1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tim hieu ve van de co ban cua phap luat pps

26 446 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 116,5 KB

Nội dung

Chính vì thế việc nắm rõ luật pháp để không viphạm pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả công dân trên đấtnước.Từ đó có thể thấy việc tìm hiểu tường tận về pháp luật mà trướchế

Trang 1

Nhận xét của giáo viên

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

PHẦN MỘT:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

PHẦN HAI:NỘI DUNG

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.Nguồn gốc,khái niệm pháp luật

2.Bản chất của pháp luật

3.Thuộc tính của pháp luật

4.Chức năng, vai trò của pháp luật

5.Các kiểu và hình thức của pháp luật

6.Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác.

II LIÊN HỆ , VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN

PHẦN BA:KẾT LUẬN

Tài Liệu Tham Khảo

.

Trang 3

LỜI CẢM ƠNLàm tiểu luận trong quá trình học được xem là một công trìnhnghiên cứu khoa học nhỏ đối với sinh viên trong các trường đại học.Tuynhiên đối với những sinh viên năm nhất như chúng em thì tiểu luận làmột bài tập mới và không tránh khỏi những khó khăn nhất định.

Để có thể hoàn thành được bài tiểu luận của mình trước hết em xincảm ơn khoa Khoa Học Cơ Bản và tổ Chính Trị của khoa đã cung cấpđầy đủ tài liệu học tập và tham khảo của bộ môn Pháp Luật Đại Cương

để em có tài liệu học tập, nghiên cứu.Em cũng xin cảm ơn cô giáo TrầnThị Hương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình học tậpcũng như tìm hiểu các tài liệu cho bài tiểu luận.Đồng thời em cũng xinđược cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện để em có thể tìm các tài liệuphục vụ cho việc học tập cũng như hoàn thành tiểu luận từ thư viện củatrường

Nhưng do thời gian nghiên cứu không dài cũng như năng lực cònnhiều hạn chế của bản thân nên bài tiểu luận không thể không tránh khỏimắc phải những thiếu sót, hạn chế.Em mong cô giáo chỉ ra những hạnchế, sai sót đó để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN MỘT:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀISống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật là trách nhiệm củamỗi công dân Việt Nam Chính vì thế việc nắm rõ luật pháp để không viphạm pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả công dân trên đấtnước.

Từ đó có thể thấy việc tìm hiểu tường tận về pháp luật mà trướchết là nắm vững những vấn đề cơ bản như là nguồn gốc,bản chất,thuộctính ,hình thức cũng như mối quan hệ giữa pháp luật với các vấn đề kháctrong xã hội khác là yêu cầu trước hết và căn bản nhất của mỗi côngdân,đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên thì việc trang bị kiến thức vềpháp luật là vô cùng cần thiết

Hơn nữa trong thời đại hiện nay,nhịp sống của một giai đoạn lịch

sử mới của xã hội loài người với những tiến bộ, phát triển mạnh mẽ củakhoa học công nghệ cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế đến chóng mặtcủa nền kinh tế thị trường mở và bên cạnh đó là sự giao thoa, du nhậpcủa nhiều nền văn hóa đã làm cho xã hội có nhiều biến động lớn về mọimặt.Trong bối cảnh như ngày nay thì việc tìm hiểu và nắm rõ pháp luật

để thực hiện đúng,không vi phạm vào bất cứ điều khoản nào của luậtpháp Việt Nam càng mang ý nghĩa sâu sắc hơn nữa

Trong bài tiểu luận ngắn này sẽ trình bày về đề tài:”Tìm hiểu về vấn đề cơ bản của pháp luật” một số vấn đề căn bản nhất của pháp luật

Việt nam với mong muốn sẽ góp phần làm rõ hơn,và giúp mọi người cóthể nắm vững hơn những kiến thức pháp luật cần thiết

Trang 5

PHẦN HAI:NỘI DUNG I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI

1.Nguồn gốc,khái niệm pháp luật

Theo quan điểm phi mác xít, thuyết thần học cho rằng thượng đế làngười sắp đặt tất cả, nên pháp luật do đấng tối cao, chúa trời tạo ra;thuyết pháp luật tự nhiên coi pháp luật là tổng thể quyền con người tựnhiên sinh ra mà có; thuyết pháp luật linh cảm xem pháp luật là nhữnglinh cảm của con người về cách cư xử hợp lí,vv Những quan điểm trên

Trang 6

có cùng chung là giải thích nguồn gốc pháp luật một cách duy tâm, thầnbí,thiếu cơ sở khoa học

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì những nguyên nhânlàm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời củapháp luật Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, chưa có nhà nước vàpháp luật Thời bấy giờ mọi xử sự của con người được điều chỉnh bằngcác quy tắc đạo đức,tập quán, nghi thức tôn giáo, thể hiện ý chí và lợiích chung của mọi người Các quy tắc xã hội chủ yếu dựa trên tập quán

và tín điều tôn giáo trên được mọi người chấp hành một cách tự giác trên

cơ sở thói quen, niềm tin, nếu ai vi phạm thì sẽ bị cộng đồng xử lí Mangnội dung tinh thần hợp tác,giúp đỡ lẫn nhau, tính cộng đồng bình đẳng,nhiều quy phạm mang tính lạc hậu Các quy tắc mang tính tản mạn,manh mún về nguyên tắc và chỉ có hiệu lực trong phạm vi thị tộc nhữngthị tộc, bộ lạc Phương pháp cơ bản áp dụng đối với người vi phạm là tựnguyện và thuyết phục, nhưng khi làm những việc mà cả thị tộc lên ánthì những người vi phạm cũng sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế

Do sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất Công cụngày càng được cải tiến, con người được phát triển về thể lực, ngày càngnhận thức đúng đắn hơn về thế giới và trong lao động sản xuất ngàycàng phát triển Những yếu tố đó đã tạo tiền đề cho sự phân công laođộng Sự phân công lao động tự nhiên phải được thay thế bằng sự phâncông lao động theo hướng chuyên môn hóa, sau mỗi lần đó xã hội có

Trang 7

những bước tiến mới Những yếu tố mới tác động đã làm đảo lộn đờisống thị tộc Phân công lao động khiến cho các nghành kinh tế phát triểnmạnh, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, do đó đã phát sinh khả năngchiếm đoạt sản phẩm dư thừa làm của riêng Quá trình phân hóa tài sảnbắt đầu nảy sinh và chế độ tư hữu ra đời Một số tù trưởng, tăng lữ, thủ lĩnh quân sự Đã lợi dụng uy tín củamình để chiếm đoạt tài sản dư thừa của tập thể, biến nó thành tài sảnriêng Tù binh chiến tranh nay được giữ lại để tăng thêm sức sản xuất,tạo thêm nhiều của cải cho những người có địa vị trong xã hội thị tộc.Chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội có sự phân hóa giai cấp sâu sắc và luônđấu tranh gay gắt để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình nên pháp luật hìnhthành nhằm điều hòa những mâu thuẫn đó

Mặt khác, nhà nước hình thành nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo

vệ lợi ích của giai cấp thống trị,nên pháp luật ra đời là công cụ để nhànước thực hiện những công việc quản lí xã hội Nhà nước ban hành vàđảm bảo cho pháp luật được thực hiện Cũng như nhà nước, pháp luật làsản phẩm của xã hội phát triển tới một trình độ nhất định

1.2.Khái niệm

Đi từ quá trình tìm hiểu về nguồn gốc của pháp luật, chúng ta có

thể đi tới khái niệm pháp luật như sau:”Pháp luật là hệ thống các quy

tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội”

Trang 8

Từ khái niệm trên chúng ta thấy pháp luật là hệ thống những quytắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi cá nhân, tập thể, cơ quan ,tổchức trong xã hội.Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng những biệnpháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.Pháp luật phản ánh ýchí,nội dung kinh tế của giai cáp thống trị, là yếu tố điều chỉnh các mốiquan hệ xã hội và còn là cơ sở pháp lý của đời sống xã hội.

Như vậy, có thể thấy, nguồn gốc pháp luật cũng xuất phát từ nguồngốc xuất hiện nhà nước Với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội

và hoàn cảnh lịch sử khác nhau dẫn tới sự khác nhau về thời điểm, quátrình hình thành pháp luật cũng như đặc điểm về nguồn luật Pháp luậthình thành do yêu cầu thực tế về kinh tế, xã hội cũng như sự phát triểnđến một mức độ nhất định của nhà nước Hiểu được quy luật và đặcđiểm này, việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật phải tôn trọngnhững đặc điểm, quy luật của pháp luật và đảm bảo pháp luật vận hành

ổn định Cùng với đó, sự vận động của cuộc sống, của kinh tế, xã hộikhông ngừng đòi hỏi phải thực hiện tốt việc sửa đổi, bổ sung và banhành pháp luật Công việc đó đòi hỏi phải có sự thật trọng và có sự tiến

bộ và toàn diện

2.Bản chất của pháp luật

Pháp luật cũng giống như nhà nước chỉ tồn tại trong xã hội có giaicấp Pháp luật của ai, do ai và vị lợi ích của giai cấp nào thì thể hiện bảnchất của giai cấp đó và được đề lên thành luật mà nội dung của nó đượcquy định bởi các điều kiện vật chất xã hội

Trang 9

Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, thì nội dung của pháp luật thểhiện điều kiện sinh hoạt, vật chất của giai cấp thông trị và do giai cấp đóquyết định Vì vậy bản chất của pháp luật được xem xét dưới những khíacạnh khác nhau:

2.1.Bản chất giai cấp của pháp luật.

Khi nói đến pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị cũng cónghĩa là khẳng định bản chất giai cấp của pháp luật.Bất cứ giai cấp nàokhi đã nắm được quyền lực trong tay đều nhanh chóng thiết lập bộ máychính quyền của mình, đồng thời thể chế hóa ý chí của giai cấp mìnhthành pháp luật và dùng pháp luật để giải quyết các vấn đề trong xã hộinhằm bảo vệ quyền lực của mình.Chẳng hạn:

Pháp luật chủ nô là ý chí của giai cấp chủ nô côngkhai qui địnhquyền lực vô hạn của chủ nô còn giai cấp nô lệ thì không có quyền gì Pháp luật phong kiến là công cụ của nhà nước phong kiến thể hiện ýchí của giai cấp địa chủ, phong kiến

Pháp luật tư sản thể hiện ý chí của giai cáp tư sản dù có nhiều tiến

bộ hơn so với pháp luật chủ nô và phong kiến nhưng vẫn bảo vệ nhữngđặc quyền, đặc lợi của giai cấp tư sản

Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân

và nhân dân lao động bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.Như vậy, pháp luật là sản phẩm hoạt động của nhà nước Nhà nước nàobản chất ra sao thì nội dung hình thành pháp luật thể hiện bản chất củanhà nước đó thể hiện bằng ý chí của giai cấp nắm quyền trong xã hội

2.2.Bản chất xã hội của pháp luật.

Từ khi xuất hiện, pháp luật bao giờ cũng là công cụ hữu hiệu nhấtbảo vệ cho quyền lực của giai cấp thống trị Nhưng đồng thời nó còn là

Trang 10

công cụ để tổ chức và quản lý đời sống xã hội Tùy từng mức độ khácnhau mà pháp luật thể hiện ý chí và lợi ích của các tầng lớp, giai cấptrong xã hội.

Chính điều này đã phản ánh tính xã hội đặc trưng của pháp luật.Pháp luật là công cụ để điều chỉnh hành vi của con người.Đồng thờipháp luật là chân lý khách quan, mang tính chuẩn mực,pháp luật thể hiệnnhững giá trị nhân đạo (mức độ nhân đạo tuỳ thuộc vào mỗi kiểu nhànước), truyền tải những giá trị xã hội đến với từng người (sự nhận thức,giáo dục).Vì vậy thông qua nhà nước xã hội ghi nhận cách xử sự hợp lý,khách quan, của pháp luật và được đa số chấp nhận, phù hợp với sốđông

Bên cạnh hai bản chất cơ bản trên pháp luật còn thể hiện tính dântộc, tính thời đại sâu sắc.Pháp luật muốn được công nhận thì phải đượcxây dựng trên nền tảng dân tộc, tức là:

+ Pháp luật phải phản ánh các phong tục tập quán

+ Pháp luật phải phản ánh những đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý, trình

độ văn minh của dân tộc

Ngoài ra pháp luật phải truyền tải và phản ánh được những thànhtựu văn hoá, văn minh pháp lý của nhân loại để làm giàu kinh nghiệmcho mình (còn gọi là tính mở của pháp luật)

Từ những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy pháp luật là sự kếthợp chặt chẽ giữa tính giai cấp và xã hội cũng như những đặc tínhkhác.Tuy nhiên mức độ của từng yếu tố thường thay đổi theo bản chấtcủa mỗi nhà nước trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử.Do đókhi tìm hiểu về bản chất của pháp luật chúng ta cần nhận thức rõ rằngmặc dù mang ý chí của giai cáp thống trị nhưng lại không phải do giaicấp thống trị tự nghĩ ra mà là do những thực tế khách quan từ đời sống

Trang 11

xã hội phản ánh nên.Nhưng do việc soạn luật lại là việc của nhà làm luậtnên nó có góc độ phản ánh có lợi nhất cho giai cấp của mình.Chính vìthế luật pháp vừa mang tính chủ quan lại vừa mang tính khách quan.

3.Thuộc tính của pháp luật

Để có thể có được những hiểu biết đầy đủ hơn về pháp luật chúng

ta cần nắm rõ về các thuộc tính,hay còn gọi là các đặc điểm đặc trưngcủa pháp luật.Bởi lẽ trong xã hội có rất nhiều loại quy phạm nhưng chỉ

có quy phạm pháp luật mới có những đặc điểm riêng biệt mà nhờ nó màpháp luật mới có được những ưu thế vượt trội hơn hẳn các loại quyphạm xã hội khác

3.1.Tính phổ biến

Được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luậthiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức Bởi vì, pháp luật do cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành và có giá trị bắt buộc thực hiện đối vớimoi ngừoi cứ trú trên lãnh thổ nước nước đó và đối với mọi công dân

Thuộc tính này được phân biệt qua các yếu tố biểu hiện như: Dựliệu tình huống điển hình, xác định cách hành xử bắt buộc, đưa ra cách

xử lý khi không tuân theo

3.2.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Đặc trưng của pháp luật là phải rõ ràng, chuẩn xác nội dung củapháp luật bằng các điều khoản , văn bản quy phạm pháp luật và hệ thôngvăn bản quy phạm pháp luật tương xứng

- Yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính xác định chặt chẽ về mặt hình thứccủa pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:

Trang 12

+ xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của phápluật

+ Chuyển tải một cách chính các những chủ trương chính sách củaĐảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp + Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng phápluật

+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh,phương pháp điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền ra văn bản + Phân định phạm vi, mức độ của hoặt động lập pháp, lập quy + Ngôn ngữ trong văn bản pháp luật thương ngắn gọn,dễ hiểu vàhiểu theo một nghĩa nhất định

Nhờ có thuộc tính này mà nhà nước có thể đưa luật vào nhân dânmột cách dễ dàng hơn và hiệu quả thực thi pháp luật cao hơn

3.3.Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước của pháp luật(tính cưỡng chế)

Để thực hiện, nhà nước đưa vào quy phạm pháp luật tính quyền lực

áp đặt đối với mọi chủ thể, bằng cách gắn cho pháp luật tính bắt buộcchung

Nhà nước sử dụng các phương iện khác nhau để thực hiện phápluật: phương pháp hành chính,, kinh tế, tổ chức tư tưởng, tuyên truyền,giáo dục pháp luật và các biện pháp cưỡng chế Việc sử dụng các biệnpháp này, biện pháp khác hay kết hợp các biện pháp truỳ vào hoàn cảnhlịch sử cụ thể Biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng khi các biện pháp kháckhông phát huy tác dụng

3.4 Tính hệ thống, tính thống nhất, tính ổn định và tính năng động

- Tất cả các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phảiphù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và khôngtrái với Hiến pháp

Trang 13

- Pháp luật khi ban hành phải có giá trị trong một thời gian tươngđối dài và phải phù hợp với các quy luật khách quan và chỉ được sửa đổi,

bổ sung khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi

4.Chức năng, vai trò của pháp luật

4.1.Chức năng của pháp luật

Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt hoạt động chủyêu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật

Pháp luật có ba chức năng chủ yếu :chức năng điều chỉnh các quan

hệ xã hội, chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội và chức năng giáo dục

4.1.1.Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội

Là sự tác động trực tiếp của pháp luật tới các quan hệ xã hoọi và được thực hiện thông qua việc ghi nhạn qui định cho phép, ngăn cấm, khuyến khích, qui định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Như vậy, chức năng chính của pháp luật là hướng các qui phạm xã hội vào phạm

vi, khuôn mẫu và tạo ra điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển trongmột trật tự chung

4.1.2.Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội

Pháp luật qui định những phương tiện nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội (Các quy định về xử phạt hành vi vi phạm – chế tài, hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật), nền tảng của xã hội khi có các vi phạm pháp luậ.Ngoài ra, pháp luật còn loại trừ (Cấm) các quan hệ xã hội lạc hậu, khôngphù hợp với bản chất chế độ (bói toán, lên đồng….)

4.1.3.Chức năng giáo dục

Ngày đăng: 14/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w