1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI MÔN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

6 19,6K 264

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 85,5 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI MÔN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

Trang 1

I Tên bài nghiên cứu

ĐỐI CHIẾU DANH NGỮ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

TRONG HAI VĂN BẢN

II Xác lập cơ sở đối chiếu

1 Mục đích đối chiếu

1.1.Phân tích các danh ngữ trong hai văn bản tương đương dịch của tiếng Anh và tiếng Việt nhằm tìm ra sự giống và khác nhau của các danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

1.2.Rút ra những nhận xét và kết luận ứng dụng trong việc dạy và học cũng như dịch thuật hai ngôn ngữ Anh – Việt

2 Cơ sở đối chiếu Danh ngữ (cụm danh từ) trong tiếng Anh (Noun phrases)

Cụm danh từ (noun phrases) thông thường bao gồm một danh từ chính, danh

từ chính được bổ nghĩa bằng những modifiers ( gọi là "premodified" Nếu modifier được đặt trước khi noun; "postmodified" nếu modifier được đặt sau khi noun) Modifiers có thể bao gồm:

determiners: article (quán từ) (the, a), demonstratives (đại từ chỉ định)(this, that), numerals (số từ)(two, five, vv), possessives (cách sở hữu )(my, their, etc: của tôi, của họ, vv), và quantifiers (lượng từ)(một số, rất nhiều, vv)

adjectives

complements, trong những hình thức của một prepositional phrase(such as: the student of physics: các sinh viên vật lý), hoặc mộtThat-clause

3 Cơ sở đối chiếu Danh ngữ (cụm danh từ) trong tiếng Việt

Theo “Ngữ pháp Tiếng Việt” của GS.TS Nguyễn Tài Cẩn có viết:

Loại đoản ngữ có danh từ làm trung tâm như thế - có thể gọi tắt là danh ngữ - trên đại thể có đặc điểm về tổ chức như sau:

Trang 2

Bộ phận trung tâm – do danh từ đảm nhiệm – chiếm vị trí nằm ngay giữa lòng đoản ngữ

Các thành tố phụ - gọi chung là định tố - chia làm hai bộ phận: một số được phân bố ở trước trung tâm, tạo thành phần cuối của đoản ngữ Trong danh ngữ tiếng Việt, không có loại định tố nào có trật tự tự do, khi thì ở trước khi thì ở sau

Nhưng đó là trường hợp danh ngữ có dạng đầy dủ nhất Trên thực tế danh ngữ còn có thể xuất hiện cả dưới những dạng chỉ có hai phần:

(Trích: GS.TS Nguyễn Tài Cẩn; “Ngữ pháp Tiếng Việt”; NXB ĐHQG Hà Nội; 2004; trang 203 - 204)

Như vậy chúng ta có thể căn cứ vào những dạng cấu trúc danh ngữ trên của tiếng Anh và tiếng Việt để so sánh đối chiếu các danh ngữ trong hai văn bản

4 Các từ viết tắt trong bài

Possessives Pos

III Xác định phạm vi đối chiếu

Đối chiếu song song cả 2 ngôn ngữ nhằm làm sáng tỏ các phổ quát ngôn ngữ, áp dụng lý luận ngôn ngữ vào thực tiễn phiên dịch

IV.

Phương thức đối chiếu

Phương thức tháo gỡ cấu trúc các loại đơn vị, các phạm trù trong đó bao gồm các phương thức hệ hình và phương thức cú đoạn Trong phương thức hệ hình có các thủ pháp đối lập trường ngữ nghĩa, cú pháp; trong phương thức cú đoạn có thủ pháp kết hợp, vị trí…

Trang 3

Phương thức cải biến, thủ pháp cải biến.

V Thủ pháp đối chiếu

Thủ pháp đối chiếu chuyển dịch hai chiều: với thủ pháp này, nghiên cứu đối chiếu vừa vạch ra những phương tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của các yếu tố của ngôn ngữ thứ nhất trong ngôn ngữ thứ 2, lại vừa chỉ ra những phương tiện biểu hiện ý nghĩa phạm trù của các yếu tố của ngôn ngữ thứ 2 trong ngôn ngữ thứ 1

VI Mô tả, phân loại:

Phân cắt, chia nhóm các danh ngữ trong hai văn bản, ta được các danh ngữ:

Stt Nhóm danh

Nhóm danh ngữ

Danh ngữ

1 Art + N + N an Indian boy St + DT +

DT

một cậu bé ngời Ấn Độ

một làng ở Mexico

2 Art + N + pre

+N

a village in Mexico DT của

DT

tay của cậu bé

a basket of fish bàn ăn tối của ngài

Montezuma

một giỏ cá

một người khác

một vài phút

4 Art + adj + N a few moment DT + TT hồ nước lạnh

Trang 4

the cold water cậu bé mệt nhoài

the tired boy

ĐT + TT

môt người chạy nhanh

như bay the basket

6 N + N Another runner DT + DT người trị vì vùng

Aztecs

7 N + art + N Ruler of Aztecs

9 Art + N + N

+pre + N

The dinner table of Montezuma

VII Nhận xét

1.

Giống nhau

1.1 Nhìn chung các danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều có cấu trúc có danh từ làm từ chính (danh từ trung tâm)

1.2 Tiếng Anh và tiếng Việt đều có phụ trước Tuy nhiên, tiếng Việt có phụ sau mà tiếng Anh không có

1.3 Tiếng Anh và Tiếng Việt đều có trường hợp một danh từ làm danh ngữ (không có thành phần phụ)

1.4 Tiếng Anh và tiếng Việt đều có danh ngữ được cấu tạo từ 2 danh từ

2.

Khác nhau

2.1 Số lượng danh ngữ trong tiếng Anh 14, tiếng Việt 11

Trang 5

2.2.Danh ngữ tiếng Anh thường có mạo từ (article) đứng trước, phạm trù này trong tiếng Việt không có

2.3.Trong tiếng Anh tính từ (adj) thường đứng trước danh từ (noun), còn trong tiếng Việt tính từ đứng sau danh từ

2.4 Danh ngữ tiếng Anh có sở hữu cách (possessive), tiếng Việt không có hình thức này

2.5.Trong danh ngữ tiếng Anh tính từ chỉ định đứng đầu danh ngữ, loại từ này tương đương trong tiếng Việt là từ chỉ trỏ và đứng cuối danh ngữ

VIII Kết luận, khả năng ứng dụng

1 Giúp cho người giảng dạy và phiên dịch – biên dịch hai ngôn ngữ khi sử dụng các

từ và chuyển dịch

2 Ta có thể thấy sự đa dạng trong cách cấu tạo cụm từ trong tiếng Anh và sự chuyển thể qua tiếng Việt cũng cần phải hợp lý với ngôn ngữ và cách sử dụng của tiếng Việt

3 Kêt quả đối chiếu cho ta thấy rõ sự phong phú của các cụm từ trong cả tiếng Anh

và tiếng Việt, trong đó đặc trưng của từng loại ngôn ngữ đều có cách cấu tạo riêng làm cho ngôn ngữ ngày càng phong phú

4 Áp dụng vào phương diện giao tiếp văn hóa

5 Trong việc dạy tiếng Anh cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

sử dụng tiếng Anh, cần chú ý những sự giống nhau và khác biệt về danh ngữ trong hai ngôn ngữ Anh – Việt

6 Phần đối chiếu trên có khả năng ứng dụng trong chuyển dịch danh ngữ Anh – Việt, Việt – Anh Cụ thể : Cần chú ý sự khác biệt về phạm trù mạo từ, hình thức sở hữu cách cũng như vị trí của tính từ trong hai ngôn ngữ

IX Tài liệu tham khảo

1 Phạm Đăng Bình(1999), “ôn luyện tiếng Anh” –– NXB ĐHQGHN.

Trang 6

VĂN BẢN TIẾNG ANH

An Indian boy ran swiftly from

a village in Mexico In his hand he

carried a basket of fish Only a few

moments before, they had been pulled

from the cold water of the lake Father

on, another runner was waiting to take

the basket from the tired boy and race

on And so from one swift runner to

another, fresh fish were rushed from

the lake to the dinner table of

Montezuma, ruler of Aztecs

VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

Một cậu bé người Ấn Độ chạy như bay ra khỏi một ngôi làng ở Mexico Trên tay cậu là một giỏ cá Chúng vừa được vớt lên khỏi hồ nước lạnh một vài phút trước đây Cách xa

đó một chút có một người khác đang đợi để nhận giỏ cá từ tay cậu bé mệt nhoài này rồi chạy tiếp Và cứ như vậy từ một người chạy nhanh như bay qua người khác, cá tươi được đưa nhanh từ hồ đến bàn ăn tối của ngài Montezuma, người trị vì vùng Aztecs

Ngày đăng: 28/12/2013, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w