1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỔI mới PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục đại học

17 974 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 307,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Đề tài: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC * * * * * Giảng viên: TS. HỒ VĂN LIÊN Nhóm thực hiện: 1. Nguyễn Thị Ngọc Loan 2. Huỳnh Thị Ngọc Ngân 3. Võ Thị Thanh Nga 4. Mai Thanh Hà 5. Nguyễn Thị Minh Châu Tp.Hồ Chí Minh, 04/2010 1 / 17 LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục là một trong những hoạt động nền tảng, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia. Lịch sử thế giới đã chứng minh những nước nào đầu tư cho giáo dục sẽ phát triển nhanh và mạnh. Trong hoạt động giáo dục, giáo dục đại học cần phải được đặc biệt quan tâm bởi đây là môi trường đào tạo sinh viên – những người sẽ định hướng và thực hiện việc phát triển quốc gia. Do đó, hoạt động giáo dục đại học cần phải được đầu tư, nghiên cứu nhằm tạo ra những tầng lớp thanh niên có tài có đức để tiếp tục phát triển xã hội bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục đại học, nước ta không những đã đầu tư mở rộng trường lớp mà còn nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi của nước ngoài nhằm tìm ra một hướng đi mới cho giáo dục đại học Việt Nam. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là phương pháp giáo dục đại học. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu, hội thảo, chương trình về việc thay đổi phương pháp giảng dạy ở đại học nhằm tạo cho sinh viên môi trường học tập tốt hơn, năng động hơn, đáp ứng được tối đa nhu cầu của xã hội về trình độ cũng như những kỹ năng mềm của sinh viên trong thời đại mới. Tuy nhiên, để tìm ra một phương pháp đào tạo đại học mới phù hợp với trình độ, tâm lý sinh viên cũng như nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu trong thời gian dài và tiếp thu học hỏi có chọn lọc từ các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới Với những lý do trên, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài tìm hiểu về “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC” nhằm trình bày khái quát về những vấn đề lý luận trong việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học, đồng thời, phân tích một phương pháp giáo dục mới được đánh giá là phù hợp đối với giáo dục đại học Việt Nam. Kết cấu của đề tài gồm 5 phần: 1. Định nghĩa đổi mới phương pháp giáo dục đại học 2. Tại sao phải đổi mới phương pháp giáo dục đại học 3. Xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục đại học nước ta 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở nước ta 5. Liên hệ thực tế: Tìm hiểu việc đổi mới phương pháp giáo dục tại trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 2 / 17 I. ĐỊNH NGHĨA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.1 Định nghĩa Phương pháp dạy học là một hệ thống cách thức, hình thức mà người thầy sử dụng để làm sao trong một thời gian, truyền thụ được cho học sinh một lượng kiến thức nhiều nhất, sâu sắc nhất mà học sinh vẫn thoải mái, phấn khởi. Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là phải đổi mới cách dạy, cách truyền đạt hệ thống kiến thức cho người học. Đổi mới PPDH, thêm vào đó là ứng dụng CNTT trong dạy học, sẽ là cách hiệu quả nhất để giúp người học nắm bắt kiến thức của bài học. Lấy người học làm trung tâm, giúp người học chuyển cách học từ bị động sang chủ động. Điều này không chỉ đơn giản là sử dụng các phương tiện trợ giúp giảng dạy như máy tính, máy chiếu v.v… mà còn phải thay đổi một cách có tính kế thừa tư duy trong giảng dạy và tạo ra môi trường dạy học và thân thiện. Có thể hiểu và nên hiểu đổi mới PPDH với các mức độ sau đây : - Là sự cải tiến, hoàn thiện các PPDH đang sử dụng để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của dạy học - Là việc bổ sung, phối hợp nhiều PPDH để khắc phục mặt hạn chế của các PPDH đang sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra - Là sự thay đổi PPDH đang sử dụng bằng các PPDH mới tối ưu, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện; từ đó hình thành nên các “kiểu” Dạy-Học mới với mong muốn đem lại hiệu quả cao hơn. Cho dù đổi mới ở mức độ nào thì việc dạy - học cũng phải hướng đến “Dạy - Học lấy học sinh làm trung tâm” với các tiêu chí sau đây : - Thứ nhất : Người dạy phải luôn luôn hướng đến người học, nắm được đặc điểm, kiểu tư duy của người học, dạy cho người học cái họ cần, giáo dục cần, xã hội cần chứ không phải chỉ dạy cái mình có. - Thứ hai : Hoạt động hóa người họcgiao việc, bằng nhiều phương thức tạo điều kiện buộc người học làm việc, người học phải là người chủ động chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều con đường khác nhau - Tự mình “chuyển” chỗ ở của khái niệm từ “quê hương” thứ nhất tới “quê hương” thứ hai - Tâm hồn mình. 3 / 17 - Thứ ba : Hợp tác giữa các thành viên - Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể trong dạy học ( Người xưa có nói : “ Học thầy không tày học bạn ” ) - Thứ tư : Thực hiện có hiệu quả “học đi đôi với hành” “lý luận gắn liền với thực tiễn”, khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của người học - Thứ năm : Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thông đa phương tiện, góp phần huy động tối đa các giác quan của người học tham gia vào quá trình dạy học. 1.2 Cách thức hoạt động a. Cách thức hoạt động của giảng viên Trong thực tế đổi mới PPDH chưa thực sự trở thành một chìa khoá, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy mà PPDH vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng không phải dễ, dẫn đến một thực trạng khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn. Những năm vừa qua PPDH chủ yếu vẫn xoay quanh việc “thầy đọc trò chép” hay “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ”. Nói như vậy, cũng không phủ nhận ở một số không ít các thầy cô giáo có ý thức và tri thức nghề nghiệp vững vàng vẫn có nhiều giờ dạy tốt, phản ánh được tinh thần của một xu thế mới. b. Cách thức hoạt động của người học Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức cho người học theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì người học - một chủ thể của giờ dạy - đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái kho đựng kiến thức là cái đầu của người học, và ông ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người người học là kẻ thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập. Ngoan ngoãn, bị động, nhớ được nhiều điều thầy đã truyền đạt. Để chiếm được vị trí số một trong lớp, người học phải có được không phải một tính ham hiểu biết, một trí tuệ sắc sảo mà phải có một trí nhớ tốt, phải thật cố gắng để đạt được điểm số cao trong tất cả các môn học. Ngoài ra, phải chăm lo sao cho quan điểm của chính mình phù hợp với quan điểm của thầy cô giáo nữa. 4 / 17 c. Thống nhất cách thức hoạt động của giảng viên và người học Trong PPDH truyền thống, người học như “cái lọ” mà người thầy phải nhét đầy kiến thức vào “lọ” này như thế nào? Tính thụ động của người học được bộc lộ rất rõ ràng. Người học chỉ phải nhớ những gì người ta đã cung cấp cho nó ở trạng thái hoàn thành. Trong PPDH cũ, nguyên tắc thụ động biểu lộ ở hình ảnh người giáo viên đứng riêng biệt trên bục giảng trong lớp và cung cấp “cái mẫu”, còn phía dưới là hình ảnh các người học ngồi thành hàng trên ghế, cùng làm một công việc giống nhau là sao lại cái mẫu mà thầy đang cung cấp cho họ. Nếu quan niệm nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thức tỉnh trong tâm hồn các người học tính ham hiểu biết, dạy người học biết suy nghĩ và hành động tích cực, mà tính ham hiểu biết đúng đắn và sinh động chỉ có được trong đầu óc sảng khoái. Nếu nhồi nhét kiến thức một cách cưỡng bức thì hiệu quả giáo dục khó có thể như mong muốn, bởi để “Tiêu hoá” được kiến thức thì cần phải “Thưởng thức chúng” một cách ngon lành. Để người học chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập thì tất yếu phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Đổi mới làm sao mà tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta dung hoà để làm “hơi khác hay tương tự cái đã có”. Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ. Nếu PPDH cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho người học làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nào “bỏ quên người học”. Nên bình thường, người học bị động trong tiếp nhận. Còn phương pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. d. Phương tiện hỗ trợ các cách thức hoạt động Phát huy tính tích cực của người học thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía người học, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự hoạt động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà người học không còn bị thụ động. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với người giáo viên là: Trong một 5 / 17 giờ lên lớp, phải làm sao cho những người học tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri thức là một chân trời mới. Còn những người học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt cần thiết, vì như thế người học sẽ hào hứng khi đi tìm tri thức chứ không còn bị động, bị nhồi nhét nữa. II. TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Đổi mới phương pháp giáo dục đại học là một nhu cầu vừa có tính khách quan và thực tiễn, và là một nhu cầu cấp thiết vì: - Trước đây, trong xã hội cũ, người thầy luôn đóng vai trò trung tâm của mọi hoạt động học tập trong nhà trường. Việc học của học sinh hoàn toàn phụ thuộc vào người thầy giảng dạy. Cho nên, cách học tập của học sinh là cách học thụ động theo sự điều khiển định hướng dẫn dắt của thầy cô. Thầy ôn gì, trò học nấy, thầy chỉ dẫn sao trò nghe và làm theo như vậy. Cách học từ chương theo kiểu cũ thường được gọi là học gạo, học vẹt, học làu làu mà không hiểu hết những gì mình đọc. Vì thế, khi gặp một bài tập hay một tình huống thực hành hơi phức tạp, học sinh không thể chủ động giải quyết một cách rốt ráo được. - Trong thực tế, phương pháp dạy học chưa thực sự trở thành một chìa khoá, một công cụ để giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy mà phương pháp dạy học vẫn nằm trong chữ nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng không phải dễ, dẫn đến một thực trạng khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn. - Thực chất của phương pháp dạy học những năm vừa qua chủ yếu vẫn xoay quanh việc: “thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi nhớ”, thậm chí ở một số bộ môn do thúc bách của quỹ thời gian với dung lượng kiến thức trong một giờ (đặc biệt ở các lớp có liên quan đến thi cử) dẫn đến việc “thầy đọc trò chép” hay thầy đọc chép và trò đọc, chép”… - Ngày nay, trong thời đại bùng nổ thông tin, chương trình đào tạo trở nên nặng nề vì thêm nhiều môn học mới, nhiều phần kiến thức mới. Trong khi thời gian đào tạo dành cho mỗi khóa học của mỗi ngành đào tạo không thay đổi. Tuy vậy, yêu cầu về chất lượng đào tạo không hề giảm, mà còn phải tăng lên. Vậy làm thế nào để chuyển tải cho sinh viên một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian xác định, tạo cho sinh viên có thói quen và nhu cầu tự học, tự nghiên cứu suốt đời sau này. Đó là vấn đề vô cùng khó, khó cho cả giảng viên và cho cả sinh viên. Đã có rất nhiều biện pháp khắc phục vấn đề này, như việc tổ chức biên soạn giáo trình, sách giáo khoa, mở rộng thư viện, thư viện điện tử, tăng 6 / 17 cường mua các tài liệu tham khảo, đưa các thông tin lên mạng để giúp sinh viên học tập tốt. Nhưng làm thế nào để sinh viên khai thác được các tài liệu này có hiệu quả. Mấu chốt của vấn đề là phải đổi mới phương pháp dạy và học, hai thành tố của một phương pháp, hai mặt của một vấn đề không được tách rời nhau. - Khoa học - công nghệ phát triển, trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Mà giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thệ hệ hiện nay và mai sau. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học- công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem như là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển. Vì vậy, phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước. - Trong giáo dục, quy trình đào tạo được xem như là một hệ thống bao gồm các yêu tố: mục tiêu, chương trình đào tạo, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học. Trong đó, phương pháp dạy học là khâu rất quan trọng bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao, phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Bởi vậy, việc đổi mới giáo dục trước hết là việc đổi mới phương pháp dạy học. - Theo phương pháp học tập mới, học sinh đóng vai trò chủ động trong việc tiếp cận kiến thức mới qua sự định hướng gợi mở của thầy cô. Muốn thực hiện được vai trò này, cần phải đổi mới phương pháp dạy và học. - Hiện nay, ngày càng có nhiều phương tiện giảng dạy hiện đại như máy chiếu, mô hình thực tế, chúng ta phải biết thay đổi phương pháp giáo dục, biết tận dụng các thay đổi đó để tận dụng hết khả năng truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Tóm lại, phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ phát huy hiệu quả, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Một giờ dạy tốt của một người thầy giỏi có khi in đậm trong trí nhớ của học sinh hàng mấy chục năm. Một phương pháp học tập không còn phù hợp với chương trình học tập, tất yếu sẽ không đưa lại kết quả tốt đẹp. 7 / 17 III. XU HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NƯỚC TA Mô hình sư phạm hiện nay: MÔ HÌNH TRUNG TÂM VAI TRÒ SINH VIÊN CÔNG NGHỆ 1- Truyền thống Thầy Thụ động Bảng/TV/ Radio 2- Thông tin Trò Chủ động PC/máy chiếu 3- Kiến thức Nhóm Thích nghi PC + Internet (Vài ý kiến tản mạn về giảng dạy đại học, Tạp chí Giáo dục 1999 – GS. Phạm Phụ tổng hợp) Trong giáo dục đại học hiện nay người ta rất quan tâm đến ba triết lý: Thích nghi (Adaptability), Sáng tạo (Creativity) và Giải quyết vấn đề (Problem Solving). Học ngày nay là để biết, để làm, để cùng chung sống và để tồn tại (UNESCO). Có nhiều PPDH được xây dựng dựa trên các hoạt động trí tuệ: Suy diễn, quy nạp, diễn dịch… Ở đây không có khái niệm kiểu dạy học tốt nhất mà là việc lựa chọn kiểu dạy học thích hợp. 3.1 Cải tiến cách dạy truyền thống Cách dạy truyền thống ở đây là phương pháp giảng giải minh họa. Hiện nay đa số thầy cô sử dụng phương pháp này. Kiểu dạy này dựa trên hoạt động trí tuệ: Suy diễn, tức là đi từ tổng quát sang cụ thể. Thầy giảng, trò ghi, bắt chước, tái hiện. Đây là kiểu dạy truyền thống, có thể nói là độc tôn trong việc truyền kiến thức có sẵn vì nó rõ ràng, dễ hiểu, dễ vận dụng và trong một thời gian giới hạn có thể truyền tải một khối lượng thông tin lớn. Vì thế nó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức về môn giảng, kỹ năng trình bày và nói chuyện trước công chúng tốt, uyên bác nhiều vấn đề liên quan đến môn học của mình. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là thụ động và đi ngược với con đường tư duy sáng tạo. Phương pháp giảng giải minh họa bao gồm những phương pháp sau: • Giải thích, minh họa, Thuyết trình • Trình bày tài liệu • Đọc-chép • Kể chuyện . 8 / 17 Cỏch ci tin, ỏp dng: Kiu dy hc ny ch yu dnh cho vic truyn t ni dung mi, nhng phi bit kt hp vi cỏc kiu dy hc khỏc. Vớ d, kt hp vi thc hnh (PP lm mu-tỏi to), vn dng gii quyt cỏc vn thc tin, coi trng rốn luyn v t hc, cú cỏc phng tin dy hc, hc sinh chun b bi k nh trc khi n lp v phi mnh dn, t tin bc l ý kin, quan im, giỏo viờn phi chun b k bi ging, thit k gi dy. 3.2 Th nghim cỏc phng phỏp dy hc mi Phng phỏp dy hc theo vn . Kiu dy ny da trờn hot ng trớ tu: Quy np v din dch, i t riờng n chung, t kin thc cú sn sang kin thc mi. Thy to ra tỡnh hung v iu kin gii quyt, trũ tham gia gii quyt vn . Tỡnh hung cú th l: mõu thun vi kin thc ó cú, t h thng con sang h thng ln, iu kin ỏp dng mi m, khụng thng nht gia lý 9 / 17 Phng phỏp ging gii minh ha Ôn tập trình bày nội dung thực hành cung cấp phản hồi thêm phản hồi mở rộng thực hành bổ sung nội dung Ôn tập thêm Dạy và dạy lại Dạy và dạy lại Bt u u ắt đầu Vòng 3(nếu cần) Vòng 2 lun v thc tin Case study thuc kiu dy hc ny. u im: gn vi thc t, rốn luyn t duy sỏng to. Nhc im: rt tn thi gian (thng tn thi gian gp 3 ln vi cựng mt khi lng thụng tin) Cỏc phng phỏp c trng ca phng phỏp dy hc theo vn l: phng phỏp tỡnh hung, phng phỏp kin to, phng phỏp lm vic theo nhúm, tho lun, chu cỏ vng (tranh lun) úng vai Phng phỏp dy hc qua nghiờn cu. Nghiờn cu theo cỏc d ỏn, theo cỏc ti, hp ng. Mức độ 1: Tổng quan các học thuyết, nguyên tắc và quan điểm về lĩnh vực học tập từ các nghiên cứu Mức độ 2: Tóm tắt các kết qủa nghiên cứu Mức độ 3: Phân tích đầy đủ các phần của các báo cáo nghiên cứu hoàn chỉnh Mức độ 4: Tổng hợp các báo cáo nghiên cứu hoàn chỉnh Mức độ 5: điều tra, đánh giá một dự án nghiên cứu nhỏ Mức độ 6: Tham gia vào một nghiên cứu đợc tài trợ/trợ lý nghiên cứu. Mức độ 7: Thực hiện một nghiên cứu độc lập 3.3 S dng cỏc phng tin dy hc hin i - Cỏc phng tin dy hc ba chiu: dng phng tin dy hc ny bao gm nhng vt tht, mỏy luyn tp, mụ hỡnh v cỏc vt ỳc. VD : cỏc thit b phũng thớ nghim - Cỏc phng tin nghe nhỡn: Truyn thanh, bng ghi õm, phim, slide trỡnh chiu (tnh, ng), video clip, phim dy hc, truyn hỡnh dy hc. c bit quan trng trong nhng b mụn khoa hc t nhiờn, ngoi ng. - Mỏy tớnh : trỡnh chiu, lm bi tp . 10 / 17 . việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học bao gồm đổi mới phương pháp giáo dục đại học là gì, tại sao chúng ta phải đổi mới phương pháp giáo dụng đại học, . mới phương pháp giáo dục đại học 2. Tại sao phải đổi mới phương pháp giáo dục đại học 3. Xu hướng đổi mới phương pháp giáo dục đại học nước ta 4. Các yếu

Ngày đăng: 30/12/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w