1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH vốn cổ PHẦN

46 188 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH eaóbf TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Thực hiện: Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 K20 1. Dương Anh Tuấn 2. Hồ Kim Vũ (Nhóm trưởng) 3. Bạch Thị Hồng Vân 4. Hoàng Thị Hải Vân 5. Phạm Thị Thanh Vân 6. Nguyễn Thị Hải Yến TP. Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2012 Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên BẢNG CHI TIẾT CÁC THÀNH VIÊN ĐÓNG GÓP Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 3 Họ và tên Nội dung thực hiện Tham gia các buổi họp nhóm HỒ KIM VŨ (NHÓM TRƯỞNG) - Lập đề cương bài viết - Mục tiêu phân tích vốn cổ phần - Dịch bài phân tích vốn cổ phần - Trình bày nội dung slide thuyết trình. 100% BẠCH THỊ HỒNG VÂN - Sự cần thiết của phân tích vốn cổ phần - Dịch bài phân tích vốn cổ phần - Tập hợp, kiểm tra bài tổng hợp. 100% NGUYỄN THỊ HẢI YẾN - Góp ý, sữa đề cương bài viết - Nội dung phương pháp phân tích vốn cổ phần - Dịch bài phân tích vốn cổ phần - Chỉnh sửa tổng hợp, in bài, ghi đĩa nộp bài. 100% PHAM THỊ THANH VÂN - Phân tích tổng quan tình hình doanh nghiệp: Môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực, đối thủ cạnh tranh - Thiết kế nội dung slide thuyết trình - Dịch bài phân tích vốn cổ phần. 100% DƯƠNG ANH TUẤN - Nội dung: Phân tích chiến lược kinh doanh, phân tích SWOT - Nội dung: Phân tích tình hình tài chính DN - Dịch bài phân tích vốn cổ phần 100% HOÀNG THỊ HẢI VÂN - Phân tích vốn cổ phần - Nhận xét và khuyến nghị - Dịch bài Phân tích vốn cổ phần - Tập hợp và kiểm tra bài tổng hợp 100% Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN .5 A.SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN .5 B.MỤC TIÊU PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN 6 C.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .7 CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN 9 A.PHÂN TÍCH TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP .9 I.Phân tích tổng quan ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động: 9 II. Phân tích chiến lược hoạt động kinh doanh, hội và thách thức của doanh nghiệp .12 B.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 13 KẾT LUẬN .37 PHỤ LỤC 38 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT 38 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT 39 BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ HỢP NHẤT .39 THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT 41 Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 4 Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN A. SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN Ngày nay, để chọn ra các đối tượng đầu tư tối ưu thì một nhà đầu tư cần trang bị cho mình một nền tảng bản để thể đọc, hiểu và phân tích tìm ra được đối tượng đầu tư hiệu quả nhất. Đối với các nhà quản trị để đàm bảo thu nhập tốt trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai, các nhà quản trị cần quan tâm đến điều kiện tài chánh, khả năng sinh lợi và triển vọng của công ty để những biện pháp cũng như chiến lược đưa ra trong hoạt động đầu tư và tài trợ. Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Do vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Trong hoạt động của doanh nghiệp cổ phần, các nhà quản trị là người đưa ra các quyết sách phù hợp với mục tiêu là đảm bảo thu nhập tốt trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai. Vì vậy mối quan tâm của nhà quản trị đó là làm sao đánh giá được những ảnh hưởng của một quyết định tài trợ đối với khả năng sinh lợi và rủi ro trong tương lai cũng như cần phải đánh giá được những ảnh hưởng của các quyết định tài trợ và chính sách cổ tức đối với giá trị doanh nghiệp, ngoài ra các nhà quản trị cũng cần phải xác định được giá trị nội tại của doanh nghiệp trước khi theo đuổi 1 chiến lược mua lại cổ phần. Mặt khác, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và ngược lại họ nhận được quyền sở hữu và thể phải gánh chịu rủi ro. Những rủi ro này liên quan tới việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và doanh lợi đạt được. Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năng tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Trên sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Do vậy, việc phân tích vốn cổ phần là một bước trong quy trình đầu tư liên quan đến: - Thứ nhất: Thiết lập mục tiêu của nhà đầu tư hoặc quỹ đầu tư. - Thứ hai: Hình thành kỳ vọng về tỷ suất sinh lợi trong tương lai và rủi ro của chứng khoán riêng lẻ. - Thứ ba: Kết hợp chứng khoán riêng lẻ thành danh mục đầu tư để tối đa hóa hướng đến mục tiêu đầu tư đề ra. Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 5 Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Ngoài ra, phân tích vốn cổ phần được thực hiện với mục đích phát hiện ra các chứng khoán bị định sai giá trị, kỳ vọng tỷ suất sinh lợi tạo ra lớn hơn để bù lại cho rủi ro của nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì không cần thiết. Đối với nhà phân tích - người mà không thuận lợi tương đối trong việc xác định những chứng khoán bị định giá không đúng thì nên tập trung vào đánh giá làm thế nào mà chứng khoán ảnh hưởng đến rủi ro của một danh mục đầu tư nào đó và phải nó cố định lợi nhuận thì danh mục đầu tư được thiết lập theo đó để duy trì. Với những lợi ích như trên thì phân tích vốn cổ phần là một điều rất cần thiết giúp cho nhiều đối tượng đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư thích hợp trên nhiều góc độ khác nhau. B. MỤC TIÊU PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN Phân tích vốn cổ phần của một doanh nghiệp là một việc không thể thiếu của nhiều đối tượng chẳng hạn như: nhà đầu tư chứng khoán, các quỹ đầu tư, đặc biệt nhà quản trị doanh nghiệp. Mỗi một đối tượng họ tìm hiểu vốn cổ phần của một doanh nghiệp với mục tiêu riêng của họ. Nhưng nhìn chung họ tìm hiểu vốn cổ phần không ngoài mục đích tìm kiếm tỉ suất sinh lợi cao để bù lại rủi ro mà họ phải gánh chịu khi đầu tư vào chứng khoán đó, hay là tìm kiếm chứng khoán nào bị định giá sai để đầu tư mua, bán hay nắm giữ chứng khoán, cũng như hoạch định chiến lược tài chính, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển , nâng cao giá trị doanh nghiệp trên thị trường .Có một số dạng câu hỏi được đề cập trong khi phân tích vốn cổ phần: • Nhà phân tích cho bên bán chứng khoán hỏi: Làm thế nào biết được những dự báo của tôi được sự đồng tình của các nhà phân tích? phải giá thị trường được quan sát nhất quán với các ý kiến nhất trí đó không? Đưa ra kỳ vọng của tôi cho công ty, phải các chứng khoán này bị định giá sai không? Tôi nên khuyên mua, bán hay giữ lại cổ phiếu này? • Nhà phân tích bên mua chứng khoán cho “quỹ chứng khoán giá trị” đề nghị những nhà đầu tư quỹ tương trợ đặt câu hỏi: phải cổ phiếu này những đặc tính mà chúng ta đanh tìm cho quỹ của chúng ta không? Điều đó là, phải nó tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần, giá trị số sách tương đối thấp so với những chỉ số bản khác? phải nó triển vọng để cải tiến thu nhập đưa đến đề nghị tiềm năng tốt về tỷ suất sinh lời trên mỗi cổ phiếu trong tương lai không? • Nhà đầu tư cá nhân đặt câu hỏi: phải chứng khoán này đưa ra đặc trưng rủi ro phù hợp với mục tiêu đầu tư của tôi không? phải nó đề cao khả năng của tôi để đa dạng hóa rủi ro của danh mục đầu tư của tôi không? phải tỉ lệ chi trả cổ tức của công ty đủ thấp để tạo lá chắn thuế cho tôi trong khi tôi vẫn tiếp tục giữ cổ phiếu hay không? Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 6 Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Như đã nhấn mạnh những câu hỏi ở trên, cần phân tích hơn là ước đoán giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với hầu hết những nhà phân tích cho cả bên mua và bên bán thì mục tiêu chính vẫn là nhận ra chứng khoán bị định giá sai. Vậy còn đứng trên khía cạnh của nhà quản trị doanh nghiệp thì họ phân tích vốn cổ phần để làm gì? Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường v.v . Điều đó chỉ thực hiện được khi kinh doanh lãi và thanh toán được nợ nần. việc phân tích vốn cổ phần còn là một công việc hết sức cần thiết giúp cho nhà quản lý được sở vững chắc trong việc ra quyết định, cung cấp thông tin, khẳng định vị trí doanh nghiệp trên thương trường, xây dựng chiến lược phát triển ổn định và hợp lý trong kinh doanh. Mặt khác, qua phân tích vốn cổ phần cũng giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp xác thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, vào sản xuất kinh doanh nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích vốn cổ phần còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược phát triển và phương án kinh doanh hiệu quả. Một cách cụ thể thì đối với nhà quản lý doanh nghiệp, việc phân tích vốn cổ phần nhằm đáp ứng những mục tiêu như sau: - Đánh giá hoạt động quản lý qua từng giai đọan, từng thời kỳ, thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng tài trợ và rủi ro của daonh nghiệp. - Định hướng cho ban giám đốc những quyết định phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp về đầu tư, về tài trợ, cũng như về vấn đề phân phối lợi nhuận. - Phân tích vốn cổ phần cũng góp phần để dự đoán tài chính của doanh nghiệp, cũng là một cách để kiểm tra, kiểm soát họat động của doanh nghiệp. Qua đó giúp doanh nghiệp đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, tìm ra được những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến nguồn vốn, hiệu suất sinh lời của doanh nghiệp, từ đó giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra những quyết định phù hợp với thực trạng hiện tại trong họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. C. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH + Phân tích định lượng Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 7 Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Là phương phấp thực hiện một số mô hình chính thức để dự đoán tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần trong tương lai. Sử dụng các kỹ thuật thống kê như phân tích hồi quy và phương pháp phân tích probit cùng với các kỹ thuật máy tính chuyên sâu như phân tích mạng lưới. Để sử dụng phương pháp này thành công thì phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của thị trường và việc khai thác thông tin. Phương pháp định lượng đóng vai trò quan trọng trong phân tích chứng khoán. Tuy nhiên, phân tích bản vẫn được sử dụng chủ yếu khi phân tích các xét đoán phức tạp của con người. + Phân tích bản Là phương pháp tiếp cận chính để phân tích vốn cổ phần, định giá giá trị thị trường hiện tại so với dự đoán về dòng tiền tiềm năng tương lai của doanh nghiệp. Phân tích bản bao gồm: phân tích chiến lược doanh nghiệp, phân tích kế toán, phân tích tài chính, và phân tích tương lai (dự báo và định giá). Khi phân tích thể kết hợp phương pháp định lượng với phân tích bản truyền thống để đưa ra các nhận định chủ quan. Do bản thân phương pháp định lượng cũng tồn tại các sự khác biệt. Một số phương pháp chỉ đơn giản sàng lọc cổ phiếu dựa trên một số yếu tố như xu hướng trong phân tích điều chỉnh thu nhập, tỷ số thu nhập trên giá cổ phiếu, tỷ số giá trị sổ sách . Mức độ hữu ích của các phương pháp này phụ thuộc vào mức độ hiệu quả của thị trường liên quan đến việc sàng lọc cổ phiếu. + Phương pháp so sánh - Đối với nhà phân tích: thể so sánh dự đoán về thu nhập trong dài hạn của mình với dự báo đáng tin cậy trước đó để đưa ra khuyến cáo mua hay bán. Từ đó thể đề xuất ra cổ phiếu dòng thu nhập tương ứng được dự đoán khá cao khi so sánh với giá hiện hành. - So sánh quản trị chủ động và bị động (Active Versus Passive Management) Quản trị danh mục mở chủ yếu dựa vào phân tích cổ phiếu để xác định các cổ phiếu bị đánh giá sai giá trị. Người quản trị danh mục đầu tư đóng vai trò giống như người nắm bắt giá cổ phiếu, tránh phát sinh các chi phí phân tích chứng khoán và luân chuyển chứng khoán trong khi họ đang tìm cách nắm giữ danh mục đầu tư được thiết kế phù hợp với một vài chỉ số tổng thể của thị trường hoặc hoạt động của ngành. Cũng thể kết hợp cả 2 phương pháp chủ động và bị đồng. Ví dụ, thể chủ động quản lý 20% giá trị quỹ đầu tư trong khi phương pháp bị động quản lý phần còn lại. Sự phát triển đại trà của các quỹ quản lý theo phương pháp bị động ở Mỹ trong hơn 20 năm qua đã chứng tỏ cho những nhà quản lý quỹ tin rằng rất khó để kiếm được siêu lợi nhuận. Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 8 Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN A. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP Phân tích ngành là bước đầu tiên vì mỗi ngành đặc trưng riêng của ngành, triển vọng và cấu ngành chi phối khả năng sinh lợi của công ty. Phân tích ngành thường được thực hiện bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn chung hoặc phân tích chuỗi giá trị.Theo các tiêu chuẩn này, một ngành là tập hợp các công ty cạnh tranh với nhau – thỏa hiệp với người tiêu dùng và các nhà cung cấp để đối phó với những nguy từ sản phẩm mới và sản phẩm thay thế. Phân tích ngành cần đánh giá được triển vọng của ngành, mức độ cạnh tranh thực tại và tiềm năng mà công ty phải đối mặt. I. Phân tích tổng quan ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động: 2.1. Phân tích tổng quan ngành Trước tiên ta phân tích tổng quan về ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, đó là phân tích lịch sử hình thành và quá trình phát triển để xem ngành ra đời khi nào, đang ở giai đoạn phát triển nào thấy được ngành mà doanh nghiệp mình đang hoạt động là ngành đã từ lâu hay chỉ mới xuất hiện và nó đã phát triển như thế nào, trong ngành của mình đã những sản phẩm gì, từ đó giúp nhà phân tích nắm rõ được vị thế của ngành trong nền kinh tế cũng như thuận lợi và khó khăn mà ngàng đang đối mặt. Ví dụ trong bài phân tích Công ty tập đoàn truyền thông Arch, bước đầu các nhà phân tích cũng đi vào phân tích tổng quan chung của ngành kinh doanh tin nhắn tại Mỹ: ngành này ra đời vào năm 1960, bao gồm 4 loại máy nhắn tin: Giai điệu, kỹ thuật số, bàn phím, Tone/voice. Hầu hết các máy nhắn tin làm việc trên kỹ thuật bản giống nhau. Phân tích quá trình phát triển của ngành đến năm 1995: Năm 1995, ngành công nghiệp tin nhắn doanh thu trên $ 4,1 tỷ, và 34,5 triệu tin nhắn thuê bao (8.000.000 đơn vị được thêm vào trong năm 1995), và 13% tỷ lệ dân số sự thâm nhập máy nhắn tin. Hai ngành kinh doanh chính tham gia ngành tin nhắn đó là ngành sản xuất máy nhắn tin và nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn (các công ty paging). Hầu hết các máy nhắn tin đã được thực hiện bởi một trong một vài nhà sản xuất lớn. Năm 1994, Motorola đã sản xuất 83% trong tất cả các máy nhắn tin trong hoạt động tin nhắn, trong khi NEC (một nhà sản xuất khác) đã sản xuất 12%. Năm 1995 - 1996 gồm ba nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất, PageNet, MobileComm, và Arch, cùng phục vụ 45% tổng thị trường tin nhắn. Hơn một nửa thị trường được phục vụ của 8 - 10 công ty lớn nhất khác, trong khi phần còn lại của thị trường được phục vụ bởi các nhà cung cấp nhỏ của địa phương. Từ phân tích lịch sử hình thành và quá trình phát triển của ngành, nhà phân tích đi vào phân tích những đặc trưng của ngành, hình thành khung chuẩn cho ngành như kết cấu tài sản phù hợp Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 9 Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên trong ngành là như thế nào, công ty trong ngành nên sử dụng nợ hay không và nếu sử dụng nợ thì ở mức nào được cho là hợp lý. 2.2.Phân tích ngành a) Phân tích triển vọng ngành Phân tích triển vọng của ngành là chúng ta phân tích nhu cầu của thị trường đối với những sản phẩm của ngành, sản phẩm ngành sản xuất ra là sản phẩm thiết yếu hay sản phẩm xa xỉ. Ta thấy trong bài phân tích về ngành tin nhắn tại Mỹ, nhà phân tích cũng phân tích xem nhu cầu của thị trường Mỹ về sản phẩm này nhu thế nào. Số thuê bao tin nhắn đã tăng trưởng 27% mỗi năm từ 1990-1995. Các công ty kinh doanh nhắn tin lớn tỷ lệ thuê bao tăng trưởng thậm chí còn cao hơn mức trung bình này. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng máy nhắn tin ngày càng tăng. Trong năm 1995, 13% tỷ lệ dân số sự thâm nhập máy nhắn tin. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi thị trường chuyển đổi từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, thay đổi nhận thức người dùng máy nhắn tin, giảm giá sản phẩm và dịch vụ giá cả và sự đa dạng mở rộng hơn các lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ. Sản phẩm của ngành kinh doanh tin nhắn ban đầu được cho là sản phẩm xa xỉ với các chi phí tốn kém hoặc là công cụ buôn bán xa xỉ đã mờ dần: bằng chứng là gần 65% chủ sở hữu mới sử dụng máy nhắn tin là cá nhân xem chúng như là các công cụ quản lý "phong cách sống”. Ngày càng nhiều người tiêu dùng với thời gian hạn chế và bận rộn, máy nhắn tin như là một công cụ thích hợp cho cả khả năng tiếp cận và di động b) Phân tích tốc độ tăng trưởng của ngành Đối với ngành công nghiệp tin nhắn Mỹ, lần đầu đưa sản phẩm của ngành vào sử dung năm 1960 thì nó đượ xem như là ngành độc quyền chỉ dành cho lĩnh vực kinh doanh, bác sĩ hoặc các nhà thực thi pháp luât. Nhưng đến năm 1995, ngành công nghiệp tin nhắn doanh thu trên $ 4,1 tỷ, và 34,5 triệu tin nhắn thuê bao (8.000.000 đơn vị được thêm vào trong năm 1995), và 13% tỷ lệ dân số sự thâm nhập máy nhắn tin. c) Phân tích hội và thách thức của ngành đối với các công ty trong ngành Trước hết ta phân tích những hội mà các công ty trong ngành thể nắm bắt để thể gia nhập ngành hoặc phát triển công ty thị phần của công ty. Trong bài phân tích ngàng kinh doanh tin nhắn tại Mỹ thì ta thấy đến năm 1995, ngành này cũng chỉ mới 3 nhà cung cấp lớn thống lĩnh. Bên cạnh đó, doanh thu tăng trưởng của ngành này tăng đáng kể trong thị số lượng thuê bao chỉ chiếm 13% dân số. Vì vậy ngành này vẫn còn rất nhiều hội cho các công ty muốn gia nhập, cũng như những công ty nhỏ muốn phát triển để tăng thị phần cung cấp. Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 10 Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Ngoài ra chúng ta cần phân tích những khó khăn thách thức mà ngành phải đối mặt: đó là những sản phẩm thể thay thế sản phẩm của ngành đang phân tích, và những đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đối với ngành kinh doanh tin nhắn tại Mỹ thì những sản phẩm khác thay thế như: điện thoại, dịch vụ phục vụ thông tin cá nhân (PCS), truyền thông vệ tinh di động. Mặt khác, sự cạnh tranh trong ngành cũng ngày càng khắc nghiệt. Từ 1994 đến 1996 Ủy ban Truyền thông Liên Bang (FCC), quan thẩm quyền quản lý các tần sóng trên không, bán đấu giá giấy phép cho nhiều loại dịch vụ không dây. Ủy ban Truyền thông Liên Bang (FCC) xác định những quy tắc ý nghĩa giới hạn chỉ bán cho những nhà đầu tư nghiêm túc, đẩy mạnh sự cạnh tranh khắc nghiệt và đảm bảo hiệu quả sử dụng của dải âm thanh. Số lượng nhà cung cấp trong thị trường bị giới hạn kỹ thuật bởi con số giấy phép hoạt động ban hành. Ngoài ra mặc dù tăng trưởng cao nhưng các nhà cung cấp dịch vụ tỷ suất lợi nhuận ít ỏi. Kinh doanh dịch vụ nhắn tin chiếm nhiều vốn và hiện nay các công ty cần bơm thêm vốn để tái cấu. sở hạ tầng và thiết bị chiếm vốn lớn thứ 2 trong vốn chi tiêu. d) Phân tích năng lực sản xuất của ngành Chúng ta phân tích khả năng cung ứng sản phẩm của ngành ra thị trường đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không. e) Phân tích khả năng cạnh tranh của ngành Chúng ta phân tích tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE), phân tích sự cạnh tranh trong nội bộ ngành cũng như các đối thủ nước ngoài. Ngoài ra nhà phân tích phải phân tích rủi ro kinh doanh của ngành, chiến lược tài chính tác động đến rủi ro của các công ty trong ngành hay không 2.3.Phân tích nguồn nhân lực của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp nào được một đội ngũ nhân lực tr ́ nh độ chuyên môn cao và sự sáng tạo lớn trong công việc thì doanh nghiệp đó sẽ giành được lợi thế rất lớn trong cạnh tranh, làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Phân tích nguồn nhân lực của công ty Arch: Việc kinh doanh của Arch đã tăng trưởng đáng kể trong năm 1995, do chiều sâu và mạnh mẽ trong một đội ngũ quản lý Việc mua lại USA Mobile, chủ tịch của USA Mobile, ông Stan nhiều năm kinh nghiệp quản lý trong truyền thông. Tony off được bổ nhiệm làm phó chủ tịch, Dịch vụ Thông tin. Tony off hơn 20 năm kinh nghiệm trong dịch vụ thông tin và truyền thông. Bob Alperin tham gia vào Arch như phó chủ tịch, Phát triển Doanh nghiệp. Bob sẽ tập trung mở rộng chiến lược liên minh, phát triển đối tác phân phối mới và hỗ trợ mua lại trong tương lai. Carol Burns là giám đốc nhân sự. Carol Burns đã hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nguồn nhân lực. Nhóm 5 – TCDN Đêm 3 – Khóa 20 Trang 11 . DN - Dịch bài phân tích vốn cổ phần 100% HOÀNG THỊ HẢI VÂN - Phân tích vốn cổ phần - Nhận xét và khuyến nghị - Dịch bài Phân tích vốn cổ phần - Tập hợp. 8 Phân tích Vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên CHƯƠNG II: NỘI DUNG PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN A. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP Phân tích

Ngày đăng: 31/12/2013, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w