thức chủ yếu sau: - Doanh nghiệp liên doanh - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Hợp đồng hợp tác kinh doanh Theo khu vực, theo tính chất tập trung của các dự án có các hình thức như khu chế xuất, khucôngnghiệp tập trung, khucông nghệ cao, đặc khu kinh tế. Ngoài ra gần đây còn có các hình thức đầu tư khác như BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao); BOT; BT; … Các hình thức đầu tư của FDI ngày càng phong phú và đa dạng theo nhu cầu và tình hình thực tế. Tuỳ theo yêu cầu, mục tiêu của mỗi dự án và kinh nghiệm thực tế, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các hình thức thích hợp. 1.1.3.1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới, phương thức hoạt động chủ yếu là các đơn vị kinh tế trong nước (nước sở tại) thực hiện sản xuất gia công lắp ráp sản phẩm cho phía nước ngoài và nhận lại tiền công lao động hoặc bằng sản phẩm. Ưu nhược điểm cúa hình thức này là: Ưu điểm: Tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý cho cán bộ, tránh được các thua thiệt rủi ro. Nhược điểm: Trang thiết bị máy móc thường được đầu tư ở mức độ thấp, lạc hậu. 1.1.3.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam, trên cơ sở hoạt động liên doanh ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại ViệtNam (pháp nhân kinh tế của nước sở tại). Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp Phan Thị Trinh - KTPT 47B 4 Đề án môn học vào vốn pháp định của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh (lỗ, lãi) được chia theo tỷ lệ góp vốn. Ưu điểm: Đây là hình thức khá phổ biến trong các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Hình thức này nó cho phép tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, khai thác được lợi thế của nước sở tại về lao động, tài nguyên. Nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện tiếp thucáccông nghệ hiện đại tiên tiến, nâng cao được chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển phát triển kinh tế đất nước, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. - Có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ của nước sở tại. Nhược điểm: Do hai bên hoặc nhiều bên có sự khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ, chế độ chính trị, hệ thống pháp luật và bộ máy quản lý nên dễ xảy ra các mâu thuẫn trong điều hành sản xuất kinh doanh, tranh chấp quyền lợi, nhiều khi nước sở tại thường bị thua thiệt do trình độ tham gia liên doanh, năng lực quản lý yếu và tỷ lệ góp vốn thấp nên tiếng nói trong liên doanh bị hạn chế. 1.1.3.3. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật nước sở tại. Hình thức này có ưu và nhược điểm như sau: Ưu điểm: Do là loại hình mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn nên nước sở tại không phải bỏ vốn và thực hiện công tác quản lý trực tiếp mà vẫn thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giải quyết được lao động. Nhược điểm: do trình độ quản lý yếu nên nước sở tại sẽ bị nhiều hạn chế trong việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.3.4. Hình thức hợp đồng – xây dựng- kinh doanh- chuyển giao Các hình thức đầu tư mới theo Nghị định 62/ NĐ-CP ngày 15/8/1998: Phan Thị Trinh - KTPT 47B 5 Đề án môn học * BOT: Xây dựng- kinh doanh- chuyên giao (Build- Operation- Transfer) * BTO: xây dựng – chuyển giao- kinh doanh * BT: xây dựng - chuyển giao. Hợp đồng BOT: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong và được phép tổ chức kinh doanh, khai thác trong một thời gian để hoàn vốn và thu lợi nhuận. Khi hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó cho Chính phủ nước sở tại. Hợp đồng BTO: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong chuyển giao chương trình đó cho chính phủ nước sở tại. Đổi lại chính phủ nước sở tại sẽ giành quyền kinh doanh công trình đó cho nhà đầu tư trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận. Hợp đồng BT: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong và chuyên giao chương trình đó cho nước sở tại. Đổi lại nhà nước sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 1.1.4. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của một quốc gia, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, kinh tế- xã hội và chính trị của nước tiếp nhận đầu tư. 1.1.4.1. Những tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ). - Đầu tư trực tíêp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư cao. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn ngoài nước. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư. Vốn ngoài nước được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và hoạt động của đầu tư trực tiếp. Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những quốc gia này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư. Phan Thị Trinh - KTPT 47B 6 Đề án môn học Paul A. Samuelson khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang phát triển và kém phát triển đã ví hoạt động sản xuất của các nước này như là một vòng đói nghèo luẩn quẩn. Đồ thị biểu thị vòng luẩn quẩn Đồ thị trên cho thấy thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp, tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở đến quá trình phát triển của vốn và làm cho tích tụ vốn thấp, không có đủ vốn cho đầu tư, sẽ làm cho năng lực sản xuất của quốc gia đó giảm; năng lực sản xuất giảm dẫn đến thu nhập thấp và lại quay trở lại chu kỳ ban đầu. Vòng luẩn quẩn đói nghèo cứ lặp đi lặp lại chu kỳ như trên. Do vậy, để phá vỡ vòng luẩn quẩn, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra “một cú huých lớn” để phá vỡ vòng luẩn quẩn này. Biện pháp hữu hiệu nhất có thể coi là bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó là tăng vốn cho đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhập tăng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem như là một nhân tố hay cú huých lớn để phá vỡ vòng đói nghèo trên. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình phát triển công nghệ Công nghệ có một vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn. Sản phẩm mới được áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, có hàm lượng khoa học cao sẽ kích thích Phan Thị Trinh - KTPT 47B 7 Năng suất thấp Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích luỹ vốn thấp Tiết kiệm và đầu tư thấp Đề án môn học tiêu dùng (tính mới của sản phẩm và giá thành hạ) dẫn đến kích thích sản xuất và tăngthu nhập của nền kinh tế quốc dân. Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, công nghệ giúp những nước này theo kịp tốc độ tăng trưởng của các nước côngnghiệp phát triển dựa trên lợi thế của những nước đi sau (kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa hoc công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực lao động tại nước tiếp nhận đầu tư. FDI có tác động đến phát triển công nghệ của một quốc gia thông qua: chuyển giao công nghệ; phổ biến công nghệ và phát minh công nghệ. Đối với chuyển giao công nghệ thì thông qua hoạt động FDI đã làm cho “khoảng cách công nghệ giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư bị thu hẹp. Hình thức chuyển giao công nghệ thông qua FDI được thực hiện thông qua: chuyển giao bên trong và chuyển giao bên ngoài. Chuyển giao bên trong là hình thức chuyển giao chủ yếu nhất và được thực hiện giữa công ty mẹ vào chi nhánh công ty con. Chuyển giao bên ngoài được thực hiện giữa cáccông ty khác nhau như: liên doanh với doanh nghiệp trong nước, hợp đồng li-xăng, hỗ trợ công nghệ…. - Đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Do vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng lao động trong giai đoạn hiện nay ở mổi quốc gia đã và đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm. FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến cả số lượng và chất lượng lao động. Số lượng lao động ở đây được hiểu là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Còn đối với chất lượng lao đông, FDI đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua: trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ lao động. b. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội - Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Hoạt động FDI đi kèm với các yếu tố vốn, công nghệ, kỹ năng và trình độ quản lý đã có tác động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Qua nghiên cứu ở các nước tiếp nhận đầu tư, hoạt Phan Thị Trinh - KTPT 47B 8 [...]... Nội dung hoạt động thuhútFDIvàocác KCN ViệtNam 2.2.1 Xác định mục tiêu thuhútFDIvàocác KCN Hiện nay, việc xác định mục tiêu thuhútFDIvàocác KCN chưa được quan tâm đúng mức Mục tiêu thuhút mới chỉ dừng lại ở công tác: Vận động thuhút đầu tư nhằm để lấp đầy các KCN đã thành lập Chính vì vậy, hoạt Phan Thị Trinh - KTPT 47B 21 Đề án môn học động thuhútFDIvàocác KCN ViệtNam còn chạy theo... hình thuhútFDIvàocác KCN ViệtNam 2.3.2.1 Những thành tựu đạt được Trong thời gian qua, hoạt động hỗ trợ xúc tiến đầu tư vàocác KCN của các bộ, ngành chức năng và các ban quản lý KCN cấp tỉnh đang ngày càng hoàn thiện, bước đầu đáp ứng được nhu cầu thuhútFDIvàocác KCN - Nhìn chung hoạt động thuhútFDIvàocáckhucôngnghiệp đạt kết quả tốt hơn so với các dự án FDI ở ngoài KCN về tốc độ thu hút. .. với các doanh nghiệp còn non trẻ của ViệtNam và trong thời điểm hiện nay, vai trò này càng trở nên cấp thiết vì các doanh nghiệpViệtNam đang đứng trước thách thức rất lớn của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế Vì những lý do đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng nhu cầu tăng cườngthuhútFDI vào các KCN ViệtNam hiện nay rất cấp thiết 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng thuhútFDI Việc các. .. hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, cáckhu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, khucôngnghiệp tập trung” Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII năm 1996 cũng đã xác định rõ “ hình thành cáckhucôngnghiệp tập trung (bao gồm khu chế xuất, khucông nghệ cao), tạo địa bàn thu n lợi cho việc xây dựng các cơ sở côngnghiệp mới Phát triển mạnh côngnghiệp nông thôn và ven đô thị Ở các thành... phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môI trường đầu tư-kinh doanh Phan Thị Trinh - KTPT 47B 33 Đề án môn học CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNGCƯỜNGTHUHÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀOCÁC KCN 3.1 Quan điểm và định hướng thuhútFDIvàocác KCN Việtnam 3.1.1 Quan điểm thuhút * ThuhútFDIvào phát triển các KCN phải đảm bảo tính chất bền vững, đối với bản thân các KCN và đối với toàn... tầng ở các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thu n lợi cho hoạt động của KCN Khuyến khích các nhà đầu tư FDI từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào KCN, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắmcông nghệ nguồn từ các nước côngnghiệp phát triển, tiếp tục thuhútFDI ở khu vực, có kế hoạch vận động các tập đoàn, cáccông ty lớn đầu tư vào KCN,... lược thu hútFDI vào các KCN được thực hiện theo hướng: Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hútFDI vào các ngành côngnghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, côngnghiệp chế biến, côngnghiệp phục vụ nông nghiệp và Phan Thị Trinh - KTPT 47B 23 Đề án môn học phát triển nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông và các ngành Việtnam có nhiều lợi... 2005 số dự án FDI và tổng vốn đầu tư thuhútvàocác KCN tăng đều qua cácnăm Về tỷ trọng vốn FDI thuhút vào các KCN so với FDI của cả nước cũng có xu hướng tăng lên Điều này cũng khẳng định rằng vai trò của hoạt động FDIvào KCN trong hoạt động thu hútFDI chung của cả nước ngày càng quan trọng KCN với những ưu đãi và lợi thế riêng có của mình đã tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư... - ThuhútFDI phải đảm bảo tính đồng bộ với tính chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của mỗi vùng, miền, không dừng lại ở việc tăng số lượng các dự án FDI - ThuhútFDIvàocác KCN phải đảm bảo không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên và sinh thái tại địa bàn có KCN * ThuhútFDIvàocác KCN phải đảm bảo sự phân bổ các ngành hợp lý theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp. .. hoạt động chính trị ở nước tiếp nhận đầu tư 1.2 Khucôngnghiệp (KCN) và sự cần thiết phải thuhútFDIvào KCN ViệtNam 1.2.1 Khucôngnghiệp 1.2.1.1 Khái niệm: Theo Quy chế KHC, KCX, KCNC – ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997, KCN là “ khu tập trung doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng côngnghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có . các khu công nghiệp ở Việt nam 25 2.3.1 Tình hình thu hút FDI vào các KCN Việt nam thời gian qua 25 2.3.2. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các KCN Việt. NGOÀI VÀO CÁC KCN 34 3.1. Quan điểm và định hướng thu hút FDI vào các KCN Việt nam 34 3.1.1 Quan điểm thu hút 34 3.1.2 Định hướng thu hút FDI vào các KCN