1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn PH ÂN T ÍCH CHUỖI CUNG ỨNG DABBAWALLA

18 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 287,5 KB

Nội dung

Luận văn PH ÂN T ÍCH CHUỖI CUNG ỨNG DABBAWALLA

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ DABBAWALLAS 1.1. Giới thiệu Nằm ở phía Tây Ấn Độ, Mumbai (tên cũ Bombay, thủ phủ của bang Maharashtra) có diện tích xấp xỉ 438 km 2 , là thủ đô thương mại và giải trí, thành phố cảng quan trọng nhất, đồng thời là thành phố đông dân nhất Ấn Độ (khoảng 25 triệu người). Mumbai là một trong những thành phố nổi tiếng thế giới bởi nền văn hóa đa dạng, độc đáo. Đến Mumbai, điều đầu tiên ta bắt gặp trên đường phố là những Dabbawalas. Đặc điểm để nhận dạng dabbawalas giữa đám đông là chiếc mũ trắng trên đầu. Họ di chuyển một cách nhanh chóng vơi những cái cặp nồng trên tay. Dabbawallas là gì? Dabbawallas trong tiếng Hindi (Ấn Độ) có nghĩa là “one who carries a box”. Cụ thể hơn Dabbawallas chính là người mà nghĩa vụ cao cả của anh ta chính là mang đồ thực phẩm được chế biến tươi sống từ nhà đến văn phòng. “Dabba” có nghĩa là cái hộp, cái thùng (thường là những thùng chứa hình trụ bằng thiếc hoặc nhôm), trong đó “walla” là hậu tố thêm vào để chỉ người. Nghĩa gần nhất của Dabbawalas trong tiếng Anh có nghĩa là “lunch box delivery man - người giao cơm hộp”. Một dabbawalas đôi khi còn được gọi là dabbawalla, dabbawallah hay tiffinwalla. Tiffin là một từ tiếng Anh cổ dùng để nói đến bữa ăn trưa. Chính vì thế mà các Dabbawalas thỉnh thoảng được gọi là Tiffin-wallas. Mumbai là một thành phố lớn khoảng 25 triệu người, buôn bán tấp nập hầu như suốt ngày suốt đêm. Hàng quán không thiếu nhưng vẫn có rất nhiều người chỉ muốn ăn cơm những món nấu “tại nhà”, mà không phải là nhà của chính họ! Khách hàng ngày 1 nay vào hệ thống mạng ảo, chọn một “quán ăn” và đặt khẩu phần trên thực đơn, trả tiền. Thế là mỗi ngày, họ chỉ việc ra cửa để nhận thức ăn do walla đi bộ, đi xe đạp đưa đến. Sau khi ăn, cứ việc đặt hộp thức ăn tại cửa và walla trở lại để nhận. Về phần khách hàng, tương đối dễ dàng và suôn sẻ, nắng hay mưa đều có thức ăn nóng sốt chờ sẵn. Không vừa miệng với “quán ăn” này có thể mua thức ăn ở một “quán ăn” khác. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Hệ thống phân phối này bắt nguồn từ thời Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh 125 năm về trước, người Anh dùng hệ thống “walla” để phân phối nhu yếu phẩm qua những thôn làng và tỉnh lỵ. Vật đổi sao dời người Mumbai cũng thay đổi lối sống khá xa để theo kịp trào lưu tiến hoá ngày nay nhưng thói quen ăn cơm nhà chưa mấy thay đổi, nghĩa là những món McDonald vẫn chưa được con cháu chú Bảy Chà ham chuộng đến mức bỏ qua truyền thống. Hệ thống “dabbawala” thành công ở Ấn Độ vì có những walla chân đất không biết chữ, và ước mơ lớn nhất của họ là kiếm đủ tiền sinh sống. Một walla kiếm được khoảng 5 ngàn rupee (123 mỹ kim) mỗi tháng, số tiền này đủ để nuôi 1 gia đình 4 người tong một mái tranh ở vùng ngoại ô. Đại khái là nhân công rẻ, nên ta có thể dùng sức người thay cho những hệ thống phân phối bằng máy móc: nhận gửi và giao hàng qua những những thảo trình điện toán dạy máy móc đọc các “code” điện tử, và những thứ thập cẩm khác mà kỹ nghệ vận chuyển như UPS, DHL và cả FedEx đang sử dụng. Vào những năm 1880 khi Ấn Độ còn là thuộc địa của Anh, có nhiều người Ấn Độ làm việc cho các công ty Anh ở Ấn Độ ( như công ty Đông Ấn rất nổi tiếng của Anh) và họ chẳng thể nào nuốt trôi mấy thứ đồ ăn của người Anh. Hầu hết các công nhân và thương buôn phải đi bộ rất xa để đến nhà máy nên giờ cơm trưa đã trở thành một vấn đề. Và thế là dịch vụ mang cơm từ chính nhà của họ đến các văn phòng được hình thành từ đó. 2 Giữa thập niên 1880 một nhân viên ngân hàng Bái hoả giáo bắt đầu thuê một cậu bé làm việc sai vặt hay được hiểu là một culi nhận thức ăn trưa từ nhà ông ta ở khu vực đại lộ Grant và giao tới văn phòng của ông ta ở quận Ballard. Thiếu thốn các phuơng tiện xe ngựa trong phạm vi gần nhà máy, cậu bé Mahadeo Havaji Bachche nhanh chóng nhận thêm các lệnh giao cơm và nhờ bạn bè, người thân của cậu để giúp cậu xây dựng việc kinh doanh. Lúc đầu dịch vụ giao cơm trưa này bao gồm 100 người đàn ông hầu hết là các dân di trú đến từ Maharashtra. Trong năm 1930, cậu cố gắng để tổ chức thành một công đoàn các dabbawallas. Sau đó một Tơrơt thuộc hội từ thiện đã đăng ký vào năm 1956 dưới cái tên Nutan Mumbai Tiffin Box Suppliers Trust. Hoạt động thương mại của Tơrơt này đã được đăng kí vào năm 1968 thành Hội liên hiệp những người giao cơm hộp Mumbai. Chủ tịch hiện tại của hội này là Raghunath Medge. Trong năm 2007 công nghiệp dabbawala 125 năm tuổi đã tiếp tục phát triển ở tốc độ 5-10% một năm. Ngày nay, dịch vụ này thường bao gồm cả việc nấu thức ăn để giao và có khoảng 5000 dabbawala. Mặc dù cái công việc này nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất nó là một dịch vụ được chuyên môn hoá cao ở Mumbai hơn cả một thế kỷ qua và trở thành nét sống văn hoá không thể thiếu của thành phố này. 1.3. Cách thức hoạt động của Dabbawallas 1.3.1. Quy trình  Vào mỗi 10:34-11:20 am, các Dabbawallas tỏa đi khắp các gia đình mà họ được phân công để thu các cạp nồng cơm và xếp chúng vào những thùng gỗ như hình dưới, sau đó vận chuyển bằng tàu điện, tàu hỏa, hoặc các phương tiện thô sơ khác đến các trạm tập kết (station) đã được tối ưu hóa 3  Từ 11:20 -12:30 pm, Một nhóm Dabbawallas khác có nhiệm vụ tập trung tại các trạm tập kết, lấy các hộp cơm được phân chia theo khu vực văn phòng hoặc tòa nhà văn phòng (destination area) sau đó chuyển đến các nơi này. Có những vận chuyển cần 2 hoặc hơn 3 Dabbawallas như hình dưới. Mỗi chuyến vận chuyển như vậy có thể đảm đương được tới 150 cạp nồng cơm.  Từ 12:30-1:15 pm, các Dabbawallas sẽ ăn trưa và nghỉ ngơi.  Từ 1:15-2:00 pm, các Dabbawallas sẽ đi thu hồi các cạp nồng cơm rỗng từ nơi họ đã giao để chuyển về các trạm tập kết. Sau đó sẽ được chuyển trả lại cho các gia đình theo như quy định  Khối lượng công việc của 1 Dabbawallas:  Thu thập từ nhà: 35 suất ăn trưa  Giao đến văn phòng: 35 suất 4  Thu hồi và trả lại: 35 suất 1.3.2. Nguyên tắc hoạt động Một câu hỏi đăt ra là làm thế nào họ có thể tránh được sai sót? Quỹ thời gian vô cùng eo hẹp và chặt chẽ trong vòng hơn 1h đồng hồ và không quá 12h30 trưa, họ phải giao đúng, đủ cho người nhận? Trong khi đó hiệu quả hoạt động của họ là 99,9999%  Tất cả những phần ăn này đều có những mã số riêng và được các Dabbawallas thuộc nằm long. Các Dabbawallas dùng ký hiệu thể hiện trên nắp cạp nồng cơm. Và nó được đánh mã số như thế này: Trong đó: VLP: Vile Parle (ngoại ô của Mumbai), nơi đến 3: tên trạm tiếp nhận trung chuyển E: mã số của các Dabbawallas tại trạm trung chuyển 9E12: mã số của nơi tiếp nhận cặp nồng cơm (E là viết tắt toà nhà văn phòng nhận cơm, 12 là số tầng)  Giai đoạn đầu hoạt động, Dabbawallas không dùng bất cứ một sự hỗ trợ nào công nghệ như điện thoại, máy nhắn tin. Tuy nhiên dịch vụ này không bị ngắt quãng kể cả khi gặp thời tiết xấu. Ngày nay, Dabbawallas đã nắm lấy thời cơ của công nghệ thông tin: cho phép khách hàng đặt hàng thông qua SMS và website: mydabbawala.com. 5  Tổ chức nhân sự:  Một Dabbawallas có thể mang 39 cạp nồng cơm, nặng khoảng 50 kg nhưng họ không hoạt động riêng rẻ mà phối hợp chặt chẽ với nhau: 2000 người mang khoảng trăm ngàn cạp nồng cơm và mỗi cạp nồng cơm được chuyền tay khoảng 4 lần trước khi đến đích đúng giờ.  Câu châm ngôn của Dabbawallas là “Error is honor” có thể dịch là “nhân vô thập toàn”. Con người không thể nào không mắc phải sai lầm, mà đối với tổ chức này uy tín luôn được đặt lên hàng đầu. Để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trên đường vận chuyển, họ đưa ra một giải pháp. Đó là, một nhóm khoảng 30 Dabbawallas chịu trách nhiệm vận chuyển trong một khu vực, trong số đó có 5 người dự trữ phòng khi có tai nạn xảy ra.  Các Dabbawallas là những người cực kỳ có kỷ luật. Uống rượu khi đang làm nhiệm vụ sẽ bị phạt 1000 rúp, không mang mũ đồng phục sẽ bị phạt 25 rúp, vắng mặt không có lý do chính đáng là hành động không thể tha thứ được.  Thu nhập của một Dabbawallas khoảng 5000 rúp/ tháng.  Việc tuyển dụng người của Dabbawallas không phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi hay xuất xứ. Tuy nhiên, các Dabbawallas hoàn toàn là nam. Họ làm việc cho đến khi không thể đảm nhiệm công việc này nữa thì thôi chứ không quy định tuổi về hưu.  Mới đây, Ngân hàng Corporation Bank đã liên kết với các Dabbawallas để tìm kiếm nguồn khách hàng cho các dịch vụ ngân hàng của họ. Cụ thể là các Dabbawallas sẽ là người phân phát và thu về các mẫu mở tài khoản của ngân hàng đến 6 tay các khách hàng của mình. Họ sẽ nhận được 2 rúp trên mỗi mẫu phát đi và 5 rúp cho mỗi mẫu thu về. Việc này mang lại lợi ích cho các bên: Ngân hàng trả chi phí thấp hơn so với việc thuê nhân viên chính thức và các Dabbawallas có một khoảng thu nhập thêm ngoài tiền lương chính thức của mình. Ngoài ra, thông qua hình thức này các Dabbawallas đã mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng của mình. 1.3.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức 13 MEMBERS PRESIDENT VICE PRESIDENT GENERAL SECRECTARY TREASURER 7 CH ƯƠNG 2 PH ÂN T ÍCH CHUỖI CUNG ỨNG DABBAWALLA 2.1. Đặc điểm mô hình kinh doanh của chuỗi cung ưng Dabbawalla 2.1.1. Mô hình DIRECTORS (9) MUKADAM MEMBERS (5000) 8 2.1.2. Đặc điểm  Tồn kho bằng không: hoạt động logistic chỉ diễn ra trong vòng 1 giờ và liên tục hàng ngày.  Không tốn nhiên liệu: các Dabbawallas vận chuyển bằng tàu điện, tàu hoả hoặc các phương tiện thô sơ khác đến trạm tập kết  Không tốn tiền đầu tư vào công nghệ: không có sự hỗ trợ của công nghệ như điện thoại, máy nhắn tin, GPS .Hoạt động của hệ thống phụ thuộc vào đội nhóm làm việc và sự quản lý thời gian. Để tránh được sai sót, họ dung ký hiệu thể hiện trân nắp cặp nồng cơm, được đánh mã số 9  Không tốn tiền đầu tư vào cơ sở vật chất: không cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các trạm tập kết là ở cổng các chùa vì ở đó không gian rộng và không tốn chi phí, được sự ủng hộ của nhà chùa vì phần lớn người Ấn Độ ăn chay  Dabbawallas đều là những nông dân, thất học nhưng vô cùng trung thực, cần mẫn và đầy nhiệt huyết. Mặc dù Dabbawalla là tổ chức có số lượng người đạt chuẩn Six sigma nhiều nhất thế giới, nhưng bản than họ chỉ biết nó là một cái huy chương, họ không quan tâm nhiều đến điều đó bởi họ xem đó là một phần trách nhiệm họ phải làm và xem đó là nghĩa vụ cao cả.  Đối tác chiến lược của Dabbawalla là các nhân viên làm việc ở văn phòng, phải ở lại trưa. 2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của chuỗi cung ứng Dabbawalla 2.2.1. Phân tích năng lực hoạt động logistic của chuỗi cung ứng Dabbawalla Những con số đáng lưu ý:  Đến cuối năm 2007, số lượng Dabbawallas đã lên đến 5000 người.  Số lượng cạp nồng cơm là 2 triệu cạp nồng mỗi ngày( tương đương khoảng 700 triệu cạp nồng cơm một năm), với 400.000 lượt giao hàng mỗi ngày, trong bán kính 60km đến 70km với thời gian 3h đồng hồ.  99,9999% hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ sai sót của các Dabbawallas là không thể tưởng tượng được 1/16 triệu giao dịch, mà theo tạp chí Forbes thì chỉ cần tỷ lệ sai sót 1/8 đã đạt chuẩn Six Sigma rồi. Dabbawalla cũng là tổ chứccó số lượng người đạt tiêu chuẩn Six Sigma nhiều nhất trên thế giới. 10 . việc ở văn ph ng, ph i ở lại trưa. 2.2. Ph n t ch hiệu quả ho t động kinh doanh của chuỗi cung ứng Dabbawalla 2.2.1. Ph n t ch năng lực ho t động logistic. 2.2.2. Ph n t ch mô hình ho t động kinh doanh của chuỗi cung ứng Dabbawalla theo mô hình 5 t c lực của Michael Porter Chuỗi cung ứng Dabbawallas đã đ t được

Ngày đăng: 31/12/2013, 20:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w