1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình lạm phát trên thế giới và ở nước ta

27 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 143 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN VỀ LẠM PHÁT Định nghĩa lạm phát lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả. Các hiệu ứng tiêu cực 1.Lạm phát dự kiến: trong trường hợp lạm phátthể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội: • Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hơn hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát. • Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm. Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô. Lạm phátthể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa thu nhập thực tế. Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình. 2.Lạm phát không dự kiến: đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn. Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này. Nguyên nhân Lạm phát do cầu kéo Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá sản lượng cùng tăng. Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát. Lạm phát do cầu thay đổi Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát. Lạm phát do chi phí đẩy Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. Lạm phát do cơ cấu Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó. Lạm phát do xuất khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung tổng cầu mất cân bằng. Lạm phát do nhập khẩu Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. Lạm phát tiền tệ Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm Lạm phát đẻ ra lạm phát Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát. Tình hình lạm phát trên thế giới nước ta Lạm phát châu Á & Thái Bình Dương: 4,6% Sau khi đạt tới mức cao nhất trong thập kỷ vào năm 2007, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ giảm đi một chút nhưng vẫn còn khá cao (7,7%) vào năm 2008 - mặc dù có những bất trắc về kinh tế Hoa Kỳ các đồng tiền trong khu vực tiếp tục tăng giá. Cụ thể, các nền kinh tế phát triển trong khu vực sẽ tăng trưởng mức 1,6% vào năm 2008, giảm đi so với mức 2% năm 2007. Trung Quốc Ấn Độ - với vai trò động lực kinh tế chính của khu vực - sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh (theo thứ tự mức 10,7% 9%) vào năm 2008, thúc đẩy các nền kinh tế khác trong khu vực. dự báo tỷ lệ lạm phát của các nền kinh tế đang phát triển châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2008 sẽ mức 4,6%, sự tăng giá của các đồng tiền trong khu vực sẽ hạn chế tác động của giá dầu lương thực tăng cao. Lạm phát tại việt nam Lạm phát cả năm có thể lên tới 15%.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 3 tháng đầu năm tăng 9,19%, là quý có mức tăng cao nhất tính từ năm 1995 trở lại đây, đã vượt xa chỉ tiêu của cả năm. Việt Nam hiện là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất Đông Á. sự gia tăng tốc độ lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu sớm chấm dứt.Không chỉ tầng lớp lao động phổ thông công nhân trong các nhà máy chịu ảnh hưởng tiêu cực nặng nề từ tình trạng giá cả leo thang. Nhiều người có trình độ học vấn cao thừa nhận bằng cấp của họ cũng chẳng giúp ích gì nhiều trong việc tìm kiếm một cuộc sống đảm bảo. Kiềm chế lạm phát Kiềm chế lạm phát còn gọi là giảm lạm phát. Có một loạt các phương thức để kiềm chế lạm phát. Các ngân hàng trung ương như Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể tác động đến lạm phát một mức độ đáng kể thông qua việc thiết lập các lãi suất thông qua các hoạt động khác (ví dụ: sử dụng các chính sách tiền tệ). Các lãi suất cao (và sự tăng chậm của cung ứng tiền tệ) là cách thức truyền thống để các ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát, sử dụng thất nghiệp suy giảm sản xuất để hạn chế tăng giá. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương xem xét các phương thức kiểm soát lạm phát rất khác nhau. Ví dụ, một số ngân hàng theo dõi chỉ tiêu lạm phát một cách cân xứng trong khi các ngân hàng khác chỉ kiểm soát lạm phát khi mức cao. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ nhấn mạnh việc tăng lãi suất bằng cách giảm cung tiền thông qua các chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Những người theo học thuyết Keynes nhấn mạnh việc giảm cầu nói chung, thông thường là thông qua các chính sách tài chính để giảm nhu cầu. Các nhà kinh tế học trọng cung chủ trương kiềm chế lạm phát bằng cách ấn định tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ một số đơn vị tiền tệ tham chiếu ổn định như vàng, hay bằng cách giảm thuế suất giới hạn trong chế độ tỷ giá thả nổi để khuyến khích tích lũy vốn. Tất cả các chính sách này đã được thực hiện trong thực tế thông qua các tiến trình nghiệp vụ thị trường mở. Một phương pháp khác đã thử là chỉ đơn giản thiết lập lương kiểm soát giá cả (xem thêm "Các chính sách thu nhập"). Ví dụ, nó đã được thử tại Mỹ trong những năm đầu thập niên 1970 . Một trong những vấn đề chính với việc kiểm soát này là nó được sử dụng vào thời gian mà các biện pháp kích "cầu" được áp dụng, vì thế các giới hạn phía cung (sự kiểm soát, sản xuất tiềm năng) đã mâu thuẫn với sự tăng trưởng của "cầu". Nói chung, phần lớn các nhà kinh tế coi việc kiểm soát giá là phản tác dụng khi nó có xu hướng làm lệch lạc các hoạt động của nền kinh tế vì nó làm gia tăng thiếu thốn, giảm chất lượng sản phẩm v.v. Tuy nhiên, cái giá phải trả này có thể "đáng giá" nếu nó ngăn chặn được sự đình đốn sản xuất nghiêm trọng, là điều có thể có đắt giá hơn, hay trong trường hợp để kiểm soát lạm phát trong thời gian chiến tranh. Trên thực tế, việc kiểm soát có thể bổ sung cho đình đốn sản xuất như là một cách để kiềm chế lạm phát: Việc kiểm soát làm cho đình đốn sản xuất có hiệu quả hơn như là một cách chống lạm phát (làm giảm sự cần thiết phải tăng thất nghiệp), trong khi sự đình đốn sản xuất ngăn cản các loại hình lệch lạc mà việc kiểm soát gây ra khi "cầu" là cao. Căn nguyên lạm phát & các giải pháp giảm lạm phát trong thực tế của nước ta Lạm phát 15%, tại sao?Lạm phát tháng hai vừa qua tăng đến 15% (tính trên 12 tháng). Đó là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua cũng thuộc hàng cao nhất tại khu vực Đông Á hiện nay. Mức lạm phát cao này phải được đối chiếu với mức tăng trưởng trên 8% hằng năm trong 4 năm qua của một nền kinh tế năng động, trong đó thị trường chứng khoán địa ốc đang bùng nổ.Đối với các nước khác, một tình trạng kinh tế như vậy có thể được xem là quá nóng nhà nước sẽ tìm cách hạ nhiệt bằng cách thắt chặt thị trường tiền tệ tín dụng. Tuy nhiên, những nỗ lực theo chiều hướng này trong vài tháng qua đã dẫn đến thiếu hụt tiền đồng dao động trên thị trường tài chính VN. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích căn nguyên lạm phát tại VN tại sao cần sự xử lý thận trọng đối với tình hình hiện tại để tránh những khủng hoảng lớn, có thể gây tác hại nghiêm trọng đến ổn định xã hội.Căn nguyên lạm phát là gia tăng tín dụng, chủ yếu vì dòng vốn ngoại nhập rất lớn chưa được quản lý thích ứng, trong một môi trường dùng tỷ giá hối đoái làm neo danh nghĩa (nominal anchor) nhằm ổn định thị trường. Mặc dù giá dầu trên thế giới, giá thực phẩm nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết, tất cả đều gia tăng bổ sung vào mức lạm phát 15% trong tháng 2 vừa qua; nhưng những yếu tố này, theo quan điểm của chúng tôi, không quan trọng bằng quản lý dòng vốn ngoại nhập.Thật vậy, VN nhận được dòng vốn ngoại nhập rất lớn trong các năm qua, chiếm đến 39% GDP trong giai đoạn 2004-2007, riêng năm 2007 chiếm 15%. Vì chương trình cổ phần hóa tiến triển chậm nên các cơ hội đầu tư vào sản xuất hữu hiệu càng bị giới hạn. Các dòng vốn do vậy được chuyển vào TTCK, bất động sản (BĐS) các khu vực phi thương mại khác (non-tradable sectors). Phần lớn các dòng vốn ngoại nhập được hướng đến thị trường BĐS. Đây là một lý do khiến giá đất tại các thành phố lớn VN được xếp vào hạng cao nhất thế giới. Tương tự, chỉ số TTCK đã tăng gấp ba vào tháng 9.2007, so với cuối năm 2005.Một số dòng vốn ngoại nhập đã được niêm - cất (sterilized) bằng cách phát hành trái phiếu để hút ngoại tệ ra khỏi thị trường, qua hoạt động của thị trường mở, đã không tác động trên nguồn cung tiền. Nhưng các dòng vốn khác không được niêm - cất, nghĩa là bị tiền tệ hóa, đã góp phần tăng nguồn cung tiền. Khối lượng tiền tệ tăng 30% mỗi năm trong giai đoạn 2004 - 2006, tăng trên 40% trong nửa đầu năm 2007.Có nên hút đô la hay không?Vì muốn giữ tỷ giá để cạnh tranh, Nhà nước đang thế "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa": Nếu Nhà nước niêm - câæt vốn ngoại nhập (cho dù chưa kể cái giá ngân sách nhà nước phải trả vì lãi suất cao hơn), đồng nội tệ sẽ tăng giá, khiến cho một nền kinh tế hướng xuất khẩu như VN phải chịu giảm tỷ lệ tăng trưởng.Nhưng nếu dòng vốn ngoại nhập không được niêm - cất đúng đủ, để thích nghi với số lượng tiền cần có để dùng cho giao dịch, kết quả sẽ là nguồn cung tiền gia tăng, dẫn đến gia tăng giá cả nội địa. Đây chính là trường hợp của VN.Kể từ giữa năm 2007, chính sách ghìm cương gia tăng tín dụng đã được thực hiện bằng cách nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc các mức lãi suất căn bản, lãi suất chiết khấu tái chiết khấu. Quản lý các dòng vốn có mức độ lớn như vậy (chiếm 15% GDP trong năm 2007) đặt ra thách thức rất lớn, ngay cả đối với các nhóm quản trị kinh tế lão luyện. Khó khăn là chỗ, việc niêm - cất toàn diện ngoại tệ sẽ khiến đồng nội tệ tăng giá, điều này sẽ thu hút thêm nhiều dòng vốn vào hơn nữa, do giới đầu cơ nước ngoài muốn lợi dụng tình thế (đồng nội tệ lên giá tức là nhà đầu tư nước ngoài sẽ có lợi khi đầu tư vào tiền đồng, trước hết là nhờ lãi suất cao, sau đó là khi họ đổi tiền đồng lấy lại ngoại tệ).Chỉ có một sự kết hợp giữa các chính sách kinh tế thực tế cẩn mật mới có thể tránh được những hậu quả tai hại.Việc thắt chặt thanh khoản trong hai tháng qua - bằng cách nâng ba mức lãi suất cơ bản buộc các ngân hàng mua 20.000 tỉ đồng - đã ảnh hưởng bất lợi đến thị trường tín dụng. điều này lại xảy ra ngay lúc các thị trường tài sản bắt đầu phát triển chậm lại hay chựng lại. Bên cạnh đó, việc thắt chặt kiểm soát đối với một số loại giá có lẽ sẽ không đem lại hiệu quả cao vì kinh nghiệm cho thấy rằng kiểm soát trực tiếp đang trở thành khó khăn hơn trong một nền kinh tế ngày càng hướng vào thị trường.Quả thật, nguy cơ khủng hoảng rất lớn trong thời điểm hiện nay. Nếu lòng tin không được củng cố thì các dòng vốn ngoại nhập có thể nhanh chóng giảm xuống hay ngưng lại. Nhà đầu tư trong nước sẽ lo sợ cố gắng rút khỏi các thị trường tài sản. Đặc biệt là trong một môi trường mà khung pháp lý còn chưa rõ ràng, rất khó để biết được đầu tư nào là tốt hay dở, hoặc nên rút ra hay tiếp tục đầu tư. Điều này sẽ làm giảm giá tài sản rất nhanh, làm suy yếu rõ rệt bảng cân đối tài sản của các ngân hàng tham gia vào các thị trường này. Khả năng thanh toán của các tổ chức tài chính sẽ bị giảm sút nhiều tổ chức thậm chí phải giải thể.Các dấu hiệu đáng ngại Tỷ lệ giá-lãi (P/E) của đa số công ty có tên trên sàn chứng khoán là vào khoảng 32 vào giữa năm 2007. Đây là tỷ lệ khá cao, tương đương với tỷ lệ tại Thái Lan Malaysia ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Dù tỷ lệ này đã giảm, tính từ thời điểm đó, nhiều nhà quan sát tin rằng chiều hướng "giảm đến giá trị thật" sẽ tiếp tục. Những vấn đề về lạm phát đầu tư đang được nhiều người dân quan tâm - Ảnh: D.Đ.MKhủng hoảng tài chính này có thể diễn ra đồng thời với một đợt khủng hoảng tiền tệ. Việc dòng vốn nước ngoài đổ vào chậm lại, hay thậm chí sẽ đảo chiều, sẽ khiến người trong nước kiếm cách gửi tiền ra nước ngoài. Trong khi đó, cấu trúc của cán cân thu chi quốc tế rất dễ làm cho nền [...]... cần được đẩy mau mạnh hơn nữa để đóng góp hữu hiệu bền vững vào ổn định kinh tế trong lâu dài Các hiệu ứng tiêu cực 1 Nguyên nhân 3 Lạm phát do cầu kéo 3 Lạm phát do cầu thay đổi 3 Lạm phát do chi phí đẩy .4 Lạm phát do cơ cấu 4 Lạm phát do xuất khẩu 4 Lạm phát do nhập khẩu .4 Lạm phát tiền tệ ... chứng khoán địa ốc đang bùng nổ.Đối với các nước khác, một tình trạng kinh tế như vậy có thể được xem là quá nóng nhà nước sẽ tìm cách hạ nhiệt bằng cách thắt chặt thị trường tiền tệ tín dụng Tuy nhiên, những nỗ lực theo chiều hướng này trong vài tháng qua đã dẫn đến thiếu hụt tiền đồng dao động trên thị trường tài chính VN Chúng ta hãy cùng nhau phân tích căn nguyên lạm phát tại VN tại sao... thiết khác, cần được đẩy mau mạnh hơn nữa để đóng góp hữu hiệu bền vững vào ổn định kinh tế trong lâu dài TS Thái Văn CẩnLạm phát 15%, tại sao ?Lạm phát tháng hai vừa qua tăng đến 15% (tính trên 12 tháng) Đó là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua cũng thuộc hàng cao nhất tại khu vực Đông Á hiện nay Mức lạm phát cao này phải được đối chiếu với mức tăng trưởng trên 8% hằng năm trong 4 năm... góp hữu hiệu bền vững vào ổn định kinh tế trong lâu dài.Khủng hoảng Thái Lan năm 1997 đã chứng minh sự thiếu minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước tư nhân, có thể dẫn đến sự phân bố sai sót một lượng tiền vốn khổng lồ một tình trạng xử lý thông tin quá cảm tính Dựa trên kinh nghiệm này, cải cách quản trị nhà nước, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, cải cách khu vực tài chính các cải cách... chính là tình huống đã xảy ra Thái Lan năm 1997 Chính người nghèo phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất của đợt khủng hoảng đó Giảm lạm phát như thế nào? Để giải quyết các vấn đề kinh tế khó khăn trình bày trên, một số biện pháp cần được áp dụng trong ngắn hạn trung hạn.Để giải quyết các vấn đề kinh tế khó khăn trình bày trên, một số biện pháp cần được áp dụng trong ngắn hạn trung hạn... góp hữu hiệu bền vững vào ổn định kinh tế trong lâu dài.Khủng hoảng Thái Lan năm 1997 đã chứng minh sự thiếu minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước tư nhân, có thể dẫn đến sự phân bố sai sót một lượng tiền vốn khổng lồ một tình trạng xử lý thông tin quá cảm tính Dựa trên kinh nghiệm này, cải cách quản trị nhà nước, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, cải cách khu vực tài chính các cải cách... chính là tình huống đã xảy ra Thái Lan năm 1997 Chính người nghèo phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất của đợt khủng hoảng đó Giảm lạm phát như thế nào? Để giải quyết các vấn đề kinh tế khó khăn trình bày trên, một số biện pháp cần được áp dụng trong ngắn hạn trung hạn.Để giải quyết các vấn đề kinh tế khó khăn trình bày trên, một số biện pháp cần được áp dụng trong ngắn hạn trung hạn... luật lệ liên quan đến phòng nguy cơ thanh khoản tỷ suất hối đoái, đồng thời, thẩm định giám sát nguy cơ của mỗi ngân hàng gắn liền với số tiền cho vay để dùng vào TTCK BĐS Việc đánh thuế lợi nhuận kinh doanh BĐS để chống đầu cơ cần được thực hiện nhanh chóng Như vậy sẽ làm giảm lượng vốn đầu cơ đổ vào từ nước ngoài, giảm áp lực lạm phát dần dần "xì hơi" bong bóng BĐS Việc đánh thuế... hàng Khủng hoảng Thái Lan năm 1997 đã chứng minh sự thiếu minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước tư nhân, có thể dẫn đến sự phân bố sai sót một lượng tiền vốn khổng lồ một tình trạng xử lý thông tin quá cảm tính Dựa trên kinh nghiệm này, cải cách quản trị nhà nước, tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, cải cách khu vực tài chính các cải cách cần thiết khác, cần được đẩy mau mạnh hơn nữa... chặt luật lệ liên quan đến phòng nguy cơ thanh khoản tỷ suất hối đoái, đồng thời, thẩm định giám sát nguy cơ của mỗi ngân hàng gắn liền với số tiền cho vay để dùng vào TTCK BĐS Việc đánh thuế lợi nhuận kinh doanh BĐS để chống đầu cơ cần được thực hiện nhanh chóng Như vậy sẽ làm giảm lượng vốn đầu cơ đổ vào từ nước ngoài, giảm áp lực lạm phát dần dần "xì hơi" bong bóng BĐS Việc đánh thuế

Ngày đăng: 08/01/2014, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w