1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án Olympic 30/04 11_đề 08

3 4,7K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 47 KB

Nội dung

Đáp án Olympic 30/04 11_đề 08

Đề 08 – lớp 11 Câu 1: 1. - Tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho hút khoáng chủ động - Tạo ra các sản phẩm trung gian (chất mang) cho hút khoáng chủ động - Tạo ra áp suất thẩm thấu cao trong dịch bào giúp cho hút nước và khonags - Tạo ra CO 2 , CO 2 +H 2 O  H 2 CO 3 - + H + , H + sinh ra thực hiện hút bám trao đổi với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất 2. Quá trình photphoryl hóa không vòng tiến hóa hơn quá trình photphoryl hóa vòng vì quá trình photphoryl hóa không vòng: - Chỉ gặp ở thực vật - Sử dụng cả thệ thống quang hóa I và II, hệ sắc tố tham gia vào hệ quang hóa II là hệ sắc tố sóng ngắn và sóng dài. Còn quá trình photphoryl hóa vòng, hệ sắc tố tham gia vào hệ quang hóa I là hệ sắc tố sóng dài  photphoryl hóa không vòng tận dụng được nhiều năng lượng hơn. - Sản phẩm phong phú hơn: Ngoài ATP (giống với quá trình photphoryl hóa vòng) còn có NADPH 2 và O 2 3. Ở cây thuốc bỏng, nếu hái lá nhai vào buổi sáng sớm ta thấy có vị chua, nhưng hái lá nhai vào buổi chiều thì có vị hơi nhạt (vì chua giảm nhiều) vì: - Cây thuốc bỏng thuộc nhóm thực vật CAM, ban đêm khí khổng mở, thực hiện quá trình cố định CO 2 lần 1 tạo axit malic nên sau 1 đêm axit malic tích trữ nhiều trong lá  lá có vị chua - Ban ngày khí khổng đóng, 1 lượng lớn axit malic được biến đổi để thực hiện quá trình cố định CO 2 lần 2 (theo chu trình Calvin) tạo glucozo  chiều tối lá có vị nhạt. 4. Đường cong C là đường cong thích hợp để biểu thị cho các giai đoạn hô hấp trong đời sống của cây. Vì: - Giai đoạn hạt đang nẩy mầm và giai đoạn cây ra hoa trái là giai đoạn hô hấp mạnh trong đời sống của cây, do đó tại vị trí này đường cong biểu diễn tăng. Câu 2: 1. Vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thường lên vùng núi cao để luyện tập trước khi thi đấu vì: - Trên vùng núi cao nồng độ oxi loãng hơn ở vùng đồng bằng  hồng cầu tăng số lượng - Tim tăng cường vận động, cơ tim khỏe, hô hấp khỏe, bền sức 2. Đặc điểm bề mặt TĐK Tác dụng - Tỉ lệ S/V lớn - Bề mặt mỏng và ẩm ướt - Bề mặt có nhiều mao mạch - Có sự lưu thông khí - Tăng S bền mặt trao đổi khí - Giúp O 2 , CO 2 dễ dàng khuếch tán qua - Chứa sắc tố hô hấp vận chuyển khí - Tạo sự chênh lệch về nồng độ O 2 và CO 2 3. * Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật ít hoạt động vì ở hệ tuần hoàn hở: - Máu chảy với tốc độ chậm  điều hòa phân phối máu đến cơ quan chậm  không đáp ứng đủ nhu cầu O 2 và thải CO 2 . * Mặc dù tuần hoàn hở nhưng côn trùng vẫn có khả năng hoạt động tích cực vì: - Côn trùng không sử dụng tuần hoàn hở để cung cấp O 2 cho tế bào và thải CO 2 ra khỏi cơ thể. - Côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí. 4. - Huyết áp là áp lực tác dụng của máu lên thành mạch khi tim co - Áp suất thẩm thấu của huyết tương do nồng độ các chất hòa tan trong huyết tương, phụ thuộc lượng nước và nồng độ các chất hòa tan, đặc biệt là Na + . Câu 3: 1. Ứng động: 1, 2, 4, 7, 8, 9, 10 Hướng động: 3, 5, 6 2. Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện - Bẩm sinh, có tính chất bền vững - Hình thành trong quá trình sống, không bền vững - Di truyền, mang tính chất chủng loại - Số lượng hạn chế - Do tủy sống và trụ não điều khiển - Không di truyền, mang tính cá thể - Số lượng không hạn chế - Do vỏ não điều khiển 3. Cử động lá buổi sáng và chiều tối Cử động lá va chạm cơ học Bản chất Là loại ứng động sinh trưởng Là kiểu ứng động không sinh trưởng Tác nhân kích thích Ánh sáng Sự va chạm (tác động cơ học) Cơ chế Do tác động của auxin dẫn đến sự sinh trưởng không dều ở mặt trên và dưới của lá Do sự thay đổi sức trương nước của tế bào chuyên hóa nằm ở cuống lá, không liên quan với sự sinh trưởng Tính chất biểu hiện Biểu hiện chậm hơn Có tính chu kì Biểu hiện nhanh hơn Không có tính chu kì Ý nghĩa Giúp lá xòe ra khi có ánh sáng để quang hợp và khép lại vào đêm để giảm thoát hơi nước Giúp lá không bị tổn thương khi có tác động cơ học Câu 4: 1. - Tập trung hóa: Từ phân tán đến tập trung: thần kinh dạng lưới phân tán (thủy tức)  dạng chuỗi hạch bận thang (giun dẹp), chuỗi hạch bụng (giun đốt)  3 khối hạch: hạch ngực, hạch bụng, hạch não (thân mềm và chân khớp) - Đầu hóa: cơ thể phân biệt đầu đuôi, hệ thần kinh tập trung về phần dầu. Não phát triển qua các ngành động vật từ thấp đến cao. ở các ngành động vật có xương sống hình thành hệ thần kinh dạng ống và hiện tượng đầu hóa rất rõ từ cá, ếch nhái, bò sát đến chim và thú 2. Sau khi mổ lộ tim ếch, nhịp tim của ếch thay đổi: - Khi nhỏ vài giọt Adrenalin, tim ếch đập nhanh, mạnh, nhịp tin tăng lên. - Khi kích thích dây đối giao cảm, tim ếch đập chậm, yếu, nhịp tim giảm. 3. Thời gian của 1 chu kì tim ở trẻ em là 60s/120=0.5s 0.5s<0.8s  thời gian của 1 chu kì tim ở trẻ em giảm Ta có tỉ lệ co tâm nĩ: co tâm thất:giãn chung=1:3:4  ở trẻ em, tâm nhĩ co: 0.0625s, tâm thất co: 0,1875s, dãn chung: 0.25s 4. Khi lao động nặng hay tập luyện nhiều thì pH máu giảm, Vì khi lao động nặng, hô hấp tạo nhiều CO 2  nồng độ H + trong máu tăng, pH máu giảm - Khi pH trong máu giảm, hệ đệm hoạt động lấy đi H + để duy trì pH ổn định: + Hệ đệm bicacbonat: Khi pH giảm, các HCO - 3 sẽ kết hợp với H + thành H 2 CO 3  pH máu tăng HCO 3 - + H +  H 2 CO 3 + Hệ đệm photphat: Khi pH giảm, các HPO 4 2- sẽ kết hợp với H + thành H 2 PO 4 -  pH máu tăng HPO 4 2- + H +  H 2 PO 4 - + Hệ đệm proteinat sẽ lấy đi H + nhờ gốc: -NH 2 -NH 2 + H +  -NH 3 - Câu 5: 1. a. Thanh long là cây ngày dài ra hoa vào mùa hè. Mùa đông thanh long không thể ra hoa. Để thanh long ra hoa trái vụ vào mùa đông thì phải thắp đèn ban đêm để chia đêm dài thành hai đêm ngắn. b. Mía là cây ngày ngắn ra hoa vào mùa đông, khi mía ra hoa sẽ tiêu tốn 1 lượng đường rất lớn. Để mía không ra hoa vào mùa đông sẽ phải thắp đèn vào ban đêm để chia đêm dài thành 2 đêm ngắn c. Cúc là cây ngày ngắn, vào mùa thu thắp đen ban đêm sẽ chia đêm dài thành 2 đêm ngắn nhằm ức chế sự ra hoa của cúc. Đến mùa đông cúc sẽ ra hoa. 2, Đặc điểm tuổi dậy thì và tác động của những hoocmon ở tuổi dậy thì: * Đặc điểm của tuổi dậy thì: - Có nhiều biến đổi trong cơ quan sinh dục (có chu kì kinh nguyệt) - Xuất hiện các tính trạng sinh dục thứ sinh * Tuổi dậy thì được điều hòa bởi hoocmon sinh dụng: Ostrogen, FSH, LH, progesteron. + Ostrogen: Điều hòa phát triển các tính trạng sinh dục cái, kích thích rụng trứng + FSH: Kích thích sự phát triển của bao noãn + LH: Kích thích nang trứng chín, rụng trứng, tạo thể vàng + Progesteron: Phối hợp với ostrogen kích thích niêm mạc dạ con dày lên và tích đầu máu, ức chế tuyến yên tiết FSH, LH 3. Kết quả thu được và giải thích - Cây 1: Ngọn cây cong về phía sáng do sự quang hướng động Bao lá mầm là nơi tổng hợp auxin chủ yếu, có tác dụng kích thích sự giãn dài tế bào. Auxin bị quang oxi hóa nên nồng độ sẽ giảm ở phía có ánh sáng và cao ở phía tối, dẫn đến phía tối sinh trưởng nhanh hơn làm ngọn cây cong về phía có ánh sáng - Cây 2 và 3: Không có hiện tượng trên do phần đỉnh ngọn có nhiều auxin nhạy cảm với ánh sáng, nhưng đã bị cắt bỏ hoặc đã bị che tối, không tiếp xúc với ánh sáng . Đề 08 – lớp 11 Câu 1: 1. - Tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho hút khoáng chủ động - Tạo ra các sản phẩm trung gian (chất mang) cho hút khoáng chủ. nồng độ sẽ giảm ở phía có ánh sáng và cao ở phía tối, dẫn đến phía tối sinh trưởng nhanh hơn làm ngọn cây cong về phía có ánh sáng - Cây 2 và 3: Không có

Ngày đăng: 29/12/2013, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w