PHẦN NỘI DUNG 1. Nguồn gốc củaphápluật 1.1. Định nghĩa phápluật “Pháp luật” là một khái niệm ra đời từ rất sớm và luôn gắn liền với khái niệm “nhà nước”; được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước; là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự xã hội. Lịch sử nhà nước và phápluật đã chứng minh tập quán pháp và tiền lệ pháp là các hình thức đầu tiên củapháp luật. Do vậy, với tiền đề là việc làm rõ những thủ tục trong các nghi thức cộng đồng, nghi lễ tôn giáo thông qua các nhà tư tế và thủ lính tôn giáo thì cùng với sự ra đời củapháp luật, giải thích phápluật đầu tiên là giải thích tập quán pháp được thực hiện bởi các nhà triết gia và nhà chính trị học. Giải thích phápluật thành văn đầu tiên được biết đến thông qua giải thích của các nhà chính trị của Hy Lạp cổ đại. Khái niệm giải thích phápluật chỉ thật sự trở thành một thuật ngữ xã hội pháp lý trong thời kỳ tư sản. Theo đó, giải thích phápluật được hiểu là việc làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung các quy phạm pháp luật, bảo đảm cho sự nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh, thống nhất pháp luật; là nhằm xây dựng lại ý tưởng mà tác giả mong muốn truyền đạt qua các quy định củavănbảnphápluật đó. Hoặc xét về thực chất, giải thích phápluật là việc xác định nội dung và phạm vi áp dụng củavănbản hay một quy định cụ thể củavănbản đó. Chính vì vậy, việc giải thích phápluật không thể “buông lỏng”, tức là không thể mặc nhiên thừa nhận hoặc công nhận kết quả của mọi hoạt động giải thích phápluật đều là pháp luật, được thực thi và bảo đảm bằng quyền lực nhà nước. Bởi nếu bất cứ kết quả giải thích phápluật nào cũng đều được công nhận thì chắc chắn mỗi chủ thể sẽ giải thích một kiểu, theo nhận thức, trình độ chuyên môn, vị trí, địa vị xã hội và lợi ích của mình. Điều này sẽ làm cho hệ thống phápluật rối tung và trật tự xã hội bị đảo lộn, không thể quản lý. Ở Việt Nam, với lịch sử, truyền thống của chế độ xã hội chủ nghĩa và phápluật thực định kiểu mới nên hình thức phápluật duy nhất được thừa nhận và sử dụng là vănbản quy phạm phápluật (VBQPPL). Theo quy định củaLuậtBan hành VBQPPL hiện hành, hệ thống VBQPPL của chúng ta bao gồm: Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân. Như vậy, khi nói đến giải thích phápluật ở Việt Nam là nói đến giải thích các VBQPPL trên – VBQPPL thành văn và không tồn tại giải thích tập quán pháp và tiền lệ pháp. Một đặc trưng nữa ở Việt Nam khi tìmhiểu khái niệm giải thích pháp luật, đó là hệ thống phápluật mới chỉ quy định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà chưa có bất cứ một VBQPPL hiện hành nào quy định về giải thích các hình thức VBQPPL khác. Nhưng thực tế cho thấy, ngay cả việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mặc dù được quy định rất sớm trong Hiến pháp 1980 nhưng cho đến nay cũng chỉ có ba lần UBTVQH thực hiện thẩm quyền này. Vì vậy, việc giải thích phápluật nói chung và giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh nói riêng chưa được coi trọng và còn nhiều bất cập. 1.2. Phân loại giải thích phápluật Với cách hiểu giải thích phápluật theo nghĩa rộng, các nhà khoa học pháp lý đã chia giải thích phápluật thành nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào cách thức và căn cứ phân loại, giải thích phápluật được chia thành các loại cơbản như sau: Nếu căn cứ vào tính chất của chủ thể tiến hành giải thích, giải thích phápluật được phân loại thành giải thích củacơ quan lập pháp (Nghị viện, Quốc hội); giải thích củacơ quan hành pháp (Chính phủ); giải thích củacơ quan tư pháp (Tòa án) và giải thích củacơ quan, tổ chức, cá nhân khác như: giải thích của các luật sư, thẩm phán, nhà khoa học v.v Nếu căn cứ vào hình thức pháp luật, giải thích phápluật được phân thành giải thích tập quán pháp; giải thích tiền lệ pháp và giải thích VBQPPL. Trong giải thích VBQPPL, chúng còn có thể chia thành: giải thích Hiến pháp, giải thích luật, giải thích pháp lệnh v.v Nếu căn cứ vào giá trị pháp lý của nội dung giải thích, giải thích phápluật được phân thành giải thích chính thức và giải thích không chính thức. Trường hợp giải thích không chính thức thì nội dung giải thích không mang tính bắt buộc thực hiện đối với các bên liên quan; nó chỉ có giá trị tham khảo và thường được tiến hành bởi tất cả các chủ thể phápluật như các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học v.v… Giải thích chính thức mang tính quy phạm là giải thích phápluật mà nội dung giải thích được thể hiện dưới dạng một VBQPPL; thường được thực hiện bởi cơ quan quyền lực nhà nước theo một trình tự độc lập trên cơ sở khái quát từ thực tế của hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật; vănbản thể hiện nội dung giải thích có giá trị chính thức và bắt buộc đối với mọi cơ quan quyền lực nhà nước lập pháp, hành pháp, tư pháp, các cơ quan tự trị địa phương, các xí nghiệp, công sở, tổ chức, hiệp hội, các quan chức và công dân. 1.3. Phương pháp giải thích phápluậtĐể thực hiện giải thích pháp luật, có các phương pháp được áp dụng khác nhau. Khoa học pháp lý đã đưa ra các phương pháp giải thích phápluật sau đây: Phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử: Phương pháp lôgíc thường được sử dụng khi quy định cần giải thích không trực tiếp nói đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Phương pháp lịch sử thường được áp dụng để xác định phạm vi, đối tượng áp dụng, mục đích, ý nghĩa của nội dung cần giải thích. Hai phương pháp này gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau; Phương pháp giải thích chính trị – lịch sử là phương pháptìmhiểu nội dung, tư tưởng quy định củaphápluật thông qua việc nghiên cứu các điều kiện chính trị – lịch sử tại thời điểm ban hành quy định đó. Phương pháp giải thích hệ thống là làm rõ tư tưởng, nội dung quy định củaphápluật thông qua việc đối chiếu nó với các quy định khác củapháp luật; xác định vị trí của quy định cần giải thích trong mối quan hệ với toàn văn bản, ngành luật và hệ thống pháp luật. 1.4. Vị trí và vai trò của giải thích phápluật Trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội, đặc biệt trong nhà nước pháp quyền và xã hội công dân thì phápluật ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng. Giải thích phápluật với nhiệm vụ làm sáng tỏ hơn các quy phạm pháp luật, kết quả của việc giải thích phápluậtcó giá trị như pháp luật, nên nó rất cần thiết và có vai trò vô cùng quan trọng trong nhận thức – thực thi – áp dụng pháp luật. Có thể khẳng định rằng, giải thích phápluật là một nhu cầu tất yếu khách quan đối với mọi xã hội và mọi hệ thống pháp luật. Bởi lẽ, về lý thuyết, nhu cầu này chỉ không phát sinh khi và chỉ khi có một hệ thống phápluật hoàn thiện tuyệt đối và nhận thức phápluậtcủa người dân ở trình độ cao. Tuy nhiên, phápluật là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng. Nó được xây dựng trên nền tảng là cơ sở hạ tầng và để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống thực tế. Đồng thời, trình độ nhận thức của mỗi con người là khác nhau. Chính vì vậy, trong điều kiện Việt Nam, với thực trạng của hệ thống phápluật và ý thức phápluậtcủa người dân còn nhiều hạn chế thì nhu cầu giải thích phápluật trở nên thật sự cần thiết và có vai trò quan trọng. Vai trò của giải thích phápluật được thể hiện từ sự nhận thức đến quá trình thực hiện phápluậtcủa người dân cũng như củacơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông qua việc làm rõ nội dung, ý nghĩa của các quy phạm pháp luật, giải thích phápluật sẽ giúp các chủ thể phápluậthiểu chính xác và thống nhất các quy định củapháp luật, qua đó nâng cao nhận thức phápluật và ý thức phápluậtcủa các chủ thể, giúp họ tuân thủ, thi hành và sử dụng phápluật một cách hợp pháp; kiềm chế và hạn chế các hành vi vi phạm phápluật do không nhận thức đúng các quy phạm pháp luật. Hơn thế nữa, vai trò của giải thích phápluật được thể hiện đầy đủ và mang lại ý nghĩa to lớn trong hình thức áp dụng phápluật – một hình thức thực hiện phápluật được tiến hành với mục đích nhằm bảo đảm cho các quy định củaphápluật được thực hiện một cách triệt để hơn trong đời sống thực tế – do cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện và có tính chất quyết định tới quyền và nghĩa vụ của người dân. Vai trò đó được quyết định bởi chính bản chất và tính chất của hoạt động áp dụng pháp luật. Bản chất của hoạt động áp dụng phápluật chính là việc áp dụng các quy phạm phápluật vào từng trường hợp cụ thể. Tính chất của hoạt động áp dụng phápluật là sự sáng tạo của chủ thể áp dụng phápluật trong quá trình vận dụng cái chung, cái tổng quát vào từng cái riêng, cái cụ thể. Yêu cầu này đòi hỏi người áp dụng phápluật trước khi quyết định lựa chọn quy phạm phápluật cần phải làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm phápluật đó. Để làm sáng tỏ tư tưởng và nội dung của quy phạm phápluật đưa ra áp dụng, thì cần phải biết giải thích pháp luật. Như vậy, nếu không có giải thích phápluật thì sẽ khó có thể hiểu nội dung quy phạm phápluật được mang ra áp dụng một cách chính xác, đầy đủ, sâu sắc và toàn diện, thể hiện hết ý nghĩa, mục đích pháp lý, chính trị và kinh tế sâu xa đằng sau các ngôn từ của quy phạm phápluật đó khi được xây dựng. Việc làm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng củavănbản áp dụng phápluật – một sản phẩm của giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình áp dụng phápluật và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể phápluật hoặc những trách nhiệm pháp lý đối với vi phạm được xác lập. Trong hình thức áp dụng pháp luật, giải thích phápluật còn có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động áp dụng tương tự quy phạm pháp luật, cụ thể là áp dụng tương tự quy phạm phápluật và áp dụng tương tự pháp luật. Đối với áp dụng tương tự quy phạm pháp luật, việc xác định không có quy phạm phápluật trong hệ thống phápluật điều chỉnh vụ việc cần giải quyết là điều kiện cần và tìm ra quy phạm phápluậtđể áp dụng tương tự là điều kiện đủ. Để hội tụ cả hai điều kiện này, đòi hỏi người áp dụng phápluật phải rất am hiểuphápluậtđểcó thể thực hiện một cách chính xác. Việc am hiểuphápluật còn giúp cho chủ thể phân tích kỹ lưỡng và chính xác hơn nội dung và tư tưởng của quy phạm phápluật được lựa chọn để áp dụng tương tự, thấy được điểm tương tự với vụ việc cần giải quyết, làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng tương tự và làm cho chủ thể trực tiếp chịu sự điều chỉnh của quy phạm trong hoạt động áp dụng tương tự quy phạm hiểu – một nền tảng quan trọng cho việc ra quyết định và thực thi vănbản áp dụng pháp luật. Còn đối với áp dụng tương tự pháp luật, mặc dù chỉ được đặt ra khi và chỉ khi chưa có quy phạm phápluật tương ứng điều chỉnh và cũng chưa có quy phạm phápluật tương tự; do đó, về nguyên tắc hoạt động giải thích phápluật không được đặt ra, vì không có đối tượng giải thích 2. Khái niệm hệ thống phápluật : Theo từ điển tiếng Việt thì: Hệ thống được hiểu là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thê thống nhất. Điều này cho phép chúng ta có được phương pháp luận quan trọng đểtìmhiểu và xác định khái niệm hệ thống pháp luật. Hệ thống phápluật là cấu trúc bên trong củapháp luật, bao gồm tổng thể các quy phạm phápluậtcó môi liên hệ nội tại và thống nhất với nhau được phân thành các chế định pháp luật, các nghành luật và được quy định bởi tính chất, cơ cấu các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. 2.1. Các tiêu chí cơbản đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống phápluật : Để đánh giá được mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, cần thiết phải đưa ra những tiêu chí nhất định về mặt lý thuyết. Từ đó liên hệ với thực tiễn pháp lý trong các giai đoạn cụ thể để xem xét, đánh giá và đưa ra những kết luận làm sáng rõ những ưu, khuyết điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật, trong đó có bốn tiêu chí cơbản sau: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kĩ thuật pháp lý. 2.1.1. Tính toàn diện : Tính toàn diện của hệ thống phápluật đòi hỏi ở khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, bảo đảm không có những quan hệ xã hội, lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng nào đứng ngoài sự điều chỉnh củapháp luật. Tính toàn diện của hệ thống phápluật thể hiện ở hai cấp độ: Cấp độ chung: Đòi hỏi hệ thống phápluật phải có đầy đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung logic và được phản ánh thống nhất trong hệ thống vănbản quy phạm pháp luật. Cấp độ cụ thể: đòi hỏi mỗi nghành luật phải có đầy đủ các chế định pháp luật, các quy phạm phápluật điuề chỉnh những nhóm quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội có nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật. 2.2.2 Tính đồng bộ : Tính đồng bộ thể hiện ở sự thống nhất của nó. Vì vậy tính đồng bộ của hệ thống phápluật đòi hỏi phải loại bỏ những mâu thuẫn, trùng lặp hay chồng chéo trong bản thân hệ thống pháp luật. Tính đông bộ của hệ thống phápluật cũng thể hiện ở hai cấp độ: Cấp độ chung: đòi hỏi phải có sự đồng bộ giữa các nghành luật trong hệ thống pháp luật.để thực hiện được mục tiêu này cần phải xác định rõ các ranh giới nghành luật nhằm tránh tình trạng chồng chéo lấn sân và mâu thuẫn giữa các nghành luật, sẽ dẫn đến mất đi hiệu quả điều chỉnh củapháp luật. Cấp độ cụ thể: Sự đồng bộ của hệ thống phápluật không chỉ thể hiện sự đồng bộ giữa các nghành luật mà còn thể hiện sự đồng bộ ngay trong bản thân từng nghành luật cụ thể. Sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật, giữa các chế định phápluật trogn một nghành luật sẽ tạo ra sự nhất quán trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của nghành luật. 2.2.3. Tính phù hợp : Phápluật được hình thành, xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh bằng phápluậtcủa các quan hệ xã hội và nhờ cóphápluật mà các quan hệ xã hội có thể phát triển theo một trình tự tích cực. Sự điều chỉnh cóhiệu quả chỉ khi luậtpháp được xây dựng phù hợp với những điều kiện cụ thể xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định, xã hội nào phápluật đó.Có thể nói rằng, phápluật không sáng tạo ra các quan hệ xã hôị, mà trên cơ sở nhận thức một cách đầy đủ thực tiễn xã hội, thông qua việc xác lập trình tự và phương thức điều chỉnh, phápluật tạo điều kiện cho các quan hệ của xã hội.Hệ thống phát luật phải phù hợp với trình độ phát triễn kinh tế xã hội.Sự phù hợp của hệ thống phápluật với trình độ phát triễn kinh tế- xã hội. Sự phù hợp với trình độ phát triễn kinh tế xã hội được xem xét nhiều mặt, phải xem xét đến môi1 quan hệ củaphápluật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tôn giaó, phong tục, tập quán, truyền thống. 2.2.4. Trình độ kỹ thuật lập pháp : Kỹ thuật lâp pháp là tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hóa pháp luật, chứa đựng các nguyên tắc, quy tắc khoa học. Một hệ thống phápluật hoàn thiện phải được xây dựng ở một trình độ kỹ thuật lập pháp cao. Kỹ thuật lập pháp bao gồm các phương pháppháp lý được sử dụng vào quá trình xây dựng pháp luật, bao gồm ba điểm quan trọng sau: Một là, kỹ thuật lập pháp thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Hai là, trình độ kỹ thuật lập pháp còn được thể hiện thông qua việc xác định cơ cấu củaphápluật một cách hợp lý và chính xác. Ba là, trình độ kỹ thuật lập pháp còn phản ánh ở cách biểu đạt ngôn ngữ pháp lý. Ngôn ngữ pháp lý phải bảo đảm tính cô đọng, logic, chính xác, rõ ràng. 3. Thực tiễn giải thích phápluật ở Việt Nam : 3.1. Các quy định củaphápluật về giải thích phápluật : Giải thích phápluật theo nghĩa hẹp là một hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước, do đó các nội dung của nó phải được các VBQPPL quy định và khi thực hiện giải thích phápluật các chủ thể buộc phải tuân theo. Thực tế cho thấy, tương ứng với mỗi hệ thống phápluật sẽ có một cơ chế giải thích phápluật và theo đó cơ sở pháp lý của giải thích phápluật sẽ được thể hiện dưới các hình thức vănbản khác nhau, có thể là Hiến pháp, luật hoặc vănbản dưới luật.Tuy nhiên, một cách chung nhất, cơ sở pháp lý của giải thích phápluật thường quy định các nội dung về: Chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích pháp luật; Chủ thể có thẩm quyền giải thích pháp luật; Hình thức và giá trị pháp lý củavănbản giải thích pháp luật; Quy trình thủ tục khi tiến hành giải thích pháp luật. 3.1.1. Về chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh : Theo quy định của khoản 1 Điều 15 Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15/6/2004 về Quy chế hoạt động của UBTVQH thay thế cho Quy chế hoạt động của UBTVQH 1993, các chủ thể sau đây có thẩm quyền kiến nghị UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh: UBTVQH; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Hội đồng Dân tộc, Uỷ bancủa Quốc hội, đại biểu Quốc hội; Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận. 3.1.2. Chủ thể có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh : Theo quy định của Điều 90 Hiến pháp 1992, cơ quan thường trực của Quốc hội – UBTVQH – là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Giúp ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện thẩm quyền này có Hội đồng Dân tộc, các Uỷ bancủa Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác lập pháp. 3.1.3. Hình thức thể hiện củavănbản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh : Khoản 2 Kiều 21 LuậtBan hành VBQPPL và Khoản 3 Điều 15 Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15/6/2004 quy định: “UBTVQH thảo luận và thông qua nghị quyết về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. nghị quyết về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng”… 3.2. Một số đánh giá về cơ sở pháp lý của giải thích phápluật : Thứ nhất, hệ thống VBQPPL hiện hành mới chỉ quy định về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà chưa có các quy định về giải thích pháp luật. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại giá trị của Điều 53 Hiến pháp 1959, tức là bên cạnh việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thì giải thích các vănbản quy phạm pháp cũng cần phải được quy định. Chỉ có như vậy, mới khắc phục được tình trạng đánh đồng hoạt động quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luậtcủa Chính phủ với việc giải thích pháp luật. Thứ hai, giải thích Hiến pháp chưa được thiết lập theo một cơ chế riêng so với giải thích các VBQPPL khác. Theo quy định hiện hành, giải thích Hiến pháp được thực hiện giống hoạt động giải thích luật, pháp lệnh. Điều này chưa thể hiện được vị trí và vai trò của Hiến pháp, đặc biệt trong nhà nước pháp quyền. Thứ ba, UBTVQH là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là chưa hợp lý, đặc biệt về giải thích Hiến pháp và giải thích luật. Thứ tư, quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích còn chưa cụ thể, thiếu chi tiết. Cụ thể là: Quy trình, thủ tục của việc giải thích Hiến pháp chưa được Quốc hội quy định chi tiết theo khoản 1 Điều 13 LuậtBan hành VBQPPL; Chưa phân biệt quy trình, thủ tục giữa việc UBTVQH tự mình thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và việc UBTVQH thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo đề nghị của các chủ thể có thẩm quyền khác; Quy trình tiếp nhận và xử lý đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chưa được quy định. Các nội dung cơbản và yêu cầu củađề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chưa được quy định cụ thể làm căn cứ cho hoạt động xử lý đề nghị; Việc phân công soạn thảo dự thảo nghị quyết trong trường hợp đại biểu Quốc hội đề nghị giải thích chưa được làm rõ; Quy trình, thủ tục trong hoạt động thẩm tra dự thảo nghị quyết giải thích chưa được quy định; vi) Việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung giải thích chưa được quy định cụ thể; Chưa xác định thẩm quyền của Chủ tịch nước ký công bố đối với nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo quy định của Điều 51 LuậtBan hành VBQPPL; Các thời hạn trong từng giai đoạn chưa được xác định. 3.3. Việc thực hiện giải thích phápluật ở Việt Nam trong thời gian qua : Kể từ lần đầu tiên được quy định trong Hiến pháp 1959, qua gần 50 năm phát triển và hoàn thiện cơ sở pháp lý, cho đến nay, UBTVQH đã hai lần thực hiện thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và cả hai lần đều là giải thích luật; đối với giải thích Hiến pháp và giải thích pháp lệnh thì chưa thực hiện. Tuy nhiên, tìmhiểu thực tế cho thấy, việc giải thích luật được đặt ra lần đầu tiên tại Quốc hội khoá VIII, khi quy định của khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai 1993 đã dẫn đến các cách hiểu không thống nhất làm phát sinh tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Toà án nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Để giải quyết việc này, Tổng cục Địa chính đã đề nghị UBTVQH giải thích nội dung này. Nhưng do nhiều lý do, việc giải thích luật đã không được thực hiện. Một trong các lý do có thể kể đến là nhiều ý kiến trong UBTVQH cho rằng, Điều 89 Luật Đất đai, Quốc hội đã giao Chính phủ quy định chi tiết nên việc này thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Nếu UBTVQH tiến hành giải thích sẽ tạo ra tiền lệ và chắc chắn UBTVQH sẽ khó có thể đảm đương được nhiệm vụ này. Kết quả là, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục Địa chính đã ban hành Thông tư số 02/TTLT, ngày 28/7/1997 để hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993. Xem xét nội dung của Thông tư này, về bản chất, chính là hoạt động giải thích luật. Việc giải thích luật chỉ được chính thức thực hiện lần đầu tại phiên họp thứ 25 của UBTVQH khoá XI.