Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
Trang 1Lời nói đầu
Ngành xây dựng cơ bản là một trong những ngành sản xuất đặc thù cóchức năng tạo ra TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân.Vì vậy, việc hạch toánđúng đắn và hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩmcó ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp xây lắp trong việcgiúp bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh phân tích đưa ra các biện pháp tiếtkiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, khai thác mọi tiềm năng của doanhnghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, vốn đầutư XDCB hàng năm chiếm khoảng 40% ngân sách Nhà nước…Trong quátrình thực tập ở Công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng thương mạivà dịch vụ văn hoá” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.Bài làm của em chia
Phần III: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ vănhoá
Trang 2Phần I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong
Doanh nghiệp xây lắp.
1.Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến tổ chức kế toán tập hợpchi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp có các đặcđiểm sau đây:
Sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình, vật kiếntrúc…có qui mô, giá trị lớn, kết cấu phức tạp, sản phẩm lại mang tính chấtđơn chiếc, thời gian để xây dựng kéo dài, được thi công ở ngoài trời và chịutác động rất lớn bởi địa chất công trình, điều kiện tự nhiên…Các đặc điểmvề sản phẩm nói trên ảnh hưởng rất lớn đến chi phí phát sinh, đến phươngpháp kế toán tập hợp chi phí, đối tượng kế toán tập hợp chi phí, phươngpháp đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp tính giá thành sản phẩm củadoanh nghiệp.
Hoạt động xây lắp được tiến hành theo hợp đồng giữa đơn vị chủ đầutư và đơn vị nhận thầu, trong hợp đồng qui định cụ thể về phương thức thanhtoán, giá trị thanh toán…, do vậy tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắpkhông giống với hàng hoá thông thường.
Trong hoạt động xây lắp, cơ chế khoán được áp dụng rất rộng rãi vớinhiều hình thức khác nhau như: khoán gọn công trình, khoán từng phần côngviệc, từng hạng mục, từng khoản mục chi phí…Việc áp dụng các hình thứckhoán sẽ chi phối đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành củadoanh nghiệp xây lắp cũng như kế toán bàn giao và thanh toán công trình,hạng mục công trình.
Trang 3Trong ngành xây lắp, các yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng được quiđịnh cụ thể trong hồ sơ thiết kế đã được duyệt, còn các định mức kinh tế - kỹthuật được nhà nước và bộ xây dựng ban hành là cơ sở để xác định giá thànhdự toán của công trình, hạng mục công trình…
2 Vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản, quản lý về đầu tư xây dựngrất khó khăn, phức tạp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm làmột trong những mối quan tâm hàng đầu mà trong đó công tác kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đảm bảo phát huy tối đa tácdụng của công cụ kế toán đối với quản lý sản xuất hết sức được coi trọng,nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm xây lắp là:
- Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thànhsản phẩm xây lắp, vận dụng các phương pháp tập hợp và phâm bổ chi phí ,phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.
- Tổ chức, ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xácmọi chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thi công theo từng địa điểm,từng đố tượng phải chịu chi phí, theo nội dung kinh tế và công dụng của chiphí.
- Xác định giá trị xây lắp dở dang cuối kỳ và tính giá thành thực tế củacông việc đã hoàn thành trong kỳ một cách chính xác để kiểm tra việc thựchiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm.
- Tính toán, phân loại các chi phí phục vụ cho việc tập hợp CPSX vàtính giá thành nhanh chóng, khoa học.
- Phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức trong sảnxuất để tìm các biện pháp ngăn chặn cũng như phát hiện các khả năng tiềm
Trang 4tàng, đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm phấn đấu không ngừng tiết kiệmCPSX và hạ giá thành sản phẩm.
- Xác định kết quả sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình,từng bộ phận sản xuất…trong thời kỳ nhất định, chính xác, kịp thời để phụcvụ cho yêu cầu quản lý và lãnh đạo của doanh nghiệp.
Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu quan trọng trongtoàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất Đối với DNXL khâunày càng được quan tâm đặc biệt vì tính chất đặc thù của ngành XDCB.
3 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
3.1 Nội dung và bản chất kinh tế của chi phí sản xuất trong doanhnghiệp xây lắp.
3.1.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền củatoàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các hao phí cần thiếtkhác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động xây dựng, lắp đặtcác công trình (hoạt động sản xuất sản phẩm xây lắp) trong một thời kỳ nhấtđịnh
3.1.2 Nội dung của chi phí sản xuất
Như vậy nội dung của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp baogồm:
- Chi phí lao động sống: là chi phí về tiền công, tiền lương phải trả chongười lao động tham gia vào quá trình sản xuất.
- Chi phí lao động vật hóa: là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí trongquá trình tạo ra sản phẩm xây lắp như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ,khấu hao tài sản cố định,…
- Các loại chi phí khác: như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn, chi phí dich vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền,…
Trang 53.2 Phân loại chi phí sản xuất.
Do chi phí sản xuất kinh doanh có nhiều loại nên cần thiết phải phânloại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công việc quản lý hạch toán chi phí.Phân loại chi phí nhằm là việc sắp xếp các loại chi phí khác nhau vào từngnhóm theo đặc trưng nhất định Trong thực tế có rất nhiều cách phân loạikhác nhau, tuy nhiên lựa chọn phương pháp nào do cách quản lý và hạchtoán.Vì vậy các doanh nghiệp cần phải áp dụng phương pháp nào để hạchtoán các chi phí không bị trùng lắp Sau đây là một số cách phân loại chi phí:
3.2.1 Phân loại theo yếu tố chi phí.
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7yếu tố sau:
- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vậtliệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…
- Yếu tố nhiên liệu, động lực trong quá trình sản xuất kinh doanhtrong kỳ
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương- Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định (TSCĐ- Yếu tố chi phí và dịch vụ mua ngoài- Yếu tố chi phí bằng tiền
3.2.2 Phân theo mục đích, công dụng của chi phí
Theo qui định hiện hành gồm 4 khoản mục chi phí sau:- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp- Chi phí sử dụng máy thi công
Trang 6- Chi phí sản xuất chung
3.2.3 Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí.
Theo cách thức kết chuyển, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh đượcchia thành 2 loại:
- Chi phí sản phẩm- Chi phí thời kỳ
3.2.4 Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩmhoàn thành
Theo cách này chi phí được chia thành biến phí và định phí.
- Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khốilượng công việc hoàn thành
- Định phí: là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượngcông việc hoàn thành
3.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng chi phí sản xuất xây lắp là công việc đầu tiên quantrọng của kế toán trong quá trình hạch toán giá thành sản phẩm.Tổ chức kếtoán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau và có quan hệmật thiết với nhau Đó là giai đoạn kế toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinhtrong từng công trình, HMCT, hay giai đoạn công việc để thuận tiện choviệc tính giá thành sản phẩm, hay chi tiết từng công trình theo yêu cầu thựctế quản lý của Công ty Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là nhữngphạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp phục vụ cho việckiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
3.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, kế toán có thể tậphợp chi phí sản xuất theo 2 phương pháp:
Trang 7- Phương pháp tập hợp và phân bổ trực tiếp: Được áp dụng khi chi phíphát sinh được xác định cụ thể cho đối tượng chịu chi phí (cho từng côngtrình, hạng mục công trình)
- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Được áp dụng khi chi phísản xuất liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí.
3.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Để phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất của từng sản phẩm xâylắp, định kỳ (tháng, quý), doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượngcông việc hoàn thành trong kỳ hay đang dở dang.Phương pháp đánh giá sảnphẩm dở dang trong xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khốilượng xây lắp giữa hai bên nhận thầu và bên giao thầu.
- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành giá trịsản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh công trình đến cuối tháng đó.
- Nếu quy định giá trị hoàn thành sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợplý thì chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được tính trên cơ sở phân bổ chiphí xây lắp thực tế đã phát sinh cho khối lượng hay giai đoạn công việc xây lắp đã hoànthành và chưa hoàn thành dựa theo tiêu thức giá trị dự toán hay chi phí dự toán Côngthức tính cụ thể như sau:
CPSX thựctế củaKLXL (giai
đoạn XL)dở dang
cuối kỳ=
CP thực tế của KL(giai đoạn) XLDD
đầu kỳ
+ CP thực tế phátsinh trong kỳx
CP theodự toáncủa KL
DD cuốikỳCP theo dự toán của
KLXL (giai đoạn)hoàn thành trong kỳ
Cp theo dự toáncủa KL(Giaiđoạn) XLDD
Trang 8Đối với các DNXL chi phí NVLTT là những chi phí về nguyên, vậtliệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu của công trình, vậtliệu luân chuyển tham gia vào cấu thành thực thể của công trình hoặc giúpcho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp như: xi măng, gạch,cát, đá, sỏi, kèo sắt, cốp pha, giàn giáo,….Chi phí NVLTT không bao gồmchi phí vật liệu, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công và cho việc quản lý củađội công trình.
4.1.2 Nguyên tắc kế toán tập hợp chi phí NVLTT
Kế toán tập hợp chi phí NVLTT phải tôn trọng các nguyên tắc sauđây:
- Vật liệu sử dụng cho công trình nào thì phải tính chi phí của nó trựctiếp cho công trình đó dựa vào số lượng thực tế đã sử dụng và đơn giá thựctế.
- Cuối kì, khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, Kế toán phảikiểm kê để xác định số vật liệu đã xuất kho nhưng chưa sử dụng hết, đồngthời xác định và đánh giá đúng giá trị phế liệu thu hồi của từng công trình,hạng mục công trình nếu có.
- Trường hợp vật tư sử dụng cho nhiều công trình, hạng mục công trình thìkế toán phải lựa chọn tiêu thức thích hợp để phân bổ.
4.1.3 Tài khoản sử dụng
Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tàikhoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiếttheo từng công trình xây dựng, lắp đặt (công trình, hạng mục công trình, cácgiai đoạn công việc, khối lượng công việc, khối lượng xây lắp có dự toánriêng) Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho xây dựng, lắpđặt.
Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho haychuyển sang kỳ sau.
Trang 9- Kết chuyển hoặc phân bổ giá trị nguyên vật liệu thực tế sửdụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào bên nợ TK 154- chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành côngtrình.
Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư.
4.1.4 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Kế toán tập hợp chi phí NVLTT được khái quát theo sơ đồ sau: Phụlục 1 (trang 1)
4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.4.2.1 Khái niệm
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản thù lao lao động phảitrả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ thicông (kể cả công nhân vận chuyển bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt bằng xâylắp và công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường) Chi phí nhâncông trực tiếp không bao gồm các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT tínhtheo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca củacông nhân xây lắp mà chúng được hạch toán vào chi phí sản xuất chung
4.2.2 Tài khoản sử dụng
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp Kế toán sử dụng TK 622 “Chi phínhân công trực tiếp”: Tài khoản này phản ánh chi phí tiền lương, tiền côngphải trả cho số ngày lao động của công nhân trực tiếp thực hiện xây lắp,công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật liệutrong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thu dọn hiện trường,không phân biệt nhân công trong danh sách hay nhân công thuê ngoài.Tàikhoản này được mở chi tiết cho từng CT, HMCT
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh.
Trang 10Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giáthành.
Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư.
4.2.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Được khái quát qua sơ đồ sau: (Phụ lục 2 trang 2 phần phụ lục)
4.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công.4.3.1 Khái niệm
Máy móc thi công là các loại máy phục vụ trực tiếp cho sản xuất xâylắp như máy trộn bê tông, cần trục, cần cẩu tháp, máy ủi, máy xúc, Chi phísử dụng máy thi công là những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sửdụng xe và máy thi công, bao gồm các loại nguyên, vật liệu xuất dùng chomáy thi công, tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển và phục vụ máythi công, khấu hao máy thi công, tiền thuê máy thi công, chi phí dịch vụ muangoài cho sử dụng máy thi công
4.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụngTK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”: Tài khoản này phản ánh toàn bộchi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công và các khoản chi phí khácbằng tiền có liên quan đến quá trình sử dụng máy thi công cho hoạt độngxây lắp công trình.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục côngtrình và có 6 TK cấp 2 như sau:
- TK 6231: Chi phí nhân công- TK 6232: Chi phí vật liệu- TK 6233: Chi phí dụng cụ
- TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công
Trang 11- TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài- TK 6238: Chi phí bằng tiền khác
4.3.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp có tổ chức đội máy thi công riêngbiệt, có tổ chức kế toán riêng
- Khi doanh nghiệp thực hiện theo phương thức cung cấp dịch vụ xe,máy lẫn nhau giữa các đơn vị: Phụ lục 3a (trang 3 phần phụ lục)
- Khi doanh nghiệp thực hiện phương thức bán dịch vụ xe, máy lẫnnhau giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp: Được khái quát qua sơ đồở phụ lục 3b (trang 4 phần phụ lục)
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp không tổ chức đội máy thi côngriêng biệt: Được khái quát qua sơ đồ ở phụ lục 4 (trang 5 phần phụ lục) Trường hợp doanh nghiệp thuê ngoài máy thi công: Được khái quátqua sơ đồ ở phụ lục 5 (trang 6 phần phụ lục)
4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 4.4.1 Khái niệm
CPSXC bao gồm lương nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữaca của nhân viên quản lý đội xây dựng và công nhân quản lý đội xây lắp,khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phảitrả cho CNTT xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công, nhân viên quản lýđội, KH TSCĐ dùng chung cho sản xuất của đội, chi phí vật liệu, công cụdụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền có liênquan cho quá trình phục vụ thi công
CPSXC phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí nếu cónhiều đội thi công xây lắp thì CPSXC của đội nào được tập hợp để tính giáthành của đội đó.Trường hợp đội thi công nhiều CT, HMCT thì cần phải tiếnhành phân bổ theo những tiêu thức phù hợp.
Trang 124.4.2 Tài khoản sử dụng
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 “chi phísản xuất chung”: Tài khoản này phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến việctổ chức quản lý, phục vụ thi công của các đội thi công và ở các côngtrường.TK này có các TK cấp 2 như sau:
- TK 6271: Chi phí tiền lương cán bộ quản lý đội- TK 6272: Chi phí vật liệu quản lý
- TK 274: Chi phí khấu hao máy móc- TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài- TK 6278: Chi phí quản lý khác bằng tiền
4.4.3 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Được khái quát qua sơ đồ sau: (Phụ lục 6 – trang 7 phần phụ lục).
5.Kế toán giá thành sản phẩm xây lắp
5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp
Do đặc điểm của hoạt động xây lắp và của sản phẩm xây lắp cũng nhưtuỳ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp theo hợp đồng xâydựng, đối tượng tính giá thành có thể là công trình, hạng mục công trình, cóthể là các giai đoạn qui ước của hạng mục công trình có dự toán riêng hoànthành.Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành sẽ là cơ sở để tính đúng,tính đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
5.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Trong sản xuất xây lắp, có các loại giá thành sản phẩm sau đây:
- Giá thành dự toán: Giá thành dự toán được xác định dựa trên các
định mức và đơn gía chi phí do nhà nước qui định và nó nhỏ hơn giá trị dựtoán ở khoản thu nhập chịu thuế và thuế GTGT đầu ra Giá thành dự toánđược xác định như sau:
Giá thành dựtoán CT, =
Giá trị dựtoán CT, -
Thu nhậpchịu thuế tính -
ThuếGTGT đầu
Trang 13HMCT HMCT trước ra
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xây dựng dựa vào điều kiện cụ
thể về định mức, đơn giá, biện pháp tổ chức thi công của từng doanh nghiệpDựa vào 2 loại giá thành trên, người ta có thể xác định được mức hạgiá thành kế hoạch như sau:
Mức hạ giá thành kế hoạch = Giá thành kế hoạch - Giá thành dự toán
- Giá thực tế: Được xác định dựa trên các số liệu thực tế, các chi phí
sản xuất đã tập hợp để thực hiện khối lượng xây lắp trong kỳ (không baogồm giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt vì các thiết bị này thường do đơn vị chủđầu tư bàn giao cho đơn vị nhận thầu xây lắp).
5.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán phải tiến hành công việctính giá thành cho các sản phẩm xây lắp.Xác định kỳ tính giá thành thíchhợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm được hợp lý,khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huyđược đầy đủ chức năng giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sảnphẩm của kế toán.Để xác định kỳ tính giá thành thích hợp, kế toán phải căncứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sảnphẩm.Căn cứ vào đặc điểm riêng của ngành XDCB mà kỳ tính giá thành cóthể được xác định như sau:
- Đối với các sản phẩm được sản xuất liên tục, cung cấp cho nhữngđối tượng khác nhau liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn như gạch, ngói…thì kỳtính giá thành là một tháng.
- Đối với các sản phẩm theo đơn đặt hàng có thời gian sản xuất thicông dài, công viếc được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trongđơn đặt hàng thì khi hoàn thành toàn bộ đơn đặt hàng mới tính giá thành.
Trang 14- Đối với CT, HMCT lớn, thời gian thi công dài thì chỉ khi nào có mộtbộ phận hoàn thành có giá trị sử dụng được nghiệm thu, bàn giao, thanh toánthì mới tính giá thành thực tế bộ phận đó.
- Đối với những công trình xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị có thờigian thi công nhiều năm mà không tách ra được từng bộ phận công trình nhỏđưa vào sử dụng thì khi từng bộ phận xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuậthợp lý, theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong hợp đồng thi công sẽ được bàngiao thành toán thì DNXL tính giá thành thực tế cho khối lượng bàn giao.
- Ngoài ra, với công trình lớn, thời gian thi công dài, kết cấu phứctạp… thì kỳ tính giá thành của doanh nghiệp có thể được xác định là hàngquý.
5.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
Việc tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng côngtrình, hạng mục công trình và theo từng khoản mục Để tính được giá thànhsản phẩm, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể kế toán có thể áp dụng các phươngpháp sau:
Phương pháp tính giá thành giản đơnGiá thực tế
KLXL hoànthanh bàn giao
CP thực tếdở dang
đầu kỳ+
CP thực tếphát sinh
trong kỳ-
CP thực tếdở dang
cuối kỳ Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng: Phương pháp này ápdụng thích hợp trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơnđặt hàng.Khi đó, đối tương tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành làtừng đơn đặt hàng.Theo phương pháp này CPSX thực tế phát sinh được tậphợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì CPSX tậphợp được cũng chính là giá trị thực tế của đơn đặt hàng đó
Trang 15 Phương pháp tính giá thành theo định mức: Phương pháp này áp dụngthích hợp đối với những doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các yêu cầu sau:Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tạithời điểm tính giá thành.Vạch ra một cách chính xác các thay đổi về địnhmức trong quá trình thực hiện thi công công trình.Xác định được các chênhlệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó.
5.5 TK kế toán sử dụng
Để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, kế toán sửdụng TK 154, TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục côngtrình, hoặc các giai đoạn công việc của công trình, hạng mục công trình códự toán riêng hoàn thành.
5.6.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Được khái quát theo sơ đồ phụ lục 7 (trang 8 phần Phụ lục)
Phần II
Trang 16Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công
ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ vănhoá.
I Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịchvụ văn hoá
1 Giới thiệu chung
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ
Tên quốc tế: CONSTRUCTION TRADE AND CULTURESERVICES JOINT STOCK COMPANY
Các chi nhánh: có 3 chi nhánh:
- Chi nhánh 1: Tại thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên- Chi nhánh 2: Tại thành phố Hải Phòng
- Chi nhánh 3: Chi nhánh miền Trung tại thành phố Vinh - Nghệ An
2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân là từ đội công trình trực thuộc Uỷ ban phát thanh và truyềnhình Việt Nam, đến 21/2/1986 nâng cấp thành Công ty xây dựng và sửachữa nhà cửa theo quyết định số 54/QĐ - UBPTTH của chủ nhiệm Uỷ ban
Trang 17phát thanh và truyền hình Việt Nam và đến năm 1987 chuyển về Bộ Vănhoá – Thông tin.
Theo quyết định số 301/ QĐ ngày 25/3/1993 của Bộ trưởng Bộ Vănhoá – Thông tin và thông báo số 60 ngày 14/3/1993 của văn phòng ChínhPhủ: Công ty xây dựng và sửa chữa nhà cửa Bộ Văn hoá – Thông tin làdoanh nghiệp nhà nước được thành lập lại theo Nghị định 388/NĐ-HĐBTcủa Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ).
Theo Quyết định số 8383/QĐ-BVHTT ngày 08/11/2005 của Bộtrưởng Bộ Văn hoá – Thông tin về việc phê duyệt phương án cổ phần vàchuyển công ty xây dựng và sửa chữa nhà cửa thành công ty Cổ phần xâydựng thương mại và dịch vụ văn hoá.
Ngày 02/06/2006 Công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụvăn hoá hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số 0103012519 do Sở Kếhoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
3 Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của công ty3.1 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Về xây dựng cơ bản:
- Xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các các công trình xây dựng,công nghiệp, công trình văn hoá thông tin và các nghành nghề khác, tu bổ,phục chế các di tích.
- Xây dựng các công trình phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và nôngthôn.
- Trang trí nội thất, ngoại thất, tạo cảnh quan kiến trúc, lắp đặt điệnnước thiết bị công trình.
- Xử lý, cấp nước sạch sinh hoạt và xử lý nước thải.
- Lập dự án, tư vấn, giám sát, thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc nội,ngoại thất: đối với công trình xây dựng dân dựng và công nghiệp.
- Sản xuất kinh doanh dụng cụ, vật tư, vật liệu xây dựng.
Trang 18 Về Thương mại, dịch vụ:
- Kinh doanh các loại vật tư hàng hoá phục vụ nền kinh tế quốc dân.- Xúc tiến chuyển giao công nghệ, dạy nghề, giới thiệu việc làm.- Tư vấn khai thác các nguồn vốn cho các dự án đầu tư.
- Kinh doanh cho thuê văn phòng.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao vàdu lịch theo qui định của pháp luật.
3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức: Công ty cổ phẩn CTS tổ chức quản lý theo mô hình côngty cổ phần theo luật Doanh nghiệp có:
- Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và làcơ quan quýêt định cao nhất của công ty cổ phần
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có quỳên nhândanh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
- Ban kiểm soát: Là người thay mặt các cổ đông để kiểm soát mọihoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành của công ty.
- Ban giám đốc: Là cơ quan điều hành cao nhất, điều hành mọi hoạtđộng hàng ngày của công ty và chịu trách nhịêm trước hội đồng quản trị vềviệc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ tổ chức bộ máy (Phụ lục 8 trang 9 phần phụ lục)
4 Tình hình và kết quả kinh doanh của công ty một số năm gần đây:
Năm 2007 là năm có rất nhiều khó khăn và thách thức của năm đầuhoạt động theo Luật doanh nghiệp và nghị quyết của Đại hôi cổ đông thườngniên lần thứ nhất, với sự đồng thuận trong hội đồng quản trị, Ban giám đốc,sức mạnh đoàn kết nội bộ và sự cố gắng của toàn thể nhân viên trong côngty nhằm đẩy mạnh và phát triển sản xuất kinh doanh đã tháo gỡ được mộtphần những khó khăn đó Sau đây là một số kết quả SXKD công ty đã đạtđược trong năm qua:
Trang 19Doanh thu từ SXKD năm 2006 và năm 2007:
Sản xuất kinh doanh năm 2007 đã đạt được một số hiệu quả đáng kể,các chỉ tiêu đều đạt và vượt: Xây dựng sửa chữa vượt 16 tỷ đồng, dịch vụvượt 1 tỷ đồng, sản lượng chuyển sang 2008 là 21,2 tỷ đồng có cơ sở đảmbảo SXKD.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ nhất(12/4/2007) công ty đã tập trung các nguồn lực để tạm giải quyết khoản nợtồn đọng Ngân hàng công thương II Hai Bà Trưng trước tháng 6/2003 để lạilà 5,4 tỷ đồng Đây là khó khăn lớn nhất của công ty mà Hội đồng quản trị,ban lãnh đạo công ty phải tập trung giải quyết đến tháng 11/2007 mớixong.Tình hình SXKD của công ty đã dần đi vào ổn định và tốc độ tăngtrưởng duy trì tăng 30% trong 3 năm liền.
5 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Nhiệm vụ cụ thể của phòng Tài chính kế toán
- Kế toán trưởng: Phụ trách toàn bộ công việc kế toán, phân công,lãnh đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán tại công ty, tổ chức công tác kếtoán, công tác thống kê của công ty Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thihành các chế độ, thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước và các quy định củacấp trên.
- Kế toán tổng hợp: Làm tổng hợp, theo dõi tiêu thụ và thu nhập, kếtoán thanh toán với người mua, các khoản phải thu, phải trả, các khoản thanh
Trang 20toán với ngân sách nhà nước, đến kỳ hạch toán có nhiệm vụ tổng hợp sốliệu, tính giá thành và lập báo cáo tài chính.
- Kế toán tiền lương, bảo hiểm: Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổnghợp thanh toán tiền lương và phụ cấp do các đội chuyển lên để lập các bảngtổng hợp thanh toán lương cho các đội, các phòng ban trong công ty, lậpbảng phân bổ tiền lương và BHXH.
- Kế toán vật tư và TSCĐ: Tổng hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm, có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh tình hình biến động các loại vật tưvà TSCĐ, đồng thời có nhiệm vụ tập hợp chi phái sản xuất, từ đó tính giáthành sản phẩm.
- Kế toán thuế: Theo dõi các khoản thuế và các khoản phải nộp ngânsách Nhà nước.
Ngoài ra dưới mỗi xưởng còn có một kế toán viên
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (Phụ lục 9 trang 9 phần phụlục)
6 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Hiện nay công ty đang áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp ViệtNam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộtrưởng Bộ Tài Chính và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán do Bộ Tài Chínhban hành
- Hình thức kế toán sử dụng: Hình thức mà công ty sử dụng là là hìnhthức nhật ký chung (Phụ lục 8)
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Công ty đang thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, kê khaitheo tháng.
- Công ty nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28 % trên thunhập chịu thuế.
Cuối quý công ty lập các loại báo cáo tài chính sau:- Bảng cân đối kế toán
Trang 21- Báo cáo kết quả kinh doanh- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
II Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắptại công ty Cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá
1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng thươngmại và dịch vụ văn hoá.
1.1.Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản phẩm củaCông ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá có đặc điểm: sảnxuất theo đơn đặt hàng, sản phẩm có tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấuphức tạp, thời gian sản xuất kéo dài Do đó, đối tượng kế toán tập hợp chiphí sản xuất được Công ty xác định là từng công trình (hạng mục công trình)đồng thời tuân theo quy định hiện hành về phương pháp hạch toán hàng tồnkho trong xây lắp, Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty.
Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp, theophương pháp này các chi phí có liên quan trực tiếp tới công trình nào thìđược tập hợp trực tiếp cho công trình đó.
Mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoànthành bàn giao đều được mở riêng một sổ chi tiết chi phí sản xuất để tập hợpchi phí sản xuất thực tế phát sinh cho công trình (hạng mục công trình) đó,đồng thời cũng để thuận tiện cho việc tính gía thành công trình Kế toán căncứ vào số liệu để định khoản và ghi vào sổ này là các chứng từ gốc phát sinhvà được chi tiết theo các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp- Chi phí nhân công trực tiếp- Chi phí sử dụng máy thi công- Chi phí sản xuất chung
Trang 22Cuối mỗi quý, từ các sổ chi tiết chi phí sản xuẩt được tập hợp theo từngtháng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất cả quý Việc tậphợp chi phí sản xuất theo phương pháp này tạo điều kiện cho việc tính giáthành sản phẩm dễ dàng theo từng công trình (hạng mục công trình)
Trong bài viết này, công trình nhà làm việc Liên hiệp các tổ chức hữunghị Việt Nam do công ty tiến hành thi công trong năm 2007 sẽ được chọnlàm ví dụ minh hoạ cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty thực hiện cơ chế khoán gọn từng phần việc cụ thể, khôngkhoán gọn toàn công trình Do đó, tất cả các chứng từ khi phát sinh ở côngtrình, kế toán xí nghiệp phải lưu lại, có trách nhiệm phân loại chứng từ, địnhkhoản các nghiệp vụ phát sinh, định kỳ thực hiện việc tổng hợp, cộng số liệuvào các bảng tổng hợp của riêng công trình rồi gửi về phòng kế toán củacông ty Phòng kế toán sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của cácchứng từ, bảng biểu do kế toán các xí nghiệp gửi lên, sau đó vào sổ nhật kýchung, vào sổ Cái các tài khoản liên quan và sổ chi tiết các tài khoản.
Khi xuất kho, thủ kho ghi số thực xuất lên phiếu xuất kho rồi ký giaocho nhân viên vận chuyển hoặc đội xây dựng.Hàng tháng, từ các phiếu xuấtkho như trên, kế toán công trình lập bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng rồi gửivề phòng kế toán của công ty
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổnhư: Phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư, Hoá đơn mua hàng,….kếtoán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung theotrình tự thời gian rồi sau đó phản ánh vào sổ Cái các tài khoản phù hợp.
Trong tháng 12 năm 2007 có các ngiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phíNVLTT phục vụ công trình nhà làm việc liên hiệp các tổ chức hữu nghị ViệtNam như sau:
Trang 23- Căn cứ vào phiếu xuất kho ngày 10 tháng 12 năm 2007 (phụ lục 11–trang 11), kế toán ghi:
Nợ TK 621(CT nhà làm việc) 33.250.000đ Có TK 152 33.250.000đ
- Trường hợp vật tư mua về không nhập kho mà chuyển thẳng đến côngtrình, căn cứ vào biên bản giao nhận vật tư ngày 15 tháng 12 năm 2007 (phụlục 12 – trang 12), kế toán ghi:
Nợ TK 621 (CT nhà làm việc): 10.500.000 đNợ TK 133: 1.050.000 đ
1.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, lực lượng lao động ở công ty gồm 2 loại: CNV chính trongdanh sách (biên chế) và CNV chính ngoài danh sách (công nhân thuêngoài).Bộ phận CNV chính trong danh sách gồm công nhân trực tiếp sảnxuất và lao động gián tiếp (nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế,nhân viên quản lý hành chính).Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, Công tyáp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, đối với lao động gián tiếp sảnxuất, Công ty trả lương khoán theo công việc của từng người (có quy chế trảlương riêng dựa theo cấp bậc, năng lực và công việc thực tế hoàn thành củatừng người) Đối với bộ phận CNV chính trong danh sách, Công ty tiến hànhtrích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành Cụ thể là:
- 15 % BHXH tính theo lương cơ bản - 2 % BHYT tính theo lương cơ bản.- 2 % KPCĐ tính theo lương thực tế.