Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
1,81 MB
Nội dung
QUẢNTRỊRỦIRO TÀI CHÍNH QUẢNTRỊRỦIRO TÀI CHÍNH THẤTBẠITRONGQUẢNTRỊRỦI RO. NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 13 1. NGUYỄN TRƯỜNG THỌ 2. THÁI TRẦN DIỆU THY 3. PHAN THỊ DIỆU TRANG I. GIỚI THIỆU. Đây là một nghiêu cứu của René Stulz ĐH QG Ohio về rủiro tài chính. Nghiên cứu được công bố vào tháng 10 năm 2008 thông qua một ví dụ về sự sụp đổ của Long-Term Capital Management . II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Trongbài này, tác giả muốn chỉ ra rằng phải phân biệt cẩn thận giữa những quyết định rủiro dẫn đến những tổn thất không mong đợi và những đánh giá quản lí rủi ro. III. NỘI DUNG. 1. Lịch sử : 1994 LTCM được thành lập bởi Salomon Brothers và hai người khác mà sau này đã đoạt giải Nobel. 2. Thành quả : Nhà đầu tư kiếm được khoảng 20% trong 10 tháng vào năm 1994, 43% trong năm 1995, 41% vào năm 1996, và 17% vào năm 1997. LTCM đã có vốn đạt đến gần 5 tỷ USD, tài sản vượt quá 100 tỷ USD, và có các sản phẩm tài chính với số tiền danh nghĩa vượt quá 1 nghìn tỷ USD. 3. Khủng hoảng & sụp đổ : Tháng 9 năm 1998 quỹ phòng hộ LTCM mất hầu hết số vốn của mình. Đến giữa tháng 9, lượng vốn của LTCM giảm hơn 3,5 tỷ USD và Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York phải phối hợp giải cứu bằng các tổ chức tài chính tư nhân để có thể bơm 3,65 tỷ USD vào trong quỹ. => LTCM mất hơn 70% số vốn có phải chính là biểu hiện của một thấtbạitrongquản lý rủi ro? 4. Giả định. Tháng 1 năm 1998 các nhà quản lý của LTCM có cơ hội để đầu tư tổng thể như sau: có 99% cơ hội sản xuất và đạt lợi nhuận trước các loại phí 25% và 1% cơ hội thua lỗ 70% trong năm tới. =>Trong hai năm quỹ thu được hơn 50% lợi nhận trước các khoản phí. LTCM đã thông báo cho các nhà đầu tư của mình để nói với họ rằng dự kiến rằng quỹ có thể sẽ đối mặt với một khoản lỗ 70% chỉ có xác suất xảy ra 1 năm trong suốt khoảng thời gian 100 năm. Giả sử rằng các quỹ có thể phải đối mặt với toàn bộ những rủiro thay đổi toàn cầu về mặt kinh tế cho các nhà đầu tư. Như vậy lợi nhuận kỳ vọng được dự kiến cho quỹ hoặc cho bất kỳ nhà đầu tư nào cũng sẽ có nguy cơ đối mặt với các rủiro mang tính toàn cầu theo các giả định của tác giả. Nếu các nhà quản lý đã có cơ hội để tiếp tục lặp đi lặp lại khoản đầu tư này, 99 năm trong số 100 năm họ đã có thể kiếm được 25% lợi nhuận trước các khoản phí Trong ví dụ giả thuyết của tác giả, khi các nhà quản lý của các quỹ (đối tác) lựa chọn, họ biết sự phân bố thực sự của các kết quả có thể có của quỹ. Do đó, họ biết phân phối lợi nhuận thu được và các khoản mất mát một cách hoàn hảo Tuy nhiên, giả sử các kết quả xấu xảy ra. Trong trường hợp này, quỹ sẽ có một số tiêu đề được nêu ra về khoản lỗ 3,5 tỷ USD. Một số sẽ cho rằng các rủiro của quỹ không được quản lý tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, quản lý rủiro không có thể được cải thiện trong trường hợp này. Các nhà quản lý biết chính xác những rủiro mà họ phải đối mặt và họ đã quyết định chấp nhận nó. Vì vậy, không có nghĩa là đây là một thấtbại của quản lý rủi ro. Quyết định liệu có nên chấp nhận một nguy cơ đã biết không phải là một quyết định của các nhà quản lý rủi ro. Quyết định này phụ thuộc vào việc chấp nhận rủiro của một tổ chức. 5. Thực tại. LTCM là một ví dụ điển hình về chiến lược như vậy. Vào mùa thu năm 1997, các nhà quản lý LTCM kết luận rằng họ không muốn quản lý một doanh nghiệp có thu nhập 17% cho các nhà đầu tư. Thay vào đó, họ muốn lợi nhuận cao hơn mức đã đạt được trong năm 1995 và 1996. Vào cuối năm 1997, LTCM đã có vốn đầu tư 7,4 tỷ USD nhưng đã quyết định trả lại khoảng 36% vốn cho các nhà đầu tư của mình. Với ít vốn, LTCM vẫn có thể thực hiện các hoạt động thương mại như bình thường. Tuy nhiên, hiện tại, để thực hiện họ phải vay nhiều hơn và do đó phải tăng đòn bẩy. Bằng cách tăng cường tác dụng của đòn bẩy, nó có thể làm tăng lợi nhuận cho các cổ đông của mình nếu mọi thứ đi đúng theo hướng của những kinh nghiệm trước đây. Vậy việc gia tăng đòn bẩy có là một quyết định quản lý rủiro tồi? Trong ví dụ của tác giả, các đối tác của LTCM biết những rủiro và lợi ích khi làm như vậy 6. Kết luận cho trường hợp LTCM. Tóm lại, quản lý rủiro không ngăn chặn thiệt hại. Với việc quản lý rủiro tốt, những khoản tổn thất lớn có thể được nhìn thấy khi những người ra quyết định chấp nhận rủi ro. IV. CÁC LOẠI THẤTBẠI CỦA VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO. 1. Không đo lường các rủiro nhận diện được. Nhà quảntrịrủiro có thể mắc sai lầm trong việc đánh giá xác suất của việc thua lỗ hay phạm vi thua lỗ nếu xảy ra.Ngoài ra, họ còn có thể phân phối sai. Hơn nữa, các tổ chức tài chính có nhiều vị thế khác nhau, mỗi vị thế sẽ có một khoản lợi nhuận giữ lại từ sự phân phối, nhưng những phần giữ lại liên quan đến vị thế và mối quan hệ có thể được đánh giá không chính xác. 2. Thấtbạitrong việc đón nhận các rủi ro. Một trong những lợi ích của việc thực hiện đúng cách quảntrịrủiro toàn công ty là tất cả những rủiro được đưa vào mô hình. Nếu một số rủiro không được đưa vào khi đo lường cho một công ty, những rủiro còn lại không được thống kê đầy đủ và chúng có thể trở nên lớn do các tổ chức có xu hướng mở rộng các rủiro không được quan sát. 3. Thấtbạitrong việc truyền tải rủiro đến những nhà người quản lý cấp cao. - Quảntrịrủiro phải cung cấp những thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo và các quảntrị cấp cao, cho phép họ đưa ra những quyết định liên quan tới rủiro của công ty và các yếu tố rủiro công ty trong quyết định của họ. - Không biết truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thì hệ thống đó có thể gây hại nhiều hơn là lợi bằng cách gây ra sự tự tin ngược trong việc thực hiện quảntrịrủiro