Đánh giá các mặt đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện giá thành

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm bạc Bimêtal tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 43 - 44)

3. Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới

2.2.Đánh giá các mặt đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện giá thành

hiện giá thành sản phẩm của công ty.

2.2.1 Các mặt đã đạt được trong quá trình thực hiện giá thành sản phẩm Bạc Bimêtal tại Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự.

Trong quá trình sản xuất sản phẩm của mình công ty luôn quan tâm tới công tác thực hiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sảm phẩm của mình. Trong từng năm công ty luôn đề ra cho mình các kế hoạch sản xuất cho từng loại sản phẩm nhất định.

Trong quy định quản lý hoạt động xí nghiệp đã đề ra cách tính chi phí sản xuất cho các loại sản phẩm với các khoản chi phí cụ thể trong đó có các khoản chi phí là cố định và cũng có những khoản chi phí có thể thay đổi. Chi phí về nguyên vật liệu được công ty thực hiện với các định mức sản xuất dựa trên mức nguyên vật liệu thực tế cần cho sản xuất và đã được công ty thực hiện rất tốt.

Các chi phí sản xuất khác là các chi phí nhân công, chi phí nhà xưởng, chi phí ăn ca, chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ, chi phí điện là các chi phí cố định và không thể có những thay đổi đã được công ty tính toán một cách cụ thể và đúng với quy định của nhà nước và quy chế của Công ty.

Các khoản chi phí xí nghiệp là các khoản chi phí sẽ có những điều chỉnh trong các năm cho phù hợp với điều kiện của công ty.

2.2.2. Các yếu tố còn tồn tại trong cách tính giá thành sản xuất sản phẩm của công ty.

Đối với chi phí sản xuất thì chi phí khấu hao tài sản cố địng sản xuất được công ty thực hiện công tác khấu hao đều trong các năm với dây truyền sản xuất được công ty giao cho với mức khấu hao 1 năm là 666.176.620đ đây là cách tính khấu hao chưa thật đúng vì chưa tính tới yếu tố sự phát triển của

khoa học công nghệ trong các năm tới có thể có sự phát triển và các dây truyền sản xuất Bạc Bimêtal mới ra đời với khả năng tạo ra năng suất lao động cao hơn và với điều kiện không thể sản xuất với dây truyền sản xuất cũ công ty buộc phải nhập các thiết bị sản xuất mới trong khi đó dây truyền sản xuất cũ lại chưa được khấu hoa hết sẽ gây khó khăn trong công ty trong việc thanh lý tài sản và còn có thể gây ra thiệt hại lớn cho công ty trong thời điểm thanh lý tài sản đó.

Chi phí sai hỏng được công ty quy định là 1% đối với các sản phẩm có giá trị cao thì sai hỏng 1% cũng là mức khá cao nếu công ty vẫn tính mức sai hỏng là 1% đối với các sản phẩm thì sẽ không hợp lý cần có sự thay đổi.và nên áp ụng đối với các sản phẩm riêng. Đối với các sản phẩm có giá trị không cao thì 1% là có thể còn đối với các sản phẩm có giá trị cao hơn thì sai hỏng cao thì xí nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm đối với công ty.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm bạc Bimêtal tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự (Trang 43 - 44)