1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc Sơn

11 294 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 29,04 KB

Nội dung

thực hiện được mục tiêu, huyện Sóc Sơn cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Hàng năm nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong ngân sách nhà nước, trong GDP, là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước Qui mô đầu tư, hiệu quả đầu tư tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế và đời sống con người

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu rõ : Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm Chúng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng

Là huyện ngoại thành, Sóc Sơn có nhiều khó khăn trong sự phát triển chung của Thủ đô Để từng bước đưa Sóc Sơn vượt lên, ngày 21-5-2004, Thành ủy Hà Nội đã ra Nghị quyết số 16 NQ/TU, nhằm khai thác thế mạnh, phát triển kinh tế

-xã hội Sóc Sơn giai đoạn 2004 - 2010 Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 61/KH-UB của UBND thành phố về một

số chủ trương, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Sóc Sơn giai đoạn 2004 - 2010, phương hướng phát triển của Sóc Sơn được xác định: phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và làng nghề, ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, thu hút nhiều lao động; phát triển mạnh dịch vụ thương mại, du lịch, tài chính, vận tải, viễn thông ; chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, dịch

vụ, du lịch sinh thái; phát triển toàn diện văn hóa - xã hội, cải thiện môi trường xã hội, nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của nhân dân; Để

Trang 2

thực hiện được mục tiêu, huyện Sóc Sơn cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Là cán bộ công tác tại huyện Sóc Sơn, đang theo học lớp cao học kinh tế chuyên ngành kinh tế đầu tư khóa XIV tại trường Đại học kinh tế quốc dân, với mong muốn được vận dụng các kiến thức đã học để đi sâu nghiên cứu, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, tôi chọn đề tài luận

văn: “Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc Sơn”.

* Mục đích, nhiệm vụ khoa học của luận văn:

Nhiệm vụ của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách, đánh giá thực trang công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách, từ đó chỉ ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc sơn

*Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng cứu của luận văn là các hoạt động đầu tư và công tác quản lý nhà nước các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện nước ta từ khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay của huyện Sóc Sơn Phạm vi nghiên cứu tập trung vào những vấn đề cơ bản về kinh tế – xã hội, tình hình thực hiện, phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc sơn

Trang 3

*Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp phân tích tổng hợp, thống

kê, so sánh, điều tra, khảo sát

*Một số đóng góp của luận văn:

Luận văn đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của một luận văn thạc sỹ, có giá trị lý luận và thực tiễn, đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc sơn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo trong lĩnh vực đầu tư

*Kết cấu của luận văn:

Luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước

-Những vấn đề lý luận chung

Chương II: Thực trạng quản lý dự án bằng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn

huyện Sóc Sơn giai đoạn 2005-2007

Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước

các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách trên địa bàn huyện Sóc sơn

Trang 4

Chương I: Quản lý nhà nước các dự án đầu tư bằng nguồn ngân

sách nhà nước - Những vấn đề lý luận chung.

1.1 Khái niệm, nội dung quản lý nhà nước về dự án đầu tư

* Khái niệm

Quản lý, theo nghĩa chung là sự tác động có mục đích của chủ thể vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Quản lý dự án đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào dự án đầu tư( bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, trong điều kiện xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư

* Nội dung quản lý dự án đầu tư

Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư bao gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển để huy động và điều tiết các nguồn lực cho đầu tư phát triển

- Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư; xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến hoạt động đầu tư; giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư; tổng hợp, kiến nghị hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc do các cấp ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung không phù hợp

Trang 5

- Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật về điều ước quốc tế

- Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư

Hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm các nội dung sau:

a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước

và vốn đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện để huy động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế;

b) Thực hiện chương trình tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư;

c) Tổ chức các cơ sở xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài để vận động,

hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư

và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

d) Xây dựng danh mục dự án quốc gia thu hút vốn đầu tư; danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành và địa phương phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

Căn cứ vào chiến lược, kế hoạch, thu hút vốn đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư lập kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

để phối hợp thực hiện

Kinh phí xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách và thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài chính

Trang 6

Hàng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư và dự toán kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư và quản lý tài chính về hoạt động xúc tiến đầu tư

- Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; quản lý thống nhất hoạt động đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư và hoạt động của nhà đầu tư;

Phạm vi thanh tra đầu tư, tổ chức và hoạt động thanh tra đầu tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và quy định pháp luật về thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư và dự án đầu tư

Hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư và việc xử lý vi phạm về đầu tư thực

hiện theo quy định của pháp luật

- Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư;

- Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư;

- Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý hoạt động đầu tư;

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp;

-Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu

tư theo thẩm quyền Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt

Trang 7

động đầu tư hoặc xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật

1.2 Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước dự án đầu tư

Các nguyên tắc quản lý nhà nước dự án đầu tư là các quy tắc chỉ đạo, các tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý dự án đầu tư

Các nguyên tắc quản lý do con người đặt ra nhưng không phải do ý muốn chủ quan mà phải dựa trên các yêu cầu khách quan của các quy luật chi phối quá trình quản lý kinh tế Đồng thời các nguyên tắc này phải phù hợp với các mục tiêu của quản lý: phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được bảo đảm bằng pháp luật

1.2.1 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa hai mặt

“tập trung” và “dân chủ” trong mối quan hệ hữu cơ biện chứng không phải chỉ là tập trung hoặc chỉ là dân chủ “Dân chủ” là điều kiện, là tiền đề của tập trung, cũng như

“tập trung” là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện Hay nói cách khác, tập trung phải dựa trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải trong khuôn khổ tập trung

Nguyên tắc tập trung dân chủ được đặt ra xuất phát từ lý do sau đây: hoạt động kinh tế là việc của công dân, nên công dân phải có quyền (đó là dân chủ), đồng thời, trong một chừng mực nhất định, hoạt động kinh tế của công dân có ảnh hưởng rõ rệt tới lợi ích nhà nước, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, do đó Nhà nước cũng phải có quyền (đó là tập trung)

Hướng vận dụng nguyên tắc

Bảo đảm cho cả Nhà nước và công dân, cho cả cấp trên và cấp dưới, tập thể

và các thành viên tập thể đều có quyền nhất định, không thể chỉ có Nhà nước hoặc chỉ có công dân, chỉ có cấp trên hoặc chỉ có cấp dưới có quyền Có nghĩa là vừa phải có tập trung, vừa phải có dân chủ

Trang 8

Quyền của mỗi bên (Nhà nước và công dân, cấp trên và cấp dưới) phải được xác lập một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn Nghĩa là, phải xuất phát từ yêu cầu và khả năng làm chủ của mỗi chủ thể: Nhà nước và công dân, cấp trên và cấp dưới

Trong mỗi cấp của hệ thống quản lý nhiều cấp của nhà nước phải bảo đảm vừa có cơ quan thẩm quyền chung, vùa có cơ quan thẩm quyền riêng Mỗi cơ quan phải có thẩm quyền rõ rệt, phạm vi thẩm quyền của cơ quan thẩm quyền riêng phải trong khuôn khổ thẩm quyền chung Trong cơ quan thẩm quyền chung, mỗi

uỷ viên phải được giao nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu một số vấn đề, có trách nhiệm phát biểu sâu sắc về các vấn đề đó, đồng thời tập thể được trao đổi, bổ sung

và biểu quyết theo đa số

Tập trung quan liêu vào cấp trên, vào Trung ương hoặc phân tán, phép vua thua lệ làng, chuyên quyền độc đoán của Nhà nước đến mức vi phạm nhân quyền, dân quyền hoặc dân chủ quá trớn trong hoạt động kinh tế đều trái với nguyên tắc tập trung dân chủ Khuynh hướng phân tán tự do vô tổ chức của nền sản xuất nhỏ đang là cản trở nguy hại và phổ biến hiện nay

1.2.2 Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ

Quản lý Nhà nước theo ngành

Quản lý nhà nước theo ngành là việc quản lý về mặt kỹ thuật, về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ quản lý ngành ở trung ương đối với tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành trong phạm vi cả nước

Quản lý nhà nước theo ngành bao gồm các nội dung sau đây:

Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện pháp luật, chủ trương chính sách phát triển kinh tế toàn ngành

Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế họach và các dự án phát triển kinh tế toàn ngành

Trang 9

Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn nguyên liệu và khoa học công nghệ… cho toàn ngành

Trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các quan hệ tài chính giữa các đơn vị kinh tế trong ngành với Ngân sách nhà nước

Thống nhất trong toàn ngành và liên ngành về việc tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng sản phẩm Hình thành tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm

Trong việc thực hiện chính sách, biện pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chung cho toàn ngành và thực hiện sự bảo hộ sản xuất của ngành nội địa trong những trường hợp cần thiết

Trong việc áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng ngành

Trong việc thanh tra và kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn

vị kinh tế trong ngành Định hướng đầu tư xây dựng lực lượng của ngành, chống

sự mất cân đối trong cơ cấu ngành và vị trí của ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc dân

Thực hiện các chính sách, các biện pháp phát triển thị trường chung cho toàn ngành, bảo hộ sản xuất nội địa

Thống nhất hoá, tiêu chuẩn hóa quy cách, chất lượng hàng hoá và dịch vụ, hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm để cơ quan có thẩm quyền ban bố

Thực hiện các biện pháp, các chính sách quốc gia trong việc phát triển nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, nguồn trí tuệ khoa học và công nghệ chung cho toàn ngành

Tham gia xây dựng các dự án Luật, pháp lệnh, pháp quy, thể chế kinh tế theo chuyên môn của mình để cùng các cơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngành

Trang 10

Quản lý theo lãnh thổ

Quản lý nhà nước về kinh tế trên lãnh thổ là việc tổ chức, điều hoà, phối hợp hoạt động của tất cả các đơn vị kinh tế phân bố trên địa bàn lãnh thổ (ở nước ta, chủ yếu là theo lãnh thổ các đơn vị hành chính)

Nội dung quản lý theo lãnh thổ

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế xã hội (không phân biệt kinh tế trung ương, kinh tế địa phương, các thành phần kinh tế khác nhau) nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế lãnh thổ hợp lý và có hiệu quả

Điều hoà, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các đơn vị kinh

tế trên lãnh thổ nhằm tận dụng tối đa và sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn lực sẵn có tại địa phương

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật của từng vùng lãnh thổ bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, đường sá, cầu cống, hệ thống thông tin liên lạc… để phục vụ chung cho cả cộng đồng kinh tế trên lãnh thổ

Thực hiện công tác thăm dò, đánh giá tài nguyên thiện nhiên trên địa bàn lãnh thổ

Thực hiện sự phân bố các cơ sở sản xuất trên địa bàn lãnh thổ một cách hợp

lý và phù hợp với lợi ích quốc gia

Quản lý, kiểm soát việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên quốc gia trên lãnh thổ

Quản lý, kiểm soát việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường sinh thái trên đại bàn lãnh thổ

Nội dung kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ

Nguyên tác kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế Cả hai chiều quản lý đều phải có trách nhiệm chung trong việc

Ngày đăng: 21/07/2016, 14:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w