1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích vốn cổ phần

43 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH VỐN CỔ PHẦN GVHD: TS. NGUYỄN THỊ UYÊN UYÊN Thực hiện: Nhóm 10_ TCDN Đêm 3 _ K22: 1. ĐỖ THỊ MĨ DUNG 2. TRỊNH THỊ HÔN 3. MÃ VĂN DUẨN 4. PHẠM THỊ TRÀ MI Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 1 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2014 Mục lục 1. Mục tiêu phân tích Vốn cổ phần Phân tích vốn cổ phần nhằm mục đích xác định giá trị doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho các hoạt động sáp nhập, mua lại, hợp nhất, giải thể, thanh lý tài sản hay thành lập các liên doanh, cổ phần hóa…; đồng thời giúp cho doanh nghiệp có những giải pháp cải tiến quản lý cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, các kết quả về giá trị doanh nghiệp cũng là cơ sở cho các tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính. * Người phân tích là người của công ty: Phân tích vốn cổ phần nhằm xác định giá trị nội tại, giá trị hợp lý dựa trên các đặc điểm tài chính của công ty để từ đó: Với công ty đã niêm yết, giá trị thực này được dùng để so sánh với giá thị trường. Nếu giá thị trường cao hơn, công ty đang được định giá cao, nếu cần vốn có thể phát hành thêm. Nếu giá thị trường thấp hơn,và công ty đang thừa tiền có thể mua lại cổ phiếu của mình, đầu tư vào chính công ty mình. Biết được có sự chênh lệch giá này, công ty có chính sách điều chỉnh trong chiến lược tài chính và kinh doanh. Đồng thời xác định được vị thế của công ty mình so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Còn với công ty chưa niêm yết, từ giá trị thật này có thể so sánh giá của công ty mình với các công ty cùng ngành tương tự, để biết được vị thế của doanh nghiệp mình và định hướng chiến lược hoạt động cho phù hợp nội lực và phát huy hết lợi thế có sẵn. Giá trị nội tại của công ty còn là yếu tố quan trọng trong việc tái cấu trúc công ty, với các hình thức tái cấu trúc: liên doanh liên kết, đầu tư trực tiếp, mua lại, sáp nhập, mua hoặc bán các bộ phận sản xuất kinh doanh, thôn tính lẫn nhau … Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 2 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên * Người phân tích là nhà đầu tư: Nhà đầu tư phân tích để biết giá trị nội tại của công ty để xem có nên đưa cổ phiếu công ty vào danh muc đầu tư của họ không với mức lợi nhuận và rủi ro mà họ kỳ vọng. 2. Các khái niệm cơ bản về giá trị doanh nghiệp 2.1. Giá trị thanh lý Là khoản tiền thu được khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và bán thanh lý hết các tài sản. 2.2. Giá trị thị trường Đối với các nhà kinh tế học, giá thị trường của một tài sản chính là giá cả mà người mua và người bán sẵn lòng trao đổi với nhau. Giá thị trường hợp lý: Giá thị trường hợp lý_ FMV Fair market value - là giá mà sẽ được mua bán trao đổi giữa các cá nhân có suy nghĩ bình thường, hợp lý, người mua người bán đều có thông tin cần thiết, đầy đủ như nhau. Việc ước tính FMV là bước đầu tiên và là vấn đề khó khăn nhất khi thực hiện định giá. Giá thị trường hợp lý của doanh nghiệp _FMV thường cao hơn giá trị thanh lý của chính nó Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 3 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Lý thuyết giá trị cho rằng: khi giá trị hiện tại của dòng tiền kỳ vọng trong tương lai là thấp hơn giá trị thanh lý, thì doanh nghiệp nên được giải thể hơn là tồn tại. và khi đó FMV= giá trị thanh lý Khi hiện giá của dòng tiền kỳ vọng trong tương lai là cao, giá trị thanh lý không có mối quan hệ gì với giá trị doanh nghiệp. Khi ấy FMV hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị doanh nghiệp đang hoạt động. Khi nhóm cá nhân kiểm soát công ty từ chối giải thể, giá thị trường hợp lý FMV của doanh nghiệp có thể thấp hơn giá trị thanh lý (giá trị phá sản) 2.3. Giá trị doanh nghiệp đang hoạt động Giá trị của một doanh nghiệp chính là giá thị trường của chính nó, tức là giá trị tích lũy của vốn cổ đông và nợ vay của doanh nghiệp được mua bán trên thị trường tài chính. Hay cụ thể, giá thị trường của vốn cổ phần đơn giản bằng giá thị trường mỗi cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp giá thị trường không phản ánh đầy đủ, và không có sẵn (khi doanh nghiệp chưa niêm yết). Do vậy cần xem xét các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp •Công ty chưa niêm yết, việc định giá dễ bị chủ quan •Không phải hầu hết các cổ phiếu lưu hành đều tham gia giao dịch trên thị trường, như vậy phần nhỏ tham gia có thể làm cơ sở cho giá trị thị trường, có đáng tin cậy không? •Cổ phiếu được chủ động mua bán trên thị trường để tìm kiếm một giá cả hợp lý. Tuy nhiên người tham gia thị trường lại vì mục đích đầu cơ: mua rẻ, bán đắt. Nhiều nhà đầu tư lớn còn vì mục đích thâu tóm, họ sẽ tác động làm thay đổi giá thị trường. 3. Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp (định giá vốn cổ phần) Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 4 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Trong tài chính, định giá là quá trình ước tính giá trị của các tài sản hoặc trách nhiệm tài chính. Định giá có thể được thực hiện trên tài sản (ví dụ, đầu tư trên các chứng khoán thị trường như cổ phiếu, quyền chọn, doanh nghiệp kinh doanh, hoặc tài sản vô hình - bằng sáng chế và thương hiệu) hoặc trách nhiệm pháp lý (ví dụ trái phiếu được phát hành bởi một doanh nghiệp). Xác định giá trị là cần thiết vì nhiều lý do như phân tích đầu tư, lập ngân sách vốn, sáp nhập và mua lại giao dịch, báo cáo tài chính, để xác định đúng trách nhiệm thuế, và trong tranh chấp Từ trước tới nay, có rất nhiều phương pháp định giá từ đơn giản tới phức tạp đã được thực hiện để phục vụ cho những mục tiêu khác nhau của những nhà phân tích. Các phương pháp này có những giả định khác nhau về nền tảng tạo ra giá trị, tuy nhiên chúng có chung một vài đặc điểm để có thể nhóm thành những nhóm tiêu biểu để dễ dàng hơn trong việc theo dõi cũng như để có thể hiểu rõ hơn những mô hình đơn lẻ trong mỗi nhóm hài hòa với nhóm như thế nào? Tại sao mỗi mô hình lại cho những kết quả khác nhau ? Và khi nào thì những mô hình này có những sai lầm về nền tảng tạo ra giá trị? Phần tiếp theo sẽ trình bày các phương pháp định giá theo hai cách tiếp cận chính như sau:  Định giá dựa trên dòng tiền chiết khấu - DCF: cách tiếp cận này liên hệ giá trị của một tài sản với giá trị hiện tại của những dòng tiền mong đợi trong tương lai do những tài sản này mang lại.  Định giá tương đối - relative valuation: ước tính giá trị một tài sản thông qua giá những tài sản tương đương có thể so sánh khác có liên quan đến một vài biến số cơ bản như thu nhập, dòng tiền, giá trị sổ sách hay doanh số. 3.1. Phương pháp chiết khấu dòng tiền ( DCF) Phương pháp định giá theo mô hình dòng tiền chiết khấu DCF được xây dựng dựa trên một nguyên lý cơ bản, đó là giá trị của doanh nghiệp được xác định bằng cách hiện tại hoá các dòng thu nhập (dòng tiền) chiết khấu các dòng tiền đó theo một mức lãi suất chiết khấu phù hợp có tính đến rủi ro của doanh nghiệp. Theo đó, đối với phương pháp DCF thì hai yếu tố quan trọng nhất và Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 5 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên không thể thiếu được là dòng tiền thu nhập hàng năm và lãi suất chiết khấu dòng tiền đó.Với mỗi dòng tiền khác nhau thì lãi suất chiết khấu sử dụng là khác nhau. 3.1.1. Mô hình chiết khấu dòng cổ tức (DDM) Đây là mô hình chiết khấu dòng tiền ra đời sớm nhất, là một phần của phương pháp chiết khấu dòng tiền đối với vốn cổ phần, nó tạo ra những nguyên tắc cơ bản cho những mô hình chiết khấu dòng tiền khác về sau này. Khi một nhà đầu tư (NĐT) mua cổ phiếu (CP) của công ty niêm yết, họ kì vọng thu được 2 loại dòng tiền: cổ tức trong suốt thời gian nắm giữ CP và giá CP kì tại cuối thời điểm nắm giữ. Bởi vì giá cuối thời điểm nắm giữ lại được quyết định bởi cổ tức tương lai, do đó giá trị của CP đối với người nắm giữ nó chính là hiện giá của các dòng cổ tức vĩnh viễn này. Ta có công thức tổng quát : ∑ ∞ = + = 1 0 )1( t t t r D P (1) Trong đó, P 0 : giá trị cổ phiếu D t : là cổ tức trên mỗi cổ phiếu năm t 1 r : Lãi suất chiết khấu hay chi phí vốn cổ phần 2 Nền tảng cho công thức này bắt nguồn từ qui tắc hiện giá – giá trị của một tài sản là hiện giá của tất cả các dòng tiền kì vọng trong tương lai do tài sản mang lại được chiết khấu tại mức lãi suất tương ứng với rủi ro của dòng tiền. Trường hợp Công ty không tăng trưởng, ta có g = 0 (1) trở thành : r D P 0 0 = (2) Trường hợp Công ty tăng trưởng đều vĩnh viễn: 1 Cổ tức mỗi cổ phiếu (DIV hoặc DPS) = Tỷ lệ chi trả cổ tức x Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) Tỷ lệ chi trả cổ tức được xác định dựa trên chính sách phân chia lợi nhuận của công ty trong tương lai. Nếu công ty không đặt ra chính sách phân chia lợi nhuận cụ thể thì có thể dựa trên tỷ lệ chia cổ tức bình quân của một số năm trước làm cơ sở tính toán. 2 Chi phí sử dụng vốn cổ phần là TSSL mà NĐT đòi hỏi khi đầu tư vào DN. Và dĩ nhiên TSSL này sẽ tương ứng với rủi ro mà NĐT chấp nhận. Để xác định re người ta sử dụng mô hình rủi ro và TSSL với 3 hình thức : CAPM ; APT; Mô hình nhân tố đại diện. Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 6 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên (1) trở thành : gr D P − = 1 0 (3) (Gordon) g : tỉ lệ tăng trưởng cổ tức vĩnh viễn = ROE X Lợi nhuận giữ lại Trường hợp Công ty tăng trưởng từng giai đoạn: n n nnn nt nt t t nt t t a t a rgr agE r D r agE P )1)(( *)1(* )1()1( *)1(* 2 2 11 1 1 0 0 +− + + + + + + = ∑∑ = += = = Trong đó : g a : tốc độ tăng trưởng trong thời kì đầu g n : tốc độ tăng trưởng trong thời kì cuối a a : tỷ lệ chia cổ tức thời kì đầu a n : tỷ lệ chia cổ tức thời kì cuối Đánh giá mô hình DDM: • Ưu điểm:  MH đơn giản và trực quan, nó thích hợp với NĐT bảo thủ, nhìn vào giá trị hữu hình là dòng cổ tức của DN hơn là dòng tiền tự do – cái mà họ có thể không thể lấy được tiền thực.  Không yêu cầu nhiều dữ liệu đầu vào : dữ liệu đầu vào chủ yếu là cổ tức và chi phí vốn cổ phần của công ty cổ phần.  Nhà quản lý có thể thiết lập một mức cổ tức mà họ có thể duy trì dù có bất ổn trong thu nhập. Do đó D được duy trì ổn định qua thời gian nên việc định giá dựa vào D ít biến động hơn các phương pháp khác. • Nhược điểm Có nhiều tranh luận cho rằng cách tiếp cận định giá VCP từ định giá dòng cổ tức là quá hẹp, nó chưa phản ánh đúng giá trị dành cho cổ đông của công ty trong các trường hợp sau:  Với DN không chi trả: FCFE vượt dòng cổ tức, bản cân đối kế toán có lượng tiền mặt lớn và dẫn đến DN bị định dưới giá. Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 7 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên  Với DN chi trả quá nhiều: vay nợ và phát hành mới cho chi trả cổ tức sẽ dẫn đến việc định giá bằng dòng cổ tức cho kết quả quá lạc quan vì nó không phản ánh được hết tất cả rủi ro từ vay thêm và phát hành mới (MH giả định rằng DN có thể tiếp tục vay nợ để tài trợ cho DN) 3.1.2. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của vốn chủ sở hữu (FCFE) Mô hình chiết khấu dòng tiền FCFE không khác biệt nhiều so với mô hình chiếu khấu cổ tức truyền thống. Khi thay thế cổ tức bằng FCFE để định giá vốn chủ sở hữu, chúng ta ngầm giả định rằng FCFE sẽ được chi trả cho các cổ đông. Điều này dẫn đến 2 hệ quả:  Sẽ không có tiền mặt tương lai tích lũy trong doanh nghiệp, vì lượng tiền mặt còn lại sau khi thanh toán nợ vay và đáp ứng nhu cầu tái đầu tư đã được chi trả cho các cổ đông mỗi kỳ.  Tăng trưởng kỳ vọng của FCFE sẽ bao gồm tăng trưởng thu nhập từ tài sản hoạt động và không bao gồm tăng trưởng thu nhập từ sự gia tăng chứng khoán ngắn hạn.  Mô hình FCFE xem cổ đông trong một công ty cổ phần đại chúng tương đương với chủ sở hữu của một doanh nghiệp tư nhân, có quyền đối với toàn bộ dòng tiền còn lại trong doanh nghiệp sau khi đóng thuế, trả nợ và đáp ứng các nhu cầu đầu tư. Do đó, chúng ta giả định rằng các cổ đông có quyền hưởng dòng tiền tự do ngay cả khi giám đốc công ty quyết định không chi trả hết dòng tiền tự do này. Có 3 cách tiếp cận FCFE:  Tính toán FCFE dựa trên dòng tiền tự do đối với công ty (FCFF) FCFE = FCFF – lãi vay *(1 – thuế suất) + vay nợ ròng Trong đó:  Vay nợ ròng = nợ (ngắn hạn và dài hạn) mới phát sinh – nợ (ngắn hạn và dài hạn) đã trả.  Việc bắt đầu với dòng tiền tự do đối với công ty FCFF đòi hỏi phải điều chỉnh 2 dòng tiền đối với trái chủ là: chi phí lãi vay sau thuế và biến động lãi vay trong năm. Lãi vay phải được tính sau thuế là bởi vì việc trả chi phí lãi vay Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 8 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên sẽ làm giảm thuế của doanh nghiệp, và do đó, giảm dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu = lãi vay – thuế tiết kiệm được (tấm chắn thuế).  Tính toán FCFE dựa trên lợi nhuận ròng FCFE = Lợi nhuận ròng + Khấu hao – Chi tiêu vốn – Tăng (giảm) vốn lưu động đầu tư + vay nợ ròng Trong đó:  Lợi nhuận ròng (Net income): được lấy từ lợi nhuận ròng sau thuế trong bảng báo cáo thu nhập.  Khấu hao (Noncash charges): Các khoản phân bổ không phải bằng tiền mặt được cộng ngược lại vào lợi nhuận ròng vì nó thể hiện các khoản chi phí làm giảm lợi nhuận ròng nhưng thực tế không làm phát sinh dòng tiền ra. Khoản phân bổ không phải bằng tiền mặt lớn nhất thường là khấu hao.  Chi tiêu vốn (Fixed capital investment): Đầu tư vào vốn cố định không được thể hiện trên báo cáo thu nhập, nhưng nó lại biểu hiện dòng tiền ra của doanh nghiệp. Do đó phải trừ ra khỏi lợi nhuận ròng khi xác định FCFE. Chi tiêu vốn có 2 trường hợp: + Nếu không có tài sản dài hạn nào thanh lý trong năm, chi tiêu vốn đơn giản là sự thay đổi trong nguyên giá TSCĐ: Chi tiêu vốn = Nguyên giá cuối kỳ TSCĐ – Nguyên giá đầu kỳ TSCĐ + Nếu có tài sản dài hạn được bán trong năm: Chi tiêu vốn = Nguyên giá cuối kỳ TSCĐ – Nguyên giá đầu kỳ TSCĐ – giá bán tài sản cố định  Thay đổi vốn lưu động đầu tư (Working capital investment): Đầu tư trong vốn lưu động ròng bằng sự thay đổi trong vốn luân chuyển trừ cho tiền mặt, tương đương tiền, nợ đến hạn trả. Lưu ý, nợ đến hạn trả (bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trả) bị trừ ra khỏi vốn lưu động và được cộng lại trong vay nợ ròng để bảo đảm tính thống nhất của 3 cách tiếp cận FCFE.  Tính toán FCFE dựa trên dòng tiền hoạt động FCFE = Dòng tiền hoạt động – Chi tiêu vốn + vay nợ ròng Trong đó: Dòng tiền hoạt động (Cash flow from operating) = lợi nhuận ròng + các khoản phân bổ không bằng tiền mặt (khấu hao) – thay đổi vốn lưu động đầu tư Suất chiết khấu: chi phí sử dụng vốn cổ phần (r e ) Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 9 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu = ROE x Lợi nhuận giữ lại Mô hình FCFE tăng trưởng ổn định: Trong đó: V o = Giá trị vốn chủ sở hữu công ty thời điểm hiện tại FCFE 1 = Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến trong năm tới r ( k e ) = Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty g = Tỷ lệ tăng trưởng FCFE vĩnh viễn Mô hình FCFE nhiều giai đoạn: V 0 = ( ) ( ) ∑ = + + + n t n n t t r V r FCFE 1 11 Với: V n = ( ) n n gr FCFE − + 1 Trong đó: V o = Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty thời điểm hiện tại FCFE t = Dòng tiền vốn chủ sở hữu dự kiến năm t r ( k e ) = Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty V n = Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm n g n = Tỷ lệ tăng trưởng vĩnh viễn sau năm n 3.1.3. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của doanh nghiệp (FCFF) Trong phương pháp FCFF, chúng ta bắt đầu bằng cách định giá doanh nghiệp, thay vì vốn chủ sở hữu. Bằng cách loại bỏ giá trị thị trường của những quyền lợi không thuộc vốn chủ sở hữu (non-equity claims) trong ước tính này, ta thu được giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Dòng tiền được chiết khấu là những dòng tiền đi vào doanh nghiệp, được tính như thể doanh nghiệp không có nợ và không được hưởng lợi ích thuế từ chi phí lãi vay. Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 10 V 0 = gr FCFE − 1 [...]... thuế của một cổ phần thường là bao nhiêu, từ đó cho thấy hoạt động kinh doanh hiện hành tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho một cổ phần, được tính như sau: EPS = Tổng thu nhập của cổ đông thường / Số cổ phần thường đang lưu hành = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phần ưu đãi) / Số cổ phần thường đang lưu hành Cần lưu ý là EPS khác với DPS (Dividend per share) là cổ tức trên mỗi cổ phần, thể hiện số cổ tức được... nhập P/E, thu nhập trên mỗi cổ phần EPS, tỷ lệ chi trả cổ tức DPS/EPS, tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách P/B (M/B), tỷ số giá trên dòng tiền P/CF, tỷ số giá trên doanh thu P/S, tỷ suất cổ tức; đồng thời các thước đo đánh giá hiệu quả vốn cổ phần EPS, ROE cũng như hệ số tăng trưởng bền vững và phân tích Dupont cũng được trình bày để có được một phân tích sâu hơn về vốn cổ phần 3.2.1 Tỷ số giá trên... lệ chi trả cổ tức Chỉ số giá trên thu nhập (hay hệ số thu nhập), ký hiệu là P/E là một tỷ số dùng để đánh giá xem để có được mỗi đồng thu nhập từ cổ phần của công ty thì phải trả giá bao nhiêu đồng Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 15 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên Tỷ số giá trên thu nhập = Giá thị trường cổ phiếu / thu nhập trên mỗi cổ phần Trong đó: Thu nhập trên mỗi cổ phần ký hiệu... giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào (P) Không giống với tỷ số P/E hay nghịch đảo lại là E/P, E/P phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập mà nhà đầu tư đáng lẽ được nhận trên mỗi cổ phần (EPS) với thị giá của cổ phiếu mà nhà đầu tư mua Tỷ số này được tính bằng cách lấy cổ tức trên một cổ phiếu của năm gần nhất chia cho thị giá của cổ phiếu Tỷ suất cổ tức = Cổ tức mỗi cổ phần / Giá thị trường mỗi cổ phần. .. 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 23 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên thu nhập, người phân tích nên làm cho thu nhập trên mỗi cổ phần cân đối hơn khi tính bền vững của nó có vấn đề 3.2.2 Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield) Chỉ số tỷ suất cổ tức là một công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư quyết định nên chọn đầu tư vào doanh nghiệp nào Bởi vì, chỉ số này phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức – thu nhập mà nhà... tương lai Do đó lợi nhuận thực nhận của cổ đông phụ thuộc vào chính sách cổ tức của công ty, nếu tỷ lệ chi trả cổ tức là 100% thì DPS sẽ bằng EPS Ta cũng dễ dàng rút ra được tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ bằng cổ tức mỗi cổ phần chia cho thu nhập mỗi cổ phần Tỷ lệ chi trả cổ tức = DPS / EPS Thông thường các công ty đang trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng, tỷ lệ chi trả cổ tức là không có hoặc rất thấp, do... Trang 18 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên khoán VNM tăng mạnh trong khi thu nhập trên mỗi cổ phần lại giảm do khối lượng cổ phiếu tăng với tốc độ cao hơn tốc độ gia tăng lợi nhuận sau thuế TNDN, dẫn đến EPS giảm So sánh với công ty HNM trong cùng ngành ta có tỷ số giá trên thu nhập của Hanoimilk như sau: Giá chứng khoán: 8,100 Thu nhập ròng cho cổ đông thường: 3,034,000,000 Cổ phần phổ... Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 35 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên bền vững Nhưng do sự khác biệt về lợi ích giữa các cổ đông, sự tách biệt giữa người quản lý và quyền sở hữu đã tạo nên những xung đột về lợi ích:  Một là: xung đột về lợi ích giữa cổ đông thiểu số với nhóm cổ đông sở hữu đa số cổ phần nắm quyền kiểm soát công ty  Hai là: xung đột giữa cổ đông với những người quản lý... 25 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS Nguyễn Thị Uyên Uyên hưởng tới CFO, chẳng hạn như thay đổi vốn lưu động và các khoản điều chỉnh thu nhập khác 3.2.4 Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Price/Book value ratio – P/BV, Market to book value – M/B) P/BV: nhà đầu tư sẵn lòng trả gấp bao nhiêu lần trên mỗi đồng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu Công thức tính: Trong đó: Vốn cổ đông thường = Vốn. .. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu được tính như sau: Lợi nhuận ròng/Số cổ phiếu phát hành = Lợi nhuận ròng/Doanh thu x Doanh thu /Tài sản x Tài sản / Giá trị ròng x Giá trị ròng/Số cổ phiếu phát hành Hay Thu nhập trên mỗi cổ phiếu = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Hệ số vòng quay tài sản x Tỷ suất vay nợ x Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu Nhóm 10_TCDN đêm 3_K22 Trang 28 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS Nguyễn . đêm 3_K22 Trang 1 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 05 năm 2014 Mục lục 1. Mục tiêu phân tích Vốn cổ phần Phân tích vốn cổ phần nhằm mục đích. ròng – Cổ tức cổ phần ưu đãi) / Số cổ phần thường đang lưu hành Cần lưu ý là EPS khác với DPS (Dividend per share) là cổ tức trên mỗi cổ phần, thể hiện số cổ tức được chia cho mỗi cổ phần là. 3_K22 Trang 2 Phân tích vốn cổ phần GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên * Người phân tích là nhà đầu tư: Nhà đầu tư phân tích để biết giá trị nội tại của công ty để xem có nên đưa cổ phiếu công

Ngày đăng: 25/01/2015, 22:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w