Đáp án Olympic 30/04 11_đề 09
Đề 09 – lớp 11 Câu 1: a. Pha tối (khử CO 2 ) diễn ra theo 2 chu trình (2 giai đoạn chính) * Giai đoạn 1: cố định CO 2 tạm thời (chu trình C4) - Xảy ra ở lục lạp của tế bào mô giậu vào ban đêm - Chất nhận CO 2 đầu tiên là PEP (photpho enol piruvat) - Sản phẩm được ra đầu tiên là hợp chất 4C – AOA (axit oxalo axetic) - Sau đó AOA biến đổi thành AM (axit malic) * Giai đoạn 2: Chu trình Calvin – Benson - Xảy ra vào ban ngày cũng tại lục lạp tế bào mô giậu - AM sẽ được phân hủy giải phóng CO 2 tham gia vào chu trình Calvin – Benson, đồng thời tạo axit piruvic tạo nên PEP - Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn chính: + Giai đoạn cố định CO 2 : Chất nhận CO 2 đầu tiên là RiDP, sản phầm đầu tiên là APG + Giai đoạn khử: APG được khử thành AlPG, sử dụng năng lượng ATP và NADPH từ pha sáng + Giai đoạn tái sinh chất nhận: 5 phân tử AlPG sẽ được biến đổi tái tạo nên chất nhận RiDP, dùng năng lượng ATP của pha sáng Qua chu trình, 1 phân tử AlPG hình thành đường glucozo (C 6 H 12 O 6 ) * Trong pha tối quang hợp của cây C4 và CAM có thêm chu trình C4 (giai đoạn cố định CO 2 tạm thời) Nhóm thực vật C4: quang hợp trong điều kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, trong khi đó nồng độ CO 2 thấp ở vùng nhiệt đới nóng ẩm nên phải có quá trình cố định CO 2 lần 2: + Lần 1: Nhằm lấy nhanh CO 2 ít ỏi trong khí khí và tránh hô hấp sáng + Lần 2: cố định CO 2 trong chu trình Calvin đề hình thành các hợp chất hữu cơ trong tế bào bao bó mạch. Nhóm thực vật CAM: sống ở sa mạc hoặc bán sa mạc nên phải tiết kiệm nước tối đa đóng khí khổng vào ban ngày, vì vậy cố định CO 2 vào ban đêm b. Điều kiện - Có các lực khử mạnh - Được cung cấp đầy đủ năng lượng ATP - Có sự tham gia của enzim nitrogenase - Thực hiện trong điều kiện kị khí - Tảo lam dạng sợi có khả năng cố định nito trong điều kiện sống hiếu khí của chúng. Chúng cố định nito trong không khí bởi oxin nên tảo lam chỉ cố định nito trong môi trường kị khí. Cố định nito xảy ra ở dị bào – xuất phát từ tế bào dinh dưỡng, to hơn tế bào dinh dưỡng, là tế bào có vách dày, đôi, trong suốt, không có oxygen và không có hệ thống quang II (PSII) do đó nó không sản xuất ra oxi trong quá trình quang hợp Câu 2: a. - Sự trao đổi khí của chim thực hiện qua các ống khí nằm trong phổi với hệ thống mao mạch bao quanh - Sự lưu thông khí nhờ sự co dãn của các túi khí trước và túi khí sau thông qua các ống khí trong phổi. Khi hít vào: + Không khí giàu oxi, đi vào các ống khí trong phổi và túi khí sau phổi + Đồng thời không khí từ các ống khí trong phổi đi vào túi khí trước Khi thở ra: + Không khí từ túi khi sau đi vào phổi + Không khí từ ống khí trong phổi và tí khí trước ra ngoài Vì vậy khí giàu oxi qua phổi liên tục và không có khí đọng lại trong các ống khí trao đổi khí xảy ra liên tục dù hít vào hay thở ra trao đổi chim đạt hiệu quả cao b. - Khi áp suất thẩm thấu của máu tăng, huyết áp giảm hoặc do mất nước hoặc do NaCl đưa vào nhiều làm nồng độ Na + trong dịch bào tăng gây tăng thẩm áp máu. - Những thay đổi trên kích thích trung khu điều hoa cân bằng nước ở vùng dưới đồi gây nên cảm giác khát. - Biểu hiện rõ nhất của cảm giác khát, khô miệng, nước bọt ít và quánh. - Cảm giác khát nhu cầu uống nước kích thích hùy sau tuyến yên tiết hoocmon chống đa niệu (ADH), gây co động mạch thận làm giảm lượng nước bọt tiết. * Khi đường trong máu tăng, máu qua gan được enzim insulin do tụy tiết ra biến đổi glucozo đang tăng thành glicogen dự trữ tại gan. Mặt khác, glucozo được thấm qua màng tế bào dưới ảnh hưởng của insulin cũng làm giảm đường huyết. Khi đường trong máu giảm, tụy tiết glucagon chuyển hóa glicogen thành glucozo. Kết quả đường huyết luôn ổn định Câu 3: a. Giống nhau: - Đều là những phản ứng của cơ thể trước tác nhân của môi trường - Đều do sự thay đổi nồng độ ion trong tế bào ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu thay đổi sự trương nước của tế bào Khác nhau: Đặc điểm Khép lá cây trinh nữ Đóng, mở khí khổng Tác nhân Do tác nhân cơ học: khi có vật lạ chạm vào Do tác nhân hóa học lượng nước hấp thụ vào cây nhiều hay ít Ý nghĩa Giúp cây tự vệ, tránh bị tổn thương trước tác động của vật lạ Điều chỉnh sự đóng, mở khí khổng điều tiết sự thoát hơi nước của cây phù hợp với lượng nước hấp thu vào tế bào hay theo điều kiện nước có trong tế bào b. - Tính hướng sáng dương và hướng trọng lực âm của thân và ngọn cây giúp cây tìm đến nguồn sáng tốt để quang hợp - Tính hướng đất và tính hướng trọng lực dương của rễ: giúp rễ đâm sâu vào đất giúp cây vững chắc. - Tính hướng nước: giúp cây tìm đến nguồn nước, lấy nguyên liệu tổng hợp chất hữu cơ cho cây. - Tính hướng hóa: giúp cây tìm tới nguồn dinh dưỡng thích hợp (hướng hóa âm) và tránh xa những hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây. Câu 4: a. Sự tiến hóa - Tiến hóa tự dạng chưa có hệ tuần hoàn (động vật đơn bào) có hệ tuần hòa hở (thân mềm, chân khớp) hệ tuần hoàn kín (động vật có xương sống) - Tiến hóa từ dạng hệ tuần hoàn đơn (cá) hệ tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú) - Giun đốt, tim chỉ là các mạch bên được chuyên hóa gọi là “tim bên” - Ngành chân khớp: xuất hiện hệ tuần hoàn hở, tim đơn giản. Sức co bóp của tim còn thấp, trao đổi máu với tế bào nhờ xoang cơ thể. Máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào. - Động vật có xương sống: Hệ tuần hoàn có cấu tạo phức tạp và hoàn chỉnh hơn Tim có 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn (cá) tim có 3 ngăn, xuất hiện 2 vòng tuần hoàn, máu pha nhiều (lưỡng cư) máu pha ít hơn với vạch hụt tâm thất (bò sát) tim 4 ngăn hoàn toàn, máu không pha trồn, thích nghi với hoạt động sống có nhu cầu năng lượng cao (chim, thú) b. - Khi nhỏ vài giọt Adrenalin, tim ếch đập nhanh, mạnh, nhịp tim tăng lên - Trong cơ thể ếch Adrenalin được tiết ra từ tủy thượng thận Câu 5: a. - FSH: Kích thích nang trứng - LH: Tạo thể vàng - Ostrogen: quan trọng nhất trong điều hoa kinh nguyệt ở người. Chức năng: kích thích rụng trứng, ảnh hưởng đến ự biến đổi niêm mạc ở dạ con - Progesteron: (thể vàng tiết ra) phối hợp với ostrogen ức chế sự tiết FSH và LH Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng teo đi, xuất hiện kinh nguyệt Dưới tác dụng của progesteron và ostrogen, niêm mạc dạ con phồng lên, tích nhiều máu trong mạch chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con. b. – - Thiếu tiroxin - Thừa tiroxin Tiroxin cần cho sự biến đổi nòng nọc thành ếch Nếu thiếu tiroxin nòng nọc không thể biến thành ếch Nếu trong môi trường nước thừa tiroxin nòng nọc biến đổi nhanh thành ếch không qua giai đoạn sinh trưởng trở thành ếch bé xíu. . Đề 09 – lớp 11 Câu 1: a. Pha tối (khử CO 2 ) diễn ra theo 2 chu trình (2 giai đoạn. Nhằm lấy nhanh CO 2 ít ỏi trong khí khí và tránh hô hấp sáng + Lần 2: cố định CO 2 trong chu trình Calvin đề hình thành các hợp chất hữu cơ trong tế bào