1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề cương ôn tập môn ngôn ngữ học đối chiếu

38 3,2K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 351,5 KB

Nội dung

Trong nhiềutrường hợp, các cứ liệu của ngôn ngữ học đối chiếu cho phép kiểm chứng, bổ sung, làm sáng tỏ thêm các đặc điểm của loại hình học.. Sự giống và khác nhau với các phân ngành khá

Trang 1

CONSTRASTIVE LINGUISTICS REVIEW

ÔN TẬP MÔN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU

Câu 1 Hãy phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ học đối chiếu.

1 Định nghĩa:

Ngôn ngữ học đối chiếu là một phân ngành của ngôn ngữ học sử dụng phương pháp sosánh đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và dị biệt của hai hay nhiều ngôn ngữ nhằmcung cấp những cứ liệu cần thiết cho các phân ngành của ngôn ngữ học, phục vụ các mục đích

2.2 Mục đích nghiên cứu (ý nghĩa của việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ)

a Đối với ngôn ngữ học đại cương: nhờ kết quả của ngôn ngữ học đối chiếu, ngôn ngữ họcđại cương trong nhiều trường hợp có thể bổ sung, điều chỉnh, kiểm chứng các khái niệm,phạm trù

b Đối với ngôn ngữ học mô tả: có nhiệm vụ nghiên cứu cấu trúc, hệ thống ngôn ngữ.Ngôn ngữ học đối chiếu có tác dụng nhất định đối với ngôn ngữ học môt tả: 1) cung cấp cứliệu cần thiết cho ngôn ngữ học mô tả; 2) kiểm định xem sự mô tả có chính xác hay không

c Đối với loại hình học: là so sánh, đối chiếu và phân loại về mặt loại hình Trong nhiềutrường hợp, các cứ liệu của ngôn ngữ học đối chiếu cho phép kiểm chứng, bổ sung, làm sáng

tỏ thêm các đặc điểm của loại hình học

d Đối với dịch thuật: ngôn ngữ học đối chiếu cung cấp những cơ sở dữ liệu về đối chiếu,những hiểu biết về mối quan hệ giữa sự giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ, nhữngphương pháp, thủ pháp để chuyển đổi đơn vị của ngôn ngữ này thành dạng thức tương đương

ở ngôn ngữ khác

Mối quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu là mối quan hệ tự nhiên Dịch thuậttìm kiếm và xác lập mối quan hệ chuyển dịch, đơn vị văn bản ở ngôn ngữ nguồn sang ngôn

Trang 2

ngữ đích Dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu cùng làm việc với hai ngôn ngữ, ngôn ngữhọc đối chiếu cũng dựa vào các cứ liệu dịch thuật để đối chiếu

e Đối với việc dạy và học ngoại ngữ: ngôn ngữ học đối chiếu có tác dụng quan trọng đốivới vấn đề này Nhờ có các kiến thức của ngôn ngữ học đối chiếu mà việc dạy và học ngoạingữ có thể dễ dàng hơn Cũng nhờ đó, người dạy và học có thể phân tích, nhận diện và đề racách sửa chữa những lỗi mà người học ngoại ngữ thường gặp

3 Sự giống và khác nhau với các phân ngành khác của ngôn ngữ học:

Đặt ngôn ngữ học đối chiếu trong mối quan hệ với các phân ngành so sánh để trả lời chocâu hỏi về nhiệm vụ của ngôn ngữ học đối chiếu: tất cả đều có đặc điểm chung là dùngphương pháp đối chiếu so sánh Điểm khác nhau là:

So sánh loại hình nghiên cứu sự giống và khác nhau của các ngôn ngữ về mặt cấu trúc, từ

đó thiết lập và phân loại các ngôn ngữ

So sánh khu vực (ngữ vực) nghiên cứu mọi mặt các ngôn ngữ để tìm hiểu sự ảnh hưởngqua lại, tiếp xúc giữa các ngôn ngữ

So sánh lịch sử tìm ra những nét tương đồng, quan hệ họ hang của các ngôn ngữ để quychúng vào những phổ hệ ngôn ngữ cụ thể khác nhau nhằm tìm ra nguồn gốc của ngôn ngữ

So sánh đối chiếu là áp dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu sự tương đồng và dị biệtgiữa các ngôn ngữ

4 Hãy tìm những điểm tương đồng và dị biệt giữa hệ thống nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh sau khi thực hiện phân tích đối chiếu

1 Định nghĩa: Nguyên âm là những âm phát ra chỉ có tiếng thanh, không có tiếng động,được tạo ra bằng luồng không khí phát ra tự do, không có chướng ngại

2 So sánh

2.1 V s l ề số lượng ố lượng ượng ng

Ba 5, gồm: /e/ (player), /a/ (shower), // (slower), // (royal), /a/ (higher)

Trang 3

2.2 Hình thang nguyên âm quốc tế

Vị trí của lưỡi: hàng trước hàng giữa hàng sau Âm lượng

Hình thang nguyên âm tiếng Anh

Vị trí của lưỡi: hàng trước hàng giữa hàng sau Âm lượng

Hình thang nguyên âm tiếng Việt

2.3 Đối chiếu theo tiêu chí âm sắc và âm lượng

Trang 4

Lớn /e/, // /a/, /a/ //, //

Qua việc phân tích và đối chiếu trên, ta thấy giữa nguyên âm tiếng Việt và tiếng Anh cómột số điểm:

(1) Tương đồng: đều có nguyên âm đơn và đôi

(2) Dị biệt:

- Số lượng nguyên âm của tiếng Anh nhiều hơn của tiếng Việt

- Tiếng Anh có nguyên âm ba còn tiếng Việt thì không

- Tiếng Việt có hai bán nguyên âm (âm đệm) /-u-/ và // Âm /-u-/ được thể hiện thành chữviết bằng chữ cái "o" và "u", giữ nguyên âm sắc và thêm tính chất tròn môi Ví dụ: ngoan ngan Âm // không có chữ cái biểu hiện, có tác dụng làm trầm hoá âm sắc Ví dụ: tấm

Tiếng Anh không có hai bán nguyên âm này

Câu 5 Tìm những điểm tương đồng và dị biệt giữa hệ thống phụ âm tiếng Việt và tiếng Anh sau khi thực hiện phân tích đối chiếu

1 Định nghĩa: phụ âm, về cơ bản, là tiếng động, được cấu tạo do sự cản trở không khí trên

lối thoát đi ra từ phổi

2 Phân loại phụ âm

2.1 Tiêu chí phân loại

Có nhiều cách cản trở khác nhau, được gọi là phương thức cấu âm.

Cùng một cách cản trở, nhưng thực hiện ở những chỗ khác nhau, gọi là vị trí cấu âm, sẽ

cho ta những phụ âm khác nhau Khi miêu tả một phụ âm, người ta thường xác định âm đótheo hai tiêu chuẩn: phương thức cấu âm và vị trí cấu âm

Về mặt âm học: phụ âm là những âm được cấu tạo bởi sự có mặt của tiếng động Một tỉ lệlớn các phụ âm có sự tham gia của tiếng thanh Căn cứ vào tỉ lệ tiếng động và tiếng thanh màngười ta phân loại phụ âm thành vô thanh và hữu thanh Khi phát ra phụ âm hữu thanh, dâythanh chấn động còn khi phát ra phụ âm vô thanh thì dây thanh không chấn động Phụ âm hữu

Trang 5

2.2 Phân loại

a Theo phương thức cấu âm: có ba phương thức cấu âm chính

- Tắc: các phụ âm được tạo thành khi luồng khí từ phổi đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá

vỡ sự cản trở ấy để tạo thành tiếng nổ Ví dụ: /p/

- Xát: các phụ âm được tạo thành khi luồng không khí từ phổi đi ra không bị cản trở hoàntoàn mà vẫn thoát ra được qua một khe hẹp nhỏ và bị cọ xát vào thành bộ máy phát âm Vídụ: /f/, /v/, /z/ …

- Rung: các phụ âm được tạo thành do luồng không khí đi ra từ phổi bị chặn lại từng đợt ở

vị trí nào đó đến khi kết thúc quá trình tạo âm

Ngoài ra còn có các loại phụ âm: tắc xát, bên, lướt …

b Theo vị trí cấu âm: theo vị trí mà luồng không khí bị cản trở, hay sự tham gia của các bộphận của cơ quan phát âm vào sự cản trở mà ta có các âm: môi – môi, môi – răng, răng, lợi,ngạc – lợi, ngạc, mạc, họng …

3 Số lượng và các loại phụ âm tiếng Việt và tiếng Anh

3.1 Tiếng Anh có 24 phụ âm Theo phương thức cấu âm và vị trí cấu âm, các phụ âm nàyđược trình bày như sau:

Vị trí

Phương

Thức

môi (bilabial)

răng (labio- dental )

Môi-Răng (dental)

Lợi (Aveolar)

Ngạc-lợi (palato- aveolar)

Ngạc (palatal)

Mạc (velar)

Họng (glottal)

Trang 6

a Theo phương thức cấu âm, ta có: 6 âm tắc (/p/, /b/, /t/, /d/, /k/, //), 9 âm xát (/f/, /v/, //, /

/, /s/, /z/, //, //, /h/), 2 âm tắc xát (/t/, /d/), 3 âm mũi (/m/, /n/, //), 1 âm bên (/l/), 3 âm lướt(/w/, /r/, /j/)

b Theo vị trí cấu âm, ta có: 4 âm môi-môi (/p/, /b/, /m/, /w/), 2 âm môi-răng (/f/, /v/), 2 âmrăng (//, //), 7 âm lợi (/t/, /d/, /s/, /z/, /n/, /l/, /r/), 4 âm ngạc-lợi (//, //, /t/, /d/), 1 âm ngạc (/j/), 3 âm mạc (/k/, //, //), 1 âm họng (/h/)

Đồng thời, qua bảng này ta cũng có thể mô tả các phụ âm theo các tiêu chí khác:

c Theo trạng thái của dây thanh: những âm nằm bên tay trái của cột là những âm vô thanh,những âm năm bên phải là những âm hữu thanh Các âm mũi, âm bên, âm lướt cũng là các âmhữu thanh Tổng cộng, có 15 âm hữu thanh (/b/, /m/, /w/, /v/, /d/, //, /z/, /n/, /l/, //, /d/, /r/, /

/, //, /j/), và 9 âm vô thanh (/p/, /f/, /t/, //, /s/, //, /t/, /k/, /h/)

d Theo trạng thái của ngạc mềm (đóng hay mở - ta có âm mũi hay âm miệng), ta có 3 âmmũi (/m/, /n/, //), và 21 âm miệng (/b/, /w/, /v/, /d/, //, /z/, /l/, //, /d/, /r/, //, /j/, /h/, /p/, /f/,/t/, //, /s/, //, /t/, /k/)

3.2 Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ và 2 bán phụ âm Chúngđược trình bày trong hai bảng sau:

Định vị

Phương thức

Môi Đầu lưỡi

Mặt lưỡi Gốc lưỡi Thanh hầuBẹt Quặt

Đầu lưỡi Mặt lưỡi

Trang 7

Qua việc trình bày trên, có thể rút ra một số điểm như sau:

- Về số lượng: tiếng Việt có tới 30 phụ âm trong khi tiếng Anh chỉ có 24

- Hai bảng tổng hợp về phụ âm tiếng Việt cho ta biết chi tiết hơn các đặc điểm phươngthức cấu âm và định vị Điều đó giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm phụ âm, đồng thời nó giúp chothực hành phát âm các phụ âm tiếng Việt Các bảng này cũng tập trung hơn: phương thức cấu

âm được quy về 2 phương thức là tắc (plosive) và xát (fricative) rồi sau đó chi tiết hoá mỗi phương thức chung thành ồn và vang rồi sau mới phân ra bật hơi, không bật hơi, hữu thanh,

vô thanh Về định vị cũng được xử lí nhất quán Tiêu chí chung là môi, đầu lưỡi, mặt lưỡi

- Tiếng Việt phân biệt phụ âm đầu và phụ âm cuối làm cho số lượng phụ âm tăng lên, còntiếng Anh thì không Trong tiếng Anh, phụ âm có thể đứng ở đầu âm tiết (initial position),giữa âm khác (medial position), hay cuối từ (final position)

4 Đối chiếu một số phụ âm Việt – Anh cụ thể

4.1 Nhóm phụ âm tắc:

Tiếng Anh bao gồm vang tắc và có kết hợp tắc xát Riêng tắc có 6 phụ âm (/p/, /b/, /t/, /d/, /k/, //) và tắc xát (/t/, /d/) Các âm /b/, /d/, //, /d/ là âm hữu thanh, các âm kia là vô thanh.Tiếng Việt có tắc bật hơi /ť/; tắc ồn, không bật hơi, vô thanh /t/, //, /c/, /k/; tắc ồn, khôngbật hơi, hữu thanh /b/, /d/; tắc, vang, mũi /m/, /n/, //, //

Âm // trong tiếng Anh là âm tắc thì // trong tiếng Việt là âm xát

Riêng về phụ âm tắc, bảng phụ âm tiếng Anh chi tiết hơn, phân ra theo 8 tiêu chí còn tiếngViệt chỉ có 6

Các tác giả Việt chú ý nhiều đến lưỡi thì các tác giả Anh lại chú ý đến nhiều chi tiết hơn:răng, lợi, ngạc

Trong tiếng Anh, /k/, // là phụ âm tắc mạc thì /k/ tiếng Việt là tắc gốc lưỡi còn // là xátgốc lưỡi

Trang 8

Từ đó ta thấy một số điểm giống và khác nhau: cả hai ngôn ngữ đều có phụ âm xát, vangbên, lợi /l/ và phụ âm xát, họng /h/ Nhưng tiếng Việt không có phụ âm xát răng //, //; phụ

âm xát lợi /s/, /z/; và phụ âm xát ngạc-lợi //, // như tiếng Anh

4.3 Tiếng Việt cũng không có một số phụ âm như: âm lướt (approximant) môi-môi(bilabial) /w/; âm lướt ngạc-lợi /r/ và âm lướt ngạc /j/

Câu 6 Âm tiết là gì? Bản chất âm tiết? Có bao nhiêu loại âm tiết? Ví dụ?

1 Định nghĩa: Âm tiết là là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân, đó lànguyên âm, cùng với những âm khác bao quanh, đó là phụ âm

2 Bản chất âm tiết

2.1 Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, về cơ chế cấu âm, âm tiết được xác định như mộtlần căng của cơ thịt bộ máy phát âm Mỗi lần căng để phát âm một âm tiết được hình dungnhư sau: bắt đầu căng, căng lên đỉnh cao, chùng xuống, kết thúc Như vậy, một chuỗi âm căngtheo 3 mức trên tạo thành một chuỗi các âm tiết

Ví dụ chuỗi 4 âm tiết: "Tôi đi học tiếng Anh" có bốn lần căng và chùng khi phát âm như

nói trên và tạo thành 4 âm tiết riêng: tôi, học, tiếng, Anh Có thể biểu diễn âm tiết "tôi" theo sơ

đồ như sau:

ô

t iNhững âm tiết có cấu tạo phức tạp dễ dàng phân biệt trung tâm (ở đây là [ô] và biên [t] và[i]) hay nói cách khác là đỉnh âm tiết và không đỉnh Âm căng nhất, trung tâm là đỉnh âm tiết,

âm khởi phát và âm kết thúc không căng, biên là ranh giới âm tiết

Trên thực tế, việc vạch ranh giới âm tiết là không dễ dàng Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lậpnên việc xác định ranh giới giữa âm tiết đơn giản hơn so với các ngôn ngữ đa tiết tính

Ví dụ: going //  / + / hay / + / ?

extra /ekstr/  /e + kstr/ hay /ek + str/ hay /ekst + r/ hay /ekstr + / (dấu+ là ranh giới âm tiết.)

3 Các loại âm tiết

Căn cứ vào vai trò âm kết thúc trong tạo âm hưởng âm tiết, người ta phân thành:

(1) Âm tiết mở (kết thúc bằng giữ nguyên âm sắc của nguyên âm), như: lô nhô

(2) Âm tiết khép (kết thúc bằng phụ âm), như: lấm láp

Trang 9

Chi tiết hơn còn có loại âm tiết nửa khép và nửa mở Loại nửa khép có âm kết thúc là mộtbán nguyên âm kiểu "", "" hay "y" tiếng Việt như: đại nội, lâu nay Loại nửa mở thườngkết thúc bằng phụ âm vang /n, , / như: bảng thông tin.

Câu 7 Cấu trúc âm tiết tiếng Việt

1 Định nghĩa: Âm tiết là là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân, đó lànguyên âm cùng với những âm khác bao quanh, đó là phụ âm

2 Cấu trúc âm tiết tiếng Việt

M c dù âm ti t ti ng Vi t v a có c ếng Việt ếng Việt ệt ừa có cương vị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ương vị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ng v ngôn ng h c v a nh hình v l i v a ị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ữ học vừa như hình vị lại vừa ọc vừa như hình vị lại vừa ừa có cương vị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ư ị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ại vừa ừa có cương vị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa

nh âm v , v m t c u t o, nó c ng có th l i m xu t phát c a vi c phân tích âm ư ị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ề số lượng ấu tạo, nó cũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm ại vừa ũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm ể là điểm xuất phát của việc phân tích âm à điểm xuất phát của việc phân tích âm điểm xuất phát của việc phân tích âm ể là điểm xuất phát của việc phân tích âm ấu tạo, nó cũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm ủa việc phân tích âm ệt

v h c i u n y có ngh a l t âm ti t ta có th phân tách ra các âm t (âm v ) c u ị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ọc vừa như hình vị lại vừa ề số lượng à điểm xuất phát của việc phân tích âm ĩa là từ âm tiết ta có thể phân tách ra các âm tố (âm vị) cấu à điểm xuất phát của việc phân tích âm ừa có cương vị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ếng Việt ể là điểm xuất phát của việc phân tích âm ố lượng ị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ấu tạo, nó cũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm

t o nên nó v ng ại vừa à điểm xuất phát của việc phân tích âm ượng ại vừa c l i, m t âm ti t ột âm tiết được cấu tạo từ các âm tố (âm vị) Cấu trúc ếng Việt điểm xuất phát của việc phân tích âmượng c c u t o t các âm t (âm v ) C u trúc ấu tạo, nó cũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm ại vừa ừa có cương vị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ố lượng ị ngôn ngữ học vừa như hình vị lại vừa ấu tạo, nó cũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm

âm ti t ti ng Vi t ếng Việt ếng Việt ệt điểm xuất phát của việc phân tích âmượng c li t kê trong l ệt ượng điểm xuất phát của việc phân tích âmồ sau: c sau:

Thanh điệu

Âm đệm Âm chính Âm cuối2.1 Thanh điệu: Gồm 1 trong 6 thanh là: không – không dấu, huyền ( ), sắc (  ), nặng (.),hỏi (), ngã (~)

Phân chia theo âm điệu: trắc, bằng

Phân chia theo âm v c: cao, th p ực: cao, thấp ấu tạo, nó cũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm

Âm điệu

TrắcGãy Không gãyCao

Thấp

KhôngHuyền

NgãHỏi

SắcNặng

2.2 Âm đầu: là do các âm vị phụ âm đảm nhiệm Đối với các âm tiết như an, yên thì có

phụ âm tắc thanh hầu // (không có chữ cái biểu thị) đảm nhiệm

2.3 Âm đệm: do âm vị bán nguyên âm môi đảm nhiệm //: toàn, hoa, quả hoặc âm đệm

zero: ca hát

2.4 Âm chính: do các nguyên âm đảm nhiệm

2.5 Âm cuối: do các phụ âm đảm nhiệm: tam, năm, hoặc âm vị zero: ta, là…

Trong 5 thành phần dẫn trên có 3 thành phần luôn có mặt trong âm tiết với nội dung tích

cực là: thanh điệu, âm đầu và âm chính của phần vần, chỉ có 2 thành phần của vần có thể do

âm vị /zero/ đảm nhiệm là âm đệm và âm cuối

Câu 8 – 11 – 12 Cấu trúc âm tiết tiếng Anh Phần đầu, phần cuối âm tiết tiếng Anh

Trang 10

1 Định nghĩa: Âm tiết là là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân, đó lànguyên âm cùng với những âm khác bao quanh, đó là phụ âm

2 C u trúc âm ti t ti ng Anh ấu tạo, nó cũng có thể là điểm xuất phát của việc phân tích âm ếng Việt ếng Việt

Pre-initial Initial Post-initial Vowel Pre-final Final Post-final 1 Post-final 2

Onset (phần đầu) Trung tâm Termination (phần cuối)

-spray /spre/

stress /stress/

screen /skri:n/

-squeeze /skwi:z/

-spew /spju:/stew /stju:/skew /skju:/2.2 Termination (phần cuối)

a Loại 1, có một phụ âm đảm nhiệm:

(1) Zero termination: trường hợp cuối âm tiết không có phụ âm nào, đó là âm kết thúc bằngzero Ví dụ: bar /b:/, key /ki:/

(2) Có một phụ âm cuối (final consonant): có thể là tất cả các phụ âm trừ /h, r, w, j/

Initial

/s/ Ví dụ speak stun skip sphere slow smell snow

Trang 11

b Loại 2, có phần cuối do tổ hợp 2 phụ âm đảm nhiệm

(1) pre-final + final, thường là một tổ hợp với các phụ âm sau: /m, n, , l, s/ Ví dụ: bump /bmp/, band /bnd/, bank /bk/, belt /belt/, ask /:sk/

(2) final + post-final, thường là một tổ hợp với các phụ âm /s, z, t, d, / Ví dụ: bets /bets/,backed /bkt/, bagged /bd/, eighth /et/

c Loại 3, phần cuối do 3 phụ âm đảm nhiệm

2.3 Syllabic consonants (âm tiết phụ âm)

Trong tất cả các trường hợp đã dẫn, vị trí trung tâm âm tiết là nguyên âm Tuy nhiên,trường hợp âm tiết phụ âm thì rất khó phân định, có chăng là một nguyên âm zero giữa haiphụ âm, và nếu có, nó được phát âm "rất thấp", phát âm cẩn thận

Âm tiết phụ âm là nét đặc trưng nổi bật của tiếng Anh khi đối chiếu âm tiết Việt Anh.Những phụ âm có thể làm thành âm tiết phụ âm trong trong tiếng Anh là /l/, /n/, /m/, //, /r/

Từ Phần đầu giữa âm Tiền-cuối cuối sau cuối

Trang 12

Ví dụ: tunnel /'tnl/; seven /'sevn/, socialism /'slzm/, buttering /'btr/(hoặc /'btr/), history /'hstr/ (hoặc /'hstr/).

Các âm đó không chỉ đứng một mình như trong ví dụ đã dẫn mà còn kết hợp với nhau nữa

Ví dụ: national /'nnl/, literal /'ltrl/, visionary /'vnr/, veteran /'vetrn/

Câu 9 Phần đầu âm tiết tiếng Việt Ví dụ.

Phần đầu âm tiết tiếng Việt do 22 phụ âm đảm nhiệm Đối với các âm tiết như an, yên thì

có phụ âm tắc thanh hầu // (không có chữ cái biểu thị) đảm nhiệm Để cho dễ hiểu, cũng có

thể nói: ở vị trí đầu âm tiết này trong các từ như ăn, uống là vị trí âm zero

Ví dụ: bay, nhảy, chạy, ăn, yến

Trong 22 phụ âm này không kể đến 2 phụ âm /p/ và /r/ xuất hiện trong một số từ vay mượn

(pa-tê, pin, ra-đi-ô, ra-đa) hoặc một số từ địa phương không điển hình: rổ, rá Các âm /r/

(rung đầu lưỡi) không tiêu biểu và không đại diện cho một phương ngữ phổ biến nên khôngđược đưa vào phụ âm đầu

Vị trí đầu âm tiết tiếng Việt không có tổ hợp phụ âm như trong tiếng Anh

Câu 10 Phần cuối âm tiết tiếng Việt Ví dụ

Tiếng Việt có hệ thống phụ âm và bán nguyên âm cuối: trong đó có 6 phụ âm cuối /p, t, k,

m, n, / và hai bán nguyên âm /, /

Các bán nguyên âm chỉ được phân bố sau các âm chính có âm sắc đối lập:

Bán nguyên âm // có âm sắc trầm chỉ được phân bố sau các nguyên âm bổng và trunghoà, trừ // Ví dụ: lếu, láo, cừu, kêu

Bán nguyên âm // có âm sắc bổng chỉ được phân bố sau các nguyên âm trầm và trunghoà Ví dụ: lấy, lại, túi, chơi

Các nguyên âm đôi chính âm cũng kết hợp với hai bán nguyên âm cuối theo sự phân bố âmđơn chính âm cùng âm sắc: /i, e, ê, và ie/ kết hợp với // mà không với //; âm /u, o, , uo/kết hợp với // mà không với // Âm /, , , a, ă, và / kết hợp với /-/ và cả với /-/

Cũng cần kể đến một phụ âm không thể hiện bằng chữ viết là âm cuối zero Âm cuối này

không bao giờ được phân bố sau các nguyên âm ngắn để đảm bảo tính cố định của trường độ

âm tiết Nó xuất hiện sau cả nguyên âm đơn và nguyên âm đôi Ví dụ: tô, ba, đưa, ta

Các phụ âm cuối tiếng Việt nói chung phân bố đều sau các nguyên âm, trừ 2 âmtiết //, // Cụ thể:

Trang 13

/p/ và /m/ không xuất hiện sau //: không có lựp, tứp

/p/, /t/, /m/ không xuất hiện sau //, //

//, /k/ xuất hiện sau tất cả các âm trừ //

Như vậy, đứng về phía nguyên âm (chính âm), hai âm //, // chỉ được đứng trước // và /k/ mà thôi Ví dụ: ong //, óc /k/, ang //, ác /k/

Câu 15 Nhận xét về phần đầu và phần cuối âm tiết tiếng Việt – Anh Cho ví dụ

1 Định nghĩa: Âm tiết là một khúc đoạn âm thanh được cấu tạo bởi một hạt nhân, đó lànguyên âm cùng với những âm khác bao quanh, đó là phụ âm

2 Nhận xét

2.1 Điểm giống nhau

- Phần đầu âm tiết tiếng Anh và tiếng Việt đều có thể do một phụ âm đảm nhiệm

- Phần cuối âm tiết Việt – Anh đều có thể kết thúc bằng phụ âm hoặc âm zero Ví dụ: tập,

tô, banana, still

- Trong tiếng Việt và tiếng Anh, âm tiết luôn được cấu tạo với nguyên âm tổ hợp với phụ

âm Ví dụ: ten, thuyền

ăn, uống, phần đầu âm tiết do phụ âm tắc thanh hầu // đảm nhiệm Vị trí zero thuộc về âm tắc

thanh hầu này

- Phần cuối âm tiết tiếng Việt do một trong 8 âm (6 phụ âm cuối /p, t, k, m, n, / và hai bánnguyên âm /, /) đảm nhiệm và cũng không có tổ hợp phụ âm Còn phần cuối âm tiết tiếngAnh có thể do một trong tất cả các phụ âm trừ /h/, /r/, /w/, /j/ hoặc tổ hợp lên tới 4 phụ âmđảm nhiệm

- Trong tiếng Anh có âm tiết phụ âm còn tiếng Việt thì không

Câu 16 Hãy trình bày những đặc điểm khái quát chung về danh từ.

Trang 14

1 Định nghĩa: theo truyền thống, nói đến danh từ là người ta thường gắn với sự vật hiệntượng, chính xác hơn là nghĩa sự vật hay tính sự vật Nghĩa của tính sự vật không chỉ dùng đểchỉ sự vật hiện tượng cụ thể mà còn chỉ mọi khái niệm thực tại, trừu tượng trong hiện thựckhách quan và tư duy

2 Chức năng:

2.1 Danh từ có thể kết hợp với những từ khác để tạo ra cụm danh từ

Ví dụ: Tiếng Việt : một cô gái đẹp

Tiếng Anh : a beautiful girl

Nếu coi trật tự từ trong tiếng Việt là ngược thì trong tiếng Anh là thuận và ngược lại.2.2 Danh từ có thể làm thành phần của câu như chủ ngữ, bổ ngữ, tân ngữ, định ngữ

Ví dụ : TV : Hà Nội là thủ đô cuả Việt Nam (chủ ngữ)

Gà, tôi nuôi hai con (định ngữ)

TA : Danh từ (noun) có các vai trò của subject, object, complement,attribute, part of adverbial modifier

: My friend has many books

S O

3 Hình thức: ý nghĩa của danh từ bộc lộ ở hình thức của nó Tiếng Anh dùng phương phápbiến đổi từ, tiếng Việt dùng phương pháp hư từ (khả năng kết hợp từ để tạo ra một nghĩa dùngmới)

4 Trong tiếng Việt và tiếng Anh, ta thường không thể xác định được một từ có phải làdanh từ hay không nếu chỉ dựa vào hình thức mà phải đặt từ đó vào trong văn cảnh cụ thể

Ví dụ:

Món ăn này rất Việt Nam (tính từ)

The dog damages the garden (động từ)

Câu 17 Trình bày các tiểu loại danh từ trong tiếng Việt và tiếng Anh Cho ví dụ

1 Định nghĩa: theo truyền thống, nói đến danh từ là người ta thường gắn với sự vật hiệntượng, chính xác hơn là nghĩa sự vật hay tính sự vật Nghĩa của tính sự vật không chỉ dùng đểchỉ sự vật hiện tượng cụ thể mà còn chỉ mọi khái niệm thực tại, trừu tượng trong hiện thựckhách quan và tư duy

Trang 15

2 Các tiểu loại danh từ

2.1 Trong tiếng Việt, người ta phân loại danh từ thành các cặp như sau:

(1) Danh từ chung: nhà, sách, vở

Danh từ riêng: Hà Nội, Hạnh

(2) Danh từ tổng hợp (tập hợp) (chỉ những sự vật tồn tại không thành một sự vật riêng lẻ

mà thành sự vật tổng thể): cây cối, thực phẩm, bàn ghế, sách vở, quần áo

Danh từ không tập hợp (chỉ những sự vật rất dễ nhận biết, chỉ tồn tại ở dạng sự vậtriêng lẻ): quyển sách, cây…

Hai loại danh từ này khác nhau ở khả năng kết hợp vì danh từ tổng hợp không kết hợp trựctiếp với số đếm trước nó

(3) Danh từ chỉ chất thể

Danh từ chỉ đơn vị:

- Đơn vị đại lượng qui ước:

Đơn vị khoa học: mét, kilogram, vôn

Dân gian: gang, sải, vốc …

- Đơn vị rời: cây, cái, chiếc, tấm

- Đơn vị tập thể: đàn, lũ, bầy, đống, bộ

2.2 Trong tiếng Anh, người ta phân loại danh từ thành các cặp:

(1) Concrete nouns (danh từ cụ thể): book, house

Abstract nouns (danh từ trừu tượng): happiness, idea

(2) Common nouns (danh từ chung): boy, student, ocean

Proper nouns (danh từ riêng): Atlantic, Smith

(3) Collective nouns (danh từ tập hợp): family, crew, police, council, audience

Material nouns (danh từ chỉ chất thể): cement, gold, plastic, wool

(4) Countable nouns (danh từ đếm được): a pen, ten farmers, a dozen of eggs

Uncountable nouns (danh từ không đếm được): coffee, milk, money, time, anger (5) One word nouns (danh từ đơn): disk, mouse, rain, river

Compound nouns (danh từ ghép): cupboard, typewriter, mother-in-law, reading lamp

Trang 16

Câu 18: Đặc trưng ngữ pháp của danh từ tiếng Việt và danh từ tiếng Anh Cho ví dụ

1 Định nghĩa: theo truyền thống, nói đến danh từ là người ta thường gắn với sự vật hiệntượng, chính xác hơn là nghĩa sự vật hay tính sự vật Nghĩa của tính sự vật không chỉ dùng đểchỉ sự vật hiện tượng cụ thể mà còn chỉ mọi khái niệm thực tại, trừu tượng trong hiện thựckhách quan và tư duy

2 Chức năng:

2.1 Danh từ có thể làm thành phần của câu như chủ ngữ, bổ ngữ, tân ngữ, định ngữ

Ví dụ : TV : Hà Nội là thủ đô cuả Việt Nam (chủ ngữ)

Gà, tôi nuôi hai con (định ngữ)

TA : Danh từ (noun) có các vai trò của subject, object, complement,attribute, part of adverbial modifier

: My friend (S) has many books (O)

3 Một số đặc trưng ngữ pháp của danh từ: Phạm trù số và phạm trù vị trí

3.1 Phạm trù số

a Tiếng Anh: Danh từ tiếng Anh có cách biến đổi từ số ít sang số nhiều tương đối phứctạp Tất cả các danh từ tiếng Anh đều có hình thức số ít, tuy nhiên, chỉ các danh từ đếm đượcmới có hình thức số nhiều Hình thức số nhiều của các danh từ đếm được trong tiếng Anhđược thành lập như sau:

(1) Hầu hết các danh từ được thêm hậu tố "-s": books, tables

Một số khác có cách biến đổi phức tạp hơn:

shelf – shelves, loaf – loaves

church – churches, brushes, city – cities

tomato – tomatoes

boyfriend – boyfriends, son-in-law – sons-in-law, bookshelf – bookshelves, grown up– groun ups, policeman – policemen, woman teacher – women teachers

Mouse – mice, child – children

(2) Một số danh từ có hai hình thức số nhiều với hai nghĩa khác nhau:

Brother – brothers (anh em cùng cha mẹ)/ brethren (đồng môn)

Cloth – clothes (quần áo)/ cloths (những mảnh vải để lau chùi)

Trang 17

(3) Một số danh từ có hình thức số nhiều và số ít giống nhau: sheep, deer, cod, aircraft,moose, mullet …

(4) Trong tiếng Anh còn có một số dạng thức và cách dùng đặc biệt

Một số danh từ chỉ những thứ không đếm được trong tiếng Anh và dùng với động từ số ítnhưng được coi là đếm được ở nhiều ngôn ngữ khác Ví dụ: advice, baggage, garbage,furniture, information, knowledge

Một số danh từ luôn ở hình thức số ít nhưng nghĩa chỉ số nhiều và dùng với động từ ở sốnhiều Ví dụ: cattle, police, army

Một số danh từ có hình thức số nhiều nhưng chỉ dùng với động từ số ít Ví dụ: news, darts,measles, diabetes, mumps, physics, linguistics

Một số danh từ có hình thức số ít và số nhiều có nghĩa khác nhau Ví dụ: compass –compasses; custom – customs; security – securities …

Một số danh từ chỉ nghĩa chung thì ở số ít và chỉ các cá thể thì ở số nhiều: fish – fishesMột số danh từ chỉ có dạng số nhiều và chỉ dùng với động từ số nhiều Ví dụ: trousers,glasses, scissors, scales…

b Trong tiếng Việt, hình thức số nhiều của danh từ được thành lập bằng cách:

(1) Kết hợp: nhiều người, vài cái nhà

(2) Lặp: người người, nhà nhà

3.2 Phạm trù vị trí:

a Trong tiếng Anh, vị trí của danh từ trong cụm danh từ như sau:

(Premodifier) + Head + (Postmodifier) [phần đặt trong ngoặc đơn có thể có hoặc không].

Ví dụ:

coffee (Head alone)

my computer, the girl (Premodifier + Head)

printers of good quality (Head + Postmodifier)

the decision on national security (Premodifier + Head + Postmodifier)

b Trong tiếng Việt:

Thành phần phụ trước Danh từ Thành phần phụ sau

Trang 18

trung tâmPhụ tố chỉ

tổng lượng

(-4)

Phụ tố chỉ

số lượng(-3)

Phụ tố chỉ loạithể, đơn vị (-2)

Phụ tốchỉ xuất(-1)

Phụ tốhạn định(1)

Phụ tốchỉ định(2)

(-4) Các từ mang ý nghĩa tăng lượng

(-3) Các từ chỉ số đếm

Số ước lượng: vài, dăm, ba

Từ có ý nghĩa phân phối: mỗi, từng, mọi

(-2) Biểu đạt ý nghĩa đơn nhất/ dùng để nhấn mạnh

Không thể nhập "cái" ở (-2) vào "những", "các" ở (-3)

Dùng "cái" với ý nghĩa chỉ xuất hiện trên nguyên tắc phải có phụ tố (2) "ấy", "đó"(-1) Vị trí của các đơn vị quy uớc: cân, miếng, cốc, và đơn vị chỉ người/ vật: ngài, vị, cuốn(1) Vị trí của các từ có chức năng hạn định

(2) Vị trí của các danh từ mang ý nghĩa chỉ trỏ, xác định cho danh từ

Câu 19 Phương thức cấu tạo từ là gì? Các phương thức phổ biến?

1 Định nghĩa: phương thức cấu tạo từ là cách thức tạo nên từ mới

2 Các phương thức cấu tạo từ phổ biến

2.1 Phương thức phụ gia (thêm phụ tố) (affixation/ derivation) (ở đây không xét đến

inflection vì phương thức này chỉ làm biến đổi từ để thể hiện sự biến đổi về mặt ngữ pháp chứ

không tạo ra từ mới) là phương thức thêm vào căn tố (root) hay thân từ (stem) một hay nhiềuphụ tố để tạo ra từ mới

a Trong tiếng Anh, gồm: Prefixation (thêm tiền tố) và suffixation (thêm hậu tố)

b Tiếng Việt, theo một số nhà ngôn ngữ, chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Pháp Ví dụ: tựđộng hoá, vôi hoá, nhà giáo, nhà thơ, nhà văn, bác sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ

Trong một thời gian có quan niệm cho rằng tiếng Việt có sử dụng phương thức phụ gia Do

đó, trong thành phần cấu tạo từ có hình vị phụ tố vì theo họ, như: cái, nhà, bất … có thể xuất

hiện ở một từ hay một loạt từ Tuy nhiên, trên thực tế, không thể nói những yếu tố trên là tiền

tố hay hậu tố vì:

Trang 19

Các từ trên có thể có thể đứng một mình, độc lập như một từ đơn, chưa bị hư hoá về nghĩa.

Sự kết hợp giữa căn tố và phụ tố trong ngôn ngữ Ấn-Âu chặt chẽ còn trong tiếng Việt thìlỏng lẻo

Số lượng từ này trong tiếng Việt không nhiều mà thực ra chỉ là từ ghép

2.3 Phương thức láy: là phương thức lặp lại một phần hay toàn bộ một từ đã có

Việc phân loại từ láy thường được dựa vào hai cơ sở:

a Bậc láy: là thứ tự của lần phương thức láy được thực hiện để tạo ra từ láy Trong tiếngViệt thường dùng từ láy bậc một và từ láy bậc hai

Từ không láy Từ láy bậc một Từ láy bậc hai(chín) mõm Mõm mòm Mõm mòm mom

Cuống Cuống cuồng Cuống cuồng cuồng

Ngày đăng: 06/11/2016, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w