Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
775 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG TIỂULUẬN NHÓM Tên đề tài: THỊTRƯỜNGTRÁIPHIẾU GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy Tp. Hồ Chí Minh Năm 2013 Danh sách nhóm: 1. Hồ Hoàng Thùy Dương 2. Triệu Anh Tuấn 3. Nguyễn Thị Ngọc Diệp 4. Nguyễn Thị Thành 5. Trịnh Nguyễn Ngọc Thương 6. Hồ Miến Nguyệt 7. Nguyễn Ngọc Duy 8. Nguyễn Duy Tiến 9. Nguyễn Thị Hồng Chánh 10.Nguyễn Thị Kim Cúc 11.Bùi Hoàng Việt 12.Trần Thị Thu Hà 13.Lê Hồng Tâm 14.Ngô Thị Tuyết Minh 15.Võ Đông Phong 16.Nguyễn Thị Kim Dung MỤC LỤC I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TRÁIPHIẾU VÀ THỊTRƯỜNGTRÁIPHIẾU 3 1. Tổng quan về tráiphiếu 3 1.1. Khái niệm tráiphiếu 3 1.2. Đặc điểm của tráiphiếu 3 1.3. Các đặc trưng cơ bản của tráiphiếu 3 1.4. Phân loại tráiphiếu 4 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá tráiphiếu 5 1.6. Lợi ích và rủi ro trong đầu tư tráiphiếu 6 1.7. Định giá tráiphiếu 7 2.1. Thịtrườngtrái phiếu: 8 2.2. Mục tiêu của thịtrườngtrái phiếu: 8 2. Thịtrườngtráiphiếu chính quyền địa phương 25 3. Thịtrườngtráiphiếu doanh nghiệp 29 I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ TRÁIPHIẾU VÀ THỊTRƯỜNGTRÁIPHIẾU 1. Tổng quan về tráiphiếu 1.1. Khái niệm tráiphiếu − Tráiphiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (Chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay,đảm bảo một sự chi trả cổ tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cấm tráiphiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng nhận nợ này có ghi mệnh giá của tráiphiếu và tỷ suất trái phiếu. − Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay. 1.2. Đặc điểm của tráiphiếu − Chủ thể phát hành tráiphiếu không chỉ có Công ty, mà còn có Chính phủ Trung ương và Chính phủ địa phương. − Người mua tráiphiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu Công ty. − Thu nhập của tráiphiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. − Tráiphiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ tráiphiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông. => Với những đặc điểm trên, tráiphiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, tráiphiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng. 1.3. Các đặc trưng cơ bản của tráiphiếu − Mệnh giá trái phiếu: hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của tráiphiếu là giá trị ghi trên trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Mệnh giá tráiphiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi tráiphiếu đến hạn. Ở Việt Nam mệnh giá của tráiphiếu được ấn định là 100.000đ và các mệnh giá khác là bội số của 100.000đ. Mệnh giá của tráiphiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số tráiphiếu phát hành. − Lãi suất danh nghĩa: Lãi suất tráiphiếu thường được ghi trên tráiphiếu hoặc người phát hành công bố được gọi là lãi suất danh nghĩa. Lãi suất này được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá tráiphiếu và cũng là căn cứ để xác định lợi tức trái phiếu. − Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Tráiphiếu có thời hạn khác nhau, tráiphiếu ngắn hạn có thời gian từ 1 năm đến 5 năm. Tráiphiếu trung hạn, có thời gian từ 5 năm đến 10 năm và từ 10 năm trở lên là tráiphiếu dài hạn. Ngày đáo hạn tráiphiếu là ngày mà tổ chức phát hành thanh toán số vốn gốc và lãi cho chủ sở hữu trái phiếu. − Kỳ trả lãi: Là khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu. Lãi suất tráiphiếu được xác định theo năm, nhưng việc trả lợi tức tráiphiếu thường được thực hiện mỗi năm một hoặc hai lần. − Giá phát hành: Là giá bán ra của tráiphiếu vào thời điểm phát hành. Thông thường giá phát hành được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thịtrường và của người phát hành để xác định giá phát hành một cách thích hợp. Có thể phân biệt 3 trường hợp: + Giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá); + Giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu); + Giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng). => Dù tráiphiếu được bán với giá nào (ngang giá, giá chiết khấu hay giá gia tăng), thì lợi tức luôn được xác định theo mệnh giá của tráiphiếu và khi đáo hạn, người có tráiphiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu. − Quyền mua lại: Đối với loại tráiphiếu có điều khoản chuộc lại cho phép tổ chức phát hành tráiphiếu thu hồi tráiphiếu và hoàn lại vốn gốc mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi tráiphiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thịtrường thấp hơn lãi suất tráiphiếu mà tổ chức phát hành trước đó. 1.4. Phân loại tráiphiếu 1.4.1. Phân loại theo chủ thể phát hành: − Tráiphiếu của Chính phủ : Do ngân sách Trung ương hay đại phương phát hành nhằm mục đích bù đắp nhu cầu chi đầu tư,quản lý lạm phát, hoặc tài trợ cho các công trình, các dự án của Nhà nước. Chính phủ phát hành tráiphiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ luôn được coi là Nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường; Vì vậy, Tráiphiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất. − Tráiphiếu chính quyền địa phương: Là loại tráiphiếu đầu tư có kỳ hạn một năm trở lên, do chính quyền địa phương ủy quyền cho Kho bạc hoặc các pháp nhân do chính quyền địa phương lập ra, phát hành với mục đích huy động vốn để đầu tư xây dựng các công trình mang tính công cộng như đường xá, bệnh viện, bến cảng, trường học − Tráiphiếu của doanh nghiệp: Là những tráiphiếu do doanh nghiệp phát hành để tăng vốn hoạt động nhằm đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tráiphiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng. 1.4.2. Phân loại dựa vào lợi tức tráiphiếu − Tráiphiếu có lãi suất cố định: Là loại tráiphiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá. − Tráiphiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Là loại tráiphiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu. Thông thường cứ 6 tháng một lần, căn cứ vào lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp. − Tráiphiếu chiết khấu : Là loại tráiphiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi tráiphiếu đó đáo hạn. 1.4.3. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành − Tráiphiếu bảo đảm: Là loại tráiphiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thìtrái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Tráiphiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau: + Tráiphiếu có tài sản cầm cố: Là loại tráiphiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các tráiphiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ. + Tráiphiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Là loại tráiphiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm. − Tráiphiếu không bảo đảm: Là loại tráiphiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành. 1.4.4. Phân loại dựa vào hình thức tráiphiếu − Tráiphiếu vô danh: Là loại tráiphiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi. − Tráiphiếu ghi danh: Là loại tráiphiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. 1.4.5. Phân loại dựa vào tính chất tráiphiếu − Tráiphiếu có thể chuyển đổi: Là loại tráiphiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu. − Tráiphiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại tráiphiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty. − Tráiphiếu có thể mua lại: Là loại tráiphiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi tráiphiếu đến hạn thanh toán. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá tráiphiếu − Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu: Nhà đầu tư rất quan tâm khả năng thanh toán lãi và vốn gốc của người cung cấp trái phiếu. Nếu có những biến động bất lợi về khả năng tài chính của chủ thể phát hành thì lập tức giá tráiphiếu đó sẽ giảm trên TTCK. − Thời gian đáo hạn: Một tráiphiếu có thời hạn đáo hạn càng gần thì giá của nó càng tăng trên thịtrường bởi vì độ rủi ro càng thấp. − Dự kiến về lạm phát: Nếu lạm phát dự kiến tăng thì các chứng khoán có lãi suất cố định trả theo lãi tráiphiếu chì được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy sẽ kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng loại trừ yếu tố lạm phát. Vì vậy giá thịtrường của các chứng khoán có lãi suất cố định bị giảm và điều này cũng buộc phải tăng lãi cho các chứng khoán đó, phần lãi tăng này sẽ đền bù thiệt hại của những người giữ tráiphiếu trong tương lai bị ảnh hưởng bởi lạm phát. − Biến động lãi suất thị trường: Lãi suất thịtrường là một yếu tố quan trọng trong việc định giá của các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối với các tráiphiếu đang tồn tại chắc chắn sẽ thay đổi. Trong trường hợp này, vốn sẽ chảy vào thịtrường hứa hẹn lợi nhuận cao hơn. Như vậy giá tráiphiếu có lợi tức cố định sẽ giảm. Nhìn ở khía cạnh khác, nếu giá tráiphiếu giảm do người ta dự đoán lạm phát tăng, thì việc tăng lãi suất có thể được coi là dấu hiệu của Chính phủ quyết đẩy lùi lạm phát. Ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng lãi suất được đền bù bởi tác động tích cực của triển vọng lạm phát được cải thiện. − Thay đổi tỷ giá hối đoái: Yếu tố này ảnh hưởng đến các loại tráiphiếu được thanh toán bằng đồng nội tệ hay đồng ngoại tệ. Ví dụ đồng doolar Mỹ có giá trị tăng cao hơn so với đồng bảng Anh thì sẽ làm tăng giá trị của loại tráiphiếu được thanh toán bằng dollar Mỹ. 1.6. Lợi ích và rủi ro trong đầu tư tráiphiếu 1.6.1. Lợi ích − Tráiphiếu là công cụ nợ có độ tin cậy cao nhất, đặc biệt là tráiphiếu chính phủ. − Trong môi trường lạm phát thấp, đầu tư tráiphiếu là một cách an toàn để duy trì nguồn thu nhập thường xuyên. − Khi TTCK biến động, đầu tư tráiphiếu là một cách giúp đảm bảo an toàn vốn đầu tư và phân tán rủi ro. − Dù làm ăn kém hiệu quả, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu. Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, trái chủ được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường. 1.6.2. Rủi ro − Rủi ro tín nhiệm: mức độ rủi ro tín nhiệm của tráiphiếu được đánh giá dựa trên các yếu tố kinh tế và khả năng hoàn trả lãi và gốc tráiphiếu của nhà phát hành. Tráiphiếu chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Các công ty không có những quyền đó, do vậy tráiphiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư. Rủi ro tín nhiệm được thể hiện qua hệ số tín nhiệm. Hệ số tín nhiệm càng cao thìtráiphiếu được coi là càng an toàn. − Rủi ro lãi suất: lãi suất thịtrường càng tăng, giá tráiphiếu càng giảm và ngược lại. Khi lãi suất thịtrường giảm, giá tráiphiếu nhà đầu tư đang nắm giữ sẽ tăng. Bởi lãi suất định kỳ của tráiphiếu đã được ấn định từ trước, lãi suất thịtrường giảm làm cho các tráiphiếu cũ với mức lãi suất cao hơn trở nên hấp dẫn hơn. Tráiphiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng giá càng cao. Ngược lại, khi lãi suất thịtrường tăng, giá tráiphiếu sẽ giảm. Tráiphiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức giảm giá càng lớn. − Rủi ro lạm phát: lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu, bởi nó ăn mòn giá trị đồng tiền. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của tráiphiếu (bằng lãi suất danh nghĩa của tráiphiếu trừ lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu. Ví dụ: nếu một tráiphiếu trả lãi 8%/năm, lạm phát bình quân 5% thì lãi suất thực của tráiphiếu là 3%; nếu lạm phát tăng lên 7%, lãi suất thực chỉ còn 1%. − Rủi ro thanh khoản: khi nhà đầu tư tráiphiếu cần tiền mặt mà thịtrường lại thiếu tính thanh khoản, sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu. − Rủi ro khi TTCK sụt giá mạnh: thông thường, giá tráiphiếu không biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi TTCK sụt giá mạnh, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang trái phiếu, qua đó đẩy giá tráiphiếu tăng lên. Tuy nhiên, khi TTCK đã xuống đến mức đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển sang cổ phiếu đang ở mức giá thấp, điều đó làm giá tráiphiếu giảm trở lại. 1.7. Định giá tráiphiếu 1.7.1. Định giá tráiphiếu thông thường Ở dạng thông thường, tráiphiếu có mệnh giá, thời hạn và lãi suất coupon xác định, không kèm theo các điều kiện có thể chuyển đổi, có thể mua lại hay bán lại hay tái định lãi suất. Khi đó, giá của tráiphiếu bằng giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến sẽ đuợc từ công cụ tài chính đó. Vì vậy, để xác định mức giá đó, cần phải: − Ước tính các dòng tiền sẽ nhận đuợc trong tuơng lai. − Ước tính lợi suất đòi hỏi phù hợp. Buớc đầu tiên trong việc xác định giá của một tráiphiếu là xác định các dòng tiền của nó. Đối với tráiphiếu thông thường, các dòng tiền bao gồm: − Các khoản thanh toán lãi coupon định kỳ cho tới khi đáo hạn. − Mệnh giá nhận được tại lúc đáo hạn. Để đơn giản ta giả định rằng: − Các khoản thanh toán lãi coupon đuợc thực hiện 6 tháng một lần. − Khoản lãi tiếp theo của tráiphiếu sẽ đuợc nhận sau đây đúng 6 tháng. Do đó, dòng tiền của một tráiphiếu thông thường bao gồm một khoản dòng tiền trong năm là lãi coupon cố định trả nửa năm một lần và mệnh giá trả khi đáo hạn. Lợi suất đòi hỏi đuợc xác định bằng cách xem xét lợi suất của tráiphiếu tuơng đuơng trên thị trường. Tuơng đuơng ở đây có nghĩa là các tráiphiếu có cùng chất luợng tín nhiệm và cùng thời hạn. Lợi suất đòi hỏi thường đuợc thể hiện thành một mức lãi suất năm. Khi các dòng tiền đuợc thực hiện theo nửa năm một, thịtrường sẽ sử dụng một nửa các mức lãi suất năm này làm lãi suất định kỳ để chiết khấu các dòng tiền. Khi đã có đuợc các dòng tiền của một tráiphiếu và lợi suất đòi hỏi, ta có đủ các công cụ phân tích để định giá một trái phiếu. Giá của tráiphiếu là khoản tiền đầu tư ban đầu (mua trái phiếu) để đuợc nhận các khoản tiền trong tuơng lai, như vậy nó sẽ là tổng các giá trị sau: − Giá trị hiện tại của các khoản thanh toán lãi nửa năm. − Giá trị hiện tại của giá trị mệnh giá tại thời điểm đáo hạn của trái phiếu. Công thức tổng quát để tính giá của một tráiphiếu là: Trong đó: · P = giá · n = số kỳ (số năm nhân 2) · C = lãi coupon nửa năm (M x 1/2 lãi suất coupon) · r = lãi suất định kỳ (lợi suất yêu cầu tính theo năm chia 2) · M = giá trị mệnh giá · t = số kỳ cho tới khi nhận lãi Đối với tráiphiếu không trả lãi định kỳ (Zero Coupon Bonds) Đối với tráiphiếu trả lãi định kỳ 1 năm 1 lần Đối với tráiphiếu trả lãi định kỳ 6 tháng 1 lần 2. Thịtrườngtráiphiếu 2.1. Thịtrườngtrái phiếu: Thịtrườngtráiphiếu là thịtrường phát hành và lưu hành các loại tráiphiếu do Chính phủ hoặc doanh nghiệp cùng các tổ chức kinh tế phát. 2.2. Mục tiêu của thịtrườngtrái phiếu: Mục tiêu của thịtrườngtráiphiếu là huy động vốn trung và dài hạn với phương thức có trả lãi và hoàn vốn trong một kỳ hạn nhất định cho chủ đầu tư. 2.3. Phân loại thịtrườngtrái phiếu: Thịtrườngtráiphiếu được chia thành thịtrường sơ cấp và thịtrường thứ cấp. 2.3.1. Thịtrường sơ cấp: 2.3.1.1. Khái niệm: Thịtrường sơ cấp là thitrường thực hiện giao dịch, mua bán các loại tráiphiếu mới phát hành. Trên thịtrường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các tráiphiếu mới phát hành. 2.3.1.2. Vai trò: − Tráiphiếu hóa các nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán. − Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhà rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn 2.3.1.3. Đặc điểm: − Thịtrường sơ cấp là nơi duy nhất mà các tráiphiếu đem lại vốn cho người phát hành. Là trhị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa cho thịtrường giao dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thịtrường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư. − Những người bán tráiphiếu trên thịtrường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành, − Thịtrường sơ cấp chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng khoán nhất định, trong thời gian hạn định. 2.3.1.4. Các phương thức phát hành tráiphiếu VN: − Phát hành thông qua hình thức bảo lãnh phát hành: bao gồm các hình thức bảo lãnh từng phần, đồng bảo lãnh, tổ hợp bảo lãnh và bảo lãnh toàn bộ. + Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành tráiphiếu ra thịtrường chứng khoán, phân phối tráiphiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua tráiphiếu để bán lại hoặc mua số tráiphiếu còn lại chưa phân phối hết. + Tổ hợp bảo lãnh phát hành là nhóm các tổ chức bảo lãnh phát hành có từ hai tổ chức trở lên cùng tham gia bảo lãnh phát hành tráiphiếu trên cơ sở hợp đồng giữa các tổ chức bảo lãnh phát hành. + Tổ chức bảo lãnh phát hành chính là tổ chức đại diện về quyền lợi và nghĩa vụ cho tổ hợp bảo lãnh trong hoạt động bảo lãnh phát hành tráiphiếu với tổ chức phát hành. + Đồng bảo lãnh phát hành chính là các tổ chức bảo lãnh phát hành chính đồng đại diện về quyền lợi và nghĩa vụ cho tổ hợp bảo lãnh trong hoạt động bảo lãnh phát hành tráiphiếu với tổ chức phát hành. + Đồng bảo lãnh là các tổ chức bảo lãnh phát hành trong tổ hợp bảo lãnh phát hành có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong hoạt động bảo lãnh phát hành tráiphiếu với tổ chức phát hành. − Phát hành thông qua Đại lý phát hành. + Đại lý phát hành là việc tổ chức phát hành uỷ thác cho các tổ chức khác thực hiện bán tráiphiếu cho các nhà đầu tư. Trường hợp không bán hết, tổ chức đại lý phát hành được trả lại số tráiphiếu còn lại cho tổ chức phát hành. − Phát hành thông qua phương thức đấu thầu: Đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. 2.3.1.5. Điều kiện phát hành tráiphiếu doanh nghiệp: − Đối với tráiphiếu không chuyển đổi: + Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; + Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành tráiphiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có: ++ Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi; ++ Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán (nếu có); ++ Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty. ++ Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành; ++ Có phương án phát hành tráiphiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này. − Đối với phát hành tráiphiếu chuyển đổi hoặc tráiphiếu kèm chứng quyền, doanh nghiệp phát hành ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng các điều kiện sau: + Thuộc đối tượng được phát hành tráiphiếu chuyển đổi hoặc tráiphiếu kèm theo chứng quyền; + Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành; + Các đợt phát hành tráiphiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng. 2.3.2. Thịtrường thứ cấp 2.3.2.1. Khái niệm thịtrường thứ cấp Thịtrường thứ cấp là nơi giao dịch các tráiphiếu đã được phát hành trên thịtrườngthị sơ cấp. Thịtrường đảm bảo tính thanh khoản cho các tráiphiếu đã phát hành. Đây là nơi trao đổi, mua bán các tráiphiếu đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại tráiphiếu nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá. 2.3.2.2. Vai trò của thịtrường thứ cấp − Thịtrường thứ cấp tạo ra khả năng chuyển đổi tráiphiếu thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện. − Sự tồn tại của thịtrường thứ cấp cũng cho phép định giá những tráiphiếu mới căn cứ vào mức lãi có được từ những đợt phát hành lớn. 2.3.2.3. Đặc điểm của thịtrường thứ cấp: − Thịtrường có tính chất cạnh tranh hoàn hảo. − Thịtrường có tính liên tục. − Khối lượng và nhịp độ giao dịch lớn gấp nhiều lần so với thịtrườngtráiphiếu sơ cấp. − Hoạt động chủ yếu của thịtrườngtráiphiếu thứ cấp là các nhà đầu tư thực hiện chuyển giao quyền sở hữu tráiphiếu và tiền cho nhau. − Tiền thu được ở đây không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư bán trái phiếu, nhượng lại quyền sở hữu tráiphiếu cho nhà đầu tư khác. 2.3.2.4. Mối liên hệ giữa thịtrường sơ cấp và thịtrường thứ cấp − Thịtrường sơ cấp và Thịtrường thứ cấp có mối quan hệ nội tại, thịtrường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề; Thịtrường thứ cấp là động lực. − Không có thịtrường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thịtrường thứ cấp. − Nếu không có thịtrường thứ cấp thì các tráiphiếu đã phát hành ra trên thịtrường sơ cấp sẽ [...]... đáo hạn (2) Trái chủ ưu tiên đòi chi trả hơn trái chủ trái phiếu, cổ phiếu thường trong trường hợp thanh lý công ty (3) Giá thịtrường của tráiphiếu chuyển đổi có khuynh hướng ổn định hơn trong thời kỳ thịtrường đi xuống khi so với cổ phiếu thường (4) Giá thịtrường của tráiphiếu chuyển đổi có khuynh hướng tăng theo giá chứng khoán Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, thịtrườngtráiphiếu doanh... phát triển của thịtrường vốn, tuy nhiên, nếu coi thịtrườngtráiphiếu chính phủ là thịtrường dẫn dắt các thịtrường khác phát triển thì hiện tại thịtrườngtráiphiếu chính phủ Việt Nam đang ở giai đoạn bước đầu phát triển Do vậy, điều tất yếu là thịtrườngtráiphiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện đang vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, quy mô nhỏ và mang tính riêng lẻ, hoạt động trên thịtrường thứ cấp... Tài Chính, quy mô thịtrườngtráiphiếu Việt Nam đã tăng khoảng 10 lần Năm 2012, ước tính tổng quy mô thịtrườngtráiphiếu Việt Nam là 21,6% GDP Tuy nhiên, tráiphiếu chính phủ và tráiphiếu được chính phủ bảo lãnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2012 ước tính chiếm 15,7% GDP Tráiphiếu chính quyền địa phương chiếm 0,25% GDP, tráiphiếu doanh nghiệp chiếm 5,56% GDP 1 Thị trườngtráiphiếu chính phủ: Các... vốn cũng như sử dụng vốn từ tráiphiếu Có như vậy, nguồn trả nợ mới được đảm bảo và việc phát hành tráiphiếu chính quyền địa phương mới có thể không gây ra các rủi ro vỡ nợ, ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm của cả nước 3 Thị trườngtráiphiếu doanh nghiệp Cùng với sự ra đời của thịtrường chứng khoán Việt Nam, thị trườngtráiphiếu được hình thành trong đó có thị trườngtráiphiếu doanh nghiệp.Mặc dù... án xây dựng thịtrường TPCP chuyên biệt Đây được xem là mốc sự kiện quan trọng nhất vì đã đặt ra mục tiêu, lộ trình và xác định mô hình phát triển của Thịtrường TPCP Đề án được xây dựng nhằm tạo ra một thịtrường giao dịch tráiphiếu chuyên biệt, tách hẳn khỏi thịtrường giao dịch cổ phiếu Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại tráiphiếu Chính phủ, tráiphiếu chính quyền địa phương, tráiphiếu Chính... các tráiphiếu không thực hiện thanh toán của Trung tâm lưu ký chứng khoán (Quy trình niêm yết đối với tráiphiếu Chính phủ được thực hiện theo khoản 2 Điều 33 Thông tư số 17/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn phát hành tráiphiếu Chính phủ tại thịtrường trong nước.) 2.3.2.6 Phương thức giao dịch tráiphiếu trên thịtrường thứ cấp Đối với trái phiếu: Mọi giao dịch trái phiếu. .. động của thị trường, và từng bước tiếp cận các chuẩn mực của thịtrường quốc tế, nhằm giảm rủi ro tái cấp vốn đối với ngân sách Nhà nước và từng bước tạo các tráiphiếu chuẩn làm định hướng cho thịtrường thông qua phát hành bổ sung, mua lại, hoán đổi tráiphiếu Bên cạnh đó, hoạt động đăng ký, lưu ký tráiphiếu cũng đã được rút ngắn, tạo điều kiện để nâng cao thanh khoản của tráiphiếu trên thị trường. .. đối tác II THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNGTRÁIPHIẾU VIỆT NAM Thịtrườngtráiphiếu Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, quy mô còn nhỏ so với tỷ trọng trên GDP và quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực Dư nợ tráiphiếu năm 2011 (khoảng 17% GDP) so với các thịtrường trong khu vực (Trung Quốc 53%, Thái Lan 58%, Malaysia 82%,Singapore 74%) Tuy nhiên, quy mô thịtrườngtráiphiếu đã có sự phát triển... trường thứ cấp được xem là thịtrường định giá các công ty Những người mua tráiphiếu ở thịtrường sơ cấp chỉ chấp nhận thanh toán với giá mà họ cho rằng nhà đầu tư trên thịtrường thứ cấp sẽ tăng hơn nữa Giá tráiphiếu ở thịtrường thứ cấp càng cao thì giá tráiphiếu trên thịtrường sơ cấp càng cao Thông qua việc xác định giá, thịtrường thứ cấp cung cấp một danh mục chi phí vốn tương ứng với các mức... trị tráiphiếu doanh nghiệp đã được phát hành so với GDP là rất nhỏ bé, chỉ gần 0,6% (khoảng 36.000 tỷ đồng) Nguồn: Asiansbondsonline.adb.org a) Hoạt động phát hành tráiphiếu Sự hình thành và phát triển của thịtrườngtráiphiếu doanh nghiệp Việt Nam gắn liền với các mốc thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến thịtrườngtráiphiếu nói chung và thịtrườngtráiphiếu