PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng tích cực tìm kiếm, tham gia vào các chuỗi cung ứng để có cơ hội gia tăng lợi nhuận, phát triển bền vững; Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc quản trị chuỗi cung ứng được coi là một công cụ cạnh tranh hiệu quả hàng đầu của các doanh nghiệp. Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu, nếu như không có những thay đổi thì có thể rơi vào “bẫy giá trị gia tăng thấp” và làm sao để thoát khỏi “bẫy” này là điều đáng lưu tâm với nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ Việt Nam hiện nay. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành Dược nói chung và thị trường Dược Phẩm nói riêng cũng ngày các phát triển. Ngành Dược đang trở thành một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh, liên quan đến các loại thuốc từ khâu sản xuất, kiểm định, phân phối cho đến tay người bệnh. Từ xa xưa đến thời kỳ hiện đại như ngày hôm nay, ngành Dược đứng một vị trí nhất định có vị thế không thể thay đổi trong cuộc sống. Đặc trong cuộc sống hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người càng cao đòi hỏi nguồn nhân lực trong ngành ngày càng cao Tại Việt Nam, thị trường dược phẩm đang trên đà tăng trưởng khá lạc quan, năm 2017 doanh thu của thị trường trong nước ước đạt 5,2 tỷ USD (theo số liệu của Business Monitor International - BMI), tăng khoảng 10% so với năm trước và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới. Khi dân số càng tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, dân trí được cải thiện, nhu cầu sử dụng thuốc của người dân sẽ ngày càng lớn. Thị trường dược phẩm đang được đánh giá là một “mảnh đất trù phú” thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại, các tập đoàn quốc gia trên thế giới, thậm chí cả những nhà đầu tư trong nước hoạt động ngoài ngành. Năm 2018, bối cảnh ngành Dược được dự đoán sẽ thay đổi mạnh mẽ với sự tham gia của những ông lớn trên thị trường bán lẻ, phân phối như Amazon, FPT Retail, Digiworld... Bên cạnh đó, sự gia nhập ồ ạt của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài với kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất và kinh doanh Dược phẩm, công nghệ hiện đại cũng như tiềm lực tài chính vô cùng lớn đang đầu tư vào Việt Nam, Abbot My mua Glomes, mua Demexco Đồng Tháp, tập đoàn tài chính FIT mua Cửu Long; Taico Nhật mua một phần Dược Hậu Giang... cũng đang tạo ra áp lực khá lớn với các doanh nghiệp dược trong nước. Mức độ cạnh tranh trong thị trường dược những năm tới được đánh giá sẽ diễn ra khốc liệt hơn trên hầu hết các phân khúc thị trường. Các chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ đóng vai trò chiến lược hơn trong mô hình kinh doanh mới của nhiều công ty dược phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Dược phẩm trong nước. Việc này đòi hỏi phải có một tổ chức chuỗi cung ứng tập trung đa hướng, có nhiệm vụ rõ ràng. Tổ chức này có trách nhiệm thực hiện những thay đổi cần thiết trong chuỗi cung ứng và mô hình phân phối. Với các công ty dược phẩm, yêu cầu một mô hình phân phối nhanh và linh động hơn. Một chuỗi cung ứng hiệu quả về chi phí nên được liên kết hoàn toàn với thứ tự của chu kỳ tiền mặt và sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong các mô hình kinh doanh dược phẩm của tương lai. Không có một chuỗi cung ứng tiêu chuẩn nào phù hợp với mọi công ty, vì thế các công ty dược phẩm cần xây dựng, hoàn thiện và phát triển những chuỗi cung ứng khác biệt hơn cho mình. Giá trị riêng của sự kết hợp giữa sản phẩm – thị trường – kênh phân phối sẽ là đòn bẩy rất lớn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc quyết tâm tập trung vào ngành kinh doanh này cũng là chìa khóa quan trọng để thành công. Công ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương (Hdpharma) tiền thân là “Quốc doanh dược phẩm” tỉnh Hải Dương thành lập từ năm 1961 , là một doanh nghiệp lâu năm trong ngành Dược. Tuy nhiên trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ồ ạt, xuất hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành dược nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, làm cho sự cạnh tranh trong ngành trở nên quyết liệt. Mặt khác, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty vẫn còn một số hạn chế như: công tác dự báo và lập kế hoạch của Công ty còn chưa sát với tình hình thực tế, các loại chi phí của Công ty còn khá cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, từ đó gây ra nhiều tổn thất cho Công ty… Do đó, việc thường xuyên đánh giá lại và hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty là việc cần làm cấp thiết hơn bao giờ hết. Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng giúp cho Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nên tên đề tài: “Quản trị chuỗi cung ứng của Công Ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Phan Khải Tín (2014), “Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công ty Dược phẩm Euvipharm”; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TPHCM. Tác giả thực hiện nhằm đạt được mục tiêu tìm giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty Dược phẩm Euvipharm. Nguyễn Công Hiệp (2007), “Ứng dụng mô hình dịch vụ Logistics và quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động dịch vụ kho hàng dược phẩm tại Công ty TNHH DIETHELM Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế TPHCM. Tác giả hệ thống hóa lại lý luận cơ bản cũng như những chỉ tiêu đánh giá quản lý kho, hoạch định, tổ chức thiết kế, kiểm định bố trí mạng lưới và trang thiết bị trong kho; nghiên cứu thực trạng quản lý kho...tại công ty nghiên cứu. Trần Sỹ Nam (2014), “Quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan”; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân. Tác giả thực hiện nhằm hệ thống hóa lại lý luận về chuỗi cung ứng và những giải pháp đưa ra là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan nói riêng và các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nghành hàng tiêu dùng nhanh nói chung. Phan Huy Toàn (2013): “Nghiên cứu hoạt động phân phối thuốc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco năm 2013”; Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Dược Hà Nội. Tác giả thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng hoạt động phân phối thuốc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO năm 2013. Đồng thời, đánh giá hiệu quả và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hệ thống phân phối thuốc của Công ty. Trần Văn Hưng (2016): “Nghiên cứu về chuỗi cung ứng các doanh nghiệp Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tác giả thực hiện nhằm nghiên cứu về hoạt động trong chuỗi cung ứng nhằm hướng đến những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp sản xuất như tăng doanh thu, giảm chi phí và linh hoạt trong hoạt động và đạt được mục tiêu phát triển bền vững. 2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài Đề tài tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng dược phẩm, nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động này vào Công ty cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương. 3. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản trị chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp hiện nay Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công Ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Phạm vi về không gian Đề tài nghiên cứu của Công Ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương (Số 102 phố Chi Lăng, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) 4.2.2. Phạm vi về thời gian Từ năm 2015 đến năm 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích và phương pháp chuyên gia. Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng qua sách, giáo trình, các tạp chí, các kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố. Bước 2: Nghiên cứu và mô tả thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng qua tham khảo ý kiến chuyên gia đối với các cán bộ, công nhân viên đang công tác tại Công ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương Bước 3: Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả phân tích thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty theo từng bước là cung ứng, sản xuất, tồn trữ và phân phối. Đưa ra số liệu để phân tích hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng. Nguồn dữ liệu: Nghiên cứu cơ sở lý luận từ sách, giáo trình, các tạp chí, các kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố, sử dụng dữ liệu từ báo cáo của bộ phận như: Báo cáo tháng, báo cáo năm, báo cáo tài chính, giải trình kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên… ý kiến đánh giá từ các nhân viên các bộ phận thực hiện công việc trực tiếp, các trưởng bộ phận là chuyên gia đầu nghành… để phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng từ đó tác giã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng 6. Kết cấu của luận văn Ngoài Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ; Danh mục các chữ viết tắt; Phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương Chương 3: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương
Trang 1NGUYỄN NGỌC YẾN
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ
Y TẾ HẢI DƯƠNG
Trang 2QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ
Trang 3CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 8340101
Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG ĐỨC LỰC
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 4cá nhân tôi, dưới sự góp ý của giáo viên hướng dẫn Các kết quả nghiên cứu trongLuận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trước đây.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Yến
Trang 5Trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tại trường, tôi xin chân thànhcảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu Đặc biệt là TS Trương Đức Lực người đã
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dược Vật Tư Y
Tế Hải Dương và toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động của Công ty đãtạo điều kiện thuận lợi cung cấp những thông tin hữu ích giúp tôi hoàn thành bàiluận văn này
Trang 6TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN NGỌC YẾN
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ i
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 6
1.1 Một số khái niệm liên quan 6
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng 6
1.1.2 Quá trình phát triển quản trị chuỗi cung ứng 9
1.1.3 Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng với kênh phân phối, quản trị nhu cầu, logistics 13
1.1.4 Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong giai đoạn hiện nay 15
1.1.5 Các mô hình chuỗi cung ứng 17
Trang 81.2 Nội dung quản trị chuỗi cung ứng 20
1.2.1 Dự báo lượng cầu và lập kế hoạch 20
1.2.2 Thu mua 23
1.2.3 Sản xuất 28
1.2.4 Phân phối 30
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng 35
1.3.1 Môi trường bên ngoài 35
1.3.2 Môi trường bên trong 38
Trang 92.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 40
2.1.1 Lịch sử hình thành của công ty 40
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 41
2.1.3 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh 42
2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 42
2.2 Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Hải Dương 44
2.2.1 Công tác dự báo và lập kế hoạch 45
2.2.2 Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu 47
2.2.3 Hoạt động sản xuất 49
2.2.4 Hoạt động phân phối 59
Trang 102.3.1 Môi trường bên ngoài 63
2.3.2 Môi trường bên trong 67
2.4 Đánh giá chung về hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Hải Dương 69
2.4.1 Kết quả 70
2.4.2 Hạn chế 71
2.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 73
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG 74
Trang 113.1.1 Tổng quan 743.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty 743.1.3 Kế hoạch đến năm 2020 75
3.2 Định hướng hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Dược Vật tư
Trang 123.3.4 Hoàn thiện công tác giao hàng 82
3.3.5 Tối ưu hoát tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp 83
3.3.6 Hoàn thiệt kế hoạch cắt giảm chi phí 85
3.4 Lợi ích từ giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng 87
3.4.1 Lợi ích đối với khách hàng 87
3.4.2 Lợi ích đối với công ty 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trang 13FEFO First Expired First Out
GDP Thực hành tốt phân phối thuốc
Trang 15Bảng 2.6: Bảng đánh giá tình hình tài chính 68
Hình vẽ:
Hình 2.1: Tỷ lệ sản xuất năm 2017 71Hình 3.1: Đề xuất quy trình lập kế hoạch sản xuất 111
Sơ đồ
Trang 16Sơ đồ 1.4 Các thành phần trong chuỗi cung ứng 24
Sơ đồ 1.5 Chu trình tổng quát về hoạt động phân phối sản phẩm 42
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương 58
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ Chuỗi cung ứng công ty 63
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổng quát quy trình sản xuất của Công ty 85
Sơ đồ 2.4: Mạng lưới phân phối thuốc tổ chức theo phương thức bán hàng 87
Trang 17-
-NGUYỄN NGỌC YẾN
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ
Y TẾ HẢI DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Trang 18HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 19CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỐI CUNG ỨNG
Trong chương này tác giả đề cập đến các vấn đề cơ bản về chuỗi cung ứng,quản trị chuỗi cung ứng: Trình bày một số khái niệm liên quan; So sánh, phân biệtgiữa quản trị chuỗi cung ứng với kênh phân phối, quản trị nhu cầu, logistics; Đánhgiá vai trò và chức năng của quản trị chuỗi cung ứng, đồng thời cũng giới thiệu vềcác mô hình chuỗi cung ứng, các thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng bao gồm:nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng/người tiêu dùng
Tiếp đó, tác giả đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứngbao gồm nhân tố bên trong công ty và nhân tố bên ngoài công ty Trình bày nộidung quan trọng của chương này để làm nền tảng cho việc phân tích trực trạng và
đề xuất giải pháp cho những chương sau đó là các hoạt động trong quản trị chuỗicung ứng bao gồm: Dự báo nhu cầu, lập kế hoạch, công tác thu mua, công tác sảnxuất, công tác phân phối, công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG
Trong chương này, tác giả đã giới thiệu một vài nét cơ bản về công ty cổphần Vật Tư Y Tế Hải Dương, lịch sử hình thành và phát triển của công ty, cơ cấu
tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty phân tích kết quả kinh doanh
Trang 20của công ty giai đoạn 2015 – 2018.
Tiếp đó tác giả đề cập đến thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Công ty cổphần Vật Tư Y Tế Hải Dương qua các hoạt động:
Dự báo nhu cầu: Dự báo nhu cầu của công ty thực hiên chưa tốt, do áp lực
lớn về chỉ tiêu nên việc dự báo thường mang tính chất chạy số quý cũng như chỉtiêu năm mà không chú ý đến thực tế bán hàng, dẫn đến tháng cuối của quý sản xuấtrất nhiều tối đa công suất, tồn kho tại các nhà phân phôi rất lớn, các mắt xích kháctrong chuỗi cũng vận hành hết công suất, còn tháng đầu của quý lại sản xuất rất ítnên chính vì vậy đã ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lực một cách tối ưu
Lập kế hoạch tổng hợp:Do thị trường ngành Dược có nhiều biến động nên
có xảy ra việc dư thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu sản xuất, những đơn hàng gấp vàđột xuất đôi khi không đáp ứng được Công tác nghiên cứu thị trường hoàn toàn donội tại công ty thực hiện, chưa đầu tư mạnh cho hoạt động này như thuê hoặc hợptác với đơn vị chuyên nghiệp về lĩnh vực này, nên nhiều ý kiến đánh giá còn mangtính chủ quan, chưa xác định được nhu cầu thị trường một cách chính xác nhất
Hoạt động mua hàng: Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu cao, thời gian
nhập khẩu tương đối dài, hoạt động mua nguyên vật liệu phụ thuộc nhiều vào các
đơn hàng đặt trước của khách hàng nên khi có đơn hàng gấp, đột xuất thì nguyên
vật liệu không đáp ứng đủ cho sản xuất, dẫn đến tăng thời gian máy móc ngừnghoạt động, người lao động không có đủ việc để làm, làm tăng chi phí sản xuất
Trang 21kinh doanh, giảm lợi nhuận của công ty.
Hoạt động sản xuất: Vẫn còn tồn tại một số máy móc cũ, lạc hậu làm cho
hao hụt trong sản xuất lớn, một số lao động vận hành máy chưa tốt làm cho quátrình sản xuất tốn thêm nhiều chi phí, làm giá thành sản phẩm tăng cao, tính cạnhtranh của sản phẩm giảm Việc điều hành sản xuất trong các nhà máy vẫn còn nhiềuhạn chế, chi phí trong quá trình sản xuất cao, đôi khi phải tiêu hủy thành phẩm bị lỗikhông đạt yêu cầu do còn một số máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu, hao hụt trong sảnxuất lớn, việc kiểm soát chi phí sản xuất chưa tốt và trình độ công nhân vận hànhcòn một số hạn chế Điều này làm cho Công ty tốn nhiều chi phí, làm giá thành sảnphẩm tăng cao, tính cạnh tranh của sản phẩm giảm
Hoạt động phân phối: Vẫn còn đơn hàng bị giao hàng chậm trễ và sai sót về
số lượng hàng cần giao đối với khách hàng trong nước; sai thủ tục xuất khẩu hànglàm cho không đảm bảo thời gian cam kết giao hàng cho khách hàng ở nước ngoài
Chưa chú trọng đến tổ chức đào tạo chuyên sâu cho nhân viên phòng xuấtnhập khẩu về kiến thức xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan
Trang 22CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ Y TẾ HẢI DƯƠNG
Quá trình phân tích và đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công
ty cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương một số hạn chế và nguyên nhân của nhữnghạn chế ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng của công ty Để góp phần giải quyếtnhững vấn đề trên, luận văn xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiệnquản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan:
Thứ nhất, Về kết nối các bộ phận trong chuỗi cung ứng
Một là, Thành lập nhóm tương tác và giải quyết các vấn đề liên quan đến
chuỗi cung ứng mà trong đó cần phải có một người lãnh đạo - nhà quản lý chuỗitoàn thời gian, chịu trách nhiệm chung toàn chuỗi
Hai là, Xác định mục tiêu có thể lượng hóa và không chồng chéo lên nhau.
Điều này cần thiết để có thể hoàn thành mục đích hay sứ mạng của chuỗi
Ba là, Giao các mục tiêu của chuỗi cho các bộ phận trong đó trưởng các bộ
phận phải có kỹ năng và kỹ thuật cần thiết
Thứ 2, Về chức năng dự báo, lập kế hoạch
Một là, Công ty cần chú trọng hơn đến công tác nghiên cứu thị trường
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin qua các giải pháp
Giảm thiểu thời gian chu kỳ trong việc dự kiến, tiếp nhận và thông tin về nhu cầu thực tế
Giám sát nhu cầu thực tế cho sản phẩm ở thời điểm gần nhất
Trang 23 Hiểu được nhu cầu sản phẩm ở từng giai đoạn của chuỗi cung ứng.
Tăng tần suất và chất lượng của sự hợp tác thông qua các nhu cầu chia sẽ thông tin
- Duy trì giá cả phù hợp: Công ty cần duy trì mức giá ổn định cho sảnphẩm Giá biến động sẽ khuyến khích khách hàng đến mua nhiều hơn khi giá thấp
và họ sẽ cắt giảm đơn hàng khi giá lên cao Điều này sẽ gây ra những biến độngtrong các đơn đặt hàng Do đó, duy trì giá ổn định giúp giảm thiểu tình trạng mua
dự trữ hàng khối lượng lớn
- Xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, tổ chức phân phối hợp lý
- Giảm thời gian chờ: thời gian chờ bao gồm thời gian đặt hàng (thời giansản xuất và vận chuyển sản phẩm) và thời gian chờ thông tin (thời gian để xử lý mộtđơn hàng) Ta có thể giảm thời gian đặt hàng bằng cách sử dụng phương pháp cross– docking (vận chuyển trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến nơi tiêu thụ mà không quatồn kho trung gian)
Hai là, Xây dựng mô hình dự báo: mô hình chuỗi thời gian kết hợp mô hình
nhân quả
Ba là, Ứng dụng phần mềm hỗ trợ dự báo.
Công ty nên xem xét việc xây dựng và thiết lập phần mềm hỗ trợ dự báo phù
hợp với công ty như Eviews, ForcastX, SPSS, AMOS, , STATA, MetaStock
Eviews (Econometrics Views) cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu phứctạp, hồi qui và dự báo chạy trên Windows Với Eviews ta có thể nhanh chóng xây
Trang 24dựng một mối quan hệ kinh tế lượng từ dữ liệu có sẵn và sử dụng mối quan hệ này
để dự báo các giá trị tương lai Eviews có thể hữu ích trong tất cả các loại nghiêncứu như đánh giá và phân tích dữ liệu khoa học, phân tích tài chính, mô phỏng và
dự báo vĩ mô, dự báo doanh số, và phân tích chi phí Đặc biệt, Eviews là một phầnmềm rất mạnh cho phân tích dữ liệu thời gian cũng như chéo với cỡ mẫu lớn
Thứ 3, Giải pháp về hoạt động mua hàng
Một là, Tổ chức đánh giá định kỳ năng lực của các nhà cung cấp.
Hai là, Đặt vấn đề chất lượng nguyên vật liệu lên hàng đầu thay vì lựa chọn
các nhà cung cấp có giá thành thấp
Ba là, Triển khai thêm nhà cung cấp giảm thiếu tác động của hàng nhập khẩu Bốn là, Đàm phán với nhà cung để giảm thời gian giao hàng và lượng đặt
hàng tối thiểu
Thứ 4, Giải pháp về hoạt động sản xuất
Một là, Có kế hoạch thay thế một số máy móc, thiết bị cũ, lạc hậu bằng máy
móc thiết bị với công nghệ hiện đại hơn
Hai là, Đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân bằng cách thuê các chuyên
gia trong ngành giảng dạy
Ba là, Xây dựng quy trình cụ thể để đối phó với các tình huống khẩn cấp như
sự cố, các trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch…
Bốn là, Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường đạo tạo chuyên môn nghiệp
Trang 25vụ cho cán bộ quản lý Công ty, ứng dụng các thành quả công nghệ vào việc quản lýđiều hành sản xuất.
Thứ 5, Giải pháp về hoạt động hoạt động phân phối
Một là, Hoàn thiện hệ thống thông tin đảm bảo thông tin thông suốt từ nhà
sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng
Hai là, Ứng dụng của thương mại điện tử trong việc phát triển của hệ thống
phân phối hàng hóa
Ba là, Ứng dụng phần mềm DMS trong việc quản lý hệ thống phân phối
KẾT LUẬN
Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào hai điều kiện: thứ nhất là chiếnlược cạnh tranh và các chiến lược quản trị chuỗi cung ứng phải được quản trị tốt đểcác bộ phận trong chuỗi phù hợp với nhau để hình thành một chiến lược hợp táctổng thể, mỗi hoạt động, bộ phận trong chuỗi phải có khả năng hỗ trợ các chức năngkhác, đồng thời giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu cạnh tranh; thứ hai là phảithiết kế các hoạt động của phòng ban chức năng phù hợp với các nguồn lực sẵn có,
để đảm bảo rằng mỗi phòng ban đều có thể thực hiện tốt các chiến lược đã đề ra.Nói cách khác, các bộ phận trong chuỗi phải hoạt động nhịp nhàng, tạo ra sự phùhợp và ăn ý, hỗ trợ tối đa cho mục tiêu chung của chuỗi Hoạt động của chuỗi sẽkhông hiệu quả nếu thiếu tính đồng nhất, hoặc các nguồn lực không đủ khả năng hỗ
Trang 26trợ chiến lược
Để xây dựng được một chuỗi cung ứng hiệu quả, điều quan trọng là Công typhải xác định được nhu cầu của khách hàng trong mỗi phân khúc thị trường màmình đang muốn nhắm tới, đồng thời xem xét các vấn đề mà chuỗi cung ứng có thểgặp phải trong việc thoả mãn nhu cầu này
Trang 27NGUYỄN NGỌC YẾN
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VẬT TƯ
Y TẾ HẢI DƯƠNG
Trang 28LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 8340101
Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG ĐỨC LỰC
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 29PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo xu hướng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướngtích cực tìm kiếm, tham gia vào các chuỗi cung ứng để có cơ hội gia tăng lợinhuận, phát triển bền vững; Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc quản trịchuỗi cung ứng được coi là một công cụ cạnh tranh hiệu quả hàng đầu của cácdoanh nghiệp
Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ trong chuỗi giá trị toàn cầu, nếu như không
có những thay đổi thì có thể rơi vào “bẫy giá trị gia tăng thấp” và làm sao để thoátkhỏi “bẫy” này là điều đáng lưu tâm với nhiều các doanh nghiệp lớn nhỏ Việt Namhiện nay
Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành Dược nói chung và thị trường DượcPhẩm nói riêng cũng ngày các phát triển
Ngành Dược đang trở thành một trong những ngành ảnh hưởng trực tiếp đếnsức khỏe của người bệnh, liên quan đến các loại thuốc từ khâu sản xuất, kiểm định,phân phối cho đến tay người bệnh Từ xa xưa đến thời kỳ hiện đại như ngày hômnay, ngành Dược đứng một vị trí nhất định có vị thế không thể thay đổi trong cuộcsống Đặc trong cuộc sống hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe con người càngcao đòi hỏi nguồn nhân lực trong ngành ngày càng cao
Tại Việt Nam, thị trường dược phẩm đang trên đà tăng trưởng khá lạc quan,năm 2017 doanh thu của thị trường trong nước ước đạt 5,2 tỷ USD (theo số liệu của
Trang 30Business Monitor International - BMI), tăng khoảng 10% so với năm trước và được
dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới
Khi dân số càng tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, dân tríđược cải thiện, nhu cầu sử dụng thuốc của người dân sẽ ngày càng lớn
Thị trường dược phẩm đang được đánh giá là một “mảnh đất trù phú” thu hútnhiều nhà đầu tư ngoại, các tập đoàn quốc gia trên thế giới, thậm chí cả những nhàđầu tư trong nước hoạt động ngoài ngành Năm 2018, bối cảnh ngành Dược được
dự đoán sẽ thay đổi mạnh mẽ với sự tham gia của những ông lớn trên thị trườngbán lẻ, phân phối như Amazon, FPT Retail, Digiworld Bên cạnh đó, sự gia nhập
ồ ạt của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài với kinh nghiệm lâu năm trong sảnxuất và kinh doanh Dược phẩm, công nghệ hiện đại cũng như tiềm lực tài chính vôcùng lớn đang đầu tư vào Việt Nam, Abbot My mua Glomes, mua Demexco ĐồngTháp, tập đoàn tài chính FIT mua Cửu Long; Taico Nhật mua một phần Dược HậuGiang cũng đang tạo ra áp lực khá lớn với các doanh nghiệp dược trong nước.Mức độ cạnh tranh trong thị trường dược những năm tới được đánh giá sẽ diễn rakhốc liệt hơn trên hầu hết các phân khúc thị trường
Các chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ đóng vai trò chiến lược hơn trong môhình kinh doanh mới của nhiều công ty dược phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranhcho các doanh nghiệp Dược phẩm trong nước Việc này đòi hỏi phải có một tổchức chuỗi cung ứng tập trung đa hướng, có nhiệm vụ rõ ràng Tổ chức này cótrách nhiệm thực hiện những thay đổi cần thiết trong chuỗi cung ứng và mô hìnhphân phối
Với các công ty dược phẩm, yêu cầu một mô hình phân phối nhanh và linh
Trang 31động hơn Một chuỗi cung ứng hiệu quả về chi phí nên được liên kết hoàn toàn vớithứ tự của chu kỳ tiền mặt và sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong các mô hìnhkinh doanh dược phẩm của tương lai.
Không có một chuỗi cung ứng tiêu chuẩn nào phù hợp với mọi công ty, vì thếcác công ty dược phẩm cần xây dựng, hoàn thiện và phát triển những chuỗi cungứng khác biệt hơn cho mình Giá trị riêng của sự kết hợp giữa sản phẩm – thịtrường – kênh phân phối sẽ là đòn bẩy rất lớn cho các doanh nghiệp Ngoài ra, việcquyết tâm tập trung vào ngành kinh doanh này cũng là chìa khóa quan trọng đểthành công
Công ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương (Hdpharma) tiền thân là
“Quốc doanh dược phẩm” tỉnh Hải Dương thành lập từ năm 1961 , là một doanhnghiệp lâu năm trong ngành Dược Tuy nhiên trong những năm gần đây, quá trìnhtoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra ồ ạt, xuất hiện nhiều doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh ngành dược nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, làm cho sự cạnhtranh trong ngành trở nên quyết liệt Mặt khác, hoạt động quản trị chuỗi cung ứngcủa Công ty vẫn còn một số hạn chế như: công tác dự báo và lập kế hoạch của Công
ty còn chưa sát với tình hình thực tế, các loại chi phí của Công ty còn khá cao, dịch
vụ chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, từ đó gây ra nhiều tổn thấtcho Công ty… Do đó, việc thường xuyên đánh giá lại và hoàn thiện hoạt động quảntrị chuỗi cung ứng tại Công ty là việc cần làm cấp thiết hơn bao giờ hết Hoàn thiệnquản trị chuỗi cung ứng giúp cho Công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chiphí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Xuất phát từ tầm quan trọng đó, nên
Trang 32tên đề tài: “Quản trị chuỗi cung ứng của Công Ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn này.
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
2.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phan Khải Tín (2014), “Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại Công tyDược phẩm Euvipharm”; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh TếTPHCM Tác giả thực hiện nhằm đạt được mục tiêu tìm giải pháp hoàn thiện hoạtđộng chuỗi cung ứng tại công ty Dược phẩm Euvipharm
Nguyễn Công Hiệp (2007), “Ứng dụng mô hình dịch vụ Logistics và quản trịchuỗi cung ứng trong hoạt động dịch vụ kho hàng dược phẩm tại Công ty TNHHDIETHELM Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh TếTPHCM Tác giả hệ thống hóa lại lý luận cơ bản cũng như những chỉ tiêu đánh giáquản lý kho, hoạch định, tổ chức thiết kế, kiểm định bố trí mạng lưới và trang thiết
bị trong kho; nghiên cứu thực trạng quản lý kho tại công ty nghiên cứu
Trần Sỹ Nam (2014), “Quản trị chuỗi cung ứng của công ty cổ phần hàngtiêu dùng Masan”; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân Tácgiả thực hiện nhằm hệ thống hóa lại lý luận về chuỗi cung ứng và những giải phápđưa ra là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công ty cổ phần hàng tiêu dùngMasan nói riêng và các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nghànhhàng tiêu dùng nhanh nói chung
Trang 33Phan Huy Toàn (2013): “Nghiên cứu hoạt động phân phối thuốc tại Công ty cổphần xuất nhập khẩu y tế Domesco năm 2013”; Luận văn thạc sĩ, Trường đại họcDược Hà Nội Tác giả thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng hoạt động phânphối thuốc tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO năm 2013 Đồng thời,đánh giá hiệu quả và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện hệthống phân phối thuốc của Công ty.
Trần Văn Hưng (2016): “Nghiên cứu về chuỗi cung ứng các doanh nghiệp ViệtNam”; Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội Tácgiả thực hiện nhằm nghiên cứu về hoạt động trong chuỗi cung ứng nhằm hướng đếnnhững lợi ích mang lại cho doanh nghiệp sản xuất như tăng doanh thu, giảm chi phí và linhhoạt trong hoạt động và đạt được mục tiêu phát triển bền vững
2.2 Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài
Đề tài tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của hoạt độngquản trị chuỗi cung ứng dược phẩm, nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạtđộng này vào Công ty cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương
Trang 344.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Công Ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y TếHải Dương
4.2 Phạm vi nghiên cứu
4.2.1 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu của Công Ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương (Số
102 phố Chi Lăng, phường Nguyễn Trãi, Tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương)
4.2.2 Phạm vi về thời gian
Từ năm 2015 đến năm 2017
Trang 355 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp mô tả, phươngpháp phân tích và phương pháp chuyên gia
Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết về hoạt động chuỗi cung ứng qua sách, giáotrình, các tạp chí, các kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố
Bước 2: Nghiên cứu và mô tả thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng quatham khảo ý kiến chuyên gia đối với các cán bộ, công nhân viên đang công tác tạiCông ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Hải Dương
Bước 3: Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả phân tích thực trạng hoạt độngchuỗi cung ứng của công ty theo từng bước là cung ứng, sản xuất, tồn trữ và phânphối Đưa ra số liệu để phân tích hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Từ đótác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng
Nguồn dữ liệu: Nghiên cứu cơ sở lý luận từ sách, giáo trình, các tạp chí, cáckết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố, sử dụng dữ liệu từ báo cáo của bộphận như: Báo cáo tháng, báo cáo năm, báo cáo tài chính, giải trình kết quả kinhdoanh, báo cáo thường niên… ý kiến đánh giá từ các nhân viên các bộ phận thực
hiện công việc trực tiếp, các trưởng bộ phận là chuyên gia đầu nghành… để phân
tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng từ đó tác giã đề xuất một số giải pháp nhằmhoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng
6 Kết cấu của luận văn
Trang 36Ngoài Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ; Danh mục các chữ viết tắt; Phần
Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung của luận văn đượckết cấu gồm 03 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Cổ PhầnDược Vật Tư Y Tế Hải Dương
Chương 3: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Cổ Phần Dược Vật
Tư Y Tế Hải Dương
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biếntrong những năm 90 Hiện nay có một số khái niệm về chuỗi cung ứng như sau:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch
vụ vào thị trường của” – “Fundaments of Logistics Management” của Lambert,Stock và Elleam (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14)
Trang 37“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay giántiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sảnxuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân kháchhàng” – “Supplychain management: strategy, planing and operation” của ChopraSunil và Pter Meindl, (2001, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall c.1)
“Chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thôngtin và các nguồn lực liên quan tới việc chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cungcấp (chuỗi cung ứng) đến khách hàng Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đếnchuyển đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sảnphẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng cuối cùng Trong các hệ thống chuỗi cungứng phức tạp, các sản phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tạibất kỳ điểm nào giá trị còn lại có thể tái chế được”-theo Bách khoa toàn thư mởWikipedia
Theo Viện nghiên cứu quản trị kinh doanh UCI (2010): “Chuỗi cung ứng là một
hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, các nguồn lực liên quanđến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ tay người cung cấp đến nhà sảnxuất, đến khách hàng (người tiêu dùng) Còn được gọi là hoạt động vận chuyển từ B
to C, từ Bussiness đến Customer ”
Theo giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng do TS.Nguyễn Thành Hiếu Chủ biên(2015), khái niệm về chuỗi cung ứng còn mang ý nghĩa một mạng lưới các mốiquan hệ kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả bằng cách loại trừ các công việc trùnglắp và năng suất thấp
Dựa vào các lý thuyết nêu trên, ta có thể hiểu một cách đơn giản: chuỗi cungứng là một chuỗi các khâu, từ khâu đầu tiên là nhận đơn hàng từ khách hàng đến
Trang 38khâu cuối cùng là phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng, theo đó các khâutrong chuỗi cung ứng làm biến đối các tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu thôthành một sản phẩm hoàn chỉnh để chuyển đến tay người tiêu dùng
1.1.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Dựa vào các khái niệm chuỗi cung ứng, hiện nay có một số khái niệm vềquản trị chuỗi cung ứng như sau:
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốttạo giá trị cho các tổ chức, để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng
Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công nghệ là then chốt cho việctích hợp chuỗi cung ứng thành công” – “The Institute for supply management”,Glossary of key purchasing and supply terms, 2009
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý các mối quan hệ bên trên và bêndưới, với nhà cung cấp và khách hàng nhằm cung cấp giá trị khách hàng cao nhấtvới chi phí thấp nhất tính cho tổng thể” – “Logistics and Supply ChainManagement”, Martin Christopher, 1992
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc phối hợp hoạt động sản xuất, lưu kho, địađiểm và vận tải giữa các thành viên của chuỗi cung ứng nhằm mang đến cho thịtrường mà bạn đang phục vụ sự kết hợp tiện ích và hiệu quả nhất” - “Essential ofSupply Chain Management”, Michael Hugos, 2012
“Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin
và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàngmột cách có hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai” – “Quản trị điềuhành”, PGS.TS Hồ Tiến Dũng, 2009
Trang 39Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (The Council of SupplyChain Management Professionals - CSCMP) đã định nghĩa quản trị chuỗi cungứng như sau:
“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch vàquản trị liên quan đến nguồn cung ứng, thầu, chuyển đổi và các hoạt động quản
lý hậu cần (logistics management) Quan trọng không kém là nó cũng bao gồm sựphối hợp là liên kết với các kênh đối tác như là các bên cung cấp, bên trung gian,nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba, và khách hàng Về bản chất, quản trị chuỗi cungứng tích hợp quản trị cung và cầu bên trong và bên ngoài các công ty Quản trịchuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với trách nhiệm chính cho việc kết nốicác chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công tythành một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao Nó thúc đẩy các quá trình
và hoạt động hợp tác với mảng marketing, bán hàng, thiết kế sản phẩm, tài chính
và công nghệ thông tin”
Khái niệm của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cungứng:“Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt độngliên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trịlogistics Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp vàcộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, cácnhà cung cấp dịch vụ, khách hàng Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợpvấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau Quản trị chuỗicung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năngkinh doanh và các quy trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của cáccông ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính Quản trịchuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng nhưnhững hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các
Trang 40bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
Quản trị chuỗi cung ứng là một hành trình phối hợp từ nhà cung cấp nguyênliệu, các nhà máy sản xuất, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân phối, cáccửa hiệu đến người tiêu dùng trong sự vận hành nhịp nhàng và liên tục của dòng vậtchất và dòng thông tin, để có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhấtvới chi phí vận hành thấp nhất
Từ các lý thuyết nêu trên, ta có thể hiểu một cách đơn giản: quản trị chuỗicung ứng là các hoạt động để kiểm soát và tối ưu hóa các khâu trong chuỗi cungứng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao nhất với chi phí thấp nhất
1.1.2 Quá trình phát triển quản trị chuỗi cung ứng
1.1.2.1 Lịch sử phát triển quản trị chuỗi cung ứng
Thời kỳ những năm 90, quy trình cung ứng từ nhà cung cấp đến kho củadoanh nghiệp rồi tới tay khách hàng phải mất trung bình 15 đến 30 ngày, thậm chí
có thể lâu hơn thế Quá trình đặt hàng – giao hàng bao gồm lập đơn hàng và gửi đithông qua các phương tiện như điện thoại, máy fax, cơ sở trao đổi dữ liệu điện tửhay hệ thống thư điện tử công khai, tiếp theo là quy trình xử lý đơn hàng được thựchiện thủ công hay bằng máy vi tính, ủy quyền tín dụng rồi chuyển đơn hàng đến kho
để xử lý, khâu cuối cùng là giao hàng đến tay khách hàng Khi mọi công đoạn đượcdiễn ra đúng như kế hoạch thì thời gian trung bình mà khách hàng nhận được hàng
là khá lâu Trường hợp có vấn đề xảy ra hay giao nhầm thì thời gian còn kéo dàihơn nhiều
Để hỗ trợ việc thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian dài vàkhông dự đoán được, các doanh nghiệp thường phải tích lũy hàng tồn kho Tuynhiên dù kho chứa hàng có được mở rộng đến mấy thì hiện tượng hết hàng hay giaohàng chậm vẫn thường xuyên xảy ra, lý do chủ yếu là số lượng chủng loại sản phẩmtheo nhu cầu của khách hàng là rất đa dạng