1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện sóc sơn

99 780 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 576 KB

Nội dung

Lời nói đầu Hàng năm nguồn vốn nhà nước dành cho đầu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách nhà nước, trong GDP, là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Qui mô đầu tư, hiệu quả đầu tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế và đời sống con người. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu rõ : Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Chúng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Là huyện ngoại thành, Sóc Sơn có nhiều khó khăn trong sự phát triển chung của Thủ đô. Để từng bước đưa Sóc Sơn vượt lên, ngày 21-5-2004, Thành ủy Hà Nội đã ra Nghị quyết số 16 - NQ/TU, nhằm khai thác thế mạnh, phát triển kinh tế - xã hội Sóc Sơn giai đoạn 2004 - 2010. Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 61/KH-UB của UBND thành phố về một số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Sóc Sơn giai đoạn 2004 - 2010, phương hướng phát triển của Sóc Sơn được xác định: phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và làng nghề, ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, thu hút nhiều lao động; phát triển mạnh dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, vận tải, viễn thông .; chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, dịch vụ, du lịch sinh thái; phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, cải thiện môi trường xã hội, nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của nhân dân; . Để thực hiện 1 được mục tiêu, huyện Sóc Sơn cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó hoàn thiện công tác quản các dự án đầu từ nguồn ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Là cán bộ công tác tại huyện Sóc Sơn, đang theo học lớp cao học kinh tế chuyên ngành kinh tế đầu khóa XIV tại trường Đại học kinh tế quốc dân, với mong muốn được vận dụng các kiến thức đã học để đi sâu nghiên cứu, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, tôi chọn đề tài luận văn: “Quản nhà nước các dự án đầu bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc Sơn”. * Mục đích, nhiệm vụ khoa học của luận văn: Nhiệm vụ của luận văn là làm rõ cơ sở luận và thực tiễn của quản nhà nước các dự án đầu bằng nguồn ngân sách, đánh giá thực trang công tác quản nhà nước các dự án đầu từ nguồn ngân sách, từ đó chỉ ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản nhà nước dự án đầu bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc sơn. *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng cứu của luận văn là các hoạt động đầu và công tác quản nhà nước các dự án đầu phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện nước ta từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay của huyện Sóc Sơn. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cơ bản về kinh tế – xã hội, tình hình thực hiện, phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản nhà nước dự án đầu bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc sơn. *Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát 2 *Một số đóng góp của luận văn: Luận văn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của một luận văn thạc sỹ, có giá trị luận và thực tiễn, đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản nhà nước dự án đầu bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc sơn. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong lĩnh vực đầu tư. *Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Quản nhà nước các dự án đầu bằng nguồn ngân sách nhà nước - Những vấn đề luận chung Chương 2: Thực trạng quản dự án bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2004-2007 Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản nhà nước các dự án đầu bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc sơn. 3 Chương 1: Quản nhà nước các dự án đầu bằng nguồn ngân sách nhà nước - Những vấn đề luận chung 1.1. Khái niệm và sự cần thiết phải quản nhà nước các dự án đầu bằng nguồn ngân sách nhà nước. 1.1.1 Khái niệm Quản lý, theo nghĩa chung là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quản nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Quản dự án đầu là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào dự án đầu (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu và vận hành kết quả đầu tư) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu và hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, trong điều kiện xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư. 1.1.2 Sự cần thiết của Quản nhà nước các dự án đầu bằng nguồn ngân sách nhà nước. Đối với các dự án đầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thường có Ban quản dự án làm đại diện thay mặt chủ đầu trực tiếp quản sử dụng phần vốn của nhà nước. Tuy vậy, hoạt động quản của các ban quản dự án chỉ giới hạn trong phạm vi quản trị dự án chứ không phải hoạt động quản nhà nước đối với các dự án nhà nước. Các ban quản dự án vẫn phải chịu sự quản của tất cả cácquan quản khác vì hai do: Ban quản dự án thực hiện trách nhiệm với cách chủ đầu tư. Họ là người đại diện cho nhà nước về mặt vốn đầu tư. Như vậy các ảnh hưởng khác của dự án như tác động của môi trường, anh ninh quốc phòng, trình độ công nghệ…, họ không có trách nhiệm và không đủ khả năng để quan tâm đến. Nếu không có sự quản nhà nước đối với đối với các ban quản dự án này, 4 các dự án nhà nước trong khi theo đuổi các mục tiêu chuyên ngành có thể sẽ làm tổn hại quốc gia ở các mặt mà họ không lường hết hoặc không quan tâm. Mặt khác, bản thân các ban quản dự án cũng có thể không thực hiện trọn vẹn trách nhiệm đại diện sở hữu vốn, từ đó sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả, thậm chí tham ô, chiếm đoạt vốn nhà nước. Do vậy quản nhà nước đối với các dự án đầu từ nguồn ngân sách nhằm thực hiện các mục tiêu sau: Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn, tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trường sinh thái, chống tham ô lãng phí trong sử dụng vốn đầu và khai thác các kết quả của đầu tư. Đảm bảo cho quá trình đầu tư, xây dựng công trình đúng quy hoạch và thiết kế được duyệt, đảm bảo bền vững và mỹ quan, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý. Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực do việc sử dụng đầu vào của các chủ dự án không đúng trên lợi ích toàn diện, lâu dài của đất nước. Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực khác có thể gây ra như các công trình xây dựng được tạo ra bởi dự án cảnh quan, thuần phong mỹ tục, anh ninh quốc gia. Hỗ trợ các ban quản dự án thực hiện đúng vai trò chức năng nhiệm vụ của người đại diện sở hữu nhà nước trong các dự án. Kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí ngân sách của nhà nước. 1.2 Nội dung quản nhà nước các dự án đầu bằng nguồn ngân sách nhà nước Các dự án đầu bằng nguồn vốn ngân sách có đặc điểm là: Thứ nhất, hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường đóng vai trò chính trong việc đánh giá hiệu quả của dự án. 5 Thứ hai, nguồn vốn đầu cho dự án thường là hỗ trợ, tài trợ, dẫn đến sử dụng không có hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí trong đầu Thứ ba, các dự án đòi hỏi phải có sự quy hoạch đồng bộ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thứ tư, dự án bị tác động của nhiều bên liên quan từ khâu ra chủ trương đầu tư, quy hoạch, lập dự án, thu xếp vốn, triển khai đầu tư, sử dụng kết quả đầu . Thứ năm, bên thụ hưởng kết quả đầu cũng là một nhân tố quan trọng trong việc xác định hiệu quả đầu Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Nhà nước quản toàn bộ quá trình đầu xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. 1.2.1 Công tác quy hoạch dự án Công tác quy hoạch dự án có vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động đầu phù hợp với mục tiêu chiến lược, giúp cho kinh tế - xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, hiệu quả và bền vững. *Những căn cứ để lập quy hoạch dự án là: Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng đã được phê duyệt. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành có liên quan (nếu có). Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các kết quả điều tra, khảo sát và các số liệu, tài liệu có liên quan. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. * Nội dung của công tác quy hoạch 6 Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; xác định các động lực phát triển vùng. Xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cư; các khu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch; các khu vực bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hoá; các khu vực cấm xây dựng và các khu dự trữ phát triển. Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng. Dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện. Dự báo tác động môi trường vùng và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đồ án quy hoạch. 1.2.2. Công tác kế hoạch hoá nguồn vốn cho các dự án đầu Các dự án chỉ được bố trí kế hoạch vốn đầu hàng năm của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau: Đối với các dự án quy hoạch: có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch và dự toán chi phí công tác quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền. Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt; có dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu được duyệt theo thẩm quyền. Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu từ thời điểm trước 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch, có thiết kế, dự toán và tổng dự toán được duyệt theo quy định. Trường hợp dự án được bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu nhưng chỉ để làm công tác chuẩn bị thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu dự toán chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt. Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, nếu chưa có tổng dự toán được duyệt thì công trình, hạng mục công trình thi công trong năm kế 7 hoạch phải có thiết kế và dự toán được duyệt, chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu phải có tổng dự toán được duyệt; nếu các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A có các tiểu dự án hoặc dự án thành phần thì từng tiểu dự án hoặc dự án thành phần được quản như một dự án độc lập. Thời gian và vốn để bố trí kế hoạch thực hiện các dự án nhóm B không quá 4 năm, các dự án nhóm C không quá 2 năm. Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu lập kế hoạch vốn đầu của dự án gửi cơ quan quản cấp trên. * Phân bổ vốn: Đối với vốn đầu thuộc Trung ương quản lý: các Bộ phân bổ kế hoạch vốn đầu cho từng dự án thuộc phạm vi quản đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN hàng năm. Đối với vốn đầu thuộc địa phương quản lý: Ủy ban nhân dân các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu cho từng dự án thuộc phạm vi quản đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế; mức vốn các dự án quan trọng của Nhà nước và đúng với Nghị quyết Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán NSNN hàng năm. 8 Sở Tài chính có trách nhiệm cùng với Sở Kế hoạch và Đầu dự kiến phân bổ vốn đầu cho từng dự án do tỉnh quản trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định. Phòng Tài chính Kế hoạch huyện có trách nhiệm cùng với cácquan chức năng của huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện phân bổ vốn đầu cho từng dự án do huyện quản lý. Sau khi việc phân bổ vốn đã được cơ quan Tài chính thẩm tra, chấp thuận, các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, các huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu để thực hiện, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi dự án mở tài khoản để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn. 1.2.3. Lập dự án đầu xây dựng công trình Khi đầu xây dựng công trình, chủ đầu phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu và hiệu quả đầu xây dựng công trình. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở * Nội dung phần thuyết minh của dự án Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doanh, hình thức đầu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác. Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ và các công trình khác; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất. Các giải pháp thực hiện bao gồm: Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có; Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc; 9 Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động; Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản dự án. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Tổng mức đầu của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án. *Nội dung thiết kế cơ sở của dự án Nội dung phần thiết kế cơ sở của dự án phải thể hiện được giải pháp thiết kế chủ yếu, bảo đảm đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu và triển khai các bước thiết kế tiếp theo, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ. Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày riêng hoặc trình bày trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế với các nội dung chủ yếu sau: Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế; giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động; danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng. Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng. Thuyết minh xây dựng: Khái quát về tổng mặt bằng: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, cao độ và toạ độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các điểm đấu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung cần thiết khác. Đối với công trình xây dựng theo tuyến: giới thiệu tóm tắt đặc điểm tuyến công trình, cao độ và tọa độ xây dựng, phương án xử các chướng ngại vật chính trên tuyến; hành lang bảo vệ tuyến và các đặc điểm khác của 10 . lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc sơn. 3 Chương 1: Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước. của đầu tư. 1.1.2 Sự cần thiết của Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước. Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước,

Ngày đăng: 31/12/2013, 11:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. UBND huyện Sóc Sơn(2001), Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn 2010 Khác
3. Báo cáo Sơ kết 3 năm (2005-2007) công tác xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc Sơn Khác
4. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn năm 2004,2005,2006,2007 Khác
5. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn 2006-2010 Khác
6. Từ Quang Phương(2005), Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Đề tài khoa học cấp bộ Khác
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức IX, X Khác
8. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình: Quản lý hành chính nhà nước, NXB Giáo dục Khác
9. Trường đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh tế đầu tư – ThS Từ Quang Phương , NXB Thống kê Khác
10. Trường đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình quản lý dự án đầu tư – TS Từ Quang Phương , NXB lao động xã hội Khác
11. Luật đầu tư (2005) 12. Luật xây dựng (2003) Khác
13. Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08-07-1999 về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng Khác
14. Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07-02-2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1:  Kết quả thực hiện nguồn vốn NSNN giai đoạn 2004-2007 - Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện sóc sơn
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện nguồn vốn NSNN giai đoạn 2004-2007 (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w