1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập công tác kế toán tại công ty liên doanh chế tạo xe máy lifan _ việt nam

37 1,2K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 439 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập công tác kế toán tại công ty liên doanh chế tạo xe máy lifan _ việt nam

Trang 1

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XEMÁY LIFAN – VIỆT NAM 1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Liên doanh Chế tạo Xemáy Lifan - Việt Nam 11.2 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công tyLiên doanh chế tạo xe máy Lifan _ Việt Nam 2

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Liên doanh chế tạo xe máy Lifan _Việt nam 21.2.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty Liên doanh chế tạo xemáy Lifan _ Việt Nam 2

1.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty Liên doanhchế tạo xe máy Lifan _ Việt Nam 31.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Liên doanh chế tạo xe máyLifan _ Việt Nam 4

1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức quản lý công ty Liên doanh chế tạo xemáy Lifan _ Việt Nam ( phụ lục 3) 41.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý công tyLiên doanh chế tạo xe máy Lifan _ Việt Nam 4

PHẦN 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY LIÊNDOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN _ VIỆT NAM 7

2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Liên doanh chế tạo xe máyLifan _ Việt Nam 7

2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Liên doanh chế tạo xe máyLifan _Việt Nam (phụ lục 4) 72.1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán tại công tyLiên doanh chế tạo xe máy Lifan _ Việt nam 7

2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty Liên doanh chế tạo xemáy Lifan _ Việt Nam 8

2.2.1 Đặc điểm chung 8

Trang 2

2.2.2 Các chế độ chính sách kế toán áp dụng tại công ty 9

2.3 Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: 9

2.3.1 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ: 9

2.3.2 Công thức tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ: 10

2.3.3 Kế toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khaithường xuyên: 10

2.3.3.1 Kế toán biến động tăng vật liệu, công cụ dụng cụ: 10

2.3.3.2 Kế toán biến động giảm vật liệu, công cụ dụng cụ: 11

2.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 11

2.5 Kế toán TSCĐ 12

2.6 Kế toán vốn bằng tiền: 13

2.6.1 Tài khoản sử dụng: 14

2.6.2 Chứng từ sử dụng: 14

2.6.3 Phương pháp kế toán tình hình biến động tiền mặt : 14

2.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ 14

2.7.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành: 14

2.7.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thườngxuyên 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hai tháng thực tập tại Công ty Liên doanh chế tạo xe máy Lifan ViệtNam là cơ hội tốt cho em tiếp xúc với thực tiễn học hỏi những kinh nhiệm thực tếvà phát huy được những kiến thức đã học ở nhà trường.

Trong thời gian thực tập em đã thu thập được nhiều số liệu, tài liệu về tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2006, 2007 và 2008.Với các số liệu, tài liệu thu thập được, thầy giáo hướng dẫn thực tập đã hướng dẫnem rất cẩn thận và nhiệt tình để hoàn thành bài báo cáo này Báo cáo của em gồm 3chương chính :

Phần 1 : Tổng quan về công ty Liên doanh chế tạo xe máy Lifan _ ViệtNam.

Phần 2 : Thực tế công tác kế toán tại Công ty Liên doanh chế tạo xe máyLifan _ Việt Nam.

Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.

Em xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên Công ty liên doanhchế tạo xe máy Lifan _ Việt Nam và GS.TS Lương Trọng Yêm đã giúp đỡ tận tìnhcho em hoàn thành bài báo cáo thực tập đúng thời hạn.

Với vốn kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi nhiềuthiếu sót Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài báo cáocủa em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Địa chỉ : Xã Nghĩa Hiệp - huyện Yên Mỹ - tỉnh Hưng Yên

Tiền thân của Công ty Lifan Việt Nam là Công ty Vina - Hua Wei, đượcthành lập từ năm 1998 theo giấy phép đầu tư Số 20/GP-HN ngày 15/04/1988 doUBND thành phố Hà nội cấp phép, nhằm thực hiện hợp đồng liên doanh chế tạo xemáy tại Việt Nam, giữa Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư VIEXIM của Việt Namvà Công ty TNHH sản xuất xe cơ giới Huawei, Trùng Khánh - Trung Quốc.

Ngày 28/06/2000 UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép đầu tư sửa đổi số20A/GPC2-HN cho phép chuyển đổi từ hợp đồng liên doanh thành Công ty liêndoanh chế tạo xe máy Vina-Huawei có trụ sở tại nhà máy xe lửa Gia Lâm - thị trấnGia Lâm- Thành phố Hà Nội.

Ngày 18/01/2002, UBND thành phố Hà Nội đã cấp giấy phép đầu tư sửa đổisố 20A/GPĐTC2-HN cho phép chuyển nhượng phần vốn của đối tác phía TrungQuốc là Công ty TNHH sản xuất xe cơ giới Huawei Trùng Khánh cho công tyTNHH công nghiệp HONGDA- Lifan Trùng Khánh và chuyển tên Công ty từCông ty Liên doanh chế tạo xe máy Vina-Huawei thành Công ty liên doanh chế tạoxe máy Lifan Việt Nam ( Lifan - Việt Nam Motor co.Ltd)

Ngày 21/06/2002, UBND tỉnh Hưng yên cấp giấy phép đầu tư sửa đổi20A/GPĐC2-HN- GPĐC2-HY về việc chuẩn y chuyển địa điểm của Công ty từNhà máy xe lửa Gia Lâm - Hà Nội về xã Nghĩa Hiệp - huyện Yên Mỹ - tỉnh HưngYên.

Trang 5

Ngày 04/04/2003, UBND tỉnh Hưng Yên cấp giấy phép đầu tư sửa đổi số20A/GPĐC2-HN-GPĐC2-HY về việc tổng hợp lại tất cả các Giấy phép đã cấp.

Ngày 23/01/2006, UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép đầu tư sửa đổi 20A/GPĐC2-HN-GPĐC2-HY phê chuẩn việc Công ty phát triển xuất nhập khẩu và đầutư VIEXIM chuyển nhượng 30% quyền lợi và nghĩa vụ trong Công ty Liên doanhcho Công ty TNHH xây dựng Hoàng Hiệp.

Hiện nay Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam là Công ty liêndoanh giữa: Công ty tập đoàn Công nghiệp Lifan Trung Quốc và Công ty TNHHxây dựng Hoàng Hiệp.

1.2 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty Liêndoanh chế tạo xe máy Lifan _ Việt Nam

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty Liên doanh chế tạo xe máy Lifan _ Việtnam

Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam với tính chất sản phẩmsản xuất ra là xe máy và động cơ xe gắn máy đó là những sản phẩm có kết cấuphức tạp mang tính chất chế tạo máy Vì vậy chức năng nhiệm vụ chính của côngty là sản xuất ra những mẫu mã xe máy và động cơ xe gắn máy để phục vụ cho nhucầu thị trường trong và ngoài nước.

1.2.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty Liên doanh chế tạo xe máyLifan _ Việt Nam

Như đã biết ở trên với tính chất sản phẩm công ty sản xuất ra là xe máy vàđộng cơ xe gắn máy nên đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty mang nhữngnét đặc thù riêng biệt Chủng loại sản phẩm sản xuất đa dạng phong phú đáp ứngđược mọi yêu cầu của khách hàng với giá cả phải chăng.Như cụm đồng hồ công tơmét, khung xe, bình xăng xe máy như xe Wave 110 ,Dream, LF V… Khu sản xuấtchính của công ty được đặt tại Hưng Yên, và văn phòng đại diện miền nam và vănphòng đại điện miền Bắc.Văn phòng đại diện miền Bắc đặt tại 68 Tây Sơn - ĐốngĐa – Hà Nội.Văn phòng đại diện miền Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh Haivăn phòng đại diện chịu trách nhiệm về mảng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm sảnxuất Thị trường hoạt động của công ty tương đối rộng trên khắp cả nước với nhiều

Trang 6

đại lý cấp 1 và cấp 2 Những công ty trong và ngoài nước thường xuyên giao dịchnhư công ty TNHH Thiên An, Công ty TNHH DSM Việt Nam…

Trải qua quá trình sản xuất kinh doanh công ty đã dần khẳng định mình vàdứng vững trên thị trường với những gì họ làm ra Công ty có đội ngũ kỹ sư côngnhân lành nghề trong ngành cơ khí chế tạo

Chỉ tiêu kinh tế và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 nămgần đây.( phụ lục 1)

Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2008 phát triểnhơn so với năm 2007.Nguồn vốn kinh doanh tăng liên tiếp qua các năm Cụ thểnăm 2008 tăng 8.392.580.000 đ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm2007 tăng hơn so với 2006 là 7,79 % ,năm 2008 tăng 9,8 % so với năm2007 Cũng qua báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2007tăng hơn 10.667.225.000 đ so với năm 2006 và năm 2008 tăng hơn so với 2007 là11.952.956.000 đ chứng tỏ công ty kinh doanh có lãi , năm 2008 công ty nộp ngânsách nhà nước 23.710.382.000 đ tăng hơn so với 2007 là 5.116.853.000 đ, năm2007 tăng hơn so với 2006 là 4.023.273.000 đ Tổng số lao đông ngày càng tănglên năm 2007 tăng 34 người so với 2006 và năm 2008 tăng 64 người so với 2007.Tổng số lao động năm 2008 tăng gần gấp 2 so với 2007 Thu nhập bình quân củangười lao động ngày càng được cải thiện năm 2006 là 1.474.000 đ/ tháng năm2007 là 1.726.000 đ/ tháng năm 2008 là 1.851.000 đ/ tháng Qua 3 năm gần đâykinh doanh của công ty lãi và đời sống công nhân viên được cải thiện.

1.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty Liên doanhchế tạo xe máy Lifan _ Việt Nam.

Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm( phụ lục 2)

Quy trình công nghệ chế biến sản phẩm của công ty được thực hiện quanhững bước sau: Một số nguyên vật liệu ban đầu được đem đi gia công tại cáccông ty bạn và được nhập kho bán thành phẩm Một số nguyên vật liệu đượcchuyển thẳng tới phân xưởng lắp ráp động cơ để được lắp ráp thành những động cơxe gắn máy Bán thành phẩm từ kho bán thành phẩm và động cơ xe gắn máy từphân xưởng 2 được chuyển qua phân xưởng lắp ráp xe máy, tại đây chúng sẽ được

Trang 7

lắp ráp thành sản phẩm là xe máy Và cuối cùng được nhập kho thành phẩm và chờxuất đi tiêu thụ.

1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Liên doanh chế tạo xe máyLifan _ Việt Nam.

1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức quản lý công ty Liên doanh chế tạo xe máyLifan _ Việt Nam ( phụ lục 3)

1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý công tyLiên doanh chế tạo xe máy Lifan _ Việt Nam

Công ty Lifan Việt Nam là Công ty Liên doanh với Trung Quốc, có TổngGiám đốc do bên nước ngoài chỉ định, Phó tổng thứ nhất do bên Việt Nam chỉ địnhvà được Hội đồng quản trị nhất trí bổ nhiệm.

- Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất tại Công ty trước Pháp

luật Việt Nam và trước Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh, cũng như phương hướng hoạt động của công ty

- Phó tổng giám đốc thứ nhất: Có nhiệm vụ và chức năng giúp đỡ Tổng

giám đốc điều hành công việc quản lý hàng ngày, giải quyết các công việc liênquan đến các Cơ quan của nhà nước Việt Nam

- Phó Tổng giám đốc thứ hai và trợ lý Tổng giám đốc: có trách nhiệm

trước Tổng giám đốc về tình hình sản xuất, khống chế giá thành của sản phẩm,khai thác sản phẩm mới Phó tổng giám đốc thứ hai và trợ lý có trách nhiệm hoànthành và giúp Tổng giám đốc trong công tác quản lý sản xuất và phân công côngviệc cho các phòng ban.

- Phòng hành chính: có chức năng và nhiệm vụ quản lý là ra các văn bản

phục vụ cho các công tác quản lý của công ty.Có trách nhiệm thông báo và phổbiến các quy định mới tới các phòng ban và khối sản xuất Phòng hành chính cònlà nơi tiếp nhận những ý kiến của người lao động và có trách nhiệm truyền đạt lạicác ý kiến của người lao động lên ban giám đốc

- Phòng kế toán: có nhiệm vụ là thu thập xử lý, ghi chép và phản ánh các

thông tin kinh tế một cách có hệ thống, đầu đủ, kịp thời, chính xác và đúng với chếđộ kế toán hiện hành theo quy định của nhà nước Phòng kế toán có trách nhiệm tổ

Trang 8

chức hệ thống kế toán phù hợp quy mô, loại hình và yêu cầu quản lý của công ty.Phòng kế toán có chức năng thường xuyên báo cáo cho Ban giám đốc tình hình tàichính của Công ty, lập các báo cáo tài chính hàng tháng, quý và năm gửi các cơquan của nhà nước.

- Phòng tiêu thụ : chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về việc thực hiện

các mục tiêu, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong các tháng, quý và cácnăm, thiết lập và tạo mối quan hệ với các khách hàng truyền thống và khách hàngmới Ngoài ra Phòng tiêu thụ có trách nhiệm thực hiện việc lập kế hoạch tiêu thụsản phẩm cho các tháng, quý, năm lên Ban giám đốc phê duyệt và các phòng banchuẩn bị cho kế hoạch lắp ráp sản phẩm.

- Phòng cung ứng vật tư: có trách nhiệm trước Ban giám đốc về toàn bộ việc

cung ứng vật tư chuẩn bị cho lắp ráp và vật tư khác của công ty.Phòng cung ứngchịu trách nhiệm về việc tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu sao chophù hợp với các sản phẩm của công ty yêu cầu lắp ráp.Phòng cung ứng luôn luônphải đảm bảo mục tiêu đó là nguồn cung ứng kịp thời, chất lượng phù hợp, giá cảhợp lý để sản phẩm sản xuất ra có thể khống chế được giá thành.

- Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng: có chức năng và nhiệm vụ là khai

thác, thiết kế các sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật, nắm vững các quy trình sảnxuất, trạng thái kỹ thuật của sản phẩm, kiểm tra chất lượng thường xuyên kết hợpvới phòng Cung ứng và xưởng sản xuất để kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầuvào và sản phẩm hoàn thành, khi có các vấn đề về kỹ thuật xảy ra, phòng kỹ thuậtcó trách nhiệm đề xuất các phương án giải quyết cho các phòng ban có liên quan Ngoài ra còn kết hợp với phòng tiêu thụ, phòng cung ứng để đưa ra các kế hoạchsản xuất hàng ngày, kế hoạch sản xuất của cả tuần.

- Kho vật tư: bao gồm hai kho: kho xưởng I và kho xưởng II, có trách nhiệm

quản lý chặt chẽ tình hình nhập xuất vật tư sao cho đúng chủng loại, trạng thái,tránh tình trạng thất thoát nguyên vật liệu ra ngoài Đối với kho thành phẩm bảoquản nhập xuất theo đúng mặt hàng, trạng thái chọn dùng của các sản phẩm nhậpkho.

- Xưởng sản xuất : Bao gồm hai xưởng : xưởng số I và xưởng số II.

Đây là nơi diễn ra quá trình lắp ráp và cho ra sản phẩm hoàn thành của doanhnghiệp Xưởng sản xuất phải có trách nhiệm thực hiện các kỷ luật lao động, tuân

Trang 9

thủ các quy trình lắp ráp, giảm thiểu những sai hỏng đối với sản phẩm do tay nghềcông nhân.

- Phòng bảo vệ: Phòng bảo vệ có trách nhiệm đảm bảo an ninh trong toàn

Công ty, bảo vệ tài sản của Công ty tránh tình trạng mất tài sản diễn ra trong côngty.

Trang 10

- Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán): là người chịu trách nhiệm cao

nhất về tình hình phản ánh các thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng thôngtin Kế toán trưởng có trách nhiệm quản lý, phân công công việc, giám sát các kếtoán viên nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, quy định, chế độ, chính sách vềtài chính do Nhà nước quy định.

- Kế toán phó: có trách nhiệm giúp đỡ cho kế toán trưởng và hỗ trợ Tổng

giám đèc xây dựng kế hoạch về tài chính của Công ty và phân tích các số liệu về

tài chính Dưới Kế toán trưởng và Kế toán phó là các nhân viên kế toán đảm nhiệm

các phần hành khác nhau như:

- Kế toán giá thành, lương, BHXH và TSCĐ: có trách nhiệm phản ánh

chính xác, kịp thời, theo dõi việc trích khấu hao TSCĐ, lập báo cáo khấu haoTSCĐ, hàng tháng tính lượng và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhânviên một cách chính xác và kịp thời, tổng hợp số liệu từ các phần hành khác có liênquan, kết chuyển số liệu và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác và kịpthời

- Kế toán thanh toán: có trách nhiệm lập phiếu thu, phiếu chi, mở sổ theo

dõi và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, kịp thời, đúng

Trang 11

chế độ các khoản thu chi về tiền mặt, theo dõi các khoản tiền vay và tiền gửi ngânhàng Ngoài ra kế toán thanh toán còn theo dõi các khoản công nợ phải trả đối vớicác nhà cung cấp.

- Kế toán tiêu thụ: có trách nhiệm lập các sổ tổng hợp, chi tiết và phản ánh

các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác, cụ thể, kịp thời, đúng với chếđộ kế toán hiện hành Kế toán tiêu thụ phải theo dõi chi tiết toàn bộ số dư công nợphải thu của khách hàng, trực tiếp viết hóa đơn bán hàng, lập các báo cáo thuế vàbáo cáo sử dụng Hóa đơn.

- Kế toán Nguyên, vật liệu: có trách nhiệm mở các sổ chi tiết và sổ tổng hợp

để theo dõi và phản ánh tình hình tăng giảm nguyên vật liệu trong tháng.Kế toánNguyên, vật liệu có trách nhiệm kết hợp với thủ kho để lập Báo cáo toàn bộ vật tưnhập, xuất

- Kế toán Thuế: có nhiệm vụ tính toán và theo dõi các khoản thuế mà đơn vị

phải nộp, được miễn giảm Như số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, sốthuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp và số thuế còn phải nôp Thuế Nhập khẩu, thuếThu nhập Doanh nghiệp cũng phải được kế toán thuế theo dõi Cuối tháng, kế toánthuế phải lập bộ tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế Thu nhập doanhnghiệp…Sau đó nộp cho cơ quan thuế và làm các công việc theo yêu cầu của Kếtoán trưởng hay ban lãnh đạo.

- Thủ quỹ: có trách nhiệm quản lý và bảo quản tiền mặt tại công ty một cách

anh toàn, đầy đủ, tránh tình trạng thất thoát hoặc mất mát khi thu chi tiền cuốituần, cuối tháng, cuối quý lập các báo cáo tồn quỹ cho kế toán trưởng và Ban giámđốc Thủ quỹ phải có trách nhiệm phục tùng việc kiểm tra quỹ đột xuất của Bangiám đốc, của Kiểm toán

2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty Liên doanh chế tạo xe máyLifan _ Việt Nam

2.2.1 Đặc điểm chung

Công ty áp dụng chế độ hạch toán kế toán theo Quyết định số BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính, các chuẩn mực Kế toán Việt Nam do bộTài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện.

Trang 12

15/2006/QĐ-Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12hàng năm.

Đơn vị sử dụng tiền tệ trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng – VNĐ vàbáo cáo tài chính được lập bằng đồng Việt Nam, theo nguyên tắc giá gốc và phùhợp với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam.

Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng

Thành phẩm xuất kho theo từng đơn đặt hàng

2.2.2 Các chế độ chính sách kế toán áp dụng tại công ty.

Theo chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/QĐ- BTCngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND)

- Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán trên máy vi tính Đến thời điểmkhóa sổ lập Báo cáo tài chính Công ty in đầy đủ báo cáo tài chính, sổ kế toán tổnghợp và sổ kế toán chi tiết Công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấuhao đường thẳng Công ty tính giá hàng bán, hàng tồn kho, xuất kho theo phươngpháp bình quân cả kì dự trữ Công ty kê khai và tính thuế Giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ Niên độ kế toán của công ty được áp dụng theo năm tàichính.

2.3 Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ:

Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ được sửdụng các chứng từ sau: giấy đề nghị xuất kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểmnghiệm, nhập kho, hóa đơn Giá trị gia tăng.

Quy trình ghi sổ kế toán nguyên, vật liệu theo hình thức Chứng từ ghi sổ( phụ lục 5)

2.3.1 Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ:

Kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.

Trang 13

Ở kho: thủ kho dùng thẻ kho để phản ánh tình hình nhập xuất, tồn vật liệu,công cụ dụng cụ về số lượng.

Ở phòng kế toán: kế toán mở thẻ kế toán chi tiết cho từng danh điểm vật liệu,công cụ dụng cụ Thẻ này có nội dung tương tự thẻ kho, khác là theo dõi cả về mặtgiá trị.

2.3.2 Công thức tính giá vật liệu, công cụ dụng cụ:

Công ty sử dụng phương pháp tính giá đơn vị bình quân cả kỳ dữ trữ:

Giá đơn vị bình quân

Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan.

2.3.3.1 Kế toán biến động tăng vật liệu, công cụ dụng cụ:

Tăng do mua ngoài; Tăng do các nguyên nhân khác; Tăng do phát hiện thừaqua kiểm kê; Tăng do nhận cấp phát; Tăng do nhận viện trợ, biếu tặng.

VD1: Ngày 02/12/2008, Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - ViệtNam mua Cụm đồng hồ công tơ mét các loại: Loại C110 số lượng 300 chiếc, đơngiá 75.000đ/chiếc Loại C100 số lượng 200 chiếc, đơn giá 65.000đ/chiếc LoạiW100 số lượng 50 chiếc, đơn giá 80.000đ/chiếc của Công ty Thiên An, thuếGTGT 10% Công ty chưa thanh toán tiền cho bên cung cấp vật tư

Biểu 2.1 : Phiếu nhập khoBiểu 2.2: Hóa đơn GTGT

Căn cứ vào Phiếu nhập kho và Hóa đơn thuế GTGT số 10/12 ngày02/12/2008, kế toán định khoản:

Trang 14

Nợ TK 152.4 : 39.500.000 Nợ TK 1331 : 3.950.000 Có TK 331 : 43.450.000

2.3.3.2 Kế toán biến động giảm vật liệu, công cụ dụng cụ:

Giảm do xuất sử dụng cho sản xuất KD; Giảm do phát hiện thiếu qua kiểmkê

VD2: Ngày 08/12/2008, công ty xuất Cụm đồng hồ công tơ mét các loại đểphục vụ lắp ráp Xe máy: Loại C110 số lượng 100 chiếc, loại C100 số lượng 20chiếc, loại W100 60 chiếc Cuối tháng, kế toán tính ra đơn giá bình quân của 01Cụm đồng hồ công tơ mét cho các loại.

Kế toán ghi :

Nợ TK 621.4 : 21.494.400 Có TK 152.4 : 21.494.400

Biểu 2.3: Phiếu xuất khoBiểu 2.4: Sổ cái TK 152

2.4 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

* Hình thức thanh toán tiền lương của công ty

- Với những người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩmthì công ty trả lương theo sản phẩm có thưởng; theo đó kết hợp việc trả lương theosản phẩm trực tiếp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng nâng cao chấtlượng, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí, ) Có thể nóicông ty đã vận dụng khá linh hoạt cách tính lương, giúp người lao động quan tâmhơn đến việc cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, tiết kiệm chiphí, nâng cao năng suất lao động

Tiềnlương lao

động sảnxuất

Số lượng sản phẩmhoàn thành đúng quy

Trang 15

- Với lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất, công ty cũng trảlương theo sản phẩm có thưởng, dựa trên số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quycách, phẩm chất của lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng nhân với đơn giátiền lương quy định khác.

* Chứng từ sử dụng:- Bảng chấm công

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng tập hợp số lượng, chất lượng thành phẩm* Tài khoản sử dụng:

- TK 334: Phải trả công nhân viên- TK 338: Phải trả, phải nộp khác

Biểu 2.5 :Sổ cái TK 334Biểu 2.6 : Sổ cái TK622

VD3: Trong tháng 12/2008, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương của công tycó số liệu là: Tiền lương phải trả cho nhân viên là 1.110.600.000 đ

Kế toán định khoản:

BT1: Nợ TK 622:1.110.600.000

Có TK 334: 1.110.600.000

BT2: Nợ TK 622: 211.014.000(19% x 1.110.600.000) Nợ TK 334: 66.636.000(6% x 1.110.600.000)

Có TK 338: 277.650.000 (25% x 1.110.600.000)

2.5 Kế toán TSCĐ

* TSCĐ trong công ty được hình thành từ hai nguồn cơ bản: Nguồn vốn tự cóvà nguồn vốn vay tín dụng

* TSCĐ tại công ty gồm nhiều loại như:

- TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất: nhà xưởng, dây chuyền máy móc, máyphát điện…

- TSCĐ dùng cho hoạt động văn phòng, quản lý: máy vi tính, máy in, máyphôtô, bàn ghế, tủ…

Trang 16

- Biên bản giao nhận TSCĐ- Bảng tính và khấu hao TSCĐ*Tài khoản sử dụng: 211, 213

Tài khoản 211 có kết cấu chủ yếu như sau:

Bên Nợ: NG TCCĐ HH tăng do mua sắm, số điều chỉnh tăng nguyên giáBên Có: NG TSCĐ HH giảm, số điều chỉnh giảm

Số dư Nợ: NG của TSCĐ HH hiện có.Và các TK liên quan: TK 111, TK112

TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và khấu hao luỹ kế Nguyên giá củaTSCĐ bao gồm giá mua cộng chi phí liên quan đến việc hình thành TSCĐ và đưaTSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Biểu 2.7 : Sổ cái 211

VD4: Ngày 12/12/2008, công ty mua 5 chiếc máy tính trị giá 9.500.000 đồng/chiếc , chi phí vận chuyển lắp đặt là 600.000 đồng, thuế VAT 10%, thanh toánbằng tiền mặt

Kế toán hạch toán như sau:Nợ TK 211: 48.100.000Nợ TK 1332: 4.810.000

Có TK 111: 52.910.000

* Phương pháp tính khấu hao: Việc trích khấu hao TSCĐ được trích hàngtháng theo phương pháp khấu hao đường thẳng Thời gian sử dụng tài sản tuỳthuộc vào từng loại tài sản và theo quy định hiện hành của Nhà nước

* Mức khấu hao hàng tháng Nguyên giá tài sản của TSCĐ Số tháng sử dụng TSCĐ

2.6 Kế toán vốn bằng tiền:

Thực tế đơn vị phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

_Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toánsử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng (VNĐ).

Trang 17

_Nguyên tắc cập nhật: Kế toán phải phản ánh kịp thời, chính xác số tiền hiệncó và tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền.

2.6.1 Tài khoản sử dụng:

TK 111: “Tiền mặt” phản ánh các loại tiền mặt của công ty.

TK 112: “Tiền gửi ngân hàng” theo dõi toàn bộ các khoản tiền công ty đanggửi tại các ngân hàng, các trung tâm tài chính khác.Ngoài ra còn sử dụng một số tàikhoản khác có liên quan.

2.6.2 Chứng từ sử dụng:

Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán vốn bằng tiền được sử dụng cácchứng từ sau: chứng từ ghi sổ, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi, phiếu thu, giấybáo có, giấy báo nợ, đề nghị tạm ứng, giấy tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng.

2.6.3 Phương pháp kế toán tình hình biến động tiền mặt :

-Với các nghiệp vụ tăng tiền mặt:

Tăng do thu tiền bán hàng nhập quỹ; Tăng do thu tiền từ các hoạt động tàichính, hoạt động khác nhập quỹ; Tăng do rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ; Tăngdo thu từ người mua ( kể cả tiền đặt trước ); Tăng do các nguyên nhân khác ( thuhồi tạm ứng, thu nội bộ, thu hồi tài khoản đầu tư cho vay, thu hồi các khoản kýcược, ký quỹ ).

Giảm do mua vật tư, hàng hóa, tài sản, do chi phí cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt; Giảm do các nguyên nhân khác.

2.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.

2.7.1 Đối tượng và phương pháp tính giá thành:

- Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của quá trình sản xuất.

Trang 18

- Phương pháp giá thành của công ty là phương pháp tính trực tiếp.

2.7.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên

Có 622 : 1.321.614.000Có 621 : 21.494.400

Biểu 2.9 : Sổ cái TK 154Biểu 2.10 : Sổ cái TK 621

2.8 Báo cáo tài chính

Công ty liên doanh chế tạo xe máy Lifan Việt Nam lập các báo cáo tài chínhvào cuối mỗi năm tài chính.

* Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát tình hìnhtài sản và nguồn vốn của công ty tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ.Đây là tài liệu quan trọng đối với việc đánh giá khái quát tình hình và kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tàichính của doanh nghiệp

Để lập bảng cân đối kế toán, căn cứ vào các tài liệu chủ yếu sau:+ Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước

+ Các sổ cái và sổ chi tiết tài khoản

+ Bảng đối chiếu số phát sinh và các tài liệu liên quan khác

* Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đây là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanhcủa công ty bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.

Ngày đăng: 16/11/2012, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w