1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn phân tích tài chính phân tích vốn cổ phần

27 593 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 608,57 KB

Nội dung

Dựa trên những số liệu trong báo cáo tài chính, suất sinh lợi của cáccông ty có cùng mức độ rủi ro, chúng ta sẽ định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, đánhgiá tình hình hoạt động kinh d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 14 PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN

GVHD : Nguyễn Thị Uyên Uyên SVTH : Nhóm 13

Khoa : Tài Chính Doanh Nghiệp

TP Hồ Chí Minh, năm 2014

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

1 Nguyễn Thị Diễm

2 Nguyễn Thị Mai Hương

3 Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Trang 3

Chương 14: Phân tích vốn cổ phần

MỤC LỤC

Lời mở đầu ………1

I Mục tiêu phân tích vốn cổ phần ……… 2

II Định giá cổ phần thông qua mô hình chiết khấu cổ tức……… …….2

1 Mục tiêu……….2

2 Phương pháp và nội dung phân tích ……… 3

3 Một số lưu ý khi định giá cổ phiếu ……… 9

III Phương pháp định giá cổ phiếu theo hệ số giá trên thu nhập (P/E) ………… 10

1 Mục tiêu……… 10

2 Nội dung phân tích……… 10

3 Ưu và nhược điểm của phương pháp định giá theo hệ số P/E……….12

4 Sự thay đổi trong tỷ số P/E……… 12

5 Bình thường hóa thu nhập……… 13

6 Hệ số tăng trưởng bền vững………13

IV Phân tích Dupont ….………14

1 Khái niệm……… 14

2 Nguồn gốc mô hình……….14

3 Ý nghĩa mô hình……… 15

4 Các bước trong phân tích Dupont………15

5 Mô hình………15

6 Ưu, nhược điểm của mô hình……… 18

V Tái cấu trúc……… 19

1 Mua bán và sáp nhập……… 20

2 Cải thiện lợi nhuận biên……… 23

3 Bán tài sản ……… 24

Kết luận ……… 25

Trang 4

Chương 14: Phân tích vốn cổ phần

Trang 5

Lời mở đầu

Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc về sở hữu của chủ doanh nghiệp Đối với một doanhnghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm các bộ phận sau: Vốn góp ban đầu; lợi nhuậnkhông chia; các quỹ của doanh nghiệp; tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu mới Vốn đóngmột vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Trongphần này, chúng ta sẽ phân tích vốn cổ phần của một doanh nghiệp, cách thức định giá cổphần của một công ty Dựa trên những số liệu trong báo cáo tài chính, suất sinh lợi của cáccông ty có cùng mức độ rủi ro, chúng ta sẽ định giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, đánhgiá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đề ra các chiến lược tàichính, đầu tư, kinh doanh phù hợp

Nội dung của bài phân tích này gồm 5 phần:

Phần I: Mục tiêu phân tích vốn cổ phần

Phần II: Định giá cổ phiếu thông qua mô hình chiết khấu cổ tức

Phần III: Chỉ số giá trên thu nhập (P/E)

Phần IV: Công thức Dupont

Phần V: Tái cấu trúc

Kết luận

Trang 6

I. Mục tiêu phân tích vốn cổ phần

Phân tích vốn cổ phần nhằm hiểu được cái gì quyết định giá trị cổ phiếu và xem xét

cổ phiếu đã được định giá đúng hay chưa, từ đó đưa ra các chiến lược tài chính và đầu tưthích hợp trong từng thời kỳ (đối với nhà quản lý) và đưa ra các quyết định đầu tư sángsuốt (đối với nhà đầu tư)

Ai cũng biết cổ phần mang rủi ro và một số cổ phần có rủi ro cao hơn các cổ phầnkhác Các nhà đầu tư sẽ không bỏ vốn đầu tư vào cổ phiếu trừ khi suất sinh lợi kỳ vọng làtương ứng với mức rủi ro

Các nhà quản lý cũng cần hiểu rõ được cách định giá cổ phần để có thể xác địnhđược giá trị cổ phiếu đến từ đâu, từ đó đưa ra các quyết định chính xác để làm tăng giá trịchủ sở hữu của các cổ đông Khi nhà quản lý nhận thấy cổ phiếu của công ty đang đượcđịnh giá cao nhà quản lý có thể phát hành thêm cổ phần Trong trường hợp ngược lại, nếugiá cổ phiếu của công ty đang bị định giá thấp, công ty có thể đề ra kế hoạch mua lại cổphiếu của chính mình

Như vậy, việc phân tích vốn cổ phần giúp chúng ta đánh giá được tình hình củadoanh nghiệp, là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vàocác loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính Phân tích vốn

cổ phần giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính và đầu tư phù hợp để làmtăng giá trị cho chủ sở hữu Ngoài ra, phân tích vốn cổ phần để xác định giá trị doanhnghiệp, từ đó làm cơ sở cho các hoạt động sáp nhập, mua lại, hợp nhất, giải thể, thanh lýtài sản hay thành lập các liên doanh, cổ phần hóa…

II Định giá cổ phiếu thông qua mô hình chiết khấu cổ tức

Trong phần này, chúng ta sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức để định giá cổ phiếu

Mô hình chiết khấu cổ tức phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức tương lai và giá cổ phiếuhiện tại, được xây dựng dựa trên nguyên tắc chiết khấu các dòng tiền (dòng thu nhập)trong tương lai về hiện tại theo một mức lãi suất chiết khấu phù hợp có tính đến rủi rocủa doanh nghiệp

1 Mục tiêu

Mục tiêu của mô hình chiết khấu cổ tức là định giá cổ phiếu công ty dựa trên mức

cổ tức, tỷ suất sinh lợi yêu cầu và tốc độ tăng trưởng cổ tức Đánh giá suất sinh lợi kỳvọng của cổ phiếu có tương ứng với mức rủi ro không, so sánh giá cổ phiếu của công tyvới các cổ phiếu khác có cùng mức độ rủi ro, đánh giá cổ phiếu công ty có đang bị định

Trang 7

giá cao hoặc bị định giá thấp trên thị thường không, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư vàchiến lược tài chính phù hợp.

2 Phương pháp và nội dung phân tích

2.1 Phương pháp

 Phương pháp chiết khấu: chiết khấu dòng cổ tức trong tương lai về hiện tại

 Phương pháp so sánh: so sánh giá cổ phiếu của công ty với các cổ phiếu khác trên thịtrường có cùng mức độ rủi ro

2.2 Trình tự phân tích

+ Bước 1: Tính toán mức cổ tức của công ty ở hiện tại, xác định tỷ suất sinh lợi yêucầu và dự báo tốc độ tăng trưởng cổ tức qua các năm, từ đó tính toán giá cổ phiếu củacông ty dựa vào mô hình chiết khấu cổ tức

+Bước 2: So sánh giá cổ phiếu của công ty với các cổ phiếu có cùng mức độ rủi ro

và với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành

+ Bước 3: Đưa ra nhận định đánh giá về giá cổ phiếu của công ty, nguyên nhân cổphiếu của công ty bị định giá cao hay thấp

+ Bước 4: Đưa ra chiến lược tài chính, quyết định đầu tư phù hợp

2.3 Nội dung phân tích

Chúng ta sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức để tính toán giá trị hiện tại của một cổphiếu Cổ đông nhận tiền từ công ty dưới dạng một dòng cổ tức Do đó:

PV(cổ phiếu) = PV(cổ tức kỳ vọng tương lai)Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu, họ thường kỳ vọng nhận được cổ tức, nhưng họ còn

hy vọng thu lãi vốn Nhiều người cho rằng: “cổ tức không phải là nguồn lợi duy nhất chongười nắm giữ cổ phiếu Giá cổ phiếu cũng có thể tăng Tại sao những định giá khôngnên phản ánh tiềm năng của sự đánh giá này?” Câu trả lời là không có bất cứ lý do nàokhiến cho giá cổ phiếu tăng trong tương lai trừ khi cổ tức tăng Trong trường hợp công tykhông tăng trưởng thì không có lý do nào khiến cho người mua cổ phiếu phải trả nhiềutiền hơn cho loại cổ phiếu đó Nếu tỷ lệ thanh toán cổ tức tăng trong cùng thời gian đó thì

cổ phiếu sẽ có giá cao hơn trong tương lai so với ngày hôm nay Người phân tích có thểkết hợp với sự kỳ vọng gia tăng cổ tức vào tính toán giá trị hiện tại để có thể tính được

Trang 8

giá cổ phiếu mà không phải quan tâm đến quyết định và đánh giá lại giá trị tương lai Bâygiờ, chúng ta sẽ đi vào phân tích công thức cụ thể.

Tiền mà chủ sở hữu cổ phiếu thường kiếm được có hai dạng: (1) cổ tức và (2) lãihay lỗ vốn

Giả sử: + giá hiện hành của một cổ phiếu là P0,

+ giá kỳ vọng vào cuối năm một là P1,

+ cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu là DIV1

Suất sinh lợi mà người đầu tư kỳ vọng từ cổ phiếu này trong năm tiếp theo đượctính theo công thức:

Suất sinh lợi kỳ vọng này của người đầu tư thường được gọi là suất huy động vốncủa thị trường

Giả sử cổ phiếu công ty A đang bán với giá $100 mỗi cổ phần Người đầu tư kỳvọng sẽ nhận được $5 cổ tức trong năm tới Họ còn kỳ vọng rằng cổ phiếu đó sẽ bánđược $110 sau một năm Như thế suất sinh lợi kỳ vọng của cổ đông là:

r = = 15%

Tương tự, nếu chúng ta có các dự báo của người đầu tư về cổ tức, giá, và suất sinhlợi kỳ vọng của những cổ phiếu có mức rủi ro tương đương khác, thì chúng ta có thể dựđoán giá hôm nay:

Đối với công ty A, DIV1 = 5 và P1 = 110 Nếu r, suất sinh lợi kỳ vọng từ các chứngkhoán có cùng rủi ro là 15 %, thì giá hôm nay sẽ là:

Trang 9

Sử dụng công thức tương tự cho những năm sau đó, giả sử H là giai đoạn cuối cùng:

Ví dụ: tính toán giá cổ phiếu của công ty Fledgling Electronics với nhiều cung thờigian khác nhau, giả định rằng cổ tức kỳ vọng sẽ gia tăng với tốc độ tích lũy là 10 phầntrăm Giá kỳ vọng Pt cũng gia tăng với cùng tốc độ đó mỗi năm Khi cung thời gian tăngdần, dòng cổ tức sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong giá trị hiện tại, nhưng tổng giá trị hiệntại của các cổ tức và giá cuối cùng vẫn luôn luôn bằng $100

Như chúng ta biết, các công ty cổ phần có đời sống vĩnh viễn (loại trừ các tai biếnnhư phá sản hay bị mua lại) Khi H tiến đến vô cùng, thì giá trị hiện tại của giá cuối cùng

sẽ tiến đến zero Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn bỏ qua giá cuối cùng và thể hiện giáhôm nay như là giá trị hiện tại của của một chuỗi vô tận của các cổ tức Biểu thức thườngdùng là:

Khi thời gian càng dài, hiện giá của các dòng cổ tức tăng dần (phần không tô đen),giá trị hiện tại của giá tương lai giảm dần (phần tô đen)

Trang 10

Lưu ý: sẽ không đúng nếu nói rằng giá trị của một cổ phiếu bằng tổng dòng lợinhuận chiết khấu trên mỗi cổ phiếu Lợi nhuận (earnings) thường lớn hơn cổ tức bởi vìmột phần của lợi nhuận được tái đầu tư vào nhà máy, thiết bị và vốn lưu động mới Chiếtkhấu dòng lợi nhuận sẽ ghi nhận các lợi ích của khoản đầu tư đó (cổ tức cao hơn trongtương lai) nhưng lại bỏ sót sự hy sinh (cổ tức thấp hơn trong hiện tại) Công thức đúng là:giá trị cổ phiếu bằng giá trị chiết khấu của dòng cổ tức trên mỗi cổ phiếu

Trong thực tế các nhà đầu tư chia cổ phiếu thành hai loại: cổ phiếu tăng trưởng và

cổ phiếu thu nhập Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tính toán giá của từng loại cổ phiếu cụ thể

Đối với các công ty không tăng trưởng: Nó không giữ lại thu nhập và chỉ tạo một

dòng cổ tức không đổi Tất cả lợi nhuận được chi trả thành cổ tức, suất sinh lợi kỳ vọngcũng bằng với lợi nhuận mỗi cổ phiếu chia cho giá cổ phiếu (tức hệ số lợi nhuận trêngiá)

Trong đó:

- P: giá cổ phiếu hiện tại

- DIV: mức cổ tức hiện tại

- r: tỷ suất sinh lợi yêu cầu

Đối với các công ty tăng trưởng: nhà phân tích chiết khấu các dòng cổ tức trong

tương lai về mức giá hiện tại, giả sử công ty có tốc độ tăng trưởng đều g, khi đó:

Giá cổ phiếu: P =

P = + +… +

Trang 11

Trong đó:

- P: giá hiện tại của cổ phiếu

- DIV: mức cổ tức hiện tại

- r: tỷ suất sinh lợi yêu cầu

g nếu việc tăng trưởng thật sự là bất tận

Tính toán các yếu tố trong mô hình chiết khấu cổ tức

Đối với mô hình chiết khấu cổ tức thì cần phải xác định được dòng thu nhập hàngnăm và lãi suất chiết khấu dòng tiền đó.Với mỗi dòng tiền khác nhau thì lãi suất chiếtkhấu sử dụng là khác nhau

Xác định mức chi trả cổ tức: dựa trên báo cáo tài chính hàng năm,

tính toán mức chi trả cổ tức của một công ty

Trong đó: Dt : mức chi trả cổ tức

Pt : tỉ lệ chi trả cổ tức

EPS: thu nhập trên một cổ phiếu

Tỷ lệ chi trả cổ tức được xác định dựa trên chính sách phân chia lợi nhuận của công

ty trong tương lai Nếu công ty không đặt ra chính sách phân chia lợi nhuận cụ thể thì cóthể dựa trên tỷ lệ chia cổ tức bình quân của một số năm trước làm cơ sở tính toán

Khi xác định mức chi trả cổ tức cần phải xem xét dòng tiền dùng để chi trả cổ tứcđến từ đâu, có phải là do công ty hoạt động tốt, kinh doanh có lãi hay là từ các nguồn quỹcủa công ty Đa số các công ty đều cố gắng tránh cắt giảm số tiền phải trả cổ tức cho dùlợi nhuận bị giảm Thậm chí, một công ty ghi nhận thua lỗ vẫn có thể duy trì cổ tức của

nó tại mức ấn định trong nhiều năm Ngoài ra, một công ty thường xuyên thiếu tiền có

P =

*

t t t

D = p EPS

Trang 12

thể vay nợ để thanh toán cổ tức đang trải qua sự thiếu thanh khoản nhẹ Tương tự, đối vớicác công ty có lợi nhuận, dù lợi nhuận của công ty đang có xu hướng tăng nhưng cáccông ty này cũng sẽ không tăng cổ tức ngay lập tức Do đó, khi tính toán D cần chú ý đếnnhững thay đổi trong khả năng tạo ra dòng tiền của công ty.

Tỷ suất sinh lợi yêu cầu: trong bài phân tích này chúng ta sẽ không đi sâu vào cách thức

tính toán suất sinh lợi yêu cầu Có nhiều cách để tính toán suất sinh lợi yêu cầu như môhình CAPM, mô hình APT… Chúng ta cũng có thể sử dụng công thức sau để tính suấtsinh lợi yêu cầu:

Trong thực tế, việc ước tính r gặp một số khó khăn, chúng ta nên sử dụng một mẫulớn gồm các chứng khoán có mức rủi ro tương đương vì các sai số tất yếu khi ước tính rcho một chứng khoán duy nhất có khuynh hướng loại trừ lẫn nhau trong một mẫu lớn

Các xác định tốc độ tăng trưởng có 2 cách:

• Căn cứ vào dữ liệu quá khứ: có thể tính toán tốc độ tăng trưởng của EPS từ các tốc độtăng trưởng g trong quá khứ Có thể ước tính g theo nhiều cách: trung bình số học vàtrung bình hình học; mô hình giản đơn và mô hình hồi qui Tuy nhiên, khi sử dụng tốc độtăng trưởng trong quá khứ thì:

- Không thể sử dụng đối với những DN mới thành lập do không đủ dữ liệu theo yêu cầucủa thống kê

- Số liệu quá khứ không phản ánh những thay đổi lớn về chiến lược, nhân sự, quản trị ảnhhưởng đến tăng trưởng của công ty

- Phương pháp này chỉ áp dụng được khi qui mô hay ngành nghề kinh doanh của DN cốđịnh trong thời gian dài

• Căn cứ vào những nhân tố cơ bản: có thể tính toán tốc độ tăng trưởng g của EPS theocông thức sau:

Tỷ lệ thu nhập giữ lại = thu nhập giữ lại / thu nhập ròng

Trang 13

TSSL trên vốn đầu tư ROE = thu nhập ròng/ vốn cổ phần

Trong trường hợp ROE được kì vọng không thay đổi trong tương lai: g = ROE * tỷ

lệ thu nhập giữ lại

3 Một số lưu ý khi định giá cổ phần.

Mô hình chiết khấu cổ tức là một cách đơn giản để ước tính giá cổ phần của mộtcông ty Tuy nhiên, khi áp dụng công thức này chúng ta cũng cần phải có một số lưu ý

 ▪ Thứ nhất, nhà quản lý có thể thiết lập một mức cổ tức mà họ có thể duy trì dù có bất ổntrong thu nhập Do đó DIV được duy trì ổn định qua thời gian nên việc định giá dựa vàoDIV ít biến động hơn các phương pháp khác Các công ty cố gắng tránh cắt giảm số tiềnphải trả cổ tức cho dù lợi nhuận bị giảm Các công ty có tính chu kỳ sẽ không tăng cổ tức

cổ nó theo định kỳ hàng năm Tuy nhiên, ban giám đốc sẽ nỗ lực để tăng phần thanh toán

cổ tức trong dài hạn Nhà phân tích cần phải xác định được dòng tiền dùng để chi trả cổtức đến từ đâu, phương pháp mà công ty dùng để giữ mức thanh toán cổ tức như tỉ lệ banđầu Một công ty thường xuyên thiếu tiền có thể vay nợ để thanh toán cổ tức đang trảiqua sự thiếu thanh khoản nhẹ (nó thay thế đến 100% vốn chủ sở hữu bằng nợ) Trongnhững trường hợp như vậy, những giả định then chốt cho rằng cổ tức sẽ tiếp tục là mộtcon số xác định trong nhiều kỳ trở nên không bền vững

 Thứ hai, đối với những công ty có tính chu kỳ cao thường không có lợi nhuận tăng ổnđịnh từ năm này sang năm khác trong khi công thức P = lại đòi hỏi một tốc độ tăngtrưởng ổn định Nếu như các giả định trước đây công ty duy trì tỷ lệ thanh toán cổ tức ổnđịnh thì mô hình cổ tức của nó sẽ không phù hợp với công thức

 Thứ ba, đối với những công ty có tính chu kỳ có thể duy trì lỗ khi đang ở vùng đáy củachu kỳ kinh doanh nhưng không bao giờ chạm đáy vì tại đó các nguồn quỹ từ hoạt độngkinh doanh, nguồn chi tiêu vốn ròng cho duy trì tính cạnh tranh lâu dài không thể đảmbảo thanh toán cổ tức Nhiều nhà phân tích lý luận rằng dòng tiền là yếu tố quyết địnhcho khả năng thanh toán cổ tức hơn là lợi nhuận Mở rộng ra, họ tranh luận rằng dự báodòng tiền nên là trọng tâm của phân tích vốn chủ sở hữu hơn là dự báo lợi nhuận trên mỗi

cổ phiếu

III Phương pháp định giá cổ phiếu theo hệ số giá trên thu nhập (P/E)

1. Mục tiêu

Trang 14

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E, P/E (viết tắt của cụm

từ Price to Earning Ratio), là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giáhiện tại của một cổ phiếu và tỷ số thu nhập trên cổ phần, hay cho biết giá cổ phiếu hiệntại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho mộtđồng thu nhập bao nhiêu P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất

cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí

2. Nội dung phân tích

Tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ phiếu do doanhnghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần

mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó

Tỷ số P/E =

Trong đó: Giá thị trường (P) của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được muabán ở thời điểm hiện tại; Thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận ròng sauthuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất

Tỷ số P/E thấp thì có nghĩa là lợi nhuận trên một cổ phần của công ty càng cao hoặcgiá trị trường của cổ phiếu thấp Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư

dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tưthoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trungbình và sẽ trả cổ tức cao

Tính toán tỷ số P/E thường trên cơ sở số liệu của công ty trong vòng một năm Tuynhiên, do lợi nhuận của công ty chịu tác động của nhiều yếu tố, nên có thể lên cao, xuốngthấp bất thường, nên hệ số P/E cũng có thể thay đổi bất thường giữa các năm Vì vậy, cácnhà đầu tư thường không chỉ dựa vào duy nhất P/E trong một năm khi ra quyết định đầu

tư mà còn xem xét cả P/E trong nhiều năm trước, hay so sánh P/E của công ty này vớicông ty khác trong cùng ngành hay trong cùng nền kinh tế

Ví dụ: Công ty Wolfe Food có chỉ số giá trên lợi nhuận là:

Giá chứng khoán: $50

Thu nhập ròng cho cổ đông: $45.000.000

Cổ phần thường: 10.000.000

Thu nhập trên mỗi cổ phần = = $ 4,5

Tỷ số giá trên thu nhập = = 11,1

Ngày đăng: 25/01/2015, 22:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w