1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận môn đại cương truyền thông đại chúng, học viện ngoại giao (1)

26 377 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý thuyết Đóng khung (Framing Theory)
Tác giả Nguyễn Hạnh Nguyên, Phan Thủy Tiên, Lê Hoàng Bảo Nhi, Lý Thị Như Quỳnh
Người hướng dẫn PTS. Phan Văn Kiền
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Đại cương Truyền thông Đại chúng
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

Việc nghiên cứu lý thuyết đóng khung trong truyền thông sẽ giúp cho nhà báo, những người làm PR hay toàn bộ những người làm truyền thông có được tư duy nền tảng, tận dụng hành vi nhận th

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

_

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

HỌC PHẦN: ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT ĐÓNG KHUNG (FRAMING THEORY )

Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Văn Kiền

Nhóm thực hiện: Nguyễn Hạnh Nguyên – TT47A1-0568

Phan Thủy Tiên – TT47A1-0580

Lê Hoàng Bảo Nhi – TT47A1-0503

Lý Thị Như Quỳnh – TT47A1-0574

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Trang 3

Nhà kinh tế học Albert Hirschman đã từng nhận định rằng mỗi con người đều cần phải

có chính kiến, lập trường riêng Trong cùng một vấn đề, mỗi người sẽ có những suy nghĩ, những nhận định riêng bởi vì họ có nền tảng kiến thức và những góc nhìn khác nhau về

sự vật, sự việc Thông qua những nghiên cứu về dư luận quần chúng, lý thuyết đóng khung được ra đời và áp dụng vào lĩnh vực truyền thông Việc nghiên cứu lý thuyết đóng khung trong truyền thông sẽ giúp cho nhà báo, những người làm PR hay toàn bộ những người làm truyền thông có được tư duy nền tảng, tận dụng hành vi nhận thức của công chúng đưa ra những phương pháp luận hiệu quả, phù hợp và tác động lên khách thể của truyền thông

I.

Lý thuyết đóng khung bước đầu được ra đời và phát triển trong xã hội học diễngiải Trong xã hội học, cách nhìn nhận của cá nhân về thực tế xảy ra trong quátrình tương tác được coi là tiền đề hình thành nên lý thuyết đóng khung

Vào năm 1955, thuật ngữ “khung” được sử dụng lần đầu tiên bởi nhà xã hội họcGregory Bateson trong một bài luận về tâm lý học nhận thức Nhà nghiên cứu nàychỉ ra rằng khung là một công cụ tâm lý cho phép xác định sự khác biệt giữa các sựvật Đối với Bateson, khung là một tập hợp toán học bao gồm các phần tử bêntrong và loại trừ những phần tử nằm ngoài nó Nói cách khác, các khung được sửdụng để xác định ranh giới của đối tượng, từ đó phân biệt chúng với các đối tượngkhác Các thông điệp nằm trong một tập hợp khung sẽ có những đặc điểm chung,liên quan tới nhau Điều này bắt buộc nhận thức của con người phải tập trung vào

sự gắn kết, tương tác của các thông điệp bên trong và loại bỏ những thông điệp bênngoài.1 Trong cuốn sách Steps to an Ecology of Mind được xuất bản năm 1972,

1 A Ardèvol-Abreu, Framing theory in communication research in Spain Origins, development and

current situation, Revista Latina de Comunicación Social, 70, pp 423 to 450, 2015.

Trang 4

Gregory Bateson định nghĩa khái niệm đóng khung là “giới hạn không gian và thờigian của một tập hợp các thông điệp tương tác”.2

Vào năm 1974, Erving Goffman được cho là người đầu tiên phát triển hoàn

thiện khái niệm “đóng khung” trong cuốn Frame analysis: An essay on the

organization of experience – một trong những cuốn sách nổi tiếng nhát của ông.

Theo Goffman, “khung” chính là những giản đồ của sự diễn giải (schemata of

interpretation) cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn

cho vô số những sự biến diễn ra trong cuộc sống của họ”.3 Sự đóng khung nàyđược hiểu là quá trình tổ chức các kinh nghiệm, tìm ra ý nghĩa của chúng trong sựtham chiếu tới những nhận thức sẵn có Sức mạnh của việc đóng khung chính là ởchỗ con người buộc phải dùng tới các hệ thống quen thuộc, ví dụ như hệ thốngbiểu tượng, tri thức, huyền thoại v.v để có thể diễn giải về một hiện tượng bất kỳtrong đời sống xã hội.4

Sau khi Goffman áp dụng lý thuyết đóng khung vào phạm vi tổ chức kinhnghiệm của con người, nhiều nhà nghiên cứu đã phát triển lý thuyết này cho lĩnhvực hẹp hơn là truyền thông đại chúng Trong bài phân tích về di sản của Goffman,Gamson William cho rằng quá trình đóng khung của báo chí là “gần như hoàn toànngầm ẩn, và được thừa nhận như lẽ tất nhiên Cả nhà báo lẫn công chúng đềukhông nhận ra rằng đây thực chất là một quá trình kiến tạo mang tính xã hội, màchỉ đơn giản xem nó là việc phóng viên phản ánh lại sự kiện” Theo Gamson, việcđóng khung chính là quá trình “quyết định xem cái gì được chọn, cái gì bị loại bỏ,

và cái gì được nhấn mạnh Nói tóm lại, tin tức cho chúng ta biết về một thế giới đãđược đóng gói”.5 Khung được Gamson định nghĩa là “ý tưởng tổ chức cốt lõi” củacái thế giới đã-bị-gói kia, giúp “giải nghĩa về các sự kiện liên quan, cũng như gợi ýxem đâu mới là vấn đề cần xem xét”.6 Như vậy tiếp cận lý thuyết đóng khung mở

2 Gregory Bateson, Steps to an Ecology of Mind, Chandler Publishing Company , 1972

3 Erving Goffman, Frame analysis: An essay on the organization of experience, Northeastern University

Press, 1974.

4 Nguyễn Thu Giang, Truyền thông thị giác dưới sự quy chiếu của lý thuyết đóng khung, Khoa Báo chí

Truyền thông Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2012.

5 William A Gamson, Goffman’s Legacy to Political Sociology, Theory and Society, Vol 14, No 5 (1985)

Trang 5

ra một nhận định rằng thông điệp được thể hiện trên báo chí như thế nào tất sẽđóng khung trong nhận thức của công chúng như thế ấy và ngược lại.7

Định nghĩa tường minh nhất về quá trình đóng khung của truyền thông đạichúng có lẽ được đưa ra bởi Robert Entman: “Quá trình đóng khung chủ yếu liên

quan tới việc lựa chọn và làm nổi bật Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một số

khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn bảntruyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý giải, mộtcách đánh giá đạo đức, hoặc/và một cách xử lý nào đó”.8

III NỘI DUNG

1 Định nghĩa “Đóng khung”

“Đóng khung” là cách các phương tiện truyền thông định hình và xây dựng tintức nhằm thay đổi góc nhìn của khán giả về một vấn đề, từ đó điều khiển cách họsuy nghĩ và quyết định hành động về vấn đề đó Về bản chất, “khung” là một kháiniệm trừu tượng, được ẩn dụ với vai trò định hình ý nghĩa của thông điệp9 Trênthực thế, có nhiều cách để đóng khung một vấn đề như: đặt tiêu đề nhắm đúng vào

“khung”, thay đổi ngôn từ, nhấn mạnh hay giảm nhẹ một chi tiết nào đó, tập trungmiêu tả một phương diện duy nhất của vấn đề,… Nghiên cứu về sự đóng khungtrong tin tức, Entman (1991) đã đưa ra 5 cách cơ bản để đóng khung một vấn đề:10

Thứ nhất là tạo sự Xung đột (Conflict);

Thứ hai là Cá nhân hóa thông tin theo mối quan tâm của phần lớn độc giả

(Personalisation) bằng cách kể những câu chuyện về những con người thật, trong

đó đề cao tính cá nhân, tập trung vào con người đó hơn cả;

Thứ ba là tập trung đề cập đến Hệ quả (Consequences);

6 William A Gamson & Andre Modigliani, Media Discourse and Public Opinion on Nuclear Power: A

Constructionist Approach, American Journal of Sociology 95 (No 1), 1989

7 Nguyễn Thu Giang, Truyền thông thị giác dưới sự quy chiếu của lý thuyết đóng khung, Khoa Báo chí

Truyền thông Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2012.

8Robert Entman, Framing: Toward Clarification of a Fractured Paradigm, Journal of Communication, Autumn

Trang 6

Thứ tư là quy kết thông tin về một vấn đề đạo đức (Morality);

Thứ năm là quy trách nhiệm (responsibility), thường là để đổ lỗi cho nguyên nhân

hoặc kiếm tìm giải pháp

2 Quá trình đóng khung

Lược đồ sau mô tả cách kỹ thuật đóng khung định hình thông tin và định hướngđại chúng:11

Từ lược đồ trên, ta có thể thấy rẳng, việc đóng khung trước hết phải bắt nguồn

từ thực tế với hai khía cạnh riêng biệt là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội

Cả hai yếu tố này đều đóng vai trò nền tảng của thông tin, là môi trường sống ảnhhưởng trực tiếp đến đối tượng của đóng khung – khán giả:12

- Khung môi trường tự nhiên nhìn mọi vật vận hành một cách vật chất, thực tế,hoàn toàn lấy cơ sở từ tự nhiên và không quy kết nguyên nhân cho những tácđộng từ xã hội

- Khung môi trường xã hội được xây dựng trên nền tảng của môi trường tự nhiên,nhìn nhận mọi sự vận hành đều tuân theo xu hướng của xã hội, hoặc có thể bị

11 The framing Theory, Stephanie Hernandez, link: https://www.youtube.com/watch?v=y5s7SoUuZIo

12 Mass Communication Theory (Online) (2017, January 31) Framing Theory, link:

https://masscommtheory.com/theory-overviews/framing-theory/

Trang 7

thao túng bởi một cá nhân nào đó.13

Những nền tảng này có ảnh hưởng rất lớn đến cách đóng khung của truyềnthông, bởi chúng giúp truyền thông phân tích khán giả dựa trên thói quen, cuộcsống, sở thích và các mối quan tâm của họ, từ đó có thể điều hướng, “đóng khung”tâm lý của khán giả dựa trên các khuôn khổ tự nhiên và xã hội sẵn có, hoặc theocách mà truyền thông mong muốn Truyền thông với tác động to lớn của mìnhcũng tác động ngược lại xã hội, tạo ra nhiều luồng “dư luận” mới hình thành trongquá trình tìm kiếm thông tin, truyền tin và trao đổi thông tin giữa các cá nhân

(Theo cơ chế truyền tin, dư luận xã hội được hình thành thông qua bốn giai đoạn, gồm: phát hiện thông tin, tiếp cận thông tin, truyền thông tin và biến đổi thông tin 14 )

Goffman cho rằng các tất cả chúng ta – mỗi cá nhân trong xã hội – đều đang sửdụng, hoặc là đối tượng của các khung này mỗi ngày, dù ta có nhận thức được điều

đó hay không Vì vậy, như lược đồ biểu thị, con người hay dư luận nói chung, vừa

là sản phẩm xã hội, vừa là quá trình xã hội chịu tác động của truyền thông đạichúng Trước kia truyền thông đại chúng được ví như “cỗ máy khổng lồ” sản sinh

dư luận xã hội hàng ngày Hiện nay nhờ các thành tựu của khoa học và công nghệcủa thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, truyền thông đại chúng đã trở thành mộtphần tất yếu của cuộc sống thực và ảo của con người Nhưng chính vì thế màtruyền thông hiện đại càng thể hiện rõ là sản phẩm và quá trình xã hội liên tụcđược kiến tạo “ngay và luôn” bởi chính dư luận xã hội mà các lý thuyết truyềnthông vừa nêu chưa có điều kiện làm rõ.15

Cuối cùng, dưới sự tác động của sự đóng khung thông tin từ truyền thông vàsức ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên, xã hội, khán giả dần có những thay đổi

13 Lagos State University (2017), Understanding Framing Theory, link:

https://www.researchgate.net/publication/317841096_UNDERSTANDING_FRAMING_THEORY

14

Viện KHXH&NV, Trường Đại học Vinh (2019), Các lý thuyết truyền thông về dư luận xã hội…, link:

nghien-cuu-du-luan-xa-hoi-vung-dan-toc-thieu-so-92553

http://vienkhxhnv.vinhuni.edu.vn/dao-tao/seo/cac-ly-thuyet-truyen-thong-ve-du-luan-xa-hoi-va-van-dung-trong-15Patricia Moy và Brandon Bosch, Sociology Department, Faculty Publications, Theories of public opinion, link:

http://digitalcommons.unl.edu

Trang 8

trong nhận thức và hành vi của mình, bổ sung thêm tương tác với truyền thông vàmôi trường sống.

Như vậy, quá trình đóng khung một thông tin chính là làm nổi bật 1 khía cạnhcủa thông tin đó, và làm mờ đi tất cả các khía cạnh còn lại

3 Đóng khung trong truyền thông đại chúng

Ứng dụng phổ biến nhất của lý thuyết đóng khung chính là cách các tin tứchoặc phương tiện truyền thông “đóng khung” cho những thông tin mà chúngtruyền tải, từ đó gây ảnh hưởng lớn đến cách tiếp nhận, nhận thức và suy nghĩ củakhán giả về thông tin đó Một ví dụ kinh điển cho lý thuyết này chính là cách đặttiêu đề cho hai sự kiện hoàn toàn giống nhau về bản chất của Tạp chí Newsweek –

Mỹ trong những năm 1980 – thời điểm diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô

và Mỹ.16

Trang bìa tạp chí Newsweek (ảnh: Google)

Trên trang bìa tạp chí Newsweek nhân sự kiện Liên Xô bắn hạ một máy bay

dân sự lỡ bay vào không phận của nước này (ảnh bên trái), dòng tiểu đề “Murder

in the air” – Giết người trên không trung cũng bức ảnh minh họa đã được “đóngkhung’, một cách cố ý, hướng dư luận Mỹ đến suy nghĩ cáo buộc hành động của

16 Journ 16: Agenda Setting, Priming and Framing, link: https://www.youtube.com/watch?v=f5Ncm-Di5YM

Trang 9

Liên Xô mang tính tội ác (giết người) mà hoàn toàn làm mờ đi nguyên nhân rằngđây hoàn toàn là một sự nhầm lẫn từ phía Liên Xô do đã lầm tưởng máy bay dân

sự này là một máy bay chiến đấu của Mỹ Một vài năm sau, chính Mỹ đã lặp lại sựnhầm lẫn này khi bắn rơi một máy bay thương mại trên không phận Mỹ Hai sựviệc gần như giống nhau hoàn toàn về bản chất, thế nhưng lúc này, trang bìa tờ

Newsweek (ảnh bên trái) lại nhấn mạnh tiêu đề “Why it happened” – “Tại sao điều

này xảy ra” Yếu tố “nhầm lẫn” được nhấn mạnh, đóng khung suy nghĩ của độc giảvào việc Mỹ bắn “nhầm” máy bay thương mại chỉ vì đang bảo vệ quốc gia mà thôi.Vậy, có thể thấy r mặc dù lý thuyết đóng khung được áp dụng trước hết cho vănbản viết, thì bản thân hành vi “đóng khung”, theo nghĩa đen, lại dùng cho hình ảnh.Việc áp dụng lý thuyết này vào phân tích hình ảnh là khá hữu dụng, bởi hình ảnh làmột công cụ đóng khung rất mạnh, khi mà công chúng dễ dàng chấp nhận nó mộtcách vô thức hơn văn bản viết Paul Messaris và Linus Abraham chỉ ra rằng: “Nếunhư tác động của quá trình đóng khung phụ thuộc chủ yếu vào việc các bộ khungđược mặc nhiên công nhận, vì công chúng chẳng hề có ý thức gì về nó, thì rõ ràng,bất cứ điều gì có thể làm thay đổi nhận thức của công chúng đều có thể tạo ra khácbiệt đáng kể tới kết quả cuối cùng của cả quá trình”17 Như vậy, nếu công chúngnhận thức được rằng hình ảnh là một công cụ đóng khung quan trọng, thì họ sẽ có

ý thức phê phán hơn khi tiếp cận với các thông điệp thị giác và từ đó, có khả năngnhận diện được mục đích quyền lực hoặc lợi nhuận ngầm ẩn trong các thông điệphình ảnh

Tầm quan trọng của việc phân tích khung hình ảnh sẽ được phân tích kỹ hơn khi tham chiếu tới các đặc trưng dưới đây:

3.1 Những đặc trưng của hình ảnh 18

Đặc điểm đầu tiên của hình ảnh, theo Roland Barthes, nằm ở chỗ nó có tínhchất analog19 Điều này có nghĩa là mối liên hệ giữa hình ảnh và ý nghĩa của nó

17 Paul Messaris & Linus Abraham, The Role of Images in Framing News Stories, in trong cuốn Framing public life,

Perspectives on media and our understanding of the social world (tuyển tập chủ biên bởi Stephen D Reese,

Oscar H Gandy, Auguste E Grant), Lawence Erlbaum Associates Publishers, 2001

18 Ths Nguyễn Thu Giang, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN, Văn hóa thị giác dưới sự quy chiếu của lý

thuyết đóng khung

19 Roland Barthes, Image Music Text, FontanaPress, 1977

Trang 10

dựa trên sự tương đồng có tính sao chép một đối một Trong khi đó, ý nghĩa của từngữ lại hoàn toàn mang tính võ đoán, và phụ thuộc vào quy chuẩn xã hội Đâyđược coi là điểm khác biệt về bản chất giữa hình ảnh và từ ngữ.

Vì hình ảnh có tính analog, nên nó chỉ tồn tại qua chính nó, tức là đường nét, màusắc, hình khối Đặc trưng này cũng quy định việc ý nghĩa của một hình ảnh đơn

thuần chỉ có thể là nghĩa sở thị (denotative meaning), tức là nghĩa bậc một Một

bức ảnh không đem lại được sự hiểu gì rộng hơn chính hình thức của nó Nghĩa

liên tưởng (connotative meaning) của hình ảnh chỉ đạt được với sự hỗ trợ của quá

trình phân tích các yếu tố bên ngoài, ví dụ như góc chụp, cách viết chú thích, vàrộng hơn cả là hệ thống biểu tượng và khuôn mẫu được xã hội công nhận

Hình ảnh được cho là gần gũi với hiện thực hơn ngôn từ Trong nhiều trườnghợp, công chúng không nhận thức được rằng bản thân hình ảnh vẫn ẩn chứa rấtnhiều yếu tố mang tính tạo chế, và không hề “tự nhiên” Ngay cả với những bứcảnh vẽ, thì tính chất analog vẫn khiến con người tin vào tính xác thực của nó hơn làngôn ngữ miêu tả đơn thuần

Đặc trưng thứ hai của hình ảnh, theo Roland Barthes nằm ở chỗ “hình ảnh lànhững thông điệp không có bộ mã” Vì vậy, hình ảnh không có khả năng tạo ra các

cú pháp trọn vẹn và mạch lạc, dẫn tới việc hình ảnh thường phải kết hợp với cácyếu tố khác để tạo ra được cú pháp (ví dụ như kết hợp với chữ, tiêu đề bài, tên ấnphẩm hoặc sản phẩm) Đó là một trong những lý do sâu xa của việc hình ảnh chỉđược coi là công cụ minh họa, hoặc trang trí cho phần chữ Có thể dễ dàng thấyrằng ngay cả ở những thông điệp đại chúng rất nổi bật về tính thị giác, nhưbillboard quảng cáo, hay phóng sự ảnh trên báo in thì phần chữ (lời quảng cáo hoặcchú thích ảnh) vẫn là yếu tố gần như bắt buộc để công chúng hiểu được cú phápcủa thông điệp Cũng vì không có khả năng tạo ra các cú pháp mạch lạc, nhưng lại

là những sao chép mang tính analog của hiện thực, nên hình ảnh có sức tác độngmạnh trong việc gây ấn tượng về cảm xúc, hơn là tạo lập những lý lẽ duy lý

Mặt khác, sự thiếu vắng của những cú pháp rành mạch khiến hình ảnh thườngcung cấp các “gợi ý” nhiều hơn là những tuyên bố rõ ràng Ví dụ, một hình quảngcáo bột giặt trên báo in có thể không đưa ra thông điệp hiển ngôn nào về chấtlượng của sản phẩm Tuy nhiên, bức ảnh chụp những đứa trẻ hạnh phúc khi chơi

Trang 11

đùa với bùn đất, và sau đó, tươi cười mặc áo trắng tinh tới trường lại “gợi ý” về

một cú pháp ngầm ẩn rằng: “Nếu con bạn thông minh thì cháu sẽ nghịch ngợm.

Nếu cháu nghịch ngợm thì quần áo của cháu sẽ bị bẩn Nhưng nếu nó bẩn thì bạn đừng mắng cháu Bởi quần áo có thể được giặt trắng tinh tươm bằng bột giặt của chúng tôi” Thông điệp ngầm ẩn (và gần như không thể quy kết trách nhiệm) này

khiến công chúng không ý thức được rõ ràng việc mình đang đối mặt với một cúpháp hoặc một luận điểm có tính logic Vì thế, trong khi công chúng vẫn dễ dàng

đưa ra cách diễn giải về hình ảnh (như kết luận của riêng họ) thì họ lại ít quan tâm

tới việc bức ảnh đã được cấu trúc như thể nào để “gợi ý” cho họ cách diễn giải đó.Hai đặc trưng nêu trên của hình ảnh một lần nữa cho thấy hình ảnh là một công

cụ có khả năng đóng khung mạnh, bởi bản chất của hình ảnh được công chúng mặcnhiên công nhận và ít bóc tách hơn các cấu trúc ngôn ngữ Hình ảnh không có sựdiễn nghĩa lòng vòng nên nó giảm nhẹ gánh nặng nhận thức cho người xem và dễđược tiếp nhận hơn Trong khi hình ảnh không có khả năng tạo ra các cú phápngôn ngữ mang tính duy lý thì nó vẫn được cho là có khả năng gây ra những kíchthích mạnh mẽ về mặt cảm xúc và điều này có thể gây ảnh hưởng tới cách hiểu và

ra quyết định của công chúng về các vấn đề bị đóng khung

3.2 Các cấp độ đóng khung hình ảnh

Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể áp dụng lý thuyết đóng khung đểphân tích hình ảnh đặt trong việc tham chiếu tới những đặc trưng loại hình thôngđiệp thị giác này Các cấp độ phân tích được đề xuất ở đây gồm:

- Phân tích nghĩa sở thị của hình ảnh (Denotative level)

- Phân tích phong cách của hình ảnh (Stylistic level)

- Phân tích nghĩa liên tưởng của hình ảnh (Connotative level)

- Phân tích ý nghĩa ý thức hệ của hình ảnh (Ideological level)

Ở cấp độ đầu tiên, hình ảnh được hiểu là những kích thích thị giác tác động tới

các tế bào thần kinh ở mắt để chuyển tải thông tin tới não bộ Nói cách khác, ở cấp

độ này, người xem trả lời câu hỏi “cái gì đang được chụp/vẽ lại” Mức độ đóngkhung này liên quan chặt chẽ tới tính chất analog của hình ảnh Hình ảnh được tiếpcận trước tiên qua những đường nét, màu sắc, hình khối, được kết hợp với nhau để

Trang 12

tạo ra các vật thể (con người, đồ đạc, phong cảnh v.v.) Chúng được ghi nhận vàxếp loại trong não bộ con người, dựa trên kinh nghiệm sẵn có Một điểm đáng chú

ý là mặc dù hình ảnh có thể dung chứa toàn bộ các đặc điểm hình thức của tất cảnhững yếu tố xuất hiện trong ảnh, thì người xem lại chỉ ghi nhận những gì họ biết.Chính vì thế, người xem thường nhanh chóng đóng khung hình ảnh vào một vàiyếu tố trung tâm Điều này kết hợp với trí nhớ hình ảnh ngắn hạn của con ngườidẫn tới việc hình ảnh thường chỉ còn đọng lại bằng một vài chi tiết được nhận diện

dễ dàng nhất, kèm theo đề tài bao trùm cả bức ảnh

Trong cấp độ đọc đầu tiên, việc đóng khung hình ảnh còn được hỗ trợ bởi tít bài,chú thích ảnh, lời trên ảnh, và rộng hơn có thể là bối cảnh chung của toàn ấn phẩm.Nói như Roland Barthes thì mỗi hình ảnh có thể bị đóng khung ngay bởi tên tờ báođăng tải nó bởi một tấm hình có thể “thay đổi ý nghĩa nếu chuyển từ tờ báo bảo thủ

Cũng trong cấp độ đọc này, người xem có xu hướng ghép nhóm những yếu tố gầnnhau trên cả phương diện nội dung lẫn hình thức sao cho họ có thể tìm ra được mộtcách diễn giải tương đối mạch lạc về hình ảnh Ngay trong cấp độ đóng khung đầutiên này, cả người chụp ảnh, chọn ảnh, lẫn người xem ảnh đều đã loại bỏ những chitiết không liên quan, hoặc không nhận diện ra được, để tạo ra một cách hiểu mà họthấy là phù hợp nhất với kinh nghiệm sẵn có

Ví dụ, khi so sánh các bức ảnh đưa tin về trận sóng thần lịch sử năm 2004 và trận

bão Katrina trên hai tờ báo Mỹ là The Washington Post và The New York Times,

Porismita Borah đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis)trên 264 bức ảnh đăng trong tuần đầu tiên sau khi xảy ra hai thảm họa để trả lời câuhỏi xem đối tượng nào thường bị đóng khung nhất Kết quả cho thấy đặc điểmchung là cả hai tờ báo đều nhấn mạnh vào các hình ảnh liên quan tới việc “sốngsót”, hoặc “sự tàn phá” Điểm khác biệt là đối với trận sóng thần, các tờ báo đưanhiều hình ảnh liên quan tới cái chết và xúc cảm hơn, còn với trận bão Katrina,những hình ảnh về công tác cứu hộ lại được chú trọng

Cấp độ đọc thứ hai là việc phân tích phong cách của hình ảnh Những quy

phạm về hình thức không chỉ liên quan tới việc bấm máy của người chụp, mà còn

20 Roland Barthes, Image Music Text, FontanaPress, 1977

Trang 13

tác động tới cách hiểu bức ảnh từ phía công chúng Tất nhiên, trong rất nhiềutrường hợp, người xem không ý thức được việc mình đang đóng khung ý nghĩa củahình ảnh dựa vào chính phong cách của nó.

Những quy chuẩn về mặt phong cách chụp ảnh có thể kể ra bao gồm: cỡ cảnh(toàn, trung, cận, đặc tả), kích thước ảnh khi in, mức độ sắp đặt của bức ảnh, đồ vậtphụ trợ, màu sắc, bố cục, vị trí máy (trên, ngang, dưới đối tượng), và hành vi của

đối tượng được chụp v.v… Theo bộ tiêu chí chọn ảnh của tờ Washington Post

-một trong những tờ báo có nhiều ảnh báo chí đoạt giải thưởng lớn nhất thế giới, thìsức tác động của bức ảnh tăng dần theo các cấp độ sau: Tính thông tin (ít sức tácđộng nhất) ⇨ Tính hấp dẫn về mặt đồ họa ⇨Tính cảm xúc ⇨ Tính riêng tư

Cấp độ đọc thứ ba bao hàm việc phân tích nghĩa liên tưởng của hình ảnh Cấp

độ đóng khung này liên quan tới đặc trưng thứ hai của hình ảnh, và rộng hơn làđược đặt trong toàn bộ bối cảnh diễn ngôn mà bức ảnh tham gia Con người, đồvật, phong cảnh trong bức ảnh không còn được nhìn nhận như những yếu tố riêng

lẻ, mà được đọc cùng với các giá trị, biểu tượng, khuôn mẫu, ý niệm gắn liền với

chúng Theo Barthes, đây là lúc viện tới hệ thống ký hiệu thứ hai 21, tức là hệ thống

ký hiệu của ký hiệu Barthes đã áp dụng hệ thống này để đọc các “huyền thoại”trên truyền thông, trong đó có rất nhiều hình ảnh

Ở cấp độ này có sự tham gia của biểu tượng, định kiến và khuôn mẫu vào quá trìnhđóng khung ở cả người sản xuất hình ảnh, lẫn người tiếp nhận hình ảnh Như đãphân tích ở trên, hình ảnh thường tạo ra những cú pháp mơ hồ và khó quy kết tráchnhiệm, nên nó có lợi thế hơn trong quá trình đóng khung, nhất là khi chuyển tảinhững định kiến về giới tính, chủng tộc, quốc gia dân tộc, phân cấp giàu nghèo, vànhiều hệ giá trị khác ở cả cấp độ cá nhân lẫn cấp độ hệ thống

Theo Paul Messaris và Linus Abraham, trong truyền thông Mỹ, để tránh bị cho làphân biệt chủng tộc, những vấn đề liên quan tới người Mỹ gốc Phi hiện giờ đượctriển khai thầm lặng qua hình ảnh mà không đi kèm một ám chỉ hiển ngôn nào Dù

tỏ ra là khách quan, nhưng vì khả năng miêu tả và biểu tượng hóa của hình ảnh làrất mạnh mẽ, nên nó vẫn là một nguồn cung cấp các hình tượng đã bị đóng khung

về các nhóm dân tộc khác nhau Những đặc điểm hình dạng và cử chỉ trong ảnh

21 Roland Barthes, Những huyền thoại (Phùng Văn Tửu dịch), NXB Tri Thức, 2008

Ngày đăng: 15/10/2021, 10:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Lược đồ sau mô tả cách kỹ thuật đóng khung định hình thông tin và định hướng đại chúng:11 - Bài tiểu luận môn đại cương truyền thông đại chúng, học viện ngoại giao  (1)
c đồ sau mô tả cách kỹ thuật đóng khung định hình thông tin và định hướng đại chúng:11 (Trang 6)
Việc áp dụng lý thuyết đóng khung vào phân tích hình ảnh rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo, từ quảng cáo trên truyền hình đến những tấm pano, biển billboard trên đường phố - Bài tiểu luận môn đại cương truyền thông đại chúng, học viện ngoại giao  (1)
i ệc áp dụng lý thuyết đóng khung vào phân tích hình ảnh rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo, từ quảng cáo trên truyền hình đến những tấm pano, biển billboard trên đường phố (Trang 20)
Trang chủ của Gucci thay hình ảnh đại diện và ảnh bìa bằng những tấm ảnh với các dòng chữ được viết nguệch ngoạc - Bài tiểu luận môn đại cương truyền thông đại chúng, học viện ngoại giao  (1)
rang chủ của Gucci thay hình ảnh đại diện và ảnh bìa bằng những tấm ảnh với các dòng chữ được viết nguệch ngoạc (Trang 22)
Hình ảnh một số các blog, trang mạng xã hội thay  ảnh đại diện, ảnh bìa trên Facebook theo phong  cách của Gucci - Bài tiểu luận môn đại cương truyền thông đại chúng, học viện ngoại giao  (1)
nh ảnh một số các blog, trang mạng xã hội thay ảnh đại diện, ảnh bìa trên Facebook theo phong cách của Gucci (Trang 23)
Một số hình ảnh poster của Ovaltine với gam màu đặc trưng của Milo với những thông điệp trái ngược hoàn toàn với Milo - Bài tiểu luận môn đại cương truyền thông đại chúng, học viện ngoại giao  (1)
t số hình ảnh poster của Ovaltine với gam màu đặc trưng của Milo với những thông điệp trái ngược hoàn toàn với Milo (Trang 24)
Hình ảnh đối nhau trực diện giữa hai hãng sữa tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. - Bài tiểu luận môn đại cương truyền thông đại chúng, học viện ngoại giao  (1)
nh ảnh đối nhau trực diện giữa hai hãng sữa tại quận 3, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w