THUẾBIỆTTHỰBỎHOANG Có thực tế làm nhói lòng nhiều người nghèo là trong khi hàng ngàn người dân vẫn sống cảnh ở nhà thuê, nhà tạm bợ thì hàng ngàn căn biệt thự, nhà liền kề nằm ở những khu đẹp nhất nhì của thành phố lại bỏhoang suốt nhiều năm nay, nhiều đến nỗi cơ quan chức năng cũng không thể thống kê nổi. Truyền hình An ninh Thủ Đô ATV ngày 08/06/2011, tuổi trẻ online ngày 04/06/2011 đưa tin về việc Bộ Tài Chính dự kiến đánh thuếbiệtthựbỏhoang [1] . Nội dung tin tức như sau: Sau khi Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây Dựng) kết hợp Sở Xây Dựng Hà Nội kiểm tra tình trạng xây dựng, sử dụng của gần 2700 căn biệtthự tại các huyện nội thành Hà Nội đã đưa ra con số giật mình. Có hơn 700 căn biệtthự bị bỏ hoang. Việc này được thực hiên theo yêu cầu của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, vụ việc được tiến hành nhằm xác định tình trạng “những khu phố không đèn”, “những khu đô thị chết” chủ yếu là do tình trạng đầu cơ tích trữ của những nhà đầu tư bất động sản không có nhu cầu sử dụng. Trao đổi với Thanh Niên, ngày 31/05/2011, Bộ Tài Chính cho biết hiện nay các vụ chức năng đã hoàn thiện xong bản đề xuất, trong đó có ba phương án tính thuế đối với “biệt thựbỏ hoang”: Phương án 1, Bộ Tài chính sẽ dự thảo nghị định, trình Chính phủ xin ý kiến Thường vụ Quốc hội ban hành. Trong đó, quy định nếu sau khi xác định biệtthự nào bỏ hoang, không sử dụng thì thuthuế theo một tỷ lệ nhất định. Phương án 2, ngày 01/01/2012, khi Luật Sử dụng đất phi nông nghiệp bắt đầu có hiệu lực, thì có thể căn cứ vào quy định đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15% tổng giá trị (diện tích đất tính thuế x giá trị 1m 2 đất). Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đưa ra phương án khác, căn cứ vào quy định xử lý vi phạm Luật Đất đai, người nào lấn chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích sẽ bị xử phạt hành chính. Ví dụ, nếu không đưa vào sử dụng trong 6 tháng thì bị phạt 20 - 30 triệu đồng, 6 tháng sau không dùng thì phạt tiếp đến khi hoàn thiện đưa vào sử dụng, cho thuê, cho mượn thì thôi. 1 http://www.anninhthudo.vn/Truyen-hinh-ATV/Bo-Tai-chinh-danh-thue-biet-thu-bo-hoang/401974.antd http://www.chaobuoisang.net/giat-minh-truoc-nhung-can-biet-thu-tien-ty-bo-hoang-223769.htm http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110601/Lai-them-thue-biet-thu-bo-hoang.aspx Riêng tại Hà Nội có khoảng 700 biệtthựbỏhoang Riêng tại Hà Nội có khoảng 700 biệtthựbỏhoangBiệtthựbỏhoang là nơi tránh nắng cho bò Bài viết này phân tích lý do tại sao lại có chính sách này. Sự tồn tại của những khu nhà biệtthựbỏhoang gây thiệt hại gì, cũng như nếu giải quyết tình trạng này sẽ mang đến lợi ích cho ai? Đánh giá chính sách. Cuối cùng là nêu những quan điểm phản đối, những trở ngại cần khắc phục để chính sách này có tính khả thi hơn trên thực tế. Thuếbiệtthựbỏhoang và nguyên nhân của kiến nghị này: Trước hết cần minh định đối tượng đánh thuế. Theo từ điển Tiếng Việt (viện Ngôn Ngữ học, 1996), “bỏ hoang” là “ruộng đất” bỏ không, không trồng trọt, không sử dụng trong một thời gian dài. Ở đây, nhà bỏhoang được hiểu là nhà không có người ở. Phường là nơi xác định điều này. Nhà bỏhoang được phân ra làm hai loại: nhà bỏhoang khách quan và nhà bỏhoangchủ quan. Theo đó, nhà bỏhoang khách quan là nhà bỏhoang do thiếu hạ tầng phục vụ cuộc sống. Các chủ đầu tư xây dựng các dự án đều dựa trên quy hoạch tổng thể hạ tầng đô thị, cụ thể như quy hoạch sẽ có hệ thống giao thông hiện đại, xu thế phát triển đô thị mang tính khu vực, … rồi họ tiến hành đầu tư xây dựng. Việc đi tắc đón đầu này tạo nên một sự chênh lệch về thời điểm và tiến độ mà khi đó biệtthự thì xây xong, còn quy hoạch vẫn… “treo”. Người mua thì đã mua biệtthự rồi nhưng sân chơi, siêu thị, trường học, công viên và nhiều hạn mục khác vẫn còn trong thời gian hoàn thiện. Khu đô thị mới Nhơn Trạch là một thí dụ tiêu biểu. Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh: khu đô thị này đã xuất hiện khá sớm trong khi hệ thống đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây vẫn chưa hoàn thiện. Điều này làm cho các nhà đầu tư ngập ngừng trong việc đầu tư tiếp vào các hạng mục còn lại như sân chơi, siêu thị, trường học, công viên… cũng như người mua chưa muốn dọn đến ở. Còn biệtthựbỏhoangchủ quan là hiện tượng rõ rệt nhất của đầu cơ bất động sản sau khi bong bóng bất động sản vỡ tan. Năm 2001-2002 và năm 2007 được xem là năm mà thị trường bất động sản lên cơn sốt lần thứ hai và thứ ba. Nền kinh tế thời điểm này phát triển cực kỳ lạc quan, thị trường bất động sản xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm đa dạng, nhà đầu tư bất động sản nhận được sự hỗ trợ rộng rãi từ ngân hàng và các nhà lập luật. Thế nhưng, năm 2008, thị trường đột ngột đóng băng do chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước, khủng hoảng từ Mỹ lây lan sang các quốc gia trên thế giới và những bất cập trong quản lý thị trường bất động sản Việt Nam đã gây nên sự lúng túng và phân tâm cho tất cả các nhà đầu tư tham gia thị trường. Nhu cầu mua căn hộ biệtthự giảm xuống mâu thuẫn với tâm lý hoang mang và kỳ vọng của các nhà đầu tư rằng thị trường sẽ nóng trở lại vì niềm tin “đầu tư vào bất động sản là đầu tư siêu lợi nhuận”. (xem thêm phụ lục 1). Hệ quả là: Theo báo cáo của Bộ Xây Dựng trong số 16 dự án của 11 chủ đầu tư được kiểm tra có khoảng 2.684 căn biệtthự thì có đến 698 căn (chiếm gần 35%) chưa đưa vào sử dụng, vẫn còn ở tình trạng xây thô, bỏ hoang. Số biệtthựbỏhoang được rải đều tại nhiều khu đô thị trên toàn thành phố như: Cụm chung cư An Sinh thuộc Mỹ Đình II, Từ Liêm, khu đô thị mới Cổ Nhuế, Văn Quán, Pháp Vân - Tứ Hiệp Tiêu biểu là dự án khu đô thị mới ra đời sớm nhất của Hà Nội – Khu đô thị Linh Đàm, người ta dễ thấy nhiều lô mọc rêu, cỏ leo lên đến tận đỉnh biệt thự. Điển hình là khu X 2 – Bắc Linh Đàm, sau 8 năm đi vào hoạt động đến nay đếm sơ sơ vẫn còn khoản 40 biệtthựbỏhoang bị biến thành nơi đổ rác, phế liệu. Nhân viên văn phòng nhà đất Quang Vinh (kiốt số 2 – CT4A – X 2 – Linh Đàm) nói: những căn biệtthự này đều đã có 1 chủ, giá từ 25 – 30 tỷ đồng/ căn. Giá theo diện tích đất thấp nhất là 80 triệu đồng/m 2 , còn những vị trí đẹp giá khoản 130 triệu đồng/m 2 . Không chỉ ở thành phố Hà Nội mà cả thành phố Hồ Chí Minh cũng như các vùng lân cận đều trong tình trạng “vườn không nhà trống” từ nhiều năm nay. Nằm ngay cửa ngõ Phía Đông của Tp.HCM, giao điểm giữa đường cao tốc Sài Gòn - Long Thành và đường vành đai phía Đông, khu dân cư Khang An (phường Phú Hữu, quận 9) dường như là ngôi nhà mơ ước. Thế nhưng, đi sâu vào đó là một loạt các khu biệtthự nối đuôi nhau, cỏ dại phủ đầy. Khu đô thị lý tưởng Mỹ Phước 2 – Bình Dương đã từng được khởi động rầm rộ từ năm 2002, nằm trong tổng thể quy hoạch của khu Đô thị Mỹ Phước 1,2,3,4 với tổng diện tích hơn 4300ha. Khu đô thị được thiết kế theo tiêu chuẩn của Singapore đã trở thành hoang vắng. Thậm chí, những công trình phụ trợ như thảm cỏ, công viên cũng được người dân địa phương tận dụng làm chỗ lý tưởng để nuôi dê. Ban đêm là nơi lý tưởng cho các cặp đôi hẹn hò, xì-ke hút chích… Đó chính là tình trạng nhếch nhác đô thị từ các khu biệtthựbỏ hoang, cảnh quan kém thẩm mỹ, nhiều khu nhà biến thành nơi đổ rác gây ô nhiễm môi trường, nơi ẩn náu cho các con nghiện, nơi trú ngụ của các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm… gây thiệt hại mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến lợi ích của những khu nhà sống gần đó. Vì vậy, việc đề xuất đánh thuếbiệtthựbỏhoang của Bộ Tài Chính không chỉ đáp ứng lòng mong muốn giải quyết tình trạng nhếch nhác đô thị, đáp ứng yêu cầu về công bằng xã hội trong sử dụng tài nguyên đất đai mà còn là một biện pháp ngăn chặn đầu cơ và tạo ra nguồn thu cho chính phủ. Đánh giá chính sách: Mức thuế dự kiến của Bộ Tài Chính đối với nhà bỏhoang từ 2% - 3% giá trị nhà/năm sẽ tác động đến động thái của các nhà đầu tư vì mức thuế này lớn hơn giá cho thuê nhà. Khi đó, nhà đầu tư buộc phải bán biệt thự. Việc bán biệtthự trong giai đoạn này sẽ với giá không được cao, như vậy bất động sản đang dần được trả về với giá trị thật của chính nó. Ngược lại, nếu chủbiệtthự không bán thì cũng phải cho thuêđể tránh nguồn thuế này. Lúc đó cũng tạo nên những cơ hội tốt cho những người có nhu cầu đến ở và chủbiệtthự cho thuê có thêm nguồn thu nhập. Trong trường hợp, người chủ không cho thuê, cũng không bán thì chính quyền địa phương cũng có nguồn thu tăng thêm từ thuếđể chi cho các hoạt động xã hội và góp phần điều tiết bớt thu nhập của các đại gia. Ngoài ra, có thể còn nhiều phương pháp lách luật khác như thuê người ra vào khu biệtthự như có người ở đó (biệt thự cũng nhờ đó mà được sửa sang ít nhiều). Hay một mối quan hệ móc ngoặt “dưới gầm bàn” dành cho người xác định xem biệtthự có bỏhoang hay không. Dù là cách nào thì cũng là một sự tăng thêm chi phí cho giới đầu cơ bất động sản, buộc các nhà đầu tư này phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí đạt được trong việc quy định sửa sang hay đểbiệtthựhoang tàn. Ngoài ra, luật này còn có thể tạo nên những ngoại tác tích cực khác như mỹ quan đô thị trở nên đẹp hơn, an ninh hơn, tệ nạn vì thế cũng giảm đi. Giá trị thị trường của những căn nhà bên cạnh những căn nhà này nhờ đó mà tăng lên, là bước đầu để tạo nên những khu phố văn hóa sạch đẹp, địa điểm du lịch, khu vực vui chơi giải trí… của những công nhân viên chức, người đi làm, sinh viên – học sinh ở những vùng lân cận đến dừng chân, nghỉ ngơi, thư giãn cuối tuần. Một thí dụ tiêu biểu cho điều này là khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, công viên quận 7, cầu Ánh Sao, quán cà phê Terrace, Highland… nhìn ra bờ 2 sông, luôn đón tiếp những bạn trẻ, hội nhóm sinh hoạt, những buổi sinh nhật… góp phần thúc đẩy thương mại dịch vụ sôi nổi hơn. Quan điểm phản đối và những trở ngại cần được khắc phục của quy định đánh thuếbiệtthựbỏ hoang: Những quan điểm không đồng thuận: Những phương án dự kiến đánh thuếbiệtthựbỏhoang không phải chỉ nhận được sự tán thành của dư luận mà còn gặp những quan điểm phản đối. - Trong bài báo “Nhà nước khỏi xót ruột giùm” Pháp Luật TP.HCM 13/08/2011 [2] , ông Lê Văn Tú, Giám đốc công ty Phát Triển nhà Bình Dân nêu quan điểm: “việc một người có khả năng mua đất, xây nhà sau đó đến ở hay không ở là chuyện thường tình trong xã hội. Vậy lấy cớ gì để phạt nếu người ta không có nhu cầu sử dụng hay bán căn nhà đó?”. Ông Lê Chí Hiếu, Giám đốc công ty Phát triển nhà Thủ Đức phân tích: “nhà biệtthự là tài sản cá nhân, chủ sở hữu có quyền quy định sử dụng hay không chứ Nhà Nước đâu thể can thiệp”. Thật ra, không chỉ biệtthự mà nhà đất nói chung là hàng hóa tư. Nó có tính cạnh tranh và tính loại trừ. Căn nhà là kết quả của việc mọi người cùng tham gia cạnh tranh để có được nó. Và khi người này có được nó, cũng đồng nghĩa là người khác cần nó nhưng không thể có nó được nữa. Trong trường hợp này, việc giới đầu cơ sở hữu biệtthự và “đội giá” nó lên vài tỷ đồng sẽ ngăn cản những người thật sự mong muốn có chỗ ở không được ở. Xét về phương diện pháp luật, Luật sư Trần Quang Chiến – Đoàn luật sư Hà Nội cũng cho rằng có đầy đủ cơ sở pháp lý để xử phạt và đánh thuế nhà bỏhoang “Theo Luật Đất đai, tài sản trên đất là sở hữu của cá nhân nhưng đất lại phải được quy hoạch theo Nhà Nước. Và cũng theo Luật đất đai không được để đất hoang hóa. Vì thế biệtthựbỏhoang có thể đánh thuế được. Bất động sản cần phải trở về với giá trị thật của nó, nó cần được lưu thông. Có như vậy người nghèo mới có cơ hội có nhà để ở. - Trong bài “Đánh thuếbiệtthựbỏhoang được không?” [3] ngày 31/05/2011 có viết: Theo ông Phùng Thanh Sơn, một chuyên gia bất động sản, thay vì làm một công việc rất tốn kém là phải xác định được tiêu chí căn nhà ấy thế nào là bỏ hoang, thời gian bỏhoang tại sao không áp dụng chính sách đánh thuế căn nhà thứ hai trở đi như đã từng làm. Đơn giản chỉ cần bổ sung: nếu đứng căn nhà thứ ba thì thuế sẽ cao hơn căn nhà thứ hai và cứ thế luỹ tiến lên. Cách tính này sẽ có nhiều ưu tiên cho những người sử dụng căn nhà cấp 4 vì họ chắc chắn là những người nghèo. Thuế sẽ dần tăng lên đối với những người sử dụng căn nhà có giá trị hơn. Thật ra, phương pháp do Ông Phùng Thanh Sơn đề nghị quả là đơn giản, tiết kiệm và dễ tiến hành. Tuy nhiên, phương pháp này đã được các nhà đầu tư khéo léo trong việc áp dụng bằng cách cho người thân, con cháu đứng tên sở hữu căn nhà đó. Hay nói cách khác, không cách nào ta có thể xác định được bất động sản đó có thật của nhà đầu tư hay không. Thêm một lý do quan trọng nữa mà cần phải có luật này là việc đánh thuếbiệtthựbỏhoang mục đích quan trọng không phải là tăng thuthuế cho Nhà Nước (vì nếu như thế thì luật này phải là thuế nhà đất ) mà mục đích chính là giải quyết tình trạng nhà bị bỏ 2 http://phapluattp.vn/201105281257664p0c1085/phat-biet-thu-bo-hoang-kho-kha-thi-it-hieu-qua.htm 3 http://www.baomoi.com/Thue-biet-thu-bo-hoang-Giai-thich-ra-sao-voi-quyen-so-huu/147/6358829.epi 3 hoang làm xấu mỹ quan đô thị. Ngoài ra, việc đánh thuếbiệtthựbỏhoang đương nhiên đã loại những người nghèo sử dụng nhà cấp 4 mà Ông Phùng Thanh Sơn đã đề cập. - Bài viết “Không cần thuếbiệtthựbỏ hoang” đăng trên Báo Kinh tế Sài Gòn online ngày 19/06/2011 [4] có đề cập rằng thuế này là không cần thiết, bởi từ năm 2012, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bắt đầu hiệu lực. Từ đó trở đi, tiến độ đầu tư cứ chậm một năm thì chi phí đầu tư lại cộng thêm tiền thuế sử dụng đất một năm. Vậy là nhà đầu tư luôn được thúc giục sớm kết thúc chu kỳ đầu tư. Đó là chưa nói tới chi phí vốn của số vốn bị đọng trong những ngôi nhà “bỏ hoang” đó. Điều 7 Luật sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 (Luật số 48/2010/QH12) [5] quy định về mức thuế suất. Theo đó, người sở hữu đất phi nông nghiệp phải nộp thuế theo tỷ lệ trên giá đất do UBND tỉnh, thành phố công bốthuế suất đối với đất áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Cụ thể, diện tích trong hạn mức có thuế suất 0.03%; phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức có thuế suất 0.15%. Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế 0.15%. Đất lấn chiếm áp dụng mức thuế suất 0.2% và không áp dụng hạn mức. Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường [6] phân tích: mức thuế đánh vào việc sở hữu bất động sản này quá thấp nên khó hạn chế được tình trạng mua hàng loạt bất động sản sau đó để hoang, không ở. Nếu căn cứ theo Biểu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì toàn bộ số thuếthu được đối với đất phi nông nghiệp là khoản hơn 438 tỷ đồng/năm (theo Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) – một con số vô cùng khiêm tốn nếu so với quy mô và giá trị giao dich của thị trường bất động sản Việt Nam mỗi năm. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông nói: mức thuế trong Luật thuế sử dụng đất phi Nông Nghiệp hiện không thể chống được giới đầu cơ đất đai. Tôi đã tính thử mức thuế lũy tiến cao nhất đối với 100 m 2 ở tại nơi có giá cao nhất của Hà Nội cũng chỉ 1.5 triệu đồng/năm. Số tiền này chỉ như hạt cát so với siêu lợi nhuận thu được từ đầu cơ. Vậy làm sao kiềm chế được đầu cơ bất động sản. Theo điều 20: chậm đưa đất vào sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai số 105/2009/NĐ – CP (có đính kèm tại phụ lục 2) mức phạt tiền khoản 10 triệu đồng theo 1 năm. Nếu trường hợp rơi vào điều 8, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu hậu quả hành vi thuộc mức 4 (trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ 200.000.000 đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ 1 tỷ (1.000.000.000 đồng) trở lên đối với đất phi nông nghiệp. Xét về mức độ đánh thuế này cũng có tác động làm ảnh hưởng đến hành vi của giới đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, đánh thuế dựa trên tỷ lệ thuế so với giá trị bất động sản sẽ mang tính công bằng và dễ chấp nhận hơn là một mức thuế sẽ tăng lên theo thời gian, vì thế, các nhà đầu tư càng găm giữ bất động lâu càng chịu nhiều thuế nặng hơn. Điều đó cũng mang tính kích thích các nhà đầu tư mau chóng hoàn thiện biệtthự và có những động thái tích cực đểbiệtthự không còn là “biệt thự chết” nữa. Kiến nghị: Bộ Tài Chính cần phối hợp với Bộ Xây Dựng và những cơ quan chức năng để cùng xác định vấn đề, giải quyết khó khăn và làm cho luật pháp mang tính thực thi hơn. Cụ thể như sau: Thứ nhất cần xác định chính xác đối tượng đánh thuế. Đối tượng đánh thuế ở đây là các biệtthựbỏ hoang. Vậy nhà ở (biệt thự là một trong các dạng nhà ở) bỏhoang có cần đánh thuế không? Mặt khác, có 4 http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/doisong/55448/Khong-can-thue-biet-thu-bo-hoang.html 5 Đính kèm tại Phụ lục 2 6 http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/526199/Biet-thu-bo-hoang-Dau-co-chiem-bao-nhieu-phan-tram.html 4 một sự ngầm hiểu rằng nhà bỏhoang là nhà không có người ở. Nhưng để trở thành văn bản quy định mang tính quyền lực thực thi thì định nghĩa này cần chính xác hơn nữa, cũng như cần phải đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nhà bỏ hoang. Chẳng hạn: căn nhà này không có người ở, không đầy đủ điện, nước, hệ thống chiếu sáng, có đường đi lối vào nhà và các yếu tố cơ bản thiết yếu khác để một người có thể sống trong ngôi nhà đó. Trong trường hợp nhà bỏhoang do khách quan như hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật ở khu vực đó chưa hoàn chỉnh thì phải có sự xác nhận của cơ quan chức năng rằng không chỉ biệtthự mà toàn bộ tất cả các căn nhà ở khu vực đó đều phải chịu cùng một mức độ giống nhau như vậy (giả dụ đều chưa có hệ thống cấp thoát nước). Nếu vậy thì thuế không chỉ đánh vào người mua nhà mà còn phải có những biện pháp xử phạt hành chính khác buộc những nhà đầu tư đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cũng như việc mở rộng tín dụng cho việc hoàn thiện các hạng mục công của đô thị (chỉ dành để đầu tư vào hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, công viên, nhà trường, nơi giữ trẻ…) Thứ hai, việc thuthuế các biệtthựbỏhoang là một biện pháp đánh thẳng vài túi tiền của các đại gia, mà theo đó họ cũng có nhiều quyền lực. Theo ông Phạm Trung Hà, tổng giám đốc Hòa Phát Land xác nhận: không phải khách hàng mua biệtthự nào cũng có nhu cầu để ở, bởi hầu hết họ đều có những nơi rất tốt tại các khu trung tâm. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là những biện pháp chế tài, quyền lực thực thi và tính nghiêm minh của pháp luật. Thứ ba, tính quy mô của Quy định: Cơ quan chức năng cần xác định xem nhũng quy định này sẽ được áp dụng tại các đô thị lớn, siêu đô thị như Tp.HCM, Hà Nội, Hải Phòng… và các khu vệ tinh như Đồng Nai, Bình Dương,… nơi mà các khu biệtthựbỏhoang diễn ra rầm rộ nhất hay sẽ áp dụng trên toàn quốc. Muốn trả lời được câu hỏi này, Bộ Xây Dựng và các cơ quan chức năng cần có một cuộc kiểm tra chính thức mang tính sâu rộng hơn tình trạng này. Điều này không chỉ giải quyết được vấn đề phạm vi mà Luật được áp dụng, nó còn giải quyết được bài toán Lợi ích – Chi phí. Số thuế sẽ thu được từ biệtthựbỏhoang và những lợi ích kinh tế - xã hội đo ở mức tương đối có thể quy ra tiền liệu có lớn hơn chi phí lập luật, những trang trải cho bộ máy thực thi luật này và chi phí các biện pháp cưỡng chế khi cần. Cuối cùng là lộ trình thực thi pháp luật và những chính sách đi kèm. Tỷ lệ thuế này mang tính kích thích ở thời gian đầu để buộc các nhà đầu tư phải lập tức có những hành động tích cực thực hiện. Và thời gian càng dài sự răn đe từ thuế càng mạnh hơn nhiều lần để các nhà đầu cơ không thể tiếp tục găm giữ bất động sản. Thêm vào đó, thị trường bất động sản đang trong thời kỳ khó khăn. Không chỉ có răn đe, trừng phạt mà còn cần phải có chính sách mở ra lối thoát cho nhà đầu tư. Chẳng hạn, khi Nhà nước giao đất cho chủ đầu tư nhưng chủ đầu tư quản lý nhà không tốt dẫn đến tình trạng nhà dang dở, nhà xây xong bỏhoang thì Nhà nước có thể tiến hành thu hồi lại nhà và cả những lô chưa tiến hành đúng tiến độ. Sau đó đưa ra đấu giá phần giá trị quyền sử dụng đất và phần tài sản gắn liền với đất đã đầu tư, số tiền thu được sẽ trả cho người mua nhà sau khi trừ các chi phí liên quan. 5 KẾT LUẬN Những “thiên đường mơ ước” với các thiết kế độc đáo nằm ở nơi lý tưởng, giao thông cực kỳ thuận tiện, quy hoạch theo tiêu chuẩn quốc tế cần thiết và phù hợp cho một giới giàu sang nhất định. Giá bán của chúng có bao gồm giá đất đầu cơ nên chúng không dành cho những người có thu nhập thấp hay người sản xuất phải thu hồi vốn lâu. Chúng là biểu hiện của khoản cách giàu – nghèo và ở trong giới giàu có này, ít nhất một người cũng có vài căn để họ có thể ở và bỏ trống căn còn lại. Việc đánh thuếbiệtthựbỏhoang là một chính sách không chỉ đề điều tiết thu nhập của các đại gia, mà còn tạo nên một khoản thuthuế cho địa phương để có những biện pháp hoàn thiện những hạng mục cộng đồng (công viên, trường học, nhà trẻ…) của các khu quy hoạch, an ninh đô thị và là công cụ tốt để chống nạn đầu cơ bất động sản. Bài viết này đã nêu lý do chính sách thuếbiệtthựbỏhoang cần được thực hiện, phân tích, đánh giá cũng như nêu những trở ngại và kiến nghị giải pháp để hoàn thiện chính sách này. Tuy nhiên, bài viết gặp một số hạn chế về nguồn thông tin tiếp cận. Dữ liệu và thông tin được lấy từ tạp chí chuyên ngành bất động sản, tạp chí kinh tế, tuổi trẻ, và chương trình thời sự đài truyền hình Việt Nam VTV1, truyền hình An ninh Thủ đô nhưng không lấy được nguồn trực tiếp từ Bộ Tài Chính, Bộ Xây Dựng, UBND Thứ hai, bài viết chưa trả lời được câu hỏi: có nên đánh thuếbiệtthựbỏhoang giống nhau cho hai lý do khác nhau là bỏhoangchủ quan và bỏhoang khách quan hay không? Cuối cùng, do khả năng hạn chế của người viết đã chưa nghiên cứu được luật lệ cũng như biện pháp giải quyết của các quốc gia khác về vấn đề này. . http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110601/Lai-them-thue-biet-thu-bo -hoang. aspx Riêng tại Hà Nội có khoảng 700 biệt thự bỏ hoang Riêng tại Hà Nội có khoảng 700 biệt thự bỏ hoang Biệt thự bỏ hoang là nơi tránh. điều này. Nhà bỏ hoang được phân ra làm hai loại: nhà bỏ hoang khách quan và nhà bỏ hoang chủ quan. Theo đó, nhà bỏ hoang khách quan là nhà bỏ hoang do thiếu