Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng Công Ty CổPhần Xây Dựng Thanh Ho
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Ngày nay, trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sựquản lý của Nhà nước, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực cùng vớiviệc hạ thấp giá thành sản phẩm là mục tiêu sống còn của các doanh nghiệpViệt Nam Vì vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào đều coi trọng, quan tâm hàngđầu đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tốt không những trực tiếpmang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà còn gián tiếp tạo ra lợi ích vậtchất cho xã hội trong việc quản lý các doanh nghiệp như cơ quan thuế
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu quantrọng và phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp.Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phản ánh và giám đốctoàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn là tấmgương phản chiếu toàn bộ bộ máy tổ chức, trình độ quản lý và công nghệ màmột doanh nghiệp đã và đang tiến hành trong quá trình sản xuất kinh doanh
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang hội nhập với nền kinh tế thế giới,bên cạnh nhiều ngành sản xuất vật chất quan trọng khác thì ngành xây dựng làmột ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta.Sản phẩm xây lắp là cơ sở hạ tầng, là huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiệntiền đề để phát triển các ngành kinh tế khác và thu hút vốn đầu tư nước ngoàinên hàng năm tổng mức đầu tư xây dựng công trình của ngành sản xuất xâylắp chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng Ngân sách Nhà Nước Để sản xuất rasản phẩm xây lắp thì ngành xây dựng cũng phải hao phí các chi phí và kếttinh trong sản phẩm Thực tế tại các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, việc quảnlý chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp còn nhiều điểm bất cập cần phải
Trang 2khắc phục như công tác quản lý chi phí còn yếu kém, giá thành của sản phẩmxây lắp chưa phản ánh đúng với thực tế phát sinh Vì vậy, việc hạch toán cácchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách chính xác, đầyđủ, kịp thời là một yêu cầu xuyên suốt trong toàn bộ quá trình sản xuất kinhdoanh của các đơn vị xây lắp Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế,đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp đồng thời
tạo ra lợi ích cho xã hội, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thanh Hoá”.
Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộcTổng Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thanh Hoá
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý luận cơ bản về Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thực trạng công tác hạch toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công
Ty Cổ Phần Xây Dựng Thanh Hoá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hạchtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệpthuộc Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thanh Hoá
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp thuộc Tổng Công
Ty Cổ Phần Xây Dựng Thanh Hoá
Trang 34 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,duy vật lịch sử Các phương pháp toán học, phương pháp thống kê học,phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp khảo sát thực tế, phương pháptrình bày kết hợp giữa diễn giải và quy nạp, giữa lời văn và sơ đồ minh hoạđồng thời luận văn kết hợp lý luận khoa học chuyên ngành kế toán- kiểm toánđể giải quyết nhiệm vụ
5 Những đóng góp của luận văn
Hệ thống hoá cơ sở lý luận hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm
Phân tích, đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp thuộc Tổng công ty cổ phầnxây dựng Thanh Hoá
Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụlục, luận văn gồm có 3 chương
Chương I: Những lý luận cơ bản về Hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Chương II: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp hạch toán độc lập thuộc Tổng Công Ty CổPhần Xây Dựng Thanh Hoá
Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp hạch toánđộc lập thuộc Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thanh Hoá
Trang 4CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng tới kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chấtcông nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.Xây dựng cơ bản là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đạihoá, khôi phục các công trình nhà máy, xí nghiệp, đường sá, cầu cống, nhàcửa…nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống của xã hội Một bộ phận lớncủa thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoàiđược sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
Cũng giống như các ngành sản xuất khác, sản phẩm xây dựng cơ bảncũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều trakhảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành Sảnxuất xây dựng cơ bản cũng có tính dây chuyền, giữa các khâu của hoạt độngsản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác Tuy nhiên, ngành XDCB cónhững đặc điểm về kinh tế – kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rõ nét ở sản phẩmxây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành Điều này chi phối đến côngtác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanhnghiệp xây lắp Sản phẩm xây lắp có đặc điểm:
- Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng được xây dựng theothiết kế, tạo thành bởi hao phí lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiếtbị lắp đặt vào công trình, được định vị với đất, có thể bao gồm cả phần dưới
Trang 5mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước Sảnphẩm xây dựng sẽ được làm ra theo yêu cầu của chủ đầu tư và tại thời điểmđấu thầu, sản phẩm xây lắp mới chỉ được thể hiện trên các bản vẽ, có kết cấuphức tạp mang tính đơn chiếc, không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào.Quá trình sản xuất sản phẩm phải dựa vào thiết kế làm tiêu chuẩn, làm thước
đo Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổchức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trìnhcụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảođảm cho sản xuất được liên tục
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán đã được thẩm địnhnghĩa là giá thoả thuận giữa nhà thầu với chủ đầu tư (giá đấu thầu), quá trìnhsản xuất ra sản phẩm xây lắp khác với sản phẩm của các loại hàng hoá khác ởchỗ: sản xuất ra sản phẩm xây lắp gồm hai chiều: chủ đầu tư đặt hàng cho bênthi công, sau đó bên thi công dựa trên thiết kế kỹ thuật để sản xuất sản phẩmvà sản phẩm được chấp thuận khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu, trong quátrình sản xuất sản phẩm giá trị hoặc kết cấu sản phẩm có thể bị thay đổi, lợiích thu được từ việc sản xuất ra sản phẩm xây lắp phù thuộc vào rất nhiều vàocách tổ chức, quản lý của bên thi công Do sản phẩm xây lắp mang tính đơnchiếc nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa cáccông trình Còn sản xuất ra sản phẩm của các loại hàng hoá khác là quá trìnhmột chiều: sản phẩm được sản xuất ra hàng loạt được bán cho người tiêudùng, người tiêu có thể tiếp cận trực tiếp được bằng trực giác, lợi ích thu được
từ việc bán sản phẩm đã được người sản xuất tính vào giá trị của sản phẩm
- Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian thi công rất dài,có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong Trong thời gian sảnxuất thi công xây dựng, chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụngnhiều vật tư, nhân lực của xã hội Do đó khi sản xuất thi công xây dựng, đơn
Trang 6vị thi công cần lập kế hoạch xây dựng về vật tư, tiền vốn, thuê nhân công đểđảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, hoàn thành tiến độ thi công, bảo đảm kỹ mỹthuật cho công trình.
Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thườngkhông xác định hàng tháng, hàng quý như trong sản xuất công nghiệp màđược xác định theo thời điểm thi công hạng mục công trình hoàn thành haythực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước giữa chủ đầu tư và nhàthầu
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (nguồn nhân lực, vật tư, thiết bị thi công…) phải di chuyển theo địa điểm sảnxuất sản phẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tàisản vật tư rất phức tạp, mất nhiều chi phí và dễ mất mát hư hỏng Vì vậy, cácdoanh nghiệp xây lắp thường thuê lực lượng lao động tại chỗ, nơi thi côngcông trình
- Sản phẩm xây lắp chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường,
thiên nhiên, thời tiết như nắng, mưa, lũ lụt do đó việc thi công xây lắp ở mộtmức độ nào đó mang tính chất thời vụ Do đặc điểm này, trong quá trình thicông cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh,đúng tiến độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi Trong điều kiện thờitiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinhcác khối lượng công việc phải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh dongừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiếtkiệm chi phí, hạ giá thành
1.2 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất xây lắp.
Khái niệm chi phí sản xuất
Sản xuất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của loài người.Qúa trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp và tiêu hao ba yếu tố cơ bản
Trang 7đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống Trong xã hội tồntại quan hệ hàng hoá - tiền tệ, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuấtphải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Vì vậy, sự hao phí các yếu tố nguồn lực cho sản xuất kinh doanh được biểuhiện dưới hình thức giá trị, gọi là chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các haophí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liênquan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Chi phí
về lao động sống là những chi phí về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và cáckhoản trích theo lương của người lao động Chi phí về lao động vật hoá lànhững chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dướicác hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính
Như vậy, chi phí sản xuất trong ngành kinh doanh xây lắp là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phátsinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp trong mộtthời kỳ nhất định
Phân loại chi phí sản xuất.
Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thìchi phí sản xuất cũng được phân thành nhiều loại, nhiều khoản khác nhau vềcả nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí…để đáp ứng mục đích, yêucầu của quản lý và hạch toán sao cho thuận lợi
Đối với việc quản lý chi phí sản xuất trong ngành kinh doanh xây dựngcũng vậy không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí màphải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sảnxuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí
Thông thường chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phânloại theo các tiêu thức sau đây:
Trang 8- Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuậntiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục Cáchphân loại này dựa vào công dụng chung của chi phí và mức phân bổ chi phícho từng đối tượng Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồmcác khoản mục chi phí sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên
liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham giacấu thành thực thể sẩn phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thànhkhối lượng xây lắp( không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sảnxuất chung.)
Vật liệu xây dựng: cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng…
Vật liệu khác: bột màu, đinh, dây,…
Nhiên liệu: than củi dùng để nấu nhựa rải đường…
Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn
Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánhsáng, …
Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân
trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cụ thể baogồm:
+ Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp bao gồmcả thợ chính và thợ phụ trực tiếp tham gia thi công công trình Các khoảntrích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương phải trảcủa công nhân trực tiếp thi công xây lắp không được tính vào khoản mục chiphí nhân công trực tiếp
+ Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụcấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc
Trang 9hại…
Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công
nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy Máy móc thi công là loại máytrực tiếp phụ vụ xây lắp công trình Đó là những máy móc chuyển động bằngđộng cơ hơi nước, diezen, xăng, điện…
Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạmthời
Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: lươngchính, phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công Chi phí nguyênliệu, vật liệt, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ muangoài( sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy) và các chi phí khác bằngtiền
Chi phí tạm thời: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công( đại tu, trungtru…), chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường raychạy máy… Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước( hạch toán trên
TK 142, 242) sau đó phân bổ đần vào TK 623 Hoặc phát sinh sau nhưng phảitính trước vào chi phí sử dụng máy thi công trong ký( do liên quan đến việcsử dụng thưc stế máy móc thi công trong kỳ) Trường hợp này phải tiến hànhtrích trước chi phí ( hạch toán trên TK 335)
Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí có tính
chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng doanh nghiệp thi công
Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí như sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tn lương chính, lương phụ, phụcấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý xây dựng, cáckhoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hànhtrên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụngmáy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của doanh nghiệp
Trang 10+ Chi phí về tiền công vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặtbằng thi công chật hẹp, ô tô khó vận chuyển thẳng đến chân công trình Côngtát nước, vét bùn khi trời mưa…
+ Chi phí vật liệu gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệudùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựngquản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời
Trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho đội xây dựng, nếu doanhnghiệp được khấu trừ thuế thì chi phí vật liệu không bao gồm thuế giá trị giatăng đầu vào
+ Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: gồm các chi phí về công cụ dụngcụ dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đảy, đà giáo, vánkhuôn và các loại công cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất và quản lý của độixây dựng Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp không gồm thuế giá trị gia tăngđầu vào nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấutrừ thuế
+ Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chungcho hoạt động của đội xây dựng
Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức thi công hỗn hợp vừa bằng thủcông vừa bằng máy, khoản chi phí khấu hao máy móc thi công được tính vàochi phí sử dụng máy thi công chứ không tính vào chi phí sản xuất chung
Cách phân loại này giúp ta tính và thể hiện được giá thành sản phẩmtheo khoản mục chi phí và phân tích tình hình thực hiện mục tiêu giảm từngmục chi phí trong giá thành sản phẩm để giảm giá thành, tăng lợi nhuận
- Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí
Trang 11Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tếban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phátsinh, chi phí được phân theo yếu tố Theo quy định hiện hành ở Việt Namtoàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu
chính, vật liệu phụ, phù tùng thay thế, công cụ, dụng cụ mà doanh nghiệp đãsử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ Loại này có thể chiathành 2 yếu tố là chi phí nguyên, vật liệu và chi phí nhiên liệu động lực
Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương, phụ cấp và các
khoản trích trên tiền lương theo quy định của công nhân, viên chức trong hoạtđộng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí khấu khao TSCĐ: Phản ánh tỏng số khấu hao TSCĐ phải
trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng
cho sản xuất kinh doanh
Chi phí khác bằng tiền: toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh
vào các yếu tố trên dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Cách phân loại này giúp cho việc doanh nghiệp xác định được kết cấutỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minhbáo cáo tài chính, phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểmtra và phân tích dự toán chi phí đồng thời làm cơ sở để lập mức dự toán cho
Trang 12Biến phí: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượngcông việc hoàn thành, thường bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhâncông, chi phí bao bì, …Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổnđịnh
Định phí: là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việchoàn thành thay đổi Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì địnhphí lại biến đổi Định phí thường bao gồm: chi phí khấu hao TSCĐ sử dụngchung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý,…
Hỗn hợp phí: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phívà định phí Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặcđiểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí Hỗn hợpphí thường bao gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lýdoanh nghiệp…
Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch,kiểm tra chi phí, xác định điểm hoà vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí,tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
- Phân loại chi phí theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
Theo lĩnh vực kinh doanh các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất– kinh doanh của doanh nghiệp gồm:
Chi phí sản xuất: gồm những chi phí liên quan đến việc chế tạo sản
phẩm hoặc thực hiện các công việc dịch vụ trong phạm vi phân xưởng
Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
Chi phí quản lý: gồm các chi phí phục vụ cho việc quản lý, điều hành
sản xuất kinh doanh và các chi phí phục vụ sản xuất chung phát sinh ở doanhnghiệp
Trang 13Chi phí tài chính: gồm các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động
đầu tư tài chính, liên doanh, liên kết, cho vay, cho thuê tài sản, chiết khấuthanh toán trả cho khách hàng, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứngkhoán…
Chi phí khác: gồm các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động bất
thường xảy ra ở doanh nghiệp
Cách phân loại này là cơ sở để xác định chất lượng hoạt động của cácbộ phận trong doanh nghiệp
1.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp
Gía thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí vềlao động sống và lao động vất hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liênquan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành
Gía thành sản xuất sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá,phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoáđã thực sự chi ra cho sản xuất Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩmphải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất chuyển vào sản phẩmvà các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí laođộng sống dưới hình thức tiền lương
Chỉ tiêu giá thành nếu được xác định một cách chính xác, trung thực cóthể giúp cho các doanh nghiệp cũng như cơ quan Nhà Nước có cơ sở để xemxét, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa ra nhữngbiện pháp, đường lối thích hợp cho từng giai đoạn cụ thể
Trang 14Giá thành có hai chức năng chủ yếu là bù đắp chi phí và lập giá Số tiềnthu được từ việc tiêu thụ sản phẩm sẽ bù đắp phần chi phí mà doanh nghiệpđã bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó Tuy nhiên, sự bù đắp các yếu tố chi phí đầuvào mới chỉ là đáp ứng yêu cầu của tái sản xuất giản đơn Trong khi đó mụcđích chính của cơ chế thị trường là tái sản xuất mở rộng tức là giá tiêu thụhàng hóa sau khi bù đắp chi phí đầu vào vẫn phải bảo đảm có lãi Do đó, việcquản lý, hạch toán giá thành sao cho vừa hợp lý, chính xác vừa bảo đảm vạch
ra phương hướng hạ thấp giá thành sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng
Phân loại giá thành sản phẩm.
Có rất nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm Tùy theo tiêu chí lựachọn mà giá thành sản phẩm có thể được phân loại thành các trường hợp sau:
- Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành giá thành dự toán,giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế
+ Giá thành dự toán: là chỉ tiêu giá thành được xây dựng trên cơ sở
thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nướcquy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phân tíchđịnh mức
Căn cứ vào giá trị dự toán, ta có thể xác định được giá thành của sảnphẩm xây lắp theo công thức:
Giá thành dự toán
sản phẩm xây lắp =
Giá trị dự toánsản phẩm xây lắp -
Thu nhập chịuthuế tính trước
Trang 15+ Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định
trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳtrước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.Chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắnliền với điều kiện cụ thể, năng lực thực tế của từng doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định
Giá thành kế hoạch
sản phẩm xây lắp =
Giá thành dự toánsản phẩm xây lắp-
Mức hạ giá
thành dự toán +
Chênh lệchđịnh mứcGiá thành kế hoạch là căn cứ để so sánh, phân tích tình hình thực hiệnkế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp
+ Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định
mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Tuy nhiên,khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bìnhquân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành địnhmức được xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thờiđiểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phùhợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thựchiện kế hoạch giá thành
+ Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau
khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở chi phí thực tế phátsinh trong quá trình sản xuất sản phẩm
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí,xác định được các nguyên nhân vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán Từđó, điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp
- Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành được chia thành giáthành sản xuất và giá thành tiêu thụ
Trang 16+ Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát
sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởngsản xuất.Đối với các đơn vị xây lắp giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vậtliệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung
+ Giá thành tiêu thụ: (hay còn gọi là giá thành toàn bộ) là chỉ tiêu phảnánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụsản phẩm xây lắp hoàn thành Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức sauđây:
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quảkinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinhdoanh Tuy nhiên, do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từngloại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa học thuật, nghiêncứu
1.2.3.Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết vớinhau Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm hay nóicách khác giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phísản xuất xây lắp Tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác nhau thể hiện:
- Về mặt chất: Khi nói đến chi phí sản xuất là xem xét tới các hao phí
trong một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm là xem xét cáchao phí liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành
Trang 17- Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác
nhau Sự khác nhau này thể hiện qua công thức tính giá thành sảnphẩm tổng quát
+
Chi phí sản xuấtphát sinhtrong kỳ
-Chi phísản xuấtdở dangcuối kỳKhi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc cácngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằngtổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản là khối lượng sản phẩm đã hoànthành bàn giao theo từng hạng mục công trình hoặc theo từng công trình nêngiá thành được tính chỉ khi nào hạng mục công trình hoặc công trình đượchoàn thành có nghĩa là giá thành bao gồm chi phí sản xuất của kỳ này và cóthể cả chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang chứ không theo một thờigian nhất định như chi phí
1.3 Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp
1.3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chínhxác, đòi hỏi công việc đầu tiền mà người làm kế toán phải làm là xác định đốitượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là đối tượng để tập hợp chi phísản xuất, là phạm vi giới hạn nhất định mà các chi phí sản xuất xây lắp cầnđược tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tínhgiá thành sản phẩm Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thựcchất là xác định nơi phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí Đối với doanh
Trang 18nghiệp xây lắp, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là nơi phát sinh chi phí vànơi chịu chi phí chính là công trình, hạng mục công trình.
Để xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phải căn cứvào đặc điểm phát sinh chi phí, các yếu tố, tính chất sản xuất như đặc điểmquy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, loại hình sản xuất,yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh
Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệvà sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗicông trình, hạng mục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đốitượng hạch toán chi phí sản xuất là công trình, hạng mục công trình hoặc cóthể là bộ phận thi công, từng giai đoạn công việc hay từng đơn đặt hàng
Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp theo đúng đối tượng có tác dụngphục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất phục vụ cho công táctính giá thành sản phẩm được kịp thời
1.3.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệthống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sảnxuất theo đối tượng hạch toán chi phí
Bao gồm:
Phương pháp phân bổ trực tiếp:
Áp dụng trong trường hợp các chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp đòihỏi phỉa tổ chức việc ghi chép ban đầu(chứng từ gốc) theo từng đối tượng,trên cơ sở đó, kế toán tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đối tượngliên quan và ghi trực tiếp vào các tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc các chi phí theođúng đối tượng Phương pháp phân bổ trực tiếp bảo đảm việc tập hợp chi phísản xuất theo đúng đối tượng chi phí với mức độ chính xác cao
Phương pháp phân bổ gián tiếp:
Trang 19Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan vớinhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không thể tổ chức việc ghi chépban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được Phương pháp này đòi hỏi phải ghichép ban đầu các chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng theo từngđịa điểm phát sinh chi phí, trên cơ sở đó tập hợp các chứng từ kế toán Sau đóchọn tiêu chuẩn phân bổ để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp chocác đối tượng có liên quan.
Việc tính toán phân bổ gồm 2 bước:
- Tính hệ số phân bổ: H=C/T
Trong đó:
H là hệ số phân bổ
C là tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ
T là tổng tiêu chuẩn dùng phân bổ
Phân bổ chi phí cho từng đối tượng có liên quan:
Cn= Tn × H
Trong đó: Cn là chi phí phân bổ cho từng đối tượng
Tn là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
Trong các doanh nghiệp xây lắp chủ yếu dùng các phương pháp tậphợp chi phí sau:
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mụccông trình: chi phí sản xuất liên quan đến công trình, hạng mục công trình nàothì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó
- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng: các chi phí sảnxuất phát sinh liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp và phân bổcho đơn đặt hàng đó Khi đơn đặt hàng hoàn thành, tổng số chi phí phát sinhtheo đơn đặt hàng kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành là giá thành thực tếcủa đơn đặt hàng đó
Trang 20- Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị hoặc khu vực thi công:phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp thựchiện khoán Đối tượng hạch toán chi phí là các bộ phận, đơn vị thi công như
tổ, đội sản xuất hay các khu vực thi công Trong từng đơn vị thi công lại đượctập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí như hạng mục công trình
Trong các doanh nghiệp xây lắp, mỗi đối tượng có thể áp dụng một hoặc mộtsố phương pháp hạch toán trên Nhưng trên thực tế có một số yếu tố chi phíphát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, do đó phải tiến hành phân bổ cáckhoản chi phí này một cách chính xác và hợp lý cho từng đối tượng
Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kếtoán mở thẻ (sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xácđịnh, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng, hàng thángtổng hợp chi phí theo từng đối tượng Mỗi phương pháp hạch toán chi phí ứngvới một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của phương pháp nàybiểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí
Do đặc thù của ngành xây dựng nên các đơn vị sản xuất xây lắp sửdụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục côngtrình hoặc theo đơn đặt hàng và sử dụng phương pháp kê khai thường xuyênđể hạch toán hàng tồn kho
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phảnánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư trên
sổ kế toán
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vậtliệu cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định mộtcách tách biệt rõ ràng cụ thể cho từng sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trựctiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc
Trang 21các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành nên thực thể sảnphẩm xây lắp Chi phí nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế khi xuấtdùng bao gồm cả chi phí thu mua, vận chuyển từ nơi mua về nơi nhập khohoặc xuất thẳng đến chân công trình
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốnhàng bán, thường từ 60-70% Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục côngtrình nào thì phải được tính trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đódựa trên cơ sở chứng từ gốc theo giá thực tế của vật liệu và số lượng thực tếvật liệu đã sử dụng Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình đã hoàn thành, tiếnhành kiểm kê số vật liệu còn lại tại công trình để giảm trừ chi phí vật liệu đãtính cho từng hạng mục công trình, công trình Trường hợp vật liệu xuất dùngcó liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức kế toánriêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chocác đối tượng liên quan Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổtheo định mức tiêu hao theo hệ số, trọng lượng, số lượng sản phẩm
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu
phân bổ
Cho từng đối tượng
Tổng chi phí vật liệu Cần phân bổ Tổng tiêu thức lựa chọn để phân bổ cho các đối tượng
Tiêu thức phân
bổ cho từng đối tượng
*Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho
- Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi
- Hoá đơn mua bán…
Trang 22Vật liệu mua về có thể nhập kho hoặc có thể xuất thẳng cho công trình.Trường hợp các đơn vị thi công tự đi mua vật tư thì chứng từ gốc là hoá đơnkiêm phiếu xuất kho của người bán Phiếu xuất kho và chứng từ liên quan nhưhoá đơn vận chuyển tạo thành bộ chứng từ được chuyển về phòng kế toán làmsố liệu hạch toán
*TK sử dụng: Tài khoản 621 dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệudùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kết cấu TK 621 như sau:
Bên Nợ: Trị giá gốc thực tế của nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp chosản xuất sản phẩm xây lắp
Bên Có: Trị giá nguyên liệu vật liệu sử dụng không hết nhập kho, Kếtchuyển chi phí NVL vào TK 154- Chi phí SXKD dở dang
TK 621 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được mở chi tiết chotừng công trình, hạng mục công trình
* Phương pháp kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau(Sơ đồ 1.01: Hạchtoán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
SƠ ĐỒ1.01: HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Trang 23 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp trong doanh nghiệp xây lắp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho ngườilao động trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng công trình, hạng mụccông trình Chi phí nhân công trực tiếp thuộc hoạt động sản xuất xây lắp baogồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quyền quản lý của doanhnghiệp và các khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại côngviệc Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốn hàngbán, từ 15-20%
Trang 24Chi phí nhân công trực tiếp được trả lương theo các hình thức sau: trảlương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm, trả lương theo khối lượng côngviệc.
Chi phí nhân công trực tiếp nếu tính theo từng loại công việc hoặc tiềnlương trả theo thời gian nhưng có liên hệ trực tiếp với từng loại đối tượng tậphợp chi phí cụ thể thì dùng phương pháp tập hợp trực tiếp Đối với chi phínhân công trực tiếp sản xuất trả theo thời gian có liên quan tới nhiều đốitượng và không hạch toán trực tiếp được và các khoản tiền lương phụ củacông nhân sản xuất xây lắp thì phải dùng phương pháp phân bổ gián tiếp tiêuchuẩn được dùng để phân bổ hợp lý là phân bổ theo giờ công định mức hoặctheo tiền lương định mức, hay phân bổ theo giờ công thực tế
*Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công hoặc theo dõi công tác của các tổ
- Phiếu làm thêm giờ
- Hợp đồng giao khoán
- Bảng tính lương
- Bảng thanh toán lương và BHXH cho người lao động
*Tài khoản sử dụng: TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sảnphẩm xây lắp bao gồm tiền lương, tiền thuê lao động, không có các khoảntrích trên lương về BHXH, BHYT, KPCĐ
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK Chi phí SXKD dở dang
154-TK 622 không có số dư cuối kỳ Tài khoản này được mở chi tiết chotừng công trình, hạng mục công trình
Trang 25*Phương pháp kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau(Sơ đồ: 1.02: Hạchtoán chi phí nhân công trực tiếp)
SƠ ĐỒ 1.02: HẠCH TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Hạch toán chi phí máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công phản ánh các chi phí liên quan trực tiếpđến việc sử dụng máy thi công (Vật liệu, nhân công, khấu hao máy) nhằmthực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy, chiếm từ 5-10% giá vốnhàng bán
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử
Trang 26dụng máy thi công: doanh nghiệp thuê ngoài máy thi công hoặc doanh nghiệpsử dụng máy thi công trong trường hợp các doanh nghiệp có tổ chức đội máythi công riêng.
*Chứng từ sử dụng:
- Phiếu theo dõi hoạt động xe máy thi công
- Nhật ký theo dõi hoạt động xe máy thi công
* Tài khoản sử dụng: TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Bên nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nghuyên liệucho máy thoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền côngcủa công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thicông…)
Bên có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên Nợ TK 154 –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ
TK 623 có 6 TK cấp I
+ TK 6231 – Chi phí nhân công: Dùng để phản ánh lương chính, lươngphụ: phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thicông, công nhân phụ vụ máy thi công kể cả khoản tiền ăn giữa ca của cáccông nhân này TK này không phản ánh khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐtính theo tỷ lệ trên tiền lương của công nhân sử dụng xe, máy thi công Khoảntính trích này được phản ánh vào TK 627: Chi phí sản xuất chung
+ TK 6232: Chi phí vật liệu: Dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu nhưxăng, dầu, mỡ ) vật liệu khác phục vụ xe máy thi công
Trang 27+ TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất: Dùng để phản ánh công cụ, dụngcụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công
+ TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công: Dùng để phản ánh khấuhao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình
+ TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng để phản ánh chi phí dịchvụ mua ngoài như thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thicông, chi phí điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ…
+ TK 6238: Chi phí bằng tiền khác: Dùng để phản ánh các chi phí bằngtiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công, khoản chi cho lao độngnữ…
* Phương pháp kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau(Sơ đồ 1.03: Hạchtoán chi phí sử dụng máy thi công)
SƠ ĐỒ 1.03: HẠCH TOÁN CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng máy thi công thuê ngoài
Trang 28Trường hợp doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng.
Trang 29 Hạch toán chi phí sản xuất chung
Trang 30Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượngcần phải tổng hợp rồi cuối kỳ phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức thíchhợp.
Chi phí sản xuất chung gồm lương nhân viên trông coi công trình, vậtliệu làm lán trại cho công nhân sinh hoạt, khoản trích bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lươngphải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công vànhân viên quản lý đội (thuộc biên chế của doanh nghiệp), khấu hao tài sản cốđịnh dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác có liên quanđến hoạt động của đội
* Chứng từ sử dụng: là những chứng từ hợp pháp, hợp lệ phục vụ chosản xuất chung như hoá đơn bán hàng, bảng kê phải nộp BHXH, BHYT,KPCĐ, tiền điện, tiền nước dụng riêng cho từng công trình…
* Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 627: Chi phí sản xuất chungBên nợ: Các chi phí sản xuất cung phát sinh trong kỳ
Bên có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
- Kết chuyển chi phí sản xuất chung voà bên Nợ TK 154
TK 627 không có số dư cuối kỳ
TK 627 có 6 TK cấp 2
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
Trang 31* Phương pháp kế toán thể hiện qua sơ đồ sau(Sơ đồ: 1.04: Hạch toánchi phí sản xuất chung)
SƠ ĐỒ 1.04: HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp
Trang 32Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp bao gồm những chi phí có liên quantrực tiếp đến từng đối tượng và những chi phí không thể tập hợp trực tiếp theotừng đối tượng thì phải tính phân bổ các chi phí này cho từng đối tượng theotiêu thức thích hợp Trong ngành xây dựng cơ bản thường phân bổ chi phí sửdụng máy thi công và phân bổ chi phí sản xuất chung.
Phân bổ chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắptheo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụthực tế
Phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trường, hoặc độithi công hoặc toàn doanh nghiệp và tính phân bổ cho từng công trình, hạngmục công trình theo phương pháp thích hợp như phân bổ theo chi phí sản xuấtchung định mức, phân bổ theo giờ công sản xuất kinh doanh định mức hoặcthực tế, phân bổ theo chi phí nhân công, phân bổ theo chi phí trực tiếp (chiphí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp)
Để tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp sử dụng TK 154 – Chi phí sảnxuất, kinh doanh dở dang
Kết cấu của TK 154
Bên nợ:
- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liênquan đến giá thánh sản phẩm xây lắp công trình
Bên có:
- Gía thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao
Số dư bên nợ:
Trang 33- Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ
* Phương pháp kế toán thể hiện qua sơ đồ sau(Sơ đồ 1.05: Hạch toántổng hợp chi phí sản xuất xây lắp)
SƠ ĐỒ 1.05: HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP
1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành
Trang 341.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trongquy trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đãhoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn phải gia công chế biến tiếpmới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh
Sản phẩm dở dang của các doanh nghiệp xây lắp có thể là công trình,hạng mục công trình chưa hoàn thành khối lượng công tác xây lắp trong kỳ vàchưa được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuấtmà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu Việc đánh giá sản phẩm dở dang hợplý là yếu tố quan trọng quyết định tính trung thực, hợp lý của giá thành sảnphẩm sản xuất trong kỳ và từ đó xác định được chính xác lãi ròng của doanhnghiệp cuối kỳ kinh doanh
Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách chính xác cần phải tiếnhành kiểm kê khối lượng nguyên nhiên vật liệu chưa sử dụng đến ở côngtrường thi công Bộ phận kế toán cần kết hợp chặt chẽ với cán bộ kỹ thuật tạicông trường thi công để xác định mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắpdở dang
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp xây lắpthường áp dụng là:
- Đánh giá theo chi phí thực tế phát sinh: áp dụng đối với các công
trình bàn giao thanh toán hoàn thành toàn bộ, tổng chi phí sản xuất từ khi khởicông đến khi hoàn thành chính là giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành.Thực chất, đến khi công trình hoàn thành toàn bộ thì không có đánh giá sảnphẩm dở dang
- Đánh giá theo giá dự toán và mức độ hoàn thành của sản phẩm xây lắp dở dang: áp dụng đối với các trường hợp công trình, hạng mục công trình
Trang 35bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, sản phẩm dở dang là cácgiai đoạn xây lắp chưa hoàn thành Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳtheo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành dự toán vàmức độ hoàn thành theo các bước sau:
1.4.2 Tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành
Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong công táctính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, lao vụ cần phải tính giá thànhvà giá thành đơn vị
Căn cứ để xác định đối tượng tính giá thành cũng giống như căn cứ đểxác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất như đặc điểm quy trình côngnghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, đặcđiểm loại hình sản xuất: đơn chiếc hay hàng loạt, yêu cầu và trình độ quản lýcủa doanh nghiệp
Do đặc thù của ngành sản xuất xây lắp nên đối tượng tính giá thành sảnphẩm xây lắp là hạng mục công trình, công trình hoặc từng đơn đơn hàng
Kỳ tính giá thành:
Trang 36Việc tính giá thành chỉ được thực hiện ở một kỳ nhất định gọi là kỳ tínhgiá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán cần phải tiến hànhcông việc tính giá cho đối tượng tính giá thành Gía thành sản phẩm, lao vụkhông thể tính vào bất kỳ thời điểm nào, mà tuỳ thuộc vào chu kỳ sản xuất dàihay ngắn và đặc điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành chophù hợp.
Đối với các doanh nghiệp xây lắp, do đặc điểm tổ chức sản xuất vàhình
thức nghiệm thu, bàn giao thanh toán khối lượng xây lắp sản phẩm hoànthành nên kỳ tính giá thành là thời điểm sản phẩm được hoàn thành, nghiệmthu và bàn giao thanh toán
Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành là phương pháp tính toán, xác định giáthành đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mụcchi phí quy định
Do đặc điểm về tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của sản phẩmxây lắp nên có các phương pháp tính giá thành sản phẩm sau:
Phương pháp trực tiếp:
Trong trường hợp, các doanh nghiệp xây lắp có đối tượng hạch toán chiphí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm là phù hợp với nhau
Trang 37Phương pháp này được các doanh nghiệp áp dụng để tính giá thành sản phẩm xây lắp vì nó cho phép tính chính xác nhất giá thành sản phẩm.
Phương pháp đơn đặt hàng:
Trong trường hợp, các doanh nghiệp xây lắp có đối tượng hạch toán chiphí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sảnphẩm hoàn thành của từng đơn đặt hàng Giá thành của từng đơn đặt hàng làtoàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoànthành hay giao cho khách hàng
Phương pháp tổng cộng chi phí:
Được áp dụng khi doanh nghiệp xây lắp khoán theo công việc cho cácđơn vị nhận khoán khác nhau của cùng một công trình hoặc hạng mục côngtrình Như vậy giá thành công trình hoặc hạng mục công trình bàn giao đượcxác định bằng tổng cộng chi phí sản xuất theo công việc của các đơn vị nhậnkhoán
1.5 Cơ chế khoán trong các doanh nghiệp xây lắp và ảnh hưởng của nó đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Cơ chế khoán trong doanh nghiệp xây lắp là những nội dung, nhữngđiều khoản quy định thống nhất có tính quy chế về các vấn đề liên quan đếnquyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa đơn vị giao khoán, đơn vị nhận khoán.Thực hiện cơ chế khoán liên quan đến các mối quan hệ giữa tổng công ty,công ty, các xí nghiệp thành viên với các đội thi công, giữa các xí nghiệpthành viên với nhau, giữa các xí nghiệp thành viên với các đội thi công Cácmối quan hệ này thể hiện qua quyền lợi và trách nhiệm của các bên mà trongđó quy chế về phân phối thu nhập có ý nghĩa quyết định
Để thể hiện trách nhiệm của đơn vị giao khoán và đơn vị nhận khoán,khi nhận khoán hai bên phải lập hợp đồng giao khoán trong đó ghi rõ nộidung công việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên cũng như thời gian thực
Trang 38hiện hợp đồng Khi hoàn thành công trình nhận khoán, bàn giao, hai bên lậpbiên bản thanh lý hợp đồng.
Các hình thức giao khoán sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
- Xét theo khối lượng công việc có các hình thức
+ Khoán gọn công trình, hạng mục công trình
+ Khoán gọn theo khối lượng lớn của từng loại công việc cụ thể
- Xét theo mức độ khoán chi phí có các hình thức
+ Khoán gọn toàn bộ chi phí
+ Khoán theo từng khoản mục chi phí
Sơ đồ kế toán tổng quát thanh toán về giá trị khối lượng xây lắp nội bộtại đơn vị giao khoán trong trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ có bộ máykế toán riêng và được phân cấp quản lý tài chính (Sơ đồ 1.06: Sơ đồ hạch toántại đơn vị giao khoán trong trường hợp đơn vị nhận khoán tổ chức bộ máy kếtoán riêng)
SƠ ĐỒ 1.06: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TẠI ĐƠN VỊ GIAO KHOÁN TRONG TRƯỜNG
HỢP ĐƠN VỊ NHẬN KHOÁN TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN RIÊNG
Trang 39Sơ đồ kế toán tổng quát thanh toán về giá trị khối lượng xây lắp nội bộtại đơn vị nhận khoán nội bộ có bộ máy kế toán riêng và được phân cấp quảnlý tài chính(Sơ đồ 1.07: Sơ đồ hạch toán tại đơn vị nhận khoán nội bộ có tổchức bộ máy kế toán riêng)
SƠ ĐỒ 1.07: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TẠI ĐƠN VỊ NHẬN KHOÁN NỘI BỘ CÓ
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN RIÊNG
1.6 Kinh nghiệm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở một số nước.
1.6.1 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Mỹ
Khái niệm giá thành được sử dụng trong kế toán Mỹ như là một chỉ tiêu
đo lường các khoản hao phí vật chất mà các doanh nghiệp đã bỏ ra để sảnxuất ra sản phẩm
Trang 40Khái niệm giá thành cũng được chia thành 2 loại: giá thành sản phẩmvà giá thành chung cho kỳ
Giá thành sản phẩm (giá phí sản xuất) là các giá phí liên hệ đến quátrình sản xuất sản phẩm
Giá thành chung cho kỳ là các giá phí liên hệ đến các hoạt động bánhàng và các hoạt động chung cho kỳ kế toán
Đối với doanh nghiệp sản xuất xây lắp, giá thành sản phẩm hoàn thànhsau quá trình sản xuất gồm có 3 yếu tố:
- Giá thành nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản phẩm đó
- Gía thành lao động trực tiếp cho sản phẩm đó
- Chi phí sản xuất chung – Các chi phí gắn liền với quá trình quản lý vàphục vụ sản xuất
Ba yếu tố này được tổng hợp lại để xác định tổng giá thành sản phẩmhoàn thành
1.6.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Pháp
Xuất phát từ quan điểm giá thành sản phẩm bao gồm tất cả các khoảnchi phí thuộc về tất cả các đầu vào nhằm mục đích tạo ra những đầu ra tươngứng nên nội dung và phương pháp hạch toán giá thành của Pháp có những đặcđiểm đặc thù biểu hiện những quan hệ kinh tế - pháp lý của nền kinh tế thịtrường phát triển cao
Chi phí được phân biệt thành 3 hình thức khác nhau:
Các chi phí có thể đưa thẳng vào sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu,nhân công trực tiếp sản xuất
Các chi phí có thể đưa thẳng vào mỗi bộ phận hoạt động như nhân côngtrực tiếp và gián tiếp cho mỗi bộ phận: động lực, năng lượng, tu bổ sửa chữa,khấu hao…