Đáp án Olympic 30/04 Sinh học 10_đề 06

6 260 1
Đáp án Olympic 30/04 Sinh học 10_đề 06

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề Olympic 30/04 Sinh học 10

Lớp 10 – Đề 06 Câu 1: 1. Sự khác nhau giữa động vật và thực vật Thực vật Động vật Về cấu tạo - Tế bào có thành bằng chất xenlulose - Có lục lạp chứa nhiều sắc tố quang hợp - Không có hệ cơ quan vận động và không có thần kinh - Tế bào không có thành chất xenlulose. - Không có lục lạp và không chứa nhiều sắc tố quang hợp - Có hệ cơ quan vận động và có hệ thần kinh Về dinh dưỡng - Tự dưỡng theo kiểu quang hợp Dị dưỡng Về lối sống - Sống cố định và không vận chuyển đuợc - Phản ứng chậm trước những tác động của môi trưởng - Vận chuyển được do có hệ cơ quan vận động - Phản ứng nhanh trước những tác động của môi trường do có hệ thần kinh 2. Đa dạng sinh học là: - Đa dạng sinh học (theo quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới) là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường. - Đa dạng loài là biểu hiện cơ bản nhất trong các biểu hiện của đa dạng sinh học, chỉ mức độ phong phú về mức độ loài. Ví dụ hiện nay có khoảng 1,8 triệu loài tỏng đó 5.200 loài vi khuẩn, 100 nghìn loài nấm, 290 loài thực vật và trên 1 triệu loài động vật + Đa dạng di truyền là đa dạng về các gen và các kiểu gen trong các quần thể của các phân loài thuộc 1 loài nhất định + Đa dạng quần xã, đa dạng hệ sinh thái: mỗi quần xa, hệ sinh thái là đặc thù về quan hệ giưuax sinh vật với nhau và quan hệ giữa sinh vật với môi trường Loài, quần xã, hệ sinh thái luôn luôn biến đổi nhưng luôn giữ là hệ cân bằng tạo nên sự cân bằng trong toàn bộ sinh quyển. Nhờ đa dạng sinh học giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất, khí hậu ổn định góp phần bảo vệ các nguồn gen, giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa dòng chảy và tuần hoàn nước, tăng độ màu mỡ cho đất Sự đa dạng sinh vật ở rừng nhiệt đới - Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm có nhiều tầng. Ánh sáng mặt trời ít khi rọi xuống mặt đất. - Thực vật: có nhiều cây ưa bóng, nhiều cây to, có tầm gửi và dây leo chằng chịt - Động vật: Đa dạng phong phú. Có nhiều động vật sống leo trên cây như sóc, khỉ, vượn… Chim thường có màu sặc sỡ, có nhiều động vật cỡ lớn như voi, tê giác… Động vật không xương sống thường có cỡ lớn và nhiều màu sắc, bướm có sải cánh dài đến 30cm, tổ kiến, tổ mối rất lớn. Những nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học - Sự khai thác quá mức - Sự khai thác lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của con người - Sự gia tăng dân số một cách báo động tạo ra sức ép ngày một ăng lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Sự biến mất và thoái há sinh cảnh, sinh cảnh bị hủy diệt hoặc thoái hóa là nguyên nhân chính làm mất đi tính đa dạng sinh học - Nạn ô nhiễm môi trường: Sự ô nhiễm không khí, sự ô nhiễm nguồn nước cũng có ảnh hướng đến tính đa dạng sinh học - Tập quá sống du canh du cư của đồng bào các dân tộc miền núi ở tất cả các vùng trên thế giới đã phát sinh nhu cầu đốt nương, phá rẫy. - Quá trình công nghiệp hóa, giao thông hóa, đô thị hóa, Khi xã hội phát triển, công cuộc công nghiệp hóa, giao thông quá và đô thị hóa phát triển theo. Vì vậy cần phải đòi hỏi những diện tích mới và sản phẩm của rừng để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng. Do đó diện tích rừng bị mất dần, keo theo mất đa dạng của sinh vật. Câu 2: 1. Sự khác biệt Tế bào nhân sơ Tế bào nhân chuẩn Kích thước Nhỏ Lớn Màng Có thành peptidoglucan Thành xenlulose (tế bào thực vật) hoặc kitin (nấm Nhân Chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ có vùng nhân, vùng nhân không có màng bao bọc AND dạng vòng không kết hợp với protein histon - Đã có nhân hoàn chỉnh, đã có màng nhân bao bọc lấy chất nhân - AND mạch thẳng, đoạn dài và kết hợp với protein để tạo thành chất nhiễm sắc Tế bào chất - Tế bào chất không có hệ thống nội màng - Không có các bào quan có màng bao bọc - Riboxom nhỏ (70S) tự do trong tế bào chất - Trong tế bào chất có hệ thống màng chia tế bào chất thành các xoang. - Có nhiều quan và có màng bao bọc - Riboxom lớn hơn (80S), một số tự do trong tế bào chất, một số trên lưới nội chất 2. Chứng minh màng sinh chất có 3 tính chất quan trọng là: - Tính động: Các đại phân tử lipit và protein tỏng cấu trúc màng không ngừng di chuyển vì các tương tác lipit-lipit, lipit-protein, protein-protein không phải là tương tác đồng hóa trị. Các đuôi phopholipit xoắn nên các phân tử này trên màng không dính vào nhau. - Tính khảm: + Hai mặt của màng có sự khác biệt do vị trí hay hình thể của các phân tử protein được khảm trong màng + Một số protein chỉ nằm ở ngoài vì màng trong khi một số khác xuyên màng tế bào khác hay môi trường ngoài + Các thành phần liên kết trong và ngoài màng không cân xứng. Bên ngoài liên kết cacbohidrat và lipit, bên trong liên kết với các vi sợi của bộ khung xương tế bào - Tính thấm chọn lọc + Do có vùng kị nước ở giữa đôi phopholipit nên các phân tử kị nước hòa tan trong lipit có thể đi qua màng dễ dàng. Các phân tử ion không hòa tan trong lipit nên không tự do qua màng + Sự hiện diện của các protein vận chuyển chuyên biệt nằm xen trong màng cho phép vận chuyển qua màng các phân tử có kích thước khác nhau, theo những hướng và tốc độ khác nhau. 3. Sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy là do: - Đun sôi cách thủy các phôi trong 5 phút: Để giết chết phôi - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết ăn màu. Vì tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. Kết luận: Thí nghiệm tren chứng tỏ rằng phôi sống do màng sinh chất có khả năng thấm chọn lọc nên không bị nhuộm màu. Còn phôi chết màng sinh chất mất khả năng thấm chọn lọc nên phẩm màu thấm vào, chất nguyên sinh bắt màu. 4. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của tế bào chia vi khuẩn thành hai loại Gram âm và Gram dương. - Cách nhận biết: Khi nhuộm bằng phương pháp nhuôm Gram, chúng bắt màu khác nhau (Vi khuẩn Gram âm có màu đỏ còn vi khuẩn Gram dương có màu tím) + Thành tế bào vi khuẩn Gram âm chứa nhiều lipit (20%), thành tế bào vì khuẩn Gram dương chứa ít lipit (1-2%) do đó khi tẩy bằng cồn, cồn sẽ hòa tan lipit từ thành tế bào vi khẩn Gram âm tạo thành những lỗ, làm khuếch tán chất nhuộm màu tím tinh thể nhanh hơn, còn vi khuẩn Gram dương khuếch tán chậm hơn. + Thành tế bào vi khuẩn Gram âm mỏng (100A 0 ). Còn thành tế bào vi khuẩn Gram dương dày (150- 800A 0 ). Do đó dung dịch tím tinh thể khuếch tán nhanh nên vi khuẩn Gram âm bắt màu rất nhanh. Kết quả: vi khuẩn Gram âm mất màu tím, được nhuộm lại với Fushin nên bắt màu hồng, vi khuẩn Gram dương có màu tím. Câu 3: 1. Ức chế ngược: Trong tế bào, sản phẩm của phản ứng này là cơ chất cho phản ứng tiếp theo và khi sản phẩm cuối đạt mức đủ cao nó sẽ kìm hãm hoạt động của enzim đầu tiên và làm ngừng hoạt động của toàn bộ hệ thống. 2. Điểm giống nhau của hai loại bào quan thực hiện tổng hợp ATP trong tế bào thực vật là ti thể và lục lạp - Được bao bọc bởi màng kép - Có AND dạng vòng và có riboxom riêng để tự tổng hợp protein - Chứa nhiều enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa - Đều tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Khác nhau: Lục lạp Ti thể Hướng tổng hợp ATP được tổng hợp ở màng ngoài tilacoit ATP được tổng hợp ở phía trong màng trong ti thể Năng lượng sử dụng Từ quang năng Từ quá trình oxi hóa chất hữu cơ Cơ chất A Cơ chất B Cơ chất C Cơ chất D Enzim 1 Enzim 2 Enzim 3 (Sản phẩm) Mục đích sử dụng Dùng làm lực khử cho pha tối của quang hợp Cung cấp năng lượng cho một số hoạt động sống của tế bào 3. Ở loài giao phối sinh vật đa dạng và phong phú vì: - Ở loài giao phối bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định nhờ 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh + Sự trao đổi chéo và phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc NST + Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang các tổ hợp NST khác nhau do đó tạo ra vô số biến dị tổ hợp vì vậy đã làm phong phú, đa dạng sinh vật trong tự nhiên. 4. A. Quá trình giảm phân B. I Pha G1, II Pha S và pha G2 III. Kì đầu 1, Kì giữa 1, Kì sau 1 – IV. Kì cuối 1 V. Kì đầu 2, Kì giữa 2, Kì sau 2 – VI. Kì cuối 2 C. Đặc điểm của kì trung gian. + Phần G1: Gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp AND. Thời gian G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R. Tế bào nào vượt qua R thì tế bào đó đi vào pha S. Tế bào nào không vượt qua R thì tế bào đó đi vào quá trình biệt hóa. + Pha S: Có sự nhân đôi AND và nhân đôi của NST, nhân đôi trung tử, tổng hợp nhiều hợp chất cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng + Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein, hình thành thoi phân bào. Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư có kì trung gian khác nhau + Tế bào vi khuẩn phân đôi theo hình thức trực phân nên không có kì trung gian + Tế bào hồng cầu không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian + Tế bào thần kinh: Kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể + Tế bào ung thu: Kì trung gian rất ngắn. Câu 4: 1. Sự khác nhau giữa chu tình tan và chu trình tiềm tan trong sự nhân lên của virut + Chu trình tan: Chu trình nhân lên của virut kết thúc bằng sự hòa tan và giết chết tế bào chủ gọi là chu trình tan. Virut nhân lên chu trình tan gọi là virut độc + Chu trình tiềm tan: Không tạo virut mới hay không phá hủy tế bào mà virut gắn hệ gen vào tế bào, khi NST phân chia hệ gen của virut cũng nhân theo 2. a. Sơ đồ A nấm men tiến hành quy trình lên men rượu X: etanol Sơ đồ B vi khuẩn lactic tiến hành lên men lactic Y: axit lactic b. Trong hai quá trình trên năng lượng tạo ra ít, do glucose không được phân giải hoàn toàn thành CO 2 và H 2 O năng lượng còn lại tích lũy trong các liên kết hữu cơ của phân tử etanol và axit lactic. Chỉ có 2 ATP được tích lũy. Chất cho e là glucose Sơ đồ A chất nhận e là axetaldehit. Sơ đồ B chất nhận e là axit piruvic. c. Nếu thay điều kiện có oxy thì: - Sơ đồ A: Nấm men chuyển sang hô hấp hiếu khí. Glucose bị phân giải hoàn toàn, năng lượng tạo ra nhiều (38ATP) sản phẩm X: H 2 O, chất nhận e là khí oxi - Sơ đồ B: Trong điều kiện có oxy, vi khuẩn lactic bị ức chế sinh trưởng vì nó là vi khuẩn kị khí bắt buột, tế bào thiếu enzim catalaza, SOD giúp chúng tồn tại 3. Để dưa ngon, khi muối chúng ta phải chú ý: - Phải phơi rau ở nơi nắng nhẹ hoặc thoáng mát để giảm lượng nước trong dưa (có nghĩa tăng lượng đường trong dưa) - Nếu trời lạnh thì cho nước ấm, bổ sung thêm đường để làm thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic (đảm bảo hàm lượng đường trong rau trên 5-6%) - Thêm 1 ít nước dưa cũ thì dưa nhanh chua hơn vì nước dưa cũ cung cấp các vi khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic phát triển - Bổ sung thêm hành (tỏi, giềng) vào cùng nguyên liệu ban đầu tạo điều kiện để lên men lactic được nhanh hơn - Tạo điều kiện yếm khí cho dưa bằng cách cho ngập toàn bộ dưa trong nước muối để vi khuẩn lactic phát triển lactic phát triển đồng thời hạn chế phát triển của vi khuẩn lên men thối. Không nên để dưa quá lâu vì: - Không nên để dưa quá lâu vì dưa sẽ bị khú do hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic. Lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp, làm giảm lượng axit lactic - Hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được do đó làm khú dưa. 4. Nội bào tử: - Đây là loại bào tử được hình thành khi vi khuẩn gặp môi trường không thuận lợi (chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất trao đổi độc hại quá nhiều…) Quá trình hình thành nội bào tử, vi khuẩn mất khoảng 70% nước, kích thước nhỏ lại, hình thành vỏ dày. Bào tử có thể tồn tại khá lâu trong điều kiện nhiệt độ cao, trong một số chất độc, trong kháng sinh mà bình thường tế bào sinh dưỡng bị chết rất nhanh Câu 5: 1. A Gọi a là số lần nguyên phân ở tế bào sinh dục tại vùng sinh sản (a nguyên dương) NST cung cấp cho quá trình phát triển của tế bào sinh dục (2 a+1 -1)2n=3.024 Số tế bào tham gia đợt phân bào cuối cùng tạo vùng chính 2 a Theo đề bài ta có: 2 3 4 a n =  a=5, n= 24 2n=48 B. Số NST đơn môi trường cung cấp cho giai đoạn sinh sản của tế bào sinh dục (2 a -1)2n=31.48=1488 NST Số NST đơn môi trường nội bào cung cấp cho giai đoạn sinh trưởng của tế bào sinh dục 2 a .2n=32.48=1536NST C. Gọi b là số giao tử đực tạo ra từ một tế bào sinh dục chín ta có tổng số giao tử tham gia thụ tinh 32b Số hợp tử được tạo thành là 32b50%=16b<24 vậy b=1 Vậy cá thể trên là cá thể cái 2 A. Gọi N là số nu của gen: A=15%N  G=35%N G=840nu  N=2400 nu Chiều dài: 0,408 µm A=T=360 Phân tử mARN có U=10% = 120, mG=360, mU=120, mX=480 B. Gọi n là số riboxom trượt trên mARN (n nguyên dương) aa cung cấp=số protein. ( 1) 3192 6 N − =  số protein n=8 Thời gian giải mã mỗi aa mất 0.1s  thời gian tổng hợp 1 phân tử protein t1 1 0.1 40 6 N t x s= = Thời gian tổng hợp 1 phân tử protein l Vt 0 4080 102( / ) 1 40 l Vt A s t = = = Thời gian mARN tiếp xúc với riboxom 81.6 40 (8 1) 45.6( ) 102 s+ − = . dạng hệ sinh thái: mỗi quần xa, hệ sinh thái là đặc thù về quan hệ giưuax sinh vật với nhau và quan hệ giữa sinh vật với môi trường Loài, quần xã, hệ sinh. độc, trong kháng sinh mà bình thường tế bào sinh dưỡng bị chết rất nhanh Câu 5: 1. A Gọi a là số lần nguyên phân ở tế bào sinh dục tại vùng sinh sản (a

Ngày đăng: 21/12/2013, 13:16