1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đáp án Olympic 30/04 11_đề 002

4 320 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 61,5 KB

Nội dung

Đáp án Olympic 30/04 11_đề 002

Lớp 11 đề 02 Câu 1: a. Cây xanh sử dụng nguồn nito trong không khí và trong đất bằng phương thức sau: * Nguồn nito trong không khí: - Khi có sấm chớp: N 2 +H 2  HNO 3  các hợp chất nitrat  cây hấp thụ - Hoạt động của các vi sinh vật tự do và cộng sinh có khả năng cố định N 2 cho đất từ đó biến đổi thành các hợp chất chứa nito  cây hấp thụ * Nguồn nito trong đất: Do sự phân hủy xác bã động, thực vật - Sự hóa mùn: Xác động vật, thực vật nhờ vi khuẩn, nấm phân giải thành chất mùn  các axit amin - Sự hóa amoniac: Các axit amin nhờ vi khuẩn phân giải thành ure sau đó được phân giải thiếp tục thành NH 3 CO(NH 2 ) 2 + 2H 2 O  (NH 4 ) 2 CO 3  CO 2 + H 2 O + 2NH 3 - Sự hóa nitrit: HNO 2 + O 2  HNO 3  các muối nitrat (nhờ vi khuẩn Nitrosomonas) b. Nhóm VSV cố định được nito khí quyển - Vi khuẩn tự do: Nostoc, vi khuẩn lam Cyanobacteria Azotobacter, Clostridium - Vi khuẩn cộng sinh: Rhizobium (ở cây họ Đậu), xạ khuẩn Actinomyces (ở cây Phi lao) Anabaena azollae (bèo hoa dâu) Điều kiện để mỗi nhóm thực hiện được quá trình cố định đạm - Nhóm vi sinh vật tự do chủ yếu là vi sinh vật tự dưỡng có đủ 4 điều kiện: điều kiện kị khí, có năng lượng ATP, có lực khử mạnh NADH, enzim nitrogenaza - Nhóm vi sinh vật cộng sinh không có 2 điều kiện là ATP và lực khử NADH. Do đó, vi sinh vật phải lấy đường từ cây chủ thông qua hô hấp và lên men để tạo ATP và lực khử cung cấp cho chúng. c. Nguyên tử H trong NH 3 có nguồn gốc từ glucozo Quá trình khử N 2 thành NH 3 sử dụng lực khử NADH, chất này được tạ ra từ quá trình hô hấp (đường phân và chu trình Crep). Quá trình hô hấp sử dụng nguyên liệu là glucozo, nguyên tử H trong glucozo được gắn với NAD + để tạo thành NADH Câu 2: a. Hai hoocmon đó là insulin và glucagon - Insulin có nguồn gốc từ tế bào β của tụy đảo, kích thích quá trình hấp thu glucozo vào tế bào để tạo thành glicogen - Glucagon: có nguồn tốc từ tế bào α của tụy đảo, phân hủy glicogen thành glucozo b. Cơ chế truyền tín hiệu của hoocmon - Hoocmon có bản chất protein Hoocmon + thụ thể màng  protein G  Adenyl cyclaza (ATP  AMPv)  AMPv  protein bất hoạt  protein hoạt động - Hoocmon có bản chất steroit: Hoomon + thụ thể  phức hợp [protein – thụ thể] vào nhân hoạt hóa gen  mARN  protein tương ứng c. Điểm sai khác giữa cơ chế tác động của hoocmon có bản chất protein và hoocmon có bản chất steroic Hoocmon có bản chất protein Hoocmon có bản chất steroic Thụ thể nằm trên màng tế bào Thụ thể nằm sâu trong tế bào chất (bào tương, nhân Tác động theo AMP vòng, cơ chế tác động chủ yếu của hoocmon Tác động theo hoạt hóa gen trực tiếp, ít hơn Hoạt tính rất mạnh Hoạt tính chậm hơn Hoocmon tác dụng với AMP vòng sẽ tác dụng hoạt hóa thành 1 chuỗi enzim dạng dây chuyền và kích hoạt chuỗi phản ứng (khuếch đại chất truyền tin đầu tiên Hoocmon khuếch tán vào trong tế bào đích sau đó kết hợp với thụ thể nội bào (Receptor) tác dụng lên NST, cấu trúc ADN thúc đẩy ADN tự sao, sao mã, tổng hợp protein Hoocmon tuyến yên, tuyến tụy nội tiết, tủy thượng thận, tuyến giáp Hoocmon của vỏ tuyến thượng thận, các hoocmon sinh dục Câu 3: a. Phân biệt hai dạng cảm ứng A Ứng động theo ánh sáng (Vận động cảm ứng theo ánh sáng) B Hướng sáng (Vận động định hướng đối với ánh sáng) b. So sánh Điểm giống - Đều là hình thức cảm ứng trả lời của thực vật trước tác nhân của môi trường - Đều chịu tác động của tác nhân môi trường là ánh sáng - Đều có sự tham gia của hoocmon thực vật auxin - Giúp thực vật thích ứng được với các điều kiện biến động của môi trường Điểm khác Hướng sáng Vận động cảm ứng theo ánh sáng Kích thích của môi trường theo 1 hướng Kích thích môi trường có thể từ mọi hướng Hướng về tác nhân kích thích +, hoặc hướng ngược lại, rời xa tác nhân kích thích - Hướng cảm ứng bất kì Do tác động của các chất hoocmon thực vật (chất điều hòa sinh trường) gây ra sự sinh trưởng phân chia không đồng đều của tế bào về hai phía đối diện nhau ở nơi thực hiện phản ứng Do tác động của tác nhân bên ngoài/bên trong gây ra những biến đổi quá trình sinh lí sinh hóa (trương nước, co nguyên sinh) với những mức độ khác nhau ở các bộ phân thực hiện phản ứng Phản ứng chậm Phản ứng nhanh hơn Có ở hầu hết thực vật Mang tính chủng loại c. Phương pháp phân biệt - Phân biệt 1 hạt lúa đang nảy mầm và 1 hạt lúa chưa nảy mầm Nghiền hạt rồi thử bột nghiền với dung dịch iot. Trong hạt nảy mầm, tinh bột đã biến thành đường nên không bắt màu với iot, Trong hạt chưa nảy mầm, tinh bột sẽ bắt màu với iot thành màu tím thẩm - Xác định nhiều hạt lúa đang nảy mầm và chưa nảy mầm Phương pháp 1: Lấy 2 nhúm hạt cho vào 2 bình kín rồi dẫn khí từ bình vào cốc chứa dung dịch nước vôi trong Ca(OH) 2 . Khí từ bình nào vào dung dịch nước vôi vẫn đục là bình chứa hạt nảy mầm. Vì Ca(OH) 2 + CO 2 (sinh ra khi hạt hô hấp)  CaCO 3 kết tủa Phương pháp 2: Cho 2 nhúm hạt vào hai hộp xốp cách nhiệt. Cắm nhiệt kế vào nhúm hạt và theo dõi nhiệt độ. Hộp xốp vào nhiệt độ tăng thì hộp xốp đó chứa hạt đang nảy mầm do hô hấp là quá trình tỏa nhiệt Câu 4: a. Chiều hướng tiến hóa - Từ phân tán đến tập trung, từ đối xứng tỏa tròn đến đối xứng hai bên, cơ thể phân biệt đầu – đuôi, hệ thần kinh tập trung về phần đầu - Sự tập trung hóa: từ dạng thành kinh mạng lưới ở ruột khoang, chuỗi hạch bậc thang ở giun dẹp, chuỗi hạch bụng ở giun đốt, đến 3 khối hạch não, hạch bụng và hạch ngực - Sự đầu hóa: ở động vật có đối xứng hai bên sự hình thành não bộ và các giác quan ở phân đầu cơ thể rất rõ rệt ở các ngành từ thấp lên cao. Ở động vật có xương sống hình thành hệ thần kinh dạng ống và hiện tượng đầu hóa rất rõ từ cá, ếch nhái, bò sát đến chim và thú Ý nghĩa thích nghi: Cơ thể phân biệt đầu – thân – đuôi giúp sự di chuyển có hướng thích nghi tốt hơn với các hoạt động kiếm ăn săn mồi hay chạy trốn kẻ thù. Bộ não phát triển tạo tiền đề cho sự hình thành các hoạt động thần kinh phức tạp như các phản xạ học tập (phản xạ có điều kiện), tập tính… ở động vật bậc cao b. Sự dẫn truyền xung ở dây đối giao cảm sẽ nhanh hơn dây giao cảm vì: - Tốc độ dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh phụ thuộc vào đường kính của sợi trục thần kinh và có hay không có bao mielin - Dây thần kinh giao cảm có nơron trước hạch ngắn, sợi trục có bao mielin, nơron sau hạch dài, sợi trục không có bao mielin. Dây thần kinh đối giao cảm có nơron trước hạch dài, sợi trục có bao mielin, nơron sau hạch ngắn, sợi trục không có bao mielin - Đoạn sợi trục có bao mielin, xung thần kinh dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” qua từng eo Ranvier, đoạn sợi trục không có bao mielin xung thần kinh lan truyền dần dọc sợi trục  dây đối giao cảm sự dẫn truyền xung sẽ nhanh hơn. c. Sau khi trứng rụng, phần con lại của nang trứng biến thành thể vàng tiết progesteron, cùng với ostrogen sẽ tác động đến niêm mạc dạ con, làm niêm mạc dày lên, tích đầy máu (có mạng lưới mao mạch dày đặc) để chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con - Nếu trứng không được thụ tinh (không có hợp tử, không có phôi), thể hoàng thoái hóa đi  không còn progesteron  niêm mạc tróc ra  chảy máu; hiện tượng kinh nguyệt - Trong quá trình mang thai (trứng đã được thụ tinh)  hợp tử phát triển thành phôi bám chặt vào niêm mạc dạ con hình thành nhau thai (để nuôi phôi). Nhau thai tiết HCG (hoocmon kích dục nhau thai) có tác dụng duy trì thể vàng  tiếp tục tiết progesteron  niêm mạc không bị tróc  không xảy ra hiện tượng kinh nguyệt Câu 5: a. Đặc điểm khác biệt của hoocmon thực vật Auxin và Giberelin Auxin Giberelin Thành phần chứa nito Thành phần không chứa nito Tự nhiên (a, b, AIA) và nhân tạo (2,4D,ANA, AIB) Chỉ có tự nhiên (GA) chưa tổng hợp được nhân tạo Có ở tất cả thực vật Chỉ có ở 1 số loại cây Vừa có tác dụng kích thích vừa có tác dụng ác chế tùy thuộc nồng độ Chưa có tác dụng kích thích Kích thích trương dãn TB, sinh trưởng của chuồi ngọn, rễ, ức chế chồi bên, kích thích ra hoa tạo quả, quả không hạt, tác động đến tính hướng sáng, hướng đất Kích thích thân, lóng cao dài, kích thích ra hoa tạo quả, quả không hạt, kích thích nảy mầm của hạt củ, thân ngầm. b. Giải thích - Sự lớn lên của cây là do sinh trưởng sơ cấp - Nhờ sự phân chia và kéo dài của tế bào mô phân sinh đỉnh cụ thể là mô phân sinh ngọn - Do đó, sau 3 năm khoảng cách đinh bị đóng so với gốc sát mặt đất vẫn như cũ 40cm c. Giải thích các trường hợp trên theo thuyết quang chu kì - Cây thanh long là cây dài ngày, thắp đèn ban đêm để chia đêm thành 2 đêm ngắn  ra hoa, tạo quả sớm - Hoa cúc là cây ngày ngắn cần đêm dài. Mùa thu đêm dài hoa cúc sẽ nỡ, cuống ngắn, lại là mùa có rất nhiều hoa, không thu được giá trị kinh tế bao. Thắp đèn ban dêm vào mùa thu để ức chế sự ra hoa  mùa đông mới ra hoa - Cây mía là cây ngắn, ra hoa khi đêm dài. Ban đêm, bắn pháo hoa hay thắp đèn sẽ ức chế mía ra hoa, lượng đường không bị giảm, mía ngọt Tác dụng của các loại đèn + Nếu sử dụng đèn trắng: thanh long ra hoa, cúc không ra hoa, mía không ra hoa + Nếu sử dụng đèn đỏ (R): kích thích sự ra hoa của cây ngày dài. Do đó thanh long ra hoa, cúc không ra hoa, mía không ra hoa + Nếu sử dụng ánh sáng đỏ thẩm (F R ): kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn. Do đó thanh long không ra hoa, cúc ra hoa, mía ra hoa. . Lớp 11 đề 02 Câu 1: a. Cây xanh sử dụng nguồn nito trong không khí và trong đất

Ngày đăng: 29/12/2013, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w