1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH TIỀN tệ THỜI kỳ KHỦNG HOẢNG KINH tế ở VIỆT NAM

72 931 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 498 KB

Nội dung

Nếu chính sách tài chínhtập trung vào thành phần, kết cấu các mức chi phí, thuế khoá của Nhà nước, thìCSTT quốc gia lại tập trung vào việc giải quyết khả năng thanh toán cho toàn bộ nền

Trang 1

Chương I: Lý luận tổng quan về chính sách tiền tệ,các công cụ thực thi chính sách tiền tệ và khủng hoảng kinh tế.

I.Chính sách tiền tệ (CSTT)

1.Khái niệm chính sách tiền tệ.

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách tiền tệ xuất phát từ ngân hàngtrung ương Chính sách tiền tệ được xây dựng và khởi động từ NHTW, lan rađến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thông qua hoạt động dây chuyền của hệthống ngân hàng trung gian và các tổ chức tài chính trong nước Chính vì thế,vận động của NHNN về các khía cạnh tiền tệ luôn luôn nằm trong hệ thốngnhững ý đồ chiến lược mà ta gọi là chính sách tiền tệ Nếu chính sách tài chínhtập trung vào thành phần, kết cấu các mức chi phí, thuế khoá của Nhà nước, thìCSTT quốc gia lại tập trung vào việc giải quyết khả năng thanh toán cho toàn

bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng tiền cung ứng cholưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng đáp ứng vốn cho hoạt độngkinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹđạo đã định, kiểm soát hoạt động của hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụngkhác, cùng với việc xác định tỷ giá hối đoái hợp lý nhằm ổn định và thúc đẩykinh tế đối ngoại, hướng tới mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, giữ vững sứcmua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hoá

Nói tóm lại, chính sách tiền tệ là tổng hoà những phương thức mà ngân

hàng trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định.

Chính sách tiền tệ tốt được biểu hiện cụ thể trong thực tế là các dấu hiệutiền tệ lưu thông ở mức thoả đáng sao cho việc trao đổi được dễ dàng và tươngứng với mức cân bằng nhất định giữa cung hàng hoá sẵn có và cầu về hàng hoá

đó, đồng thời càng tạo ra được sự cân bằng về công ăn việc làm thì càng tốt.Nếu các dấu hiệu tiền tệ khan hiếm tới mức không cung cấp đủ cho cầu các

Trang 2

phương tiện thanh toán cần thiết Thì nền kinh tế sẽ ở vào tình trạng giảm phát

vì cung thấp hơn cầu Còn nếu các phương tiện thanh toán lại được phát hànhquá nhiều so với các nguồn kinh tế, thì cũng là một tai hoạ trầm trọng Cung sẽcao hơn cầu và nền kinh tế ở trong tình trạng lạm phát Nền kinh tế cũng khôngthể và không nên có quá nhiều tiền hơn mức mà nó cần Sự thừa thải của tiềnnằm trong “chính sách tiền tệ nới lỏng” Sự khan hiếm và đắt đỏ của tiền nằmtrong “chính sách tiền tệ thắt chặt” CSTT mới lỏng làm cho tiền trở nên thừa.CSTT thắt chặt làm cho tiền tệ khan hiếm

Mấu chốt cơ bản của CSTT là việc định lượng mức cung ứng tiền cho mỗithời kỳ của nền kinh tế Hiện nay ở châu Âu và Bắc Mỹ người ta gọi chính sáchtiền tệ là chính sách về cung ứng tiền Chính sách cung ứng tiền phải làm saocho cầu không giảm xuống do tiền tệ khan hiếm, nhưng cũng không tăng lênquá mức so với sản xuất do tiền quá nhiều Công tác điều chỉnh tiền tệ theo nhucầu của nền kinh tế, NHNN phải hướng vào việc đảm bảo cho sự phát triển tối

đa sức sống của các chủ thể kinh tế

Chính sách tiền tệ có một số đặc điểm so với các công cụ khác của chínhsách kinh tế (chính sách ngân sách, chính sách thu nhập,…) Về mặt chính trị,CSTT trung lập hơn đối với các chủ thể kinh tế Chẳng hạn, việc thay đổi lãisuất liên quan đến mọi chủ thể và các tầng lớp, giữa họ ít có sự khác biệt trướcbiện pháp này hơn là trước sự thay đổi về thuế, về chính sách chi tiêu của nhànước hay chính sách tiền lương Về mặt kỹ thuật, CSTT ít bị chậm trễ trongviệc thực thi hơn, ít bị ràng buộc bởi các khía cạnh hành chính hay chính trịhơn Mặt khác, CSTT lại kín đáo hơn và có thể được ban hành rất nhanh (ví dụ:tăng lãi suất) CSTT còn được căn cứ vào một cơ sở thống kê đầy đủ và thườngxuyên

Do đó, ở một góc độ nào đó, có thể định nghĩa chính sách tiền tệ bao gồmtoàn bộ các công cụ của nhà nước để điều tiết việc cung ứng tiền và việc sửdụng đồng tiền của các chủ thể kinh tế vào lợi ích tổng thể, được cụ thể hoábằng các mục tiêu của chính sách kinh tế chung

Trang 3

2.Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Bất cứ chính sách nào đều có mục tiêu của nó Vì chính sách tiền tệ là hoạtđộng có ý thức của NHNN, cho nên những tác động của nó đến nền kinh tếphải được hiểu là nằm trong hệ thống các mục đích mà NHNN cần đạt được.Mục tiêu của chính sách tiền tệ có thể quy về 2 nhóm sau: Mục tiêu tiền tệ vàmục tiêu kinh tế

2.1 Mục tiêu tiền tệ

2.1.1.Điều hoà khối tiền tệ

Nhằm duy trì mối tương quan tiền – hàng được ổn định bằng cách giữnguyên, tăng hay giảm khối tiền tệ Có một nguyên tắc tổng quát: nếu mỗi nămkinh tế đều tăng trưởng, thì phải tăng khối tiền tệ bằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế.Nguyên tắc này khắc chế xu hướng ấn định khối tiền tệ cứng nhắc một lần chokhoảng thời gian dài Một khối tiền tệ ấn định trước một cách chặt chẽ sẽ có tácdụng làm cho giá cả và lương bổng giảm nếu sản xuất tăng lên Nhưng làm nhưvậy sẽ tạo ra nhiều căng thẳng trong các hoạt động sản xuất, lưu thông phânphối, làm nguy hại đến mức tăng trưởng kinh tế

Điều hoà khối tiền tệ ngày nay có nghĩa là điều chỉnh việc tạo tiền và sửdụng tiền trong hệ thống ngân hàng hai cấp Chức năng của hệ thống ngân hànghai cấp là tạo tiền, điều chỉnh mức cung tiền để ổn định tiền tệ Do việc phânchia hệ thông ngân hàng thành hai cấp, nên có việc phân chia hai loại tiền: tiềnngân hàng trung ương và tiền ngân hàng Tiền trung ương là tiền do NHTW tạo

ra thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là tiền các tài khoảnthanh toán séc Nó được tạo ra như là sự mở rộng gấp nhiều lần quỹ dự trữngân hàng (thông qua hệ số tạo tiền)

Hệ thống NHTM không thể tạo tiền tín dụng từ hư không mà phải dựa vàotiền trung ương Mức tạo tiền tín dụng do hệ số tạo tiền hay tỷ lệ dự trữ bắtbuộc quyết định Một đồng tiền NHTW mà NHTM huy động được tạo khả

Trang 4

năng cho NHTM cung ứng cho nền kinh tế số tiền tín dụng gấp nhiều lần,ngược lại mức cung tiền tín dụng của NHTM cũng giảm gấp nhiều lần khi tiềntrung ương trong tay họ giảm đi một Cơ chế tạo ra tiền của NHTM xuất phát

từ 2 nguồn: a) tiền gửi của công chúng; b) sự cho vay của ngân hàng Chính vìkhả năng tạo ra bút tệ (tiền tín dụng) của các NHTM trong việc điều hoà khốitiền tệ, NHTW thường kiểm soát khối dự trữ của NHTM và theo dõi tỷ số giữacác dự trữ của ngân hàng này với tổng số tiền gửi

Như vậy, thông qua việc cung ứng tiền trung ương và các phương tiện trựctiếp hoặc gián tiếp, NHTW hoàn toàn làm chủ khả năng điều hoà khối tiềncung ứng cho nền kinh tế

2.1.2.Kiểm soát tổng số thanh toán bằng tiền (M.V):

Ảnh hưởng mạnh mẽ đến vật giá, không phải chỉ có khối tiền tệ M, mà còn

có tốc độ lưu hành tiền tệ V nữa.Kiểm soát M.V là trào lượng tiền tệ, tức làtổng số lượng tiền tệ dùng để chi trả trong khoảng thời gian nhất định với tốc

độ V

Trên phương diện cả nước nói chung, số lượng tiền tệ M được lưu thông từtay người này sang tay người khác với một tốc độ nào đó, ta gọi là V Với V, Mbiến thành một trào lưu tiền tệ M V tức là tổng số giá trị chi trả để trao đổi với

T (hàng hoá và dịch vụ), tổng số hàng hoá và dịch vụ được dùng trao đổi với Mqua V lần sử dụng Nhưng việc kiểm soát M V rất khó, bởi vì tuỳ thuộc vàocách hành động của các chủ thể kinh tế riêng biệt trong sử dụng tiền tệ

Ở những nước công nghiệp phát triển, các tiện ích ngân hàng được sử dụngrộng rãi, các chủ thể kinh tế quen dùng séc trong thanh toán Tổng số thanhtoán các cuộc giao dịch bằng phương tiện này lên đến 70-80% trên tổng sốthanh toán của dân cư Vì vậy, NHNN kiểm soát số chi trả của toàn xã hội qua

hệ thống ngân hàng bằng cách tính tổng giá trị séc đưa đi giao hoán tại NHNN

và theo dõi biến chuyển của nó Ở nước ta, việc dùng séc trong dân cư ít thôngdụng, dùng tiền mặt để chi trả là phổ biến, cho nên một khối tiền mặt rất lớn

Trang 5

lưu thông bên ngoài hệ thống ngân hàng, vượt ra ngoài tầm kiểm soát củaNHNN Đó cũng là lí do cần phải thu hút lượng tiền trong tay dân cư vào hệthống ngân hàng dưới hình thức tiền gởi không kỳ hạn và dùng séc để thanhtoán, một yếu tố cần thiết để cho việc thức hiện thi CSTT được hữu hiệu.

2.1.3.Bảo vệ giá trị quốc nội của đồng tiền bằng cách ổn định vật giá.

Giá trị quốc nội của đồng tiền là sức mua của nó đối với hàng hoá và dịch

vụ trong nước Sức mua của đồng tiền biến đổi ngược chiều với vật giá Khimức vật giá chung gia tăng, sức mua của đồng tiền giảm Ngược lại, khi mứcvật giá chung giảm, sức mua của đồng tiền tăng Sức mua đồng tiền tăng khimức vật giá chung giảm chỉ là điều đáng mừng khi nào do năng suất chungtăng lên Nếu vật giá chung giảm, không do năng suất mà do mức cầu trên thịtrường giảm, thì là một biểu hiện đáng lo Vật giá giảm, sức mua đồng tiền tuy

có tăng, nhưng đó chỉ là tăng nhất thời, vì người sản xuất có thể rơi vào tìnhtrạng lổ lã Tình hình đó mà lan rộng, thất nghiệp sẽ trầm trọng, làm giảm sốcầu của thị trường, làm cho kinh tế suy thoái thêm

Do đó chính sách tiền tệ phải nhằm đảm bảo mức vật giá chung ổn định Sự

ổn định của vật giá là điều cần thiết để mọi người được an tâm, tin tưởng trongviệc tính toán công việc đầu tư, vì đầu tư là cuộc tính toán lâu dài Vậy cần có

sự ổn định lâu dài mới khuyến khích sức đầu tư Lẽ tất nhiên, một chính sáchtiền tệ có thể tác động tới sự gia tăng năng suất trong hoạt động sản xuất củacác chủ thể kinh tế vẫn là điều mong mỏi

2.1.4.Ổn định giá trị quốc ngoại của đồng tiền.

Giá trị quốc ngoại của đồng tiền được đo lường bởi tỷ giá hối đoái thả nổi.Một sự biến động của tỷ giá hối đoái ít hay nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh

tế trong nước tuỳ theo mức độ hướng ngoại của nền kinh tế Mọi biến chuyển

về tiền tệ cũng tác động đến mối tương quan giữa tiền tệ trong nước với tiền tệnước ngoài Tỷ giá hối đoái chịu sự tác động mạnh của khối dự trữ ngoại hối,thị trường và chính sách hối đoái, tình hình giá cả trong nước Do đó, một

Trang 6

chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế trong nước cần phải đi đôi với nhữngbiện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái.

Về phương diện tiền tệ, khối dự trữ ngoại hối, thị trường và chính sách hốiđoái, tỷ giá hối đoái là những yếu tố tác động mạnh đến khối tiền tệ Theo đó,NHNN thường dùng một số biện pháp để can thiệp giữ cho tỷ giá hối đoáikhông thăng trầm quá đáng, làm dịu bớt tình trạng bất ổn định của nền kinh tếtrong nước NHNN can thiệp trên thị trường hối đoái bằng cách tham gia muahay bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái biến đổi trong một biên vực khôngquá lớn, nhờ đó chế ngự bớt tác động đối với nền kinh tế trong nước, khi giángoại tệ lên cao, NHNN đưa ngoại tệ ra bán để làm chậm bớt nhịp tăng giángoại tệ Dĩ nhiên, chỉ làm được điều đó khi dự trữ ngoại hối còn ở mức độtương đối khả quan Ngược lại, khi giá ngoại tệ xuống quá thấp, NHNN dùngtiền trong nước mua ngoại tệ vào để duy trì một biên vực biến đổi ít tác độngmạnh đối với sinh hoạt kinh tế trong nước, nhất là để tái tạo khối dự trữ ngoại

tệ đã bị thiếu hụt

2.2 Mục tiêu kinh tế của chính sách tiền tệ

2.2.1.Mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Xác định tác động của lãi suất và số cầu tổng hợp của khối tiền tệ trên mứctăng trưởng Tác động đó thông qua hai ngõ:

Khi khối tiền tệ M tăng, có tác dụng làm giảm lãi suất, lãi suất giảm sẽkhuyến khích việc đầu tư Đầu tư gia tăng, tổng sản phẩm xã hội cũng tăng.Nếu tỷ lệ gia tăng tổng sản phẩm xã hội lớn hơn nhịp gia tăng dân số sẽ có tăngtrưởng kinh tế Mặt khác, sự gia tăng khối tiền tệ đưa đến tác dụng làm tăng sốcầu tổng hợp: các thành phần dân cư có tiền nhiều hơn, sẽ tiêu thụ nhiều hơn vàmãi lực trên thị trường Cả hai sức cầu về sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm đầu

tư đều tăng, từ đó tổng sản phẩm xã hội cũng tăng Nếu mức gia tăng đó lớnhơn nhịp gia tăng dân số, sẽ có tăng trưởng kinh tế

Trang 7

Như vậy, muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhà nước phải thựchiện linh động việc gia tăng khối tiền tệ trong chính sách tiền tệ, bên cạnh đócần có những biện pháp đẩy mạnh đầu tư sản xuất và thâm dụng nhân công.

2.2.2.Giảm thiểu những thăng trầm chu chuyển kinh tế

Sự tăng trưởng kinh tế bất cứ nước nào không thể kéo dài mãi với thời gian.Khi nền kinh tế tăng trưởng liên tục, đến một lúc nào đó, nhân công khan hiếm,hạn chế mức gia tăng sản xuất, sự khan hiếm nguyên liệu làm nâng cao giáthành và giá bán trên thị trường Vào thời điểm này, nếu khối lượng tiền tệ tiếptục gia tăng mà không kiềm chế, cầu tăng mạnh, hậu quả tất yếu làm tăng vậtgiá, sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát Đây là một trong những nguyên nhân dẫnđến lạm phát từ yếu tố tiền tệ và CSTT sẽ là công cụ phát huy hiệu quả tốt nhấttrong việc kiểm soát lạm phát do nguyên nhân này Trước tình hình này, buộcNHNN phải sử dụng CSTT thắt chặt để giảm bớt khối tiền tệ trong lưu thông.Tuy nhiên, nếu như quá chặt tay vô hình chung có thể dẫn đến làm giảm số cầu,làm giảm khuynh hướng tiêu thụ của dân cư Hoạt động kinh tế rơi vào tìnhtrạng ngưng trệ Trước tình hình này, các đơn vị sản xuất hàng hoá bán chậmlại, giảm bớt sản xuất Không ai chịu đầu tư trong tình huống như thế: tìnhtrạng: suy thoái kinh tế lan rộng Để chặn đứng đà suy thoái, NHNN sẽ phải thihành chính sách bành trướng khối tiền tệ, khuyến khích các ngân hàng cho vay

để nâng số cầu lên, các nhà sản xuất có một cái nhìn lạc quan trên thị trường.Đưa nền kinh tế từ giai đoạn suy thoái sang giai đoạn phục hưng Lúc này, tiềnđược rót thêm vào guồng máy kinh tế kích thích tiêu thụ tăng mạnh kéo theosức gia tăng trong số lượng đầu tư Từ đó có khả năng nền kinh tế chuyển từgiai đoạn phục hưng sang giai đoạn tăng trưởng mạnh

Trong mỗi giai đoạn kinh tế, chính sách tiền tệ đóng một vai trò quan trọng,góp phần rút ngắn thời gian ngưng trệ và suy thoái kinh tế để chuyển sang giaiđoạn tăng trưởng kinh tế, nhất là làm sao duy trì một mức độ tăng trưởng vớilạm phát ở tỷ lệ chấp nhận được, có thể là tỷ lệ lạm phát một con số, hay tổngquát hơn, một tỷ lệ lạm phát thấp với tỷ lệ thất nghiệp thấp

Trang 8

Mục tiêu của chính sách tiền tệ đã từng thay đổi, kế tiếp nhau trong thờigian, phù hợp với trình độ hiểu biết ngày càng cao hơn về mối tương quan giữatiền tệ và nền kinh tế Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chính sáchtiền tệ mới trở thành khái niệm trung tâm trong hoạt động quản lý và điều tiếtkinh tế vĩ mô, là công cụ quan trọng để ổn định kinh tế và tác động đến quátrình tăng trưởng Ngày nay do những đối nghịch của các mục tiêu, các NHNNkhó có thể thực hiện được ngay mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ Thựchiện mục tiêu này sẽ cản trở việc đạt thành tích cao Muốn có lạm phát thấp thìkhó lòng tăng trưởng cao Duy trì tỷ giá hối đoái cố định thì dễ rơi vào tìnhtrạng “nhập khẩu lạm phát” NHNN phải xác định những mục tiêu đặc thù haytrung gian, từ đó phải có nghệ thuật phối hợp các mục tiêu ngắn hạn và dài hạntrong quá trình thực thi CSTT trên thực tế.

3.Những công cụ để thực thi chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế qua các kênh truyền của nó

Hệ thống tài chính hiện đại đã chỉ ra bốn kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ, đó

là lãi suất, kênh giá tài sản trong nước, kênh tín dụng về kênh tỷ giá

Ngân hàng nhà nước nói chung không giao dịch trực tiếp với công chúng,

mà quan hệ với bốn đầu mối chính sao đây:

- Giao dịch với chính phủ

- Giao dịch với ngân hàng trung gian,

- Giao dịch với các thị trường tiền tệ,

- Giao dịch với khu vực tài chính, tiền tệ đối ngoại

Bốn đầu mối quan hệ của NHNN là bốn con kênh qua đó NHNN thực thiCSTT thông qua các công cụ vĩ mô nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định

3.1.Dự trữ bắt buộc.

Ngân hàng nhà nước được giao quyền bắt buộc các ngân hàng trung gianphải ký gởi tại NHNN một phần của tổng số tiền gởi mà họ nhận được từ dân

Trang 9

cư và các thành phần kinh tế theo một tỷ lệ nhất định Phần bắt buộc ký gởi đógọi là dự trữ bắt buộc NHNN ấn định tỷ lệ đó khi tăng khi giảm tuỳ theo tìnhhình Mục đích của việc bắt buộc dự trữ như vậy là để giới hạn khả năng chovay của NHTM, tránh trường hợp ngân hàng này ham kiếm lợi nhuận bằngcách cho vay quá mức, có thể phương hại tới quyền lợi của người ký gởi tiền ởngân hàng Hơn nữa, việc tập trung dự trữ của NHTM ở NHNN còn là mộtphương tiện để ngân hàng này có thêm quyền lực điều khiển hệ thống ngânhàng, tạo sự lệ thuộc của NHTM đối với NHNN Khả năng cho vay của NHTM

bị hạn chế do tỷ lệ dự trữ bắt buộc nêu trên sẽ buộc họ phải đi vay lại ở NHNN.NHNN là người cho vay sau cùng của mọi ngân hàng và là vị cứu tinh của họtrong những trường hợp khẩn cấp như trường hợp xảy ra tình trạng đồng loạtrút tiền gởi của công chúng

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ khối lượng quan trọng nhất của NHNN.Việc quy định dự trữ bắt buộc này làm tăng khả năng điều tiết của NHNN đốivới NHTM Về nguyên tắc, khi ấn định một mức dự trữ bắt buộc ở mức thấpNHNN muốn khuyết khích các ngân hàng trung gian mở rộng mức cho vay của

họ, tức là muốn bành trướng khối tiền tệ Ngược lại, khi nâng cao mức dự trữbắt buộc, NHNN giới hạn khả năng cho vay của ngân hàng trung gian, báo hiệumột chính sách tiền tệ “thắt chặt”

Dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất hành chính của NHNN nhằmđiều tiết mức cung tiền tệ của NHTM cho nền kinh tế, thông qua hệ số tạotiền(hệ số nhân tiền tín dụng) đối với lượng tín dụng của các NHTM cung ứngcho nền kinh tế Dự trữ bắt buộc là biện pháp kiểm soát cung ứng tiền tệ, nó có

ý nghĩa to lớn để điều hoà cung cầu trên thị trường tiền tệ, thực hiện yêu cầucủa CSTT

3.2.Công cụ chiết khấu, tái chiết khấu.

Trong điều hành chính sách tiền tệ, NHNN phải sắp xếp các loại lãi suất đểđảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại lãi suất của NHNN với nhau và lãi

Trang 10

suất thị trường NHNN ngày càng nâng cao độ nhạy cảm về hệ thống lãi suấtcủa mình trên thị trường tiền tệ, phát triển kênh truyền dẫn tác động tới các thịtrường tài chính Biểu hiện hoạt động của các thị trường tài chính là giá cả nhưlãi suất, tỷ giá, giá tài sản Tất cả những loại giá này phải được hình thành theoquan hệ cung cầu, giảm thiểu đến mức thấp nhất yếu tố can thiệp hành chính vàtrực tiếp Cơ chế chuyển tải tác động của CSTT tới nền kinh tế ngày càng đượckhai thông, đặc biệt là kênh tác động trực tiếp qua lãi suất chiết khấu.

NHNN cấp tín dụng cho NHTM qua nhiều hình thức Hình thức thông dụng

và cổ điển là chiết khấu các thương phiếu của NHTM (hoặc tái chiết khấu nếuNHTM đã chiết khấu thương phiếu đó) Hình thức thứ hai là thế chấp hay ứngtrước.Với việc nâng cao hoặc giảm mức lãi suất chiết khấu, NHNN có thểkhuyến khích giảm hoặc tăng mức cung ứng tín dụng NHTM đối với nền kinh

tế, đồng thời thông qua đó cũng giảm hoặc tăng mức cung ứng tiền tệ Chínhsách chiết khấu, tái chiết khấu còn là công cụ định hướng tín dụng NHNNmuốn kích thích xuất khẩu, sẽ cho tái chiết khấu trước hết các thương phiếu đó

Ngoài lãi suất tái chiết khấu, NHNN có thể lựa chọn lãi suất trên thị trườngtiền tệ liên ngân hàng Thị trường này có thể là thị trường giao dịch trực tiếpgiữa các NHTM, có thể là thị trường vốn ngắn hạn do NHNN tổ chức để giảiquyết nhu cầu vốn ngắn hạn của các NHTM thông qua tài khoản của họ ởNHNN nhằm bù đắp thiếu hụt quỹ dự trữ bắt buộc, đáp ứng nhu cấu thanhtoán, bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng Đây cũng lànơi trao đổi vốn khả dụng giữa các ngân hàng với nhau khi cần giải quyết mốiquan hệ cung cầu về vốn Trên thị trường này có nhiều loại giao dịch như hợpđồng tiền gửi/tiền vay liên ngân hàng, đặc biệt là các khoản vay qua đêm nhằm

bù đắp nhu cầu vốn tạm thời của đối giao dịch

Nghiệp vụ cho vay qua đêm cũng được các ngân hàng sử dụng nhiều trongquan hệ tín dụng với NHNN Đây là loại tái cấp vốn rất linh hoạt, lãi suất rấtcao Nghiệp vụ cho vay qua đêm là do từng ngân hàng khởi xướng, nó gần như

Trang 11

là một “van báo động” về tình hình khẩn cấp Mọi ngân hàng đều có khả năngvay qua đêm, vì mục đích của NHNN là tính bền vững của cả hệ thống.

3.3.Chính sách lãi suất tiền vay và tiền gởi ngân hàng

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo

sự biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế Do đó, lãi suất là một trong những công

cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ NHTW kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trườngbằng cách quy định các loại lãi suất như: lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vaytheo từng kỳ hạn, sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay để tạo nên khunglãi suất giới hạn, công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch,…Dựa vàocác lãi suất ấn định NHTM áp dụng để giao dịch kinh doanh với khách hàng

Lãi suất vừa là đối tượng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng của CSTT.Lãi suất nếu được sử dụng đúng đắn và phù hợp với những điều kiện, tình hìnhkinh tế trong từng thời kỳ nhất định, sẽ có tác dụng trực tiếp đến kiểm soát lạmphát, kích thích tiết kiệm và đầu tư phát triển, cũng như ảnh hưởng đến nhữngthay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế.Ngược lại, nếu sử dụng nó cứng nhắc, không phù hợp với điều kiện thực tế củanền kinh tế, lãi suất lại trở thành vật cản kìm hãm, trói buộc nền kinh tế

3.4.Chính sách thị trường mở

Công cụ thị trường mở phản ánh việc NHTW mua hoặc bán chứng từ có giátrên thị trường tài chính công cộng, nhằm đạt đến mục tiêu điều chỉnh lượngtiền trong lưu thông Các chứng từ có giá mà các NHTW thường sử dụng đểtiến hành nghiệp vụ thị trường mở là các chứng khoán kho bạc, bởi vì thịtrường của những chứng khoán này “rất lỏng” và có dung lượng kinh doanhlớn

Khi NHTW đem chứng khoán ra thị trường mở bán sẽ thu được tiền mặt vàséc về Điều này làm cho khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông giảm, dự trữ

Trang 12

của các ngân hàng trung gian giảm, làm giảm khả năng cung ứng tín dụng củacác ngân hàng trung gian, và như thế cung ứng tiền trong nền kinh tế bị thắtchặt hơn Bên cạnh đó, việc NHTW bán chứng khoán ra thị trường mở sẽ làmtăng cung chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá chứngkhoán sẽ hạ, và do vậy, lãi suất của chứng khoán tăng lên Lãi suất chứngkhoán tăng buộc các NHTM phải tăng lãi suất ngân hàng lên theo để tránh tìnhtrạng công chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng đem đầu tư chứng khoán, nghĩa làgián tiếp thắt chặt thêm khối tiền tệ Ngược lại, khi NHTW đem tiền mặt hoặcséc mua chứng khoán trên thị trường mở, thì lượng tiền mặt trong lưu thôngtăng lên, dự trữ của NHTM tăng lên Mặt khác, việc NHTW mua chứng khoán

sẽ làm tăng cầu về chứng khoán, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi,giá chứng khoán sẽ tăng, dẫn đến lãi suất chứng khoán giảm, và đến lượt lãisuất ngân hàng giảm, kích thích doanh nghiệp đi vay, nghĩa là một cách bànhtrướng khối tiền tệ

3.5.Kiểm soát tín dụng chọn lọc

Cơ cấu tín dụng mà ngân hàng trung gian cấp cho khách hàng Nếu không

áp dụng chính sách kiểm soát tín dụng “chọn lọc”, ngân hàng trung gian sẽ chỉhướng tín dụng vào những ngành kinh doanh lớn, cho xí nghiệp nước ngoàivay hoặc cho vay để mua bán chứng khoán, ít chú trọng đến những ngành hoạtđộng có lợi ích xã hội nhiều hơn

Một chính sách kiểm soát tín dụng chọc lọc sẽ giới hạn mức tín dụng tối đacấp cho những ngành mà nhà nước không muốn phát triển nữa, ngược lại ưuđãi những ngành hoạt động nào được xem như ưu tiên, cần yểm trợ tín dụngmạnh hơn Chính sách này muốn đạt mục tiêu của nó, cần nâng cao chất lượngkiểm soát và thanh tra ngân hàng trung gian, chất lượng đó tuỳ thuộc trình độnghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ và đạo đức liêm khiết của họ

Bên cạnh đó, NHTW sử dụng kết hợp với công cụ hạn mức tín dụng – mộtcông cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của NHTW để khống chế

Trang 13

mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng Hạn mức tín dụng là

mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

3.6.Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữađồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng của đồng nội

tệ, vừa là biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại hối Sự biến đổi của tỷ giá hối đoái

có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩuđến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hànghoá Do vậy, tỷ giá hối đoái là một công cụ để NHTW thực thi chính sách tiền

tệ thông qua việc ổn định tỷ giá ở một mức độ nào đó được coi là hợp lý, phùhợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn, để tácđộng chung cuộc của nó đối với kinh tế là tốt nhất

Biện pháp chủ yếu mà các NHTW thường dùng để can thiệp vào cung – cầungoại tệ là sử dụng dự trữ ngoại hối và quỹ bình ổn hối đoái Cụ thể, khi tỷ giáhối đoái tăng cao, NHTW tung ngoại tệ bán, làm cho khả năng cung ngoại tệtrên thị trường tăng lên, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá sẽ từ

từ giảm xuống Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, NHTW sẽ mua vào ngoại

tệ, làm cho cầu ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ từ từ tăng lên Ngoài ra,NHTW còn sử dụng linh hoạt biên độ dao động tỷ giá để đưa tỷ giá về mức cânbằng của cung – cầu mà vẫn nằm trong sự kiểm soát của NHTW

II)Khủng hoảng kinh tế:

1.Khái niệm:

Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm

trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế

Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tếchính trị của Mác-Lênin Từ ngữ chỉ này khoảng thời gian biến chuyển rất

Trang 14

nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế Bài viết này chủ yếu về khái niệm

Khủng hoảng kinh tế của Karl Marx vốn vẫn được dùng thịnh hành trong

Kinh tế chính trị Marx Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuấtđang bị suy sụp tạm thời Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa cácgiai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quátrình tích tụ tư bản mới

Nhiều nhà quan sát sự áp dụng của học thuyết Marx cho rằng tự bản thânKarl Marx không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh

tế trong chủ nghĩa tư bản Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lýluận khác nhau mà tất cả chúng đều gây tranh cãi Một đặc điểm chủ yếu củanhững lý luận này là khủng hoảng không phải ngẫu nhiên và không tự nhiên

mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản với vai trò là một hình thái

xã hội Marx viết, “cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản ”.

Những lý luận này bao gồm:

Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận Tích tụ tư bản gắn liền xu

hướng chung của mức độ tập trung tư bản Điều này tự nó làm giảm tỷsuất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủnghoảng

Tiêu thụ dưới mức Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh

giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ

đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt vớivấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy

mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng với tổng cung

Sức ép lợi nhuận từ lao động Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê

mướn tăng lên và làm tăng tiền lương Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnhhưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây

ra suy thoái kinh tế

Trang 15

Về mặt lý luận, ít nhất những quan điểm trên không mâu thuẫn với nhau và

có thể đóng vai trò là những nội dung trong một học thuyết tổng hợp về khủnghoảng kinh tế

2.Nguyên nhân của Khủng hoảng:

Từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay, trên thế giời đã có nhiều cuộc khủng hoảngkinh tế xẩy ra như khủng hoảng kinh tế … Nhưng gần đây nhất là cuộc khủnghoảng tài chính Châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng Kinh tế Mỹ bắt đầunăm 2007 là ảnh hưởng nhiều nhất đến nền kinh tế nước ta

2.1.Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997

2.1.1.Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém

Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhàkinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời Họ vừa cố định giá trịđồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự dohóa tài khoản vốn) Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên

1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ Để bảo vệ tỷgiá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sáchtiền tệ nới lỏng Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát Chính sách

vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hìnhchung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế

Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốtngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trongthời kỳ từ sau năm 1987 Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốcsuy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tếtăng Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoáineo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn Vì thế, thâm hụt tài khoảnvãng lai được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nướcngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro

Trang 16

Năm 1994, nhà kinh tế Paul Krugman của trường đại học Princeton, (lúc đócòn ở MIT), cho đăng bài báo tấn công ý tưởng về "thần kỳ kinh tế ĐôngÁ".Ông ta cho rằng: Sự tăng trưởng kinh tế của Đông Á, trong quá khứ, là dokết quả của đầu tư theo hình thức tư bản, dẫn tới sự tăng năng suất lao động.Trong khi đó, năng suất tổng nhân tố lại chỉ được nâng lên ở một mức độ rấtnhỏ, hoặc hầu như giữ nguyên Krugman cho rằng việc chỉ tăng trưởng năngsuất tổng nhân tố không thôi, mà không cần đầu tư vốn, đã có thể mang lại sựthịnh vượng dài hạn Krugman có thể được nhiều người coi như một nhà tiêntri sau khi khủng hoảng tài chính lan rộng, tuy nhiên chính ông ta cũng đã từngphát biểu rằng ông ta không dự đoán cơn khủng hoảng hoặc nhìn trước đượcchiều sâu của nó.

2.1.2.Các dòng vốn nước ngoài kéo vào

Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu vàNhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nềncao quá mức Các nhà đầu tư ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìmcách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tư ra nướcngoài Trong khi đó, các nước châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tàikhoản vốn Lãi suất ở các nước châu Á cao hơn ở các nước phát triển Chính vìthế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước châu Á

Ngoài ra, những xúc tiến đầu tư của chính phủ và những bảo hộ ngầm củachính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Ábất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bắt chấp mạohiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảohiểm rủi ro (Hiện tượng thông tin phi đối xứng dẫn tới lựa chọn nghịch và rủi

ro đạo đức.)

2.1.3.Những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới

Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu

Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990 Nhân dân tệ được định giá thấp so với Dollar

Trang 17

Mỹ từ năm 1994 cùng nhiều nhân tố khác làm cho hàng xuất khẩu của TrungQuốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của Đông Nam Á Trong khi đó,nền kinh tế của Mỹ đang được khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu nhữngnăm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của AlanGreenspan bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát Việc nàylàm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ởĐông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tư ngắn hạn thông qua lãi suấtngắn hạn cao và làm tăng giá đồng Đô La Mỹ Và do đồng tiền của các nướcĐông Nam Á được neo vào Dollar Mỹ, nên xuất khẩu của các nước này trở nênkém cạnh tranh Từ mùa Xuân năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu củaĐông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, làm suy yếu tài khoản vãnglai của họ.

2.1.4.Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt

Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 lànhững cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á

Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ Thị trường bất độngsản của Thái Lan đã vỡ Một số thể chế tài chính bị phá sản Người ta khôngcòn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định Khi pháthiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước châu Á,một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á Các nhà đầu

tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra

Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý khủnghoảng yếu kém Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽcác nước châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sứcbảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làmcho tấn công đầu cơ thêm kéo dài

Ngoại trưởng 10 nước ASEAN lúc đó tin rằng, việc liên kết các hệ thốngtiền tệ chặt chẽ là một nỗ lực thận trọng nhằm củng cố vững chắc các nền kinh

Trang 18

tế ASEAN Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 30 diễn ra tại Subang Jaya,Malaysia đã thông quan một Tuyên bố chung vào ngày 25 tháng 7 năm 1997nêu rõ mối quan ngại sâu sắc và kêu goi các nước ASEAN cần hợp tác chặt chẽhơn nhằm bảo vệ và tăng cường lợi ích của ASEAN trong giai đoạn này.Ngẫunhiên là trong cùng ngày này, các Ngân hàng Trung ương của hầu hết các nướcchịu tác động của khủng hoảng đã gặp nhau tại Thượng Hải trong Hội nghị cấpcao Đông Á Thái Bình dương EMEAP, và thất bại trong việc đưa ra một biệnpháp Dàn xếp cho vay mới Trước đó một năm, Bộ trưởng Tài chính của cácnước này cũng đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 3 tạiKyoto, Nhật Bản vào ngày 17 tháng 3 năm 1996, và theo như Tuyên bố chung,các bên đã không thể nhân đôi được Quỹ tài chính phục vụ cho Hiệp địnhchung về cho vay và Cơ chế Tài chính trong tình trạng khẩn cấp Vì vậy, cuộckhủng hoảng có thể xem như một thất bại trong việc xây dựng năng lực phùhợp kịp thời, thất bại trong việc ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ.

2.2.Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay:

Cuộc khủng hoảng lần này không phải là quá bất ngờ với giới tài chính Mỹnói riêng và thế giới nói chung Nó là kết quả của một chuỗi những rủi ro liêntiếp mà chính các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Mỹ tạo ra cho chính mình

Có thể tóm lại một số nguyên nhân chính, mà thực chất là hệ quả của nhau– đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tất yếu này ở Mỹ

2.2.1.Cho vay dưới chuẩn

Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa(securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gói tráiphiếu có gốc bất động sản (MBS, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoảnvay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có cácdanh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo Khủng hoảng càng gia

Trang 19

tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm Điềunày có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụngcàng tăng.

Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khoán sụtgiảm mạnh Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưngcũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quanđến bất động sản Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo cáckhoản lỗ kinh doanh

2.2.2.Mua bán khống

Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đếncho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra,tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi Sau khi giá giảm đếnmột mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, cònbao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn

Thậm chí, họ còn áp dụng cách thức mua bán khống đến hai lần (nakedshort sale), tức là không thèm vay chứng khoán nữa mà cứ ra lệnh bán theokiểu “đánh xuống” vì lợi dụng khe hở, mua bán ba ngày sau mới giao cổ phiếu

Bộ trưởng Tư pháp bang New York, Andrew Cuomo than: “Họ giống như kẻhôi của sau một cơn bão”

2.2.3.Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ

Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngânhàng đầu tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này.Các ngân hàng này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành CK

để vay tiền Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mứctín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình Có loại CKkhông cần định mức tín nhiệm, có thể thu lãi cao nhưng rủi ro cũng lớn

Trang 20

Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tàichính sang NH đầu tư Nhà đầu tư lắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua CKnày, nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường BĐS ở Mỹtăng nóng

Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh

tế 2001, kết luận: “Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được haitrách nhiệm chính của mình đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn Cả hệ thốngtài chính Mỹ đã không làm những gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn nhưtạo ra các sản phẩm để giúp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểmnghiêm trọng của mình, như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăngcao hoặc khi giá nhà rớt giá”

2.2.4.Khủng khoảng niềm tin

Theo GS Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu tư sự sụp đổ thảm khốccủa niềm tin Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tàisản Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu nhữngtrượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng Đây là một trò chơi mà con người takhi bắt đầu cảm nhận thấy mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính,khi đó thua lỗ xuất hiện, cả thị trường xuống dốc và tất cả mọi người đều bịthua lỗ

III) Bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới.

1.Bài học kinh nghiệm từ khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997.

Vậy đâu là những bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á?

Bài học thứ nhất: Phải có công cụ điều tiết luồng vốn

Không phải tình cờ khi hai nước châu Á ít bị ảnh hưởng nhất của cuộckhủng hoảng tài chính, Trung Quốc và Ấn Độ, cũng chính là những nướckhông tự do hóa thị trường vốn Và trong số những nước đã tự do hóa thị

Trang 21

trường vốn, cũng không phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tácđộng của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước có hệ thống luật pháp tốtnhất

Do thiếu các biện pháp kiểm soát, nhiều nền kinh tế châu Á đã rơi vào tìnhtrạng quá phụ thuộc vào nguồn tài chính rất dễ biến động từ bên ngoài - đó làcác khoản vay ngắn hạn Cuối năm 1996, các nước Đông Á đã nợ các ngânhàng châu Âu 318 tỷ USD, ngân hàng Nhật Bản 260 tỷ USD và ngân hàng Mỹ

46 tỷ USD, đa số là dưới hình thức vay ngắn hạn - dưới 1 năm

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết trong 3 năm trước thời điểm 1997, cáckhoản nợ ngắn hạn của Thái Lan chiếm tới 7-10% GDP, trong khi tổng vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 1% GDP

Khi xảy ra khủng hoảng, các nguồn vốn ngắn hạn này biến mất cũng nhanhnhư khi xuất hiện, vì không hề có các công cụ điều tiết

Bài học thứ hai: Cần xây dựng hành lang pháp lý phù hợp

Cũng giống như việc nối các thị trấn nhỏ với đường cao tốc mà trước đókhông trang bị cho chúng hệ thống đường xá và cảnh sát giao thông phù hợp đểgiám sát việc tuân thủ luật lệ, sẽ thật liều lĩnh khi mở cửa nền kinh tế của cácnước đang phát triển với thị trường vốn quốc tế mà chưa xây dựng hệ thốngluật pháp phù hợp và đào tạo được đội ngũ cán bộ liêm khiết

Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo vào những năm trước thờiđiểm 1997 đã dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng ở nhiềunước châu Á, như Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan,kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế

Việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, với cuộc chạyđua sở hữu tòa nhà cao nhất thế giới ở các nước châu Á là một ví dụ Tệ hơn,việc “thừa tiền” còn châm ngòi cho sự phát triển bong bóng của thị trường bấtđộng sản, từ đó lại quay lại tình trạng dư thừa tín dụng, vì các ngân hàng cho

Trang 22

vay nhiều hơn giá trị thực của tài sản thế chấp Kết quả là khi “bong bóng” vỡ,các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả

Hệ thống ngân hàng với sự giám sát lỏng lẻo còn cho phép các ngân hàng

có tỷ lệ vốn lưu động không phù hợp Theo số liệu năm 1997 của Ngân hàngThanh toán Quốc tế (BIS), ở Philippines (17%), Hồng Kông (18%) vàSingapore (19%), tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế

Bài học thứ ba: Nguy cơ dư thừa vốn

Chính phủ của các nền kinh tế mới nổi không thể làm gì nhiều để ngăn “lũ”

vì nguồn cơn của sự mất cân bằng trên thị trường tài chính quốc tế không nằmtrong tầm kiểm soát trực tiếp của họ

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á không phải chỉ do sự “tắc trách” củangười châu Á gây ra Ngân khố của hầu hết các nền kinh tế châu Á đều ở mứccân bằng hoặc thặng dư, và không hề có lạm phát Cuộc khủng hoảng xảy raphần nhiều là do những thay đổi về mô hình của hoạt động trung gian tài chínhquốc tế

Thứ nhất, sự mở rộng đáng kể của khả năng thanh khoản quốc tế vào thậpniên 90 đã làm gia tăng sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ tài chính trên toànthế giới Vì thế, các giám đốc tài chính buộc phải tìm kiếm những khoản lợinhuận cao hơn, thông qua các dự án đầu tư mạo hiểm

Thứ hai là chính sách kinh tế vĩ mô của các cường quốc kinh tế đóng vai tròquan trọng trong sự mở rộng của khả năng thanh khoản quốc tế Ví dụ như ở

Mỹ, việc thâm hụt ngân sách giảm xuống trong khi khả năng sản suất tăng lên

đã dẫn đến tốc độ lạm phạt giảm và do đó lãi suất giảm

Không có gì đáng ngạc nhiên khi luồng vốn đổ vào châu Á tăng lên, vì lãisuất ở châu Á cao hơn, còn các nước châu Á nhận thấy việc vay mượn quy đổibằng đồng đôla Mỹ hoặc yên Nhật có lợi hơn là bằng đồng nội tệ

Trang 23

Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối này không thể kéo dài Việc tăng nguồnvốn đã gia tăng sức ép đối với việc tăng tỷ giá hối đoái, từ đó làm trầm trọngthêm tình hình thâm hụt thương mại Và khi thị trường tạo sức ép giảm giáđồng tiền, tình hình càng trở nên xấu đi do sự rút vốn đột ngột của các nhà đầu

tư nước ngoài Thị trường tài chính châu Á chao đảo

2.Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay:

Mặc dù cuộc khủng hoảng chưa kết thúc và cần thời gian để kiểm định,nhưng có thể rút ra 3 bài học lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiệnnay:

Thứ nhất, không có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ đại gia nào

trong cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường Nói cách khác, một doanh nghiệp

dù lớn đến đâu, thâm niên dài bao nhiêu và trước đó có thành công như thế nào,cũng có thể sụp đổ nếu vi phạm luật chơi, mà cụ thể ở cuộc khủng hoảng tàichính Mỹ hiện nay là vi phạm chuẩn cho vay bất động sản có sự dung túng củachính phủ…

Thứ hai, vai trò của công tác thông tin, dự báo và giám sát, cảnh báo an

toàn, nhất là an toàn hệ thống tài chính - ngân hàng là hết sức quan trọng vàkhông thể coi nhẹ trong bất luận trường hợp nào và vào thời điểm nào… ngoài

ra, cần luôn tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh

tế trên thị trường trong nước và quốc tế Cần dập ngòi khủng hoảng từ khi nócòn nhen nhúm, thay vì khi nó đã thành đám cháy mạnh và lan rộng, thì chi phí

là khó đo lường, nhất là với một nước còn nghèo và các thiết chế thị trường cònchưa phát triển, hoàn thiện

Thứ ba, nhà nước có vai trò không thể thiếu được và ngày càng to lớn trong

cuộc chiến với các chấn động kinh tế chu kỳ hoặc bột phát, nhất là khủnghoảng tài chính - ngân hàng, dù nó xảy ra không trực tiếp từ sai lầm của chínhphủ hoặc trong khu vực kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, sự can thiệp này phảituân thủ các yêu cầu và lợi ích thị trường, không làm xấu đi sự ổn định kinh tế

Trang 24

vĩ mô và bảo đảm hài hòa các lợi ích, nhất là không đổ gánh nặng khủng hoảnglên người dân, người tiêu dùng Sử dụng các công cụ nợ, biến nợ xấu thànhchứng khoán có thể mua - bán trên thị trường nợ là một trong các lựa chọn cầnthiết và hiệu quả trong trường hợp này và cho mục tiêu đó

Yêu cầu và cách thức đối phó với khủng hoảng tài chính Mỹ có khác nhauvới các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước Điều này tùy thuộc vào mức độliên quan trực tiếp và gián tiếp tới cuộc khủng hoảng từ mỗi doanh nghiệp…

Có một số nguyên tắc chung sau:

Một là, cần rà roát lại các dự án và hoạt động đầu tư – kinh doanh của đơn

vị, tự phân loại tính chất, cách thức và mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảngnày, từ đó chủ động có phương án xử lý cụ thể hiệu quả cho đơn vị và đối tác

cụ thể trong giả định tình huống xấu nhất có thể xảy ra

Hai là, thực hiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh và thị trường, cũng

như các đối tác có liên quan

Ba là, thường xuyên theo dõi thị trường, cập nhật thông tin, học hỏi kinh

nghiệm, nâng cao kỹ năng dự báo và năng lực xử lý kịp thời các tình huốngphát sinh từ bên ngoài Có thể lập các đội đặc nhiệm, với các kịch bản “tácchiến” linh hoạt và tối ưu cho các tình huống khẩn cấp

Bốn là, tiếp tục cải thiện năng lực và sự lành mạnh tài chính, chất lượng bộ

máy và quản trị kinh doanh, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ,

có tầm nhìn dài hạn trong liên doanh, liên kết, hợp tác và cạnh tranh kinh tế cảtrong quá trình phát triển bên trong, cũng như trong cuộc chiến với các độngthái thị trường và chấn động kinh tế bên ngoài…

Trang 25

Chương II: Thực trạng khủng hoảng kinh tế Việt nam trong quá trình đổi mới và chính sách tiền tệ của chính phủ Việt nam.

I.Giai đoạn từ khi ra đời của 2 pháp lệnh Ngân hàng đến những năm cuối của thế kỷ 20:

1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam

1.1 Tốc độ tăng trưởng GDP:

 Giai đoạn 1988-1990: Các số liệu thống kê về động thái tăng trưởngkinh tế nước ta từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đến nay đã cho thấy, tốc

độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của nước ta trong giai đoạn

1988-1990 còn đạt được ở mức thấp 4,4% do nền kinh tế nước ta vừa bước ra khỏicuộc khủng hoảng đã kéo dài suốt cả thời kỳ 10 năm trước khi đổi mới(1975-1986) Trong giai đoạn này, việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu pháttriển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đánhgiá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của CNH XHCN trong chặngđường đầu tiên Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơchế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống KTXH và giảiphóng sức sản xuất

 Giai đoạn 1991-1996: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trình trệ,suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện Cụthể là: 1991 (5,81%); 1992 (8,7%); 1993 (8,08%); 1994 (8,83%); 1995(9,54%); 1996 (9,34%)

Giai đoạn 1997-2000: Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1997 (8,15%),

1998 (5,76%), 1999 (4,77%), 2000 (6,79%) Hai năm 1998 và 1999 đã có sựsuy giảm tương đối, một phần nguyên nhân là do nằm trong bối cảnh chungcủa khu vực Đông Á khi đó đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủnghoảng tài chính - tiền tệ 1997-1998

Trang 26

1.2 Lạm phát và chính sách tỷ giá:

Sau đợt đổi tiền năm 1985, CPI năm 1986 lên tới 775%, nền kinh tế bướcvào thời kỳ lạm phát dữ dội với tỉ lệ tăng 3 chữ số kéo dài trong 2 năm tiếptheo

Phải đến cuối năm 1988 và qua năm 1989, nhiều biện pháp về tiền tệ nhằmkiểm soát lạm phát mới được đưa ra Một trong những quyết định quan trọngghi nhận được lúc đó là việc lần đầu tiên mạnh tay nới lỏng tỷ giá USD/VNDvào cuối năm 1988 và tiếp tục cơ chế linh hoạt đến năm 1991 Trước tháng12/1988, tỷ giá do ngân hàng Vietcombank công bố thường thấp hơn thị trường

tự do hàng chục lần Các công ty xuất khẩu lẩn tránh việc đưa ngoại tệ vàongân hàng bằng cách nhập khẩu hàng hóa quay vòng Vào tháng 12/1987,Vietcombank công bố tỷ giá ngoại tệ là 3.000 đồng/USD Đây là bước tăng vọt

so với tỷ giá 368,2 đồng công bố từ đầu năm, tuy vẫn còn thấp hơn mức giá4.300 đồng ở thị trường tự do Trong các tháng tiếp theo, tỷ giá được điềuchỉnh với biên độ chênh lệch khoảng 10% so với giá thị trường

Năm 1992 nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đóng băng tỷ giá Tỷgiá VND/USD tăng vọt lên trên 13.000 VND/USD trong tháng cuối năm 1991,giảm đột ngột còn 11.000 VND/USD đến năm 1992, sau đó và được neo giữ ởmức thấp trong suốt nhiều năm từ 1992 đến 1996 trong khoảng từ 10.500 đến11.000 VND/USD

Đến năm 1997 cơ chế xơ cứng của tỷ giá được điều chỉnh, các năm

1999-2000 chỉ số giá chỉ tăng 0,1% và -0,6%

1.3 Cán cân xuất nhập khẩu:

Sự thay đổi tỉ giá đã có tác động rất mạnh đến cán cân thương mại Nếuchỉ xét trong khu vực giao dịch bằng USD, xuất khẩu trong giai đoạn từ 1989đến 1992 bình quân tăng 50% mỗi năm Tỉ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã lậptức giảm mạnh từ 47,6% trong năm 1986 xuống gần như cân bằng vào năm

1989 và thậm chí đã có xuất siêu vào năm 1990

Trang 27

B ng 1:Cán cân Xu t Nh p Kh u n c ta giai đo n 1986 - 1991ảng 1:Cán cân Xuất Nhập Khẩu nước ta giai đoạn 1986 - 1991 ất Nhập Khẩu nước ta giai đoạn 1986 - 1991 ập Khẩu nước ta giai đoạn 1986 - 1991 ẩu nước ta giai đoạn 1986 - 1991 ước ta giai đoạn 1986 - 1991 ạn 1986 - 1991

1997, lần đầu tiên cơ chế xơ cứng của tỷ giá được điều chỉnh và kết quả thật kỳdiệu Liên tục trong 4 năm thâm hụt thương mại giảm mạnh để chỉ còn -1% vàonăm 2000

1.4 Tín dụng:

Đến cơn sốt tín dụng đầu thập kỷ 1990 Năm 1989, với cơ chế rất thoáng

trong việc thành lập quỹ tín dụng, hàng loạt quỹ tín dụng ra đời để huy độngvốn, cho vay lòng vòng, sau một thời gian thì đổ bể Lãi suất tiết kiệm năm

1989 cực kỳ cao, có lúc lên đến hơn 12%/tháng cùng với cơ chế rất thoáng Lãisuất cho vay đầu năm 1989 là 10,5%/tháng, cuối năm giảm xuống còn xấp xỉ4%/tháng và duy trì ở mức trên dưới 3%/tháng trong các năm từ 90 đến 92

Tình hình kinh tế xã hội vào lúc đó cũng còn hết sức gay gắt, mặc dù lạmphát đã giảm mạnh so các năm 86-88 Tình trạng lỗ lãi, nợ nần mà không có cơchế phá sản làm cho hàng loạt công ty đang hoạt động hết sức khốn đốn Chínhphủ đã ra quyết định lập Ban thanh toán công nợ quốc gia để thanh toán chéonhưng kết quả không đáng kể Nội lực của nền kinh tế bị thương tổn nghiêmtrọng Tăng trưởng kinh tế của VN từ 1992 đến 1996 đạt đến 9% năm, nhưng

từ 1997 thì giảm dần Một số báo cáo cho rằng do ảnh hưởng của khủng hoảngkinh tế châu Á Đó là cách lý giải mà ngay từ lúc đó cũng không có sức thuyếtphục Dấu ấn của chính sách tỷ giá, tiền tệ các năm đó lớn hơn là ảnh hưởng từcuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Chính là cơ chế cứng nhắc cùng với tỷ giá

Trang 28

đồng nội tệ cao đã làm mất đi cơ hội của đất nước khi mà dòng FDI thế giớiđang hướng mạnh vào.

2 Thực trạng thực thi chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thời gian qua.

Việt Nam thực hiện đổi mới hệ thống ngân hàng vào những năm cuốicủa thập kỷ 80.Nhưng chủ yếu là từ năm 1990 đến nay.Trước năm 1990,cáccông cụ của chính sách tiền tệ hầu như chưa có.Với sự ra đời của 2 pháp lệnhngân hàng, việc hoạch định, thực thi Chính sách tiền tệ được coi trọng,các công

cụ của chính sách tiền tệ được xác định.Qúa trình sử dụng các công cụ củachính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng đã thực sự phát huy tác dụnggóp phần tạo nên những thành tựu quan trọng của hoạt động ngân hàng nóiriêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung Từ 1990 đến nay, các công cụcủa chính sách tiền tệ được sử dụng và liên tục được hoàn thiện theo hướngngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế để đạt được hiệu quả tối đa của quátrình điều tiết.Có thể thấy được điều này qua thực trạng sử dụng các công cụCSTT ở Việt Nam

Cuối năm 1990,Nền kinh tế Việt nam sau gần 5 năm đổi mới đã cónhững bước tiến triển khá tốt nhưng nó vẫn còn nhiều hạn chế.GDP của nềnkinh tế chỉ đạt ở mức 5,1% trong khi đó lạm phát lại ở mức phi mã là66,3%.Nhận thấy điều đó,tại đại hội Đảng lần thứ 7 (1991) Đảng và Nhà Nước

đã thấy được vai trò của điều hành kinh tế vĩ mô và những bất cập trong chínhsách tiền tệ cũ vì vậy đã quyết định có những đổi mới trong chính sách tiền tệ

và 2 pháp lệnh Ngân hàng đã ra đời.Tuy nhiên năm 1991 thì NHNN vẫn ápdụng những công cụ như công cụ lãi suất,tỷ giá hối đoái với các điều khoản cũnhư là với công cụ lãi suất vẫn là cơ chế lãi suất thực âm và việc xác định tỷgiá hối đoái được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá cả,mục tiêu chính sách tiền tệ

và cung cầu ngoại tệ trên thị trường.Vì vậy năm 1991 thì không phải là nămthành công của nền kinh tế nước ta.Mức GDP của nền kinh tế tăng thêm 0,7%

so với năm 1990 là 5,8% nhưng mức lạm phát lại tăng lên 10,3% so với 1990 là76,6%

Trang 29

Bước sang năm 1992 và 1993 với mục tiêu hàng đầu là kìm chế lạmphát vì vậy NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và trong năm1992,NHNN đã thay đổi nhiều các điều khoản trong các công cụ chính sáchtiền tệ như là:

Tháng 06/1992 NHNN xây dựng và ban hành quy chế dự trữ bắt buộc thaythế Quyết định số 16/NH – QĐ.Đó là các quyết định số 108/QĐ – NH5 ngày09/06/1992 và Quyết định số 117/QD9NH1 ngày 26/06/1992 “về tỷ lệ dữ trữbắt buộc đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng”.Và thông tư số 11/TT –NH5 Ngày 06/07/1992 hướng dẫn thực hiện quy chế dự trữ bắt buộc

Năm 1992, theo quy định của Thống đốc ngân hàng nhà nước tỷ lệ dự trữbắt buộc là 10% trên toàn bộ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng.Tiền dự trữ bắtbuộc được duy trì tại một tài khoản riêng.Theo đó, vai trò của công cụ dự trữbắt buộc là để đảm bảo khả năng thanh toán và kiểm soát cung ứng tiền.Sau khi

áp dụng cơ chế dự trữ bắt buộc, công cụ này đã có tác dụng rõ rệt trong điềuhành chính sách tiền tệ,giúp NHNN theo dõi được tình hình khả năng thanhtoán và không chế khả năng tạo tiền của các tổ chức tín dụng

Trong chính sách công cụ lãi suất, Tháng 6/1992 được coi là mốc quantrọng đánh dấu một bước chuyển quan trọng nhất về chất trong cơ chế lãi suấttín dụng.NHNN đã chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thựcdương và quản lý theo khung lãi suất.Những điểm cơ bản của chính sách lãisuất mới là như sau:

 Một là,NHNN quy định khung lãi suất của NHTM đối với nền kinhtế(lãi suất tối thiểu đối với tiền gửi và lãi suất tối đa đối với tiền chovay)

 Hai là,lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bìnhquân,chấm dứt sự bao cấp về vốn qua kênh tín dụng Ngân hàng

 Ba là,đối với lãi suất ngoại tệ,NHNN quy định lãi suất cho vay tối đabằng ngoại tệ.Lãi suất huy động bằng ngoại tệ do các NHTM quyết định

Trang 30

trên cơ sở lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế và cung cầu vốn ngoại tệtrong nước.

Từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1993,NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm lãisuất cho phù hợp với chỉ số lạm phát và hiệu quả sản xuất kinh doanh của nềnkinh tế.Lãi suất cho vay tối đa bằng ngoại tệ được điều chỉnh tăng từ 6,5%/nămlên 7,5%/năm, phù hợp với lãi suất trên thị trường quốc tế Kết quả là vốn huyđộng hàng năm tăng hơn 20%, tín dụng đối vời nền kinh tế tăng gần 50%

Cuối năm 1991 đầu năm 1992:Trước nguy cơ lạm phát và sự mất giácủa đồng Việt nam, NHNN đã đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái đólà:Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái đã từng bước dựa trên cơ sở mục tiêucủa chính sách tiền tệ, biến động chỉ số giá cả và chênh lệch tỷ giá giữa thịtrường chính thức và thị trường tự do.NHNN công bố tỷ giá chính thức, tỷ giácủa các tổ chức tín dụng được xác định trên cơ sở tỷ giá chính thức do NHNNcông bố cộng trừ (±) với một biên độ nhất định

Tháng 9 – 1991 NHNN đã thành lập một Trung tâm giao dịch ngoại tệ tạiTP.Hồ Chí Minh và tháng 11 – 1991 thành lập tiếp Trung tâm giao dịch ngoại

tệ thứ 2 ở Hà nội.Thành viên của Tung tâm giao dịch ngoại tệ là các tổ chức tíndụng được phép kinh doanh ngoại tệ là các tổ chức tín dụng được phép kinhdoanh ngoại tệ và một số tổ chức xuất – nhập khẩu lớn.Việc mua bán ngoại tệ ởTrung tâm được tổ chức theo hình thức đấu giá

Trên thực tế,hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ sau khi đi vào hoạt động đã

có những đóng góp tích cực trong việc điều hành tỷ giá của nhà nước.Tháng12/1991, NHNN đã tiến hành điều chỉnh thành công, hạ giá USD xuống 10%trên cả 2 thị trường chính thức và tự do Nội dung điều chỉnh thể hiện ở haiviệc sau:

- NHNN đã bán USD ra thị trường chính thức để can thiệp.Từ tháng8/11991 (phiên giao dịch đầu tiên) đến tháng 8/1992, NHNN đã mua

Trang 31

vào 22,7 Triệu USD, bán ra 5,409 triệu USD nhằm cân đối cung và cầutrong các phiên giao dịch.

- NHN đã bán ra một khối lượng vàng nhất định để thu bớt VNĐ từ lưuthông về.Nhờ đó đã góp phần ổn định tỷ giá, giảm được tâm lý đầu cơngoại tệ, ngăn chặn được xu hướng tăng giá quá mức của đồng USDtrên thị trường Do vậy, từ tháng 3/1992 giá USD bắt đầu giảm.Tỷ giáVND/USD vào thời điểm cuối 1991 tại thị trường tư nhân ở Hà Nội cólúc lên đến 14.500 VND/USD, tỷ giá tiếp tục giảm và ổn định trong thờigian tiếp theo

NHNN thường xuyên can thiệp vào thị trường thông qua các giao dịchngoại tệ để hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá.Do giá USD giảm nhanh đã ảnhhưởng xấu tới Xuất khẩu đồng thời kích thức nhập khẩu quá mức nên các canthiệp của NHNN là nhằm tăng giá đồng USD.Do vậy, từ tháng 03/1993, USD

đã lên giá dần và duy trì sự ổn định

Với những thay đổi trong các điều khoản của các công cụ chính sáchtiền tệ này đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta.Vớimức tăng trưởng kinh tế tăng cao trong 2 năm 1992 và 1993 (8,7 % trong năm

1992 và 8,1 % trong năm 1993).Bên cạnh đó lạm phát đã được kiềm chế rấthiệu quả và giảm rõ rệt qua 2 năm (Năm 1992 tỷ lệ lạm phát giảm 59% xuốngcòn 17,6% so với năm trước đó.Sang năm 1993 thì lạm phát đã xuống dướimức 2 con số và rất ấn tượng là 5,2%)

Qua năm 1994 và 1995.khi mà năm trước đó với chính sách tiền tệ thắtchặt của mình NHNN đã kìm hãm tốt lạm phát và đưa mức lạm phát dưới mức

1 con số thì mục tiêu của chính sách tiền tệ trong 2 năm nay lại phục vụ chomục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu nhưng bên cạnh đó vẫn kìm chế lạmphát ở mức cho phép.Đối với các công cụ chủ yếu và có vai trò lớn thì NHNNkhông có nhiều thay đổi

Trang 32

Trong 2 năm 1994-1995, cơ chế lãi suất tiếp tục được điều chỉnh theohướng thích ứng với cơ chế thị trường, phù hợp với quan hệ cung – cầuvốn,đồng thời hạn chế sự can thiệp trực tiếp của NHNN vào hoạt động kinhdoanh của các tổ chức tín dụng.NHNN chỉ khống chế mức lãi suất cho vay tối

đa của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế Các mức lãi suất tiền gửi vàcho vay cụ thể do tổ chức tín dụng ấn định.Cho phép các tổ chức tín dụng điềuchỉnh lãi suất tiền gửi của các tổ chức kinh tế lên gần sát với mức lãi suất tiềngửi dân cư.Tăng lãi suất cho vay trung và dài hạn lên 1,7%/tháng

Lãi suất ngoại tệ được điều chỉnh 3 lần từ 8,5%/năm lên 9,5%/năm phù hợpvới sự biến động của lãi suất thị trường quốc tế

Tháng 10/1994,Khi thị trường ngoại tệ đã phát triển, hai Trung tâm giaodịch ngoại tệ đã không còn phù hợp.Do vậy, NHNN đã quyết định thành lập thịtrường liên ngân hàng thay thế hoạt động của 2 Trung tâm giao dịch ngoại tệbởi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có quy mô lớn hơn đồng thời NHNN cóthể dễ dàng nắm bắt được nhu cầu tổng thể của nền kinh tế về ngoại tệ trongtừng thời kỳ,điều tiết kịp thời tỷ giá hối đoái

NHNN công bố hàng ngày mức tỷ giá chính thức của VND đối với từngngoại tệ trên thông tin đại chúng.Tỷ giá này được áp dụng thống nhất cho mọihoạt động có liên quan đến tỷ giá chính thức.Tỷ giá giao dịch giữa các NHTMvới khách hàng được xác định trong phạm vi biên độ cộng trừ (±)0,5 so với tỷgiá chính thức

Với sự điều chỉnh linh hoạt,bám sát thị trường nên mặc dù từ cuối 1994đồng USD liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác,đặc biệt là so vớiđồng Yên Nhật Bản.Nhưng trên thị trường Việt Nam,giá USD vẫn tương đối

ồn định.Điều này đã tạo điều kiện cân đối lợi ích giữa xuất khẩu và nhập khẩu,phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ

Từ năm 1994 NHNN bắt đầu áp dụng công cụ hạn mức tín dụng – là công

cụ để thực thi chính sách tiền tệ.Đối tượng bước đầu được áp dụng là bốn Ngân

Trang 33

hàng thương mại quốc doanh vì các ngân hàng này chiếm hơn 90% tổng dư nợcho vay đối với nền kinh tế.Kết quả đã khống chế được tổng mức cho vay ngắnhạn cả năm 1994 tăng 24% so với năm 1993.Tuy nhiên sang năm 1995,mứctăng tín dụng đối với nền kinh tế cả năm là 37,2% tăng 1,66 lần hạn mức tíndụng cho phép.

Với những thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ.Những biện pháp này đã tácđộng mạnh tới nền kinh tế theo đúng hướng mà nhà nước đề ra.Năm 1994 vànăm 1995 GDP đạt ở mức rất cao (8,8% năm 1994 và cao nhất từ trước đếnnay ở năm 1995 là 9,5%) tuy lạm phát ở mức khá cao là 14,4%,13,2% lần lượtqua các năm nhưng nhận xét chung là chính sách tiền tệ 2 năm nay đã có mộtbước tiến rõ rệt

Từ đầu năm 1996, NHNN lại thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằmgóp phần kiềm chế lạm phát, tăng cường sự ổn định của đồng tiền Việt Nam…sau 2 năm biến động tăng lên của lạm phát.Trong khi chính sách lãi suất thựcthi thời kỳ trước có nhiều tồn tại không phù hợp với yêu cầu của chính sáchtrong thời kỳ mới.Ví thế từ tháng 1/1996 cơ chế lãi suất Ngân hàng đã đượctiếp tục thay đổi.Trong năm NHNN đã 4 lần điều chỉnh trần lãi suất bằng đồngViệt Nam, lãi suất huy động vốn cuối năm 1996 giảm 8,4 %/năm,lãi suất chovay giảm 10%/năm so với 1995.Với lãi suất cho vay khu vực nông thôn đượcquy định cao hơn 1 chút so với lãi suất cho vay khu vực thành thị.Điều này đã

có tác dụng điều chỉnh các luồng vốn dư thừa từ thành thị về nông thôn Cơ chếlãi suất mới đã rút ngắn chênh lệch giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại tệ.Cóbảng số liệu sau

Năm 1996,hạn mức tín dụng dự kiến tăng 21% - 25% nhưng tổng tíndụng đối với nền kinh tế tăng 40% gấp 2 lần hạn mức tín dụng.Điều này chứng

tỏ điều hành công cụ này hiệu lực chưa cao và nhu cầu tín dụng là rất lớn.Các công cụ tiền tệ khác không có thay đổi lớn trong giai đoạn này

Trang 34

Tuy không có nhiều biến động về chính sách trong năm này nhưng vớinhững công cụ chính sách tiền tệ phù hợp,Tình hình kinh tế vĩ mô năm 1996 đạđược thành quả to lớn.Với mức tăng trưởng GDP vẫn duy trì ở mức cao là9,3% (giảm 0,2% so với năm 1997) nhưng tỷ lệ lạm phát lại giảm đáng kể vàđạt mức thấp nhất từ trước đến nay là 4,5%.

Tiếp theo 2 năm 1997 và 1998 là giai đoạn có nhiều biến động đối vớinền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là khủng hoảng Tài chính – Tiền tệchâu Á được khởi đầu bằng việc thả nổi đồng Bạt của Chính phủ Thái Lan đãảnh hưởng phần nào đến nền kinh tế Việt Nam Mặc dầu vậy, nền kinh tế nước

ta vẫn đạt mức tăng trưởng cao, lạm phát ở mức thấp nhất kể từ trước tới nay

Cơ chế lãi suất tín dụng tiếp tục được điều chỉnh theo hướng duy trì lãi suất chovay ở mức thấp,tạo điều kiện mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế.Bước sangnăm 1998 khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã tác động đến Việt nam trênnhiều phương tiện, làm giảm nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp FDI; lạm phát có chiều hướng gia tăng; tìnhtrạng đô la hóa xuất hiện và tăng mạnh gây bất ổn cho tỷ giá và khó khăn choviệc huy động vốn bằng VND Trong bối cảnh đó chính sách lãi suất tiếp tụcđược điều hành một cách linh hoạt,thận trọng nhằm góp phần hạn chế ảnhhưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ đến nền kinh tế Việt nam

Bên cạnh đó,giai đoạn này,tỷ giá trên thị trường tiền tệ quốc tế biến động kháphức tạp.Đồng USD không chỉ lên giá so với đồng VND mà còn lên giá so vớinhiều đồng tiền khác trên thế giới và khu vực, kể cả những đồng tiền được coi

là ngoại tệ mạnh như France Pháp,Demark Đức,Pound Anh và Yên Nhật

Cuối năm 1997 do ảnh hưởng khủng hoảng của tài chính tiền tệ Châu Á,cácđồng tiền hầu như giảm giá so với đồng USD, kéo theo áp lực giảm giáVND.Đồng thời tác động đến tỷ giá VND/USD làm tỷ giá biến động phức tạp,

có xu hướng tăng nhanh tỷ giá đồng thời đột biến theo những cơn sốt ngoạitệ.Tuy nhiên theo đánh giá chung thì thời kỳ này vẫn còn cao giá so với giá trịthực.Theo đánh giá của IMF, đồng Việt nam thời kỳ này vẫn còn cao giá

Trang 35

khoảng 10% so với năm 1995 Do đó sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu ngàycàng yếu đi kích thích nhập khẩu thái quá, thâm hụt thương mại tăng, thâm hụtcán cân vãng lai có nguy cơ tăng.Nguồn vốn FDI cũng như các nguồn vaykhác hãm lại và giảm xuống làm cho cung cầu ngaoi5 tệ ngày càng căngthẳng.Trước tình hình đó để giảm mạnh những áp lực ảnh hưởng đến nền kinh

tế Viết nam, luật điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã được thực hiện một cách chủđộng và hết sức linh hoạt,mềm dẻo theo hướng tự do hóa, giảm dần yếu tổ hànhchính trong việc xác định tỷ giá giao dịch trên thị trường.NHNN đã 4 lần chủđộng điều chỉnh tỷ giá chính thức, nời động biên độ giao dịch so với tỷ giáchính thức,hoặc vùa thay đổi tỷ giá chính thức vừa thay đổi biên độ so với tỷgiá chính thức do NHNN công bố.thang 2/ 1998 ngân hàng nhà nươc quyếtđịnh nâng tỷ giá chính thức từ 11.175 VND/USD lên 11.800VND/USD (tăng5.6 %); thánh 8 1998 NHNN quyết định thu hẹp biên độ giao dịch xuống(±7%),đồng thời nâng tỷ giá chính thức từ 11.8VND/USD lên12.988VND/USD (tăng 10,6%)

Năm 1997, phạm vi tín dụng bị quản lý bởi hạn mức tín dụng trên 85% tổng dư

nợ cho vay đối với nền kinh tế tăng lên trên 95% và số lượng tổ chức tín dụng

áp dụng hạn mức cũng tăng thêm bốn ngân hàng thưong mại cổ phần so vớinăm 1996.Tuy nhiên Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

và Quỹ tín dụng vẫn chưa bị quản lý tăng trưởng tín dụng bởi hạn mức tíndụng.Tăng trưởng tín dụng năm 1997 ước đạt 20% không đạt mức đầu năm dựkiến 21% - 25%.Cả 3 quý đầu năm đều đạt xấp xỉ hoặc không đạt mức tín dụng

đề ra, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Ngoại thương, và hầu hết các Ngânhàng thương mại cổ phần đều không cho vay hết hạn mức tín dụng được giao

Từ tháng 2 năm 1998,công cụ hạn mức tín dụng không được sử dụng nữa vì 2

lý do:

 Bản thân công cụ hạn mức tín dụng không còn phù hợp với điều kiệnthực tiễn của nền kinh tế Việt nam bởi thị trường tiền tệ đã có bứoc pháttriển đáng ghi nhận

Trang 36

 NHNN đã dần chuyển từ công cụ trực tiếp sang công cụ gián tiếp đểđiều hành chính sách tiền tệ.

Với việc sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ trong giai đoạnkhủng hoảng,NHNN đã hạn chế được phần nào sự sụt giảm trong tăng trưởngkinh tế nhưng do ảnh hưởng khá lớn từ cuộc khủng hoảng này nên cuối năm

1998 thì tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ còn 5,8% (thấp nhất sau 7năm từ khi ra đời của pháp lệnh Ngân hàng) và với mức lạm phát khá cao là9,2%

Hai năm cuối của giai đoạn này, khi khủng hoảng tài chính – tiền tệ khuvục đã lắng dịu,tình hình tiền tệ trong nước khá ổn.xuất phát từ tình hình trong

và ngoài nước NHNN đã được phép áp dụng kinh tế mới về điều hành tỷgiá.theo cơ chế mới này thì NHNN không quy định một cách cứng nhắc vàbằng biện phát hành chính mức tỷ giá chính thức mà NHNN công bố tỷ giágiao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.Mức tỷ giá nàyđược áp dụng để tính thuế Xuất – Nhập khẩu và làm cơ sở để các tổ chức tíndụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định mức tỷ giá mua bán ngoại tệ

Đối với công cụ lãi suất,năm 1999 là năm đánh dấu mốc quan trọng trongcong cụ lãi suất, đó là thời điểm bắt đầu thực hiện Luật NHNN và luật cácTCTD.Tình hình kinh tế vĩ mô có một số biến động mang tính đặc trưng nhưsau: Lạm pháp luôn ở mức thấp.Đây là lần đầu tiên trong 8 tháng liên tiếp từtháng 03 đến tháng 10 , tỷ lệ lạm phát luôn ở mức âm Mức lạm phát hàngtháng và số lũy kế so với tháng 12/1998 luôn thấp hơn so với cùng kỳ các nămtrước.Lạm phát cả năm 1999 thấp nhất từ trước đến nay.Điều nay báo hiệu mộtnguy cơ giảm phát ở Việt Nam, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chữnglại,sức mua của nền kinh tế giảm

Tháng 1/1999 NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của cácNHTM Quốc doanh ở khu vực thành thị từ 1,2% - 1,25%/tháng xuống còn1,1% - 1,15%/tháng và không điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay áp dụng đối

Ngày đăng: 07/01/2014, 11:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1:Cán cân Xuất Nhập Khẩu nước ta giai đoạn 1986 - 1991 - PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH TIỀN tệ THỜI kỳ KHỦNG HOẢNG KINH tế ở VIỆT NAM
Bảng 1 Cán cân Xuất Nhập Khẩu nước ta giai đoạn 1986 - 1991 (Trang 27)
Bảng 3: Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản để ấn định lãi suất cho  vay đối với khách hàng năm 2001. - PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH TIỀN tệ THỜI kỳ KHỦNG HOẢNG KINH tế ở VIỆT NAM
Bảng 3 Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản để ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng năm 2001 (Trang 42)
Bảng 4: Những dấu mốc thay đổi các mức lãi suất trong điều hành chính  sách tiền tệ năm 2005. - PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH TIỀN tệ THỜI kỳ KHỦNG HOẢNG KINH tế ở VIỆT NAM
Bảng 4 Những dấu mốc thay đổi các mức lãi suất trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2005 (Trang 48)
Bảng 5 : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2008 (Nguồn: NHNN Việt Nam) - PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH TIỀN tệ THỜI kỳ KHỦNG HOẢNG KINH tế ở VIỆT NAM
Bảng 5 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong năm 2008 (Nguồn: NHNN Việt Nam) (Trang 56)
Bảng 7 : Lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc trong năm 2008 - PHÂN TÍCH tác ĐỘNG của CHÍNH SÁCH TIỀN tệ THỜI kỳ KHỦNG HOẢNG KINH tế ở VIỆT NAM
Bảng 7 Lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc trong năm 2008 (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w