1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án Olympic 30/04 Sinh học 10_đề 04

4 205 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 55 KB

Nội dung

Đáp án Olympic 30/04 Sinh học 10_đề 05

Đề 04: Câu 1: a. Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm “Đa dạng sinh học “ (biodiversiti, biological diversiti) có nghĩa là: sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần…” thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tạu một khu vực nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau Có lẽ do thế giới sự sống chủ yếu được xem xét ở khía cạnh các loài, nên thuật ngữ “đa dạng sinh học” thường được dùng như một từ đồng nghĩa của “đa dạng loài” đặc biệt là “sự phong phú về loài” thuật ngữ dùng để chỉ số lượng loài trong một vùng hoặc một nơi cư trú. Đa dạng sinh học toàn cầu thường được hiểu là số lượng các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau trên toàn cầu. Ước tính đến thời điểm này đã có khoảng 1,8 triệu loài đã được xác định, còn tổng số loài tồn tại trên Trái Đất vào khoảng 10 triệu đến gần 100 triệu. Theo như ước tính của công tác bảo tồn, có khoảng 12,5 triệu loài trên Trái Đất. Nếu xét trên khái niệm số lượng loài đơn thuần, thì sự sống trên Trái Đất chủ yếu bao gồm côn trùng và vi sinh vật. Qua định nghĩa trên, ĐDSH được đánh giá qua nhiều giá trị khác nhau như: giá trị về môi trường, giá trị kinh tế và giá trị ảnh hưởng trên đời sống con người, trước những ĐDSH khác nhau trên thế giới Trong ba phân loại của ĐDSH, đa dạng di truyền được xem là quan trọng nhất vì từ đó nảy sinh ra sự phong phú về cấu tạo di truyền giữa các cá thể bên trong một loài hoặc giữa các loài với nhau để rồi có thể tạo ra một sinh vật mới tăng thêm nguồn phong phú cho ĐDSH. Ngoài ra đa dạng di truyền còn có thể tại ra những biến dị di truyền xảy ra bên trong hoặc bên ngoài các quần thể. Tỏng lúc đó, đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy ở một vùng lãnh thổ xác định, qua điều tra, kiểm kê và theo dõi. Sau hết, đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các khác biệt sinh thái ở từng nơi. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm những sinh vật và môi trường tác động tương tác với nhau trước những chu kì thay đổi của thiên nhiên. Về mặt môi trường, ĐDSH ở từng nơi thể hiện mức cân bằng sinh thái tự nhiên, do đó Đ DSH là một hiện tượng thiên nhiên có khả năng điều tiết mọi biến động của môi trường do thiên nhiên tạo ra và bảo vệ môi trường trước những biến động đó. Chu kì quang hợp hay đồng hóa diệp lục tố, cũng như việc chuyển hóa các chất vô cơ thành hữu cơ trong thiên nhiên đã tạo nên sự sống cho tất cả sinh vật trong đó có con người Về mặt kinh tế, ĐDSH là nguồn cung cấp thực phẩm thiên nhiên và nguyên liệu trong sản xuất cho con người. Theo ước tính, hàng năm ĐDSH cung cấp cho thế giới tổng sản phẩm có giá trị là 33 ngàn tỉ USD. Riêng đối với VN ĐDSH có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế vì VN vẫn còn đặt trọng tâm vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên là chính. Về mặc giá trị ảnh hưởng đến đời sống con người, đây là một giá trị rất quan trọng đối với đời sống, vì ĐDSH đã nói lên tính phong phú cùng những nét đẹp của thiên nhiên dành cho một quốc gia. b. Đa dạng sinh học VN VN là một trong các nước có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và độ đa dạng sinh học cao. Rừng bao phủ gần 50% diện tích với hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, vì vậy kéo theo hệ động vật và vi sinh vật cũng rất phong phú. Theo ước tính sơ bộ của các nhà nghiên cứu, ở VN có ít nhất 15.000 loài, thực vật thuộc trên 2.500 chi và 378 họ khác nhau, trong đó có khoảng 2.300 loài có ý nghĩa kinh tế cao được dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia sức gia cầm, làm vật liệu xây dựng cũng như nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp giấy, công nghiệp dệt… Riêng họ Phong lan (Orichidaceae) đã có tới 800 loài, họ Đậu (Fabeceae) có tới 470 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có tới 425 loài, họ Lúc (Poaceae) có tới 400 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) có tới 400 loài. Nhiều loài thuộc loài quý hiếm, nhiều chi thuộc loại đặc hữu (chỉ đặc trưng cho VN và vùng Đông Nam châu Á) cần được bảo vệ. Nhiều loài phong lan đẹp và quý là nguồn cây hoa có giá trị xuất khẩu cao, những cây gỗ rất quý như mun, trắc, gụ, lim, táu, pơmu… cây dược liệu được liệt vào dược liệu quý như nhân sâm… Hệ động vật cũng rất phong phú và đa dạng cả về loài quý hiếm và loài đặc hữu. Theo nghiên cứu sơ bộ có khoảng 7.000 loài côn trùng, 2.600 loài cá, gần 1.000 loài chim, 275 loài thú và 260 loài bò sát. Chỉ tính riêng lớp Thú đã thống kê được trên 10 loài quý hiếm và 18 loài đặc hữu (vooc, cu lì lun, sao la, mang lớn, bò rừng…) Chim ở VN cũng rất phong phú, khoảng trên 1000 loài, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm và đặc hữu như các loài gà lôi, trĩ, sếu…. Do sự phá rừng, săn bắt mà nhiều loài thực vật cũng như động vật quý hiếm và đặc hữu đang bị đe dọa tuyệt diệt như các loài gỗ quý, các loài động vật quý thuộc tầm cỡ quốc tế như bò rừng, tê giác, voi, vượn, vooc, gà lôi, trĩ, sếu… Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản vô giá của đất nước cần được bảo vệ và khai thác hợp lí. Đó không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học, của chính phủ mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân chúng ta. Câu 2: a. Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể, vì: - Tế bào tồn tại dưới những cấp độ khác nhau của tổ chức vật chất sống. - Ở thể đơn bào nó là mức độ cơ thể, cơ thể đơn bào đã có những phương thức thích nghi đa dạng để tồn tại nhưng không vượt ra ngoài giới hạn mô hình chung của cấp tạo tế bào. - Ở thể đa bào chúng thuộc mức độ dưới cơ thể, trong quá trình tiến hóa đã xuất hiện những dạng sống khác nhau, bằng chứng là có sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng sinh lí, sinh thái, di truyền - Tế bào cũng như các hệ thống sống khác: có sinh trưởng, phát triển, bảo tồn, phục hồi tính nguyên vẹn và sinh sản nhờ năng lượng – vật chất lấy từ môi trường. Tế bào là một hệ thống sống gồm 2 thành phần nhân và tế bào chất có quan hệ chặt chẽ với nhau, là cơ sở của sự phát triển, cấu tạo và hoạt động của mọi thực vật, động vật. - Nói khác đi tế bào không chỉ là một phần của cơ thể đa bào, mà còn là một đơn vị sống nguyên vẹn - Vì vậy có thể nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng di truyền của tất cả cơ thể sống. - Tế bào học là trung tâm của hệ thống khoa học sinh vật, là “công nghiệp nặng” của khoa học sự sống. b. Bào quan đó là lục lạp - Cấu tạo của lục lạp: Lục lạp là bào quan có ở tế bào thực vật. Số lượng lục lạp trong mỗi tế bào không giống nhau và thay đổi tùy thuộc vào loài thực vật và điều kiện chiếu sáng. Lục lạp thường có hình bầu dục, khi di động trong khối nguyên sinh chất, lục lạp có khả năng tự điều chỉnh thay đổi bề mặt tiếp xúc của nó tùy theo cường độ ánh sáng nhằm nhận được nhiều photon nhất đảm bảo cho quá trình quang hợp diễn ra bình thường. Mỗi lục lạp có cấu tạo gồm 2 lớp màng bao ngoài. Bên trong là khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma) và các hạt nhỏ (grana). Stroma là khối chất không màu chứa nhiều protein hòa tan, có nhiều enzim cần để tổng hợp cacbohidrat trong pha tối của quang hợp, AND và riboxom. Grana có dạng như một chồng tiền xu gồm các túi dẹp gọi là tilacoit, enzim sắp xếp một cách trật tự, tạo thành vô số các đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 – 20 nm gọi là đơn vị quang hợp. Các sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng và các thành phần khác nhau của pha sáng định vị trên màng tilacoit của lục lạp. Vì trong lục lạp có chứa AND và riboxom riêng nên nó có khả năng tổng protein cần thiết cho mình. Có giả thiết cho rằng lục lạp có nguồn gốc từ vi khuẩn quang hợp hiếu khí nội công sinh với tế bào thực vật. Câu 3 - Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh. Nước là dung môi phổ biến nhất, là môi trường khuếch tán và môi trường cho các phản ứng sinh hóa xảy ra. - Nước còn là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào. Do có khả năng dẫn nhiệt, tỏa nhiệt và bốc hơi cao nên nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt, đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung. Nước liên kết có tác dụng bảo vệ cấu trúc của tế bào. - Phân tử nước được cấu từ một nguyên tử oxi kết hợp với 1 nguyên tử hidro bằng các liên kết cộng hóa trị. Do đôi electron trong mối liên kết bị kéo lệch về phía oxi nên phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau làm cho phân tử nước có tính phân cực - Các phân tử nước liên kết với nhau tạo nên sức căng trên bề mặt. Khi nhện nước đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng, và cúc căng mặt nước giữ cho chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Điều đó có nghĩa là nó hoạt động như tấm lò xo, trũng xuống và hỗ trợ cân nặng của sinh vật. Sức căng mặt nước không những giữ cho nhện nước nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy trên mặt nước. - Nước vận chuyển từ rễ cây lên thân đến lá và thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự liên kết của các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ. Câu 4. a. Các giai đoạn của chu trình Crep - Axit piruvic trong tế bào chất được chuyển qua màng kép để vào chất nền của ti thể. Tại đây 2 phân tử axit piruvic bị oxi hóa thành 2 axetil coenzim A (A-C-CoA) giải phóng 2 CO 2 và 2NADH. Axetil conenzim A đi vào chu trình Crep với 5 giai đoạn: + Từ Axetil coenzim A kết hợp với oxaloaxetic để tạo axit xitric có 6C + Từ axit xitric có 6C qua 3 phản ứng, loại được 1 CO 2 và tạo ra 1 NADH cùng với 1 axit xetoglutaric (5C) + Từ axit xetoglutaric (5C) loại 1 CO 2 và tạo 1NADH cùng với axit 4C + Từ axit 4C qua phản ứng tạo ra 1 phân tử ATP và 1 phân tử FADH 2 + Cuối cùng qua 2 phản ứng để tạo được 1 NADH và giải phóng oxaloaxetic (4C) Cứ 1 phân tử axetil coenzim A đi vào chu trình Crep cho được 3 phân tử NADH +1 ATP+1 phân tử FADH 2 +2 phân tử CO 2 b. Ý nghĩa của chu trình Crep Thông qua chu trình Crep phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng một phần tích lũy trong ATP, một phần tại nhiệt cho tế bào. Tạo ra nhiều NADH và FADH 2 đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào. Tạo nguồn cacbon cho các quá trình tổng hợp. Có rất nhiều hợp chất hữu cơ là sản phẩm trung gian của các quá trình chuyển hóa. Câu 5 a. So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic Giống nhau: - Đều có tác dụng của vi sinh vật - Nguyên liệu phân giải là đường C 6 H 12 O 6 - Đều qua giai đoạn đường phần - Cùng điều kiện kị khí Khác nhau Lên men rượu từ đường Lên men lactic - Tác nhân: nấm men - Sản phẩm: Rượu etilic - Thời gian: lâu Phản ứng C 6 H 12 O 6  2C 2 H 5 OH+2CO 2 +Q Mùi: Có mùi rượu - Tác nhân: Vi khuẩn lactic - Sản phẩm: Axit lactic - Thời gian: nhanh Phản ứng: C 6 H 12 O 6  2CH 3 CHOHCOOH+Q Mùi: Có mùi chua b. Muối dưa, muối cà là hình thức lên men lactic Các loại rau củ trước khi muối thường được phơi ở chỗ râm cho mất bớt nước sau đó mới đem muối. Để tại điều kiện kị khí, người ta thường nén dưa bằng một cái vỉ tre hoặc hòn đá. Áp suất thẩm thấu cao do nước muối tạo ra sẽ rút chất dịch tế bào trong dưa ra. Vi khuẩn lactic và vi khuẩn gây thối lúc đầu có thể cùng phát triển, sau một thời gian axit lactic được tích lũy sẽ làm ức chế sự phát triển của nhóm vi khuẩn gây thối. Dưa chua dần lên, đến một độ chua nhất định sẽ làm ức chế ngay cả hoạt động của nhóm vi khuẩn lactic. Khi đó trên bề mặt có thể thấy những lớp váng trắng, đó là một loại nấm men có khả năng phát triên trong điều kiện pH thấp. Những loại nấm men này có khả năng oxi hóa axit lactic thành CO 2 và nước và làm dưa giảm dần độ chua. Khi độ chua giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn gây thối lại bắt đầu phát triển và làm dưa bị hỏng. Câu 6. a. Số lượng tế bào con sinh ra từ hợp tử 3: 64 tế bào Số lượng tế bào của hợp tử 1 sinh ra: 8 tế bào Số lượng tế bào của hợp tử 2 sinh ra: 32 tế bào b. Hợp tử 1: k=3 Hợp tử 2: k=5 Hợp tử 3: k=6 c. Hợp tử 1: 546 NST Hợp tử 2: 2418 NST Hợp tử 3: 4914 NST  3 hợp tử: 7.818 NST . Đề 04: Câu 1: a. Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm “Đa dạng sinh học “ (biodiversiti, biological diversiti). giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái

Ngày đăng: 21/12/2013, 13:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w