Luận văn đánh giá ô nhiễm môi trường từ các hoạt động du lịch, đề xuất các hoạt động du lịch nhằm bảo vệ môi trường ở thành phố hồ chí minh
Trang 1CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch Môitrường vừa là điều kiện vừa là tài nguyên cho phát triển du lịch Ngược lại, môi trường,đặc biệt là môi trường tự nhiên cũng chịu sự tác động sâu sắc của hoạt động du lịch.Mặc dù môi trường tự nhiên có khả năng tự phục hồi nhưng nếu du lịch phát triển ồ ạt
sẽ gây lên những suy thoái môi trường trầm trọng Do vậy, bảo vệ môi trường là mộttrong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động du lịch
Bảo vệ môi trường tự nhiên là một nội dung quan trọng của chiến lược và kếhoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng của quốc gia Nếu khôngđặt vị trí bảo vệ môi trường lên hàng đầu thì không thể đạt được mục tiêu phát triểnngành du lịch tại địa phương hay một vùng
Du lịch và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ngành du lịch đangchịu ảnh hưởng nhiều nhất từ sự biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái…Môi trường làtiền đề, cơ sở phát triển du lịch và ngược lại du lịch tác động đến môi trường trên haikhía cạnh tích cực và tiêu cực
Muốn bảo vệ môi trường tự nhiên bởi sự tác động của du lịch và các ngành khácthì phải nhận thức được tính chất hoạt động của du lịch và đặc điểm các vùng du lịch
có liên quan ảnh hưởng bởi hoạt động của các ngành kinh tế khác
Do vậy, bảo vệ môi trường luôn là vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triểnkinh tế - xã hội và đặc biệt đối với hoạt động du lịch, bảo vệ môi trường tựnhiên khôngchỉ mang nội dung trong quản lý nhà nước mà còn mang nội dung chính trị, kinh tế, xãhội
Trong nhiều năm qua, cùng với quá trình đổi mới, phát triển, Thành phố Hồ ChíMinh nói riêng và cả nước nói chung đã huy động nhiều nguồn lực trong xã hội để tập
Trang 2trung thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường Mặc dù đã đạt được những kết quả nhấtđịnh nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn có chiều hướng gia tăng, thậm chí có nơi xảy ra vớimức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và sức khỏe, đời sống nhândân.
Do vậy, nhằm đánh giá lại thực trang ô nhiễm môi trường tại Tp.HCM em đã
chọn đề tài “Đánh Giá Ô Nhiễm Môi Trường Từ Các Hoạt Động Du Lịch, Đề Xuất Các Hoạt Động Du Lịch Nhằm Bảo Vệ Môi Trường Ở Thành Phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
1.2 Mục tiêu của đề tài
Luận văn được tiến hành nghiên cứu nhằm đề xuất các hoạt động du lịch nhằmbảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển du lịch theo hướng bền vững
Từ đó, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
+ Cơ sở lý luận các vấn đề về du lịch và bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động dulịch
+ Thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động
du lịch tại Tp.HCM
+ Đề xuất một số hoạt động du lịch nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên tại Tp.HCM
1.3 Nội dung của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác bảo vệ môi trường tự nhiên tronghoạt động du lịch tại Tp.HCM
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Do hạn chế về nguồn lực và thời gian, luậnvăn xác định phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về vấn đề nghiên cứu: Mô tả hiện trạng một số thành phần tự nhiên có thể
Trang 3quan trắc được và có số liệu thống kê và nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn; tác động của ngành du lịch đến môi trường tự nhiên; tập trung vào các hoạt động bảo
vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch ở Tp.HCM
- Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn nghiên cứu Tp.HCM là điểm du lịch đã vàđang phát triển và đã thực hiện một số hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên ở đây
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về tình hình hiện tại, các số liệu được sử dụng chủyếu được thống kê từ 2008- nay
1.4 Phương pháp thực hiện
Phương pháp nghiên cứu và xử lý tài liệu
Thu thập số liệu, tài liệu của cơ quan quản lý nhà nước về qui định của hoạtđộng bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch (Báo cáo môi trường quốc gia năm
2007, Báo cáo môi trường Tp.HCM năm 2010, Tài liệu khóa tập huấn về bảo vệ môitrường du lịch cho cán bộ quản lý về du lịch…)
Thu thập các số liệu, tài liệu tại cơ quan quản lý cấp địa phương phục vụ chotìm hiểu, nhận định các hoạt động bảo vệ môi trường tại khu du lịch
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân
Tác giả đã thực hiện phỏng vấn có sự tham gia thảo luận của người khách dulịch và người làm du lịch về các vấn đề liên quan tới môi trường tự nhiên tại một sốđiểm gần các khu du lịch tại Tp.HCM Tác động của du lịch tới môi trường tự nhiên.Nhận thức của khách du lịch và người làm du lịch về vai trò của môi trường với dulịch Hiệu quả của các hoạt động bảo vệ môi trường (tuyên truyền, giáo dục, đào tạonâng cao nhận thức, hỗ trợ kinh phí thực hiện bảo vê môi trường…) cũng được tác giả
và người làm du lịch tham gia thảo luận, trao đổi một cách khách quan
Phương pháp khảo sát thực địa
Trang 4Học viên trực tiếp đến các khu du lịch tại Tp.HCM quan sát thực tế về tình hìnhhoạt động du lịch và hiện trạng môi trường tự nhiên tại đây
1.5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 4chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Khái Quát Chung Về Vấn Đề Du Lịch Vảo Vệ Môi Trường
Chương 3: Thực trang ô nhiễm môi trường tại TP.HCM hiện nay
Chương 4 : Giải pháp và kiến nghị
Trang 5CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ DU
LỊCH VẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2.1 Khái quát chung về du lịch và bảo vệ môi trường
2.1.1 Khái quát chung về du lịch
Trong những năm gần đây, trên thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạtđộng du lịch trên phạm vi toàn cầu Du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn củanhiều quốc gia và đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO (World Tourism Organization): “ Dulịch là tập hợp các mối quan hệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
sự hình thành và lưu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên với mục đíchhòa bình và nơi họ đến không phải là nơi học làm việc”
Theo Luật du lịch của Việt Nam mà Quốc hội ban hành vào tháng 6/2005 cóhiệu lực kể từ ngày 01/01/2006: “Du lịch là một trong những hoạt động có liên quanđến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định”
Tóm lại, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 62.1.2 Bảo vệ môi trường trong du lịch
2.1.2.1 Một số khái niệm
Luật Bảo vệ Môi trường (2005) đã đưa ra khái niệm môi trường, theo đó: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” (Điều
3) Theo khái niệm này, môi trường được hiểu là sự tổng hòa của các thành phần tựnhiên Nói cách khác, môi trường được hiểu là môi trường tự nhiên
Bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường (2005) được chỉ ra là nhữnghoạt động góp phần gìn giữ cho môi trường tự nhiên trong lành; phòng ngừa, hạn chếtác động xấu tới môi trường; phục hồi môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện, nângcao chất lượng môi trường
Môi trường du lịch được hiểu theo nghĩa rộng là “các nhân tố về tự nhiên, kinh
tế - xã hội và nhân văn trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển” Do đó, “Bảo
vệ môi trường tự nhiên trong lĩnh vực du lịch là các hoạt động cải thiện và tôn tạo môitrường du lịch; phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự
cố môi trường xảy ra trong lĩnh vực du lịch”
Nói cách khác, theo quan điểm của Luật Bảo vệ Môi trường Quy chế BVMTtrong lĩnh vực du lịch, bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch là bảo vệ, ngănngừa, khắc phục các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch tới các thành phần môitrường tự nhiên
Trang 7+ Phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường
+ Phòng chống, hạn chế tai biến môi trường
+ Hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh tháirừng, biển
+ Bảo vệ đa dạng sinh học
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường
+ Thực hiện những cam kết quốc tế về BVMT
2.1.2.3 Nguyên tắc
1 Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiếnbộxã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo
vệ môi trường khu vực và toàn cầu
2 Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơquan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
3 Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kếthợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường
4 Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa,lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn
5 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có tráchnhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định củapháp luật
2.2 Khái quát chung về Tp.HCM
Du khách đi du lịch Việt Nam ai cũng muốn tới Thành phố Hồ Chí Minh đểchiêm ngưỡng một vùng kinh tế năng động, đa dạng về lịch sử văn hóa truyền thống v
Trang 8hịa mình vo thin nhin tươi đẹp của nơi này Cái ấn tượng đầu tiên để lại cho du kháchkhi đến với thành phố 300 tuổi đó là sự náo nhiệt, trẻ trung, năng động Những tòa nhàcao ốc sang trọng trong trung tâm thành phố, những khu chợ sầm uất, phố xá với cửahiệu, quán ăn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí mở cửa phục vụ đến khuya Thành phốđược mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”, hiện nay là một trung tâm du lịch lớn nhấtnước ta.
Đặc điểm văn hoá Sài Gòn xưa và Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là sự thểhiện khá độc đáo bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam trong bối cảnh lịch sử – khônggian của khu vực phương Nam Tổ quốc ta Có thể nói, Sài Gòn - thành phố Hồ ChíMinh là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá trong quá trình lịch sử hình thành và pháttriển, có nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm, Khơ me, Ấn…Rồi Sài Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnhhưởng của văn hoá Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước Đó là nhữngnhư: bến Nhà Rồng, Bưu điện, Nhà hát lớn, đền Quốc Tổ, trụ sở UBNDTP, dinhThống Nhất, chợ Bến Thành…, hệ thống các ngôi chùa cổ như: chùa Giác Lâm, chùa
bà Thiên hậu, Tổ Đình Giác Viên…; các nhà thờ cổ như: Nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ,Thông Tây Hội, Thủ Đức…; là sự đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng với hàng chục lễ hộivăn hoá hàng năm đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của mảnh đấtphương Nam này.Trên từng con đường, góc phố, địa danh của thành phố đề gắn liềnvới những danh nhân văn hoá - lịch sử, những chiến công của một thành phố anh hùng.Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh rất đẹp, địa danh - di tích lịch sử - văn hoánổi tiếng như: Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, Hồ Kỳ Hoà, Bảo tàng Lịch sử,Bảo tàng Cách mạng, địa đạo Củ Chi, đền tưởng niệm Bến Dược Củ Chi, chiến khu AnPhú Đông, 18 thôn Vườn Trầu, Hóc Môn Bà Điểm, Láng Le Bàu Cò, vườn thơm BưngSáu, “Căn cứ nổi” rừng Sác, khu du lịch sinh thái Cần Giờ với nhiều hệ sinh thái cónhiều chủng loại động thực vật…
Trang 92.2.1 Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54'Đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắcgiáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáptỉnh Long An và Tiền Giang[9] Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minhcách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 kmtheo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố HồChí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đườngkhông, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông CửuLong, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Vùng caonằm ở phía bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét Xen kẽ cómột số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9 Ngược lại, vùngtrũng nằm ở phía nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trêndưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét Các khu vực trung tâm, một phần các quận ThủĐức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10mét
Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:
+ Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi
+ Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi
+ Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ
+ Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ
Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng đa dạng và phong phú để phát triển dulịch Trước hết vị trí địa lý của Thành phố thuận lợi để kết nối về du lịch với các địa
Trang 10phương trong nước và nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ để đến vùngĐông, Tây Nam bộ, Nam Trung bộ và các vùng khác của Việt Nam
Ngoài ra Thành phố cũng nằm gần các trung tâm du lịch lớn của Đông Nam Á(Malaysia, Thái Lan, Singapore,… ) có khả năng nối tour với các láng giềng để hìnhthành những chương trình du lịch hấp dẫn Từ các thị trường trọng điểm (Nhật, ĐàiLoan)… đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng đường hàng không thuận tiện và mất ít thờigian
Thành phố còn có cảng biển để đón tàu du lịch lớn, hệ thống đường sông nốiliền các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và sang tận Campuchia, đường sắt dẫn đến cáctỉnh miền Trung, miền Bắc và Trung Quốc, mạng lưới đường bộ nội thành và liên tỉnhngày càng được mở rộng và nâng cấp
2.2.2 Khí hậu, thời tiết
Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo.Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 kcal/cm2/ năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,50C Biên độ trung bình giữa các tháng trongnăm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh năm của độngthực vật Ngoài ra, thành phố có thuận lợi là không trực tiếp chịu tác động của bão lụt
Quanh năm hai mùa mưa nắng, mưa thì chợt đến, chợt đi, nắng thì không quánóng gắt, nên thời điểm nào ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có thể là mùa du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùaTây – Tây Nam và Bắc – Ðông Bắc Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Độ Dương, tốc độtrung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trungbình 2,4 m/s, vào mùa khô Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam – ĐôngNam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s Có thể nói Thành phố Hồ ChíMinh thuộc vùng không có gió bão Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành
Trang 11phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%) Bình quân độ
ẩm không khí đạt 79,5%/năm
2.2.3 Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong
cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thànhphố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2% Phát triển kinh tế với tốc độ tăngtrưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước Tỷ trọng GDP của thành phốchiếm 1/3 GDP của cả nước
Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam(KTTĐPN) và trung tâm đối với vùng Nam Bộ Với mức đóng góp GDP là 66,1%trong vùng(KTTĐPN) và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ
Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ Năm 2005, năng suất lao độngbình quân toàn nền kinh tế thành phố đạt 63,63 triệu đ/người/năm, năng suất lao độngcông nghiệp-xây dựng đạt 67,05 triệu đồng (bằng 105,4% năng suất lao động bìnhquân toàn nền kinh tế), năng suất lao động dịch vụ đạt 66,12 triệu đ (bằng 103,12%),năng suất lao động nông nghiệp đạt 13,66 triệu đồng (bằng 21,5%)
Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh nhất cả nước, kể từ khiLuật đầu tư được ban hành Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số
dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước Năm 2005, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăngkhá so với năm 2004, 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 577triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư Có 145 dự án tăng vốn với
số vốn điều chỉnh tăng 330 triệu USD Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là
907 triệu USD, tăng 7,7% Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước ngoài có tổng vốn là29,1 triệu USD
Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước,mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách của thành phố vẫn không ngừng tăng
Trang 12Năm 2005, tổng thu ngân sách trên địa bàn 58.850,32 tỷ đồng, tăng 22,21% so với năm
2004, đạt 108,27% dự toán cả năm
Về thương mại, dịch vụ, thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước.Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kimngạch xuất nhập khẩu của cả nước Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt12,4 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuấtkhẩu tăng 17%) Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 28,5%; khu vực kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài tăng 23,5% Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 21,1%, nếu loại trừyếu tố biến động giá, tăng 11,4% Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cườngvới khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối Khuvực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất -kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2%
so với năm 2004 Năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là 66,12 triệuđồng/người/năm (giá trị gia tăng) trong đó năng suất lao động của Thương mại là 51,6triệu đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ)
Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố HồChí Minh đón nhiều du khách như năm 2005 Lượng khách du lịch quốc tế đến thànhphố trên 2 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2004 Công suất sử dụng phòng của cáckhách sạn 3 đến 5 sao đạt 75%, tăng 9,5% Doanh thu ngành du lịch đạt 13.250 tỷđồng, tăng 23% Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thôngtin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình,tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham dự hội chợ du lịch chuyên nghiệp khuvực và các thị trường trọng điểm Triển khai chương trình xét chọn và công nhận 100điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch Đến nay, có 142 khách sạn được xếp hạng, trong đó
35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiệnkinh doanh
Trang 13Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam,thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tíndụng Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thutoàn quốc Năm 2005, các hoạt động tín dụng - ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phầnđáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh Nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt170.890 tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2004 Dư nợ tín dụng 164.600 tỷ đồng, tăng32,3%; Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toánthông qua thẻ ATM được mở rộng Về thị trường chứng khoán, đã có 30 công ty cổphần, 01 công ty quản lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng; trong đó có 17 công ty cổphần đã niêm yết có trụ sở tại thành phố, chiếm 55% về số công ty niêm yết và 75% vềvốn của các công ty niêm yết Có 14 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trườngchứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, doanh số giao dịch đạt 31.000 tỷ đồng, trong đógiao dịch cổ phiếu 8.000 tỷ đồng; giao dịch trái phiếu 23.000 tỷ đồng
Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phươngđầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải,chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của
cả nước với hệ thống cảng biển phát triển Việc hình thành các hệ thống giao thông nhưđường Xuyên Á, đường Đông Tây … sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăngtrưởng mạnh mẽ
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn khẳng địnhvai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhâncủa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhấtnước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn Nam
Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Nền kinh tế của Thànhphố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, côngnghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu
Trang 14vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất:51,1% Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản chỉ chiếm 1,2%
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố HồChí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tưnước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND Thành phố cũngđứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI,tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007 Riêng trong năm 2007, thành phố thu húthơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranhcấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnhthành
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm,siêu thị, chợ đa dạng Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưacủa thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng Những thập niên gần đây,nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, DiamondPlaza Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnhkhác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội Sở Giao dịch Chứng khoán Thànhphố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998.Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán đượcniêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiềukhó khăn Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiệnđại Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sởngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sởchế tạo máy có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến Cơ sở hạ tầng củathành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp
Trang 15cũng gây khó khăn cho nền kinh tế Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tớicác lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
2.2.4 Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đàotạo chất lượng cao của mình Về công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã pháttriển theo chiều hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơnnăm trước; loại hình đào tạo cũng đa dạng, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư Sốlượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế
Từ năm 1995, thành phố đã đạt tiêu chuẩn xoá mù chữ và phổ cập tiểu học;100% số xã có trường tiểu học và 80% số xã có trường trung học cơ sở Trình độ dântrí ngày càng được nâng cao Năm 2002, Sở GDĐT TPHCM đã đón nhận cờ lưu niệm
và quyết định công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS do Bộ GDĐT trao tặng vàtrở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đạt được chuẩn này Trong năm 2005,ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục củng cố thành quả phổ cập tiểu học và trung học cơsở; đã có thêm 3 quận đạt chuẩn phổ thông trung học (quận 1, quận 3, quận BìnhThạnh), nâng số các quận đạt phổ cập trung học là 5 quận Kỳ thi tốt nghiệp các cấpđược tổ chức an toàn và đạt kết quả tốt (trong đó, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ
Đã có 20 thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp về công tác ở thành phố
Theo thống kê, số giáo viên và học sinh phổ thông của thành phố chỉ chiếm một
tỷ lệ vừa phải của cả nước thì số giáo viên và sinh viên đại học, cao đẳng, THCN,CNKT của thành phố ngày cành chiếm một tỷ lệ rất cao, điều này chứng tỏ thành phố
Trang 16là một Trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của cả nước và đã thu hút đượcmột số lượng lớn sinh viên từ mọi miền đất nước về học mỗi năm.
Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vừa đông về sốlượng ( hàng chục ngàn người), vừa được đào tạo rất đa dạng từ các nguồn khác nhau,
có đủ trình độ để tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới
Hiện nay, Thành phố đã xây dựng xong các chương trình mục tiêu và nội dungnghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ giai đoạn 2006 - 2010; đề xuất xây dựngchương trình nghiên cứu cơ bản; kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TWcủa Ban Bí thư Trung ương về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ sinhhọc; tổng kết, đánh giá hiệu quả đầu tư nghiên cứu khoa học - công nghệ 30 năm của
17 chương trình nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ; triển khai chương trìnhRobot Công nghiệp, xúc tiến xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ bộ đội Trường Sa
Trong năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nghiệm thu 55 đề tàinghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ, kết quả 18,2% đề tài đạt xuất sắc và 72,7%đạt khá Nhiều đề tài có khả năng ứng dụng vào thực tế trong các lĩnh vực công nghiệp,vật liệu mới, bảo vệ môi trường, thể dục - thể thao Khu công nghệ cao đã triển khaitích cực công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đã có 13 dự án đầu tư được cấpphép, trong đó có 7 dự án đầu tư nước ngoài và 6 dự án đầu tư trong nước, với vốn đầu
tư 67,5 triệu USD và 357 tỷ đồng; đang triển khai tiếp xúc để xúc tiến đầu tư với 6 đốitác trong và ngoài nước
Với những thành tựu đã đạt được, cùng với thế mạnh về nguồn nhân lực khoahọc kỹ thuật, Thành phố đã trở thành Trung tâm đào tạo , khoa học kỹ thuật và chuyểngiao công nghệ của vùng và cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh cũng là Trung tâm y tế lớn nhất nước ta với số lượng
cơ sở y tế được trang bị ngày càng hiện đại cũng như đội ngũ cán bộ y tế có trình độcao nhiều nhất nước
Trang 17Năm 2005, ngành Y tế tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại
để tăng năng lực khám chữa bệnh (Khu xạ trị gia tốc của bệnh viện Ung Bướu, khu Kỹthuật cao của bệnh viện Bình Dân, v.v ) Đã tăng 770 giường bệnh nội trú cho các cơ
sở khám chữa bệnh (Trong đó: 515 giường do Nhà nước đầu tư, 265 giường do các cơ
sở ngoài công lập đầu tư) Nhiều thiết bị y tế kỹ thuật cao được đưa vào điều trị đểnâng cao chất lượng khám chữa bệnh Đã thực hiện được kỹ thuật ghép tạng (ghépgan) Phát triển chương trình chẩn đoán điều trị từ xa với các tỉnh bạn Cùng với sự giatăng của số bệnh viện cũng như số giường bệnh, đội ngũ cán bộ y tế cũng tăng lênnhanh chóng cả về chất lẫn về lượng
Các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được tiếp tục thực hiện; côngtác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, phòng ngừa dịch bệnh được triểnkhai mạnh mẽ, bệnh sốt xuất huyết giảm 50%; bệnh thương hàn giảm 59%; bệnhRubella có 1.591 người mắc tập trung tại huyện Củ Chi, đã được khống chế
Tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ kế hoạch khẩn cấp của quốc gia vàthành phố phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm lây sang người Dịch muỗi ởquận Bình Thạnh đã được khống chế
Như vậy qua hơn 31 năm xây dựng và phát triển Thành phố đã không ngừng nỗlực phấn đấu hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng như đào tạo và nâng cao trình
độ của đội ngũ cán bộ y tế và đã gặt hái được những thành quả đáng kể trong công táckhám chữa bệnh, phòng bệnh và chăm lo sức khoẻ nhân dân, nổi bật nhất là điều trị vôsinh và ghép máu cuống rốn điều trị ung thư Các thành qủa trên đã khẳng định vai tròngày càng quan trọng của một Trung tâm y tế lớn bậc nhất nước của Thành phố
Trang 18CHƯƠNG 3 THỰC TRANG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
TẠI TP.HCM HIỆN NAY 3.1 Tình hình du lịch tại Tp.HCM trong thời gian qua
3.1.1 Tình hình du lịch tại Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm du lịch lớn nhất cả nước Với hệthống cơ sở hạ tầng tương đối tốt như sân bay, bến cảng, cầu đường, bưu chính, viễn
Trang 19thông… và tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, Thành phố có nhiều tiềm năng
du lịch lớn Trong thời gian qua hoạt động du lịch Thành phố có ảnh hưởng rất lớn đốivới du lịch của toàn ngành
Do có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hoà, quanh năm hai mùa mưa nắng, cùngvới lịch sử trên 300 năm đấu tranh quật khởi kiên cường chống ngoại xâm đã từng cótiếng vang trên thế giới, và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, thành phố Hồ ChíMinh đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước
Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du khách không chỉ vì có nhiều danh lamthắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn thu hút du khách bởivăn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ Là cửa ngõ của Đất phương Nam, ngay tạitrung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng, du khách có thể xuống thuyền xuôi theo sôngSài gòn để được hoà mình với thiên nhiên bao la của sông nước, hướng về những làngnghề truyền thống, vườn cây ăn trái xum suê, vườn cây kiểng, chợ nổi trên sông haykhu du lịch sinh thái Cần Giờ - khu du lịch được UNESCO công nhận là "Khu dự trữsinh quyển rừng ngập mặn" đầu tiên của Việt Nam… Thành phố còn là cửa ngõ đưa dukhách đến với những địa danh nổi tiếng của cả khu vực phía Nam như: vùng nướcnóng thiên nhiên Bình Châu, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, vùng biển Mũi Né, vùngven biển Hà Tiên, Đà Lạt, đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những vựa lúa,vườn cây trái, rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng và nhiều loại đặc sản quý hiếm
Kể từ năm 1990 trở lại đây, doanh thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28%
- 35% doanh thu du lịch của cả nước Từ khi có chính sách mở cửa, số khách du lịch,nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh đã tăng với tốc độ cao, từ chỗ có180.000 khách quốc tế vào năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗinăm, chiếm trên 50%- 70% lượng khách quốc tế vào Việt Nam Sự tăng trưởng nhanhcủa khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả củachính sách mở cửa và hội nhập thế giới, sự cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vậtchất kỹ thuật phục vụ du khách, sự khuyến khích đầu tư nước ngoài mà thành phố Hồ
Trang 20Chí Minh luôn là địa phương đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnhvực đời sống xã hội.
Tốc độ phát triển của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tuy có những bước tiếnmạnh nhưng vẫn còn thấp so với tốc độ phát triển của các Thành phố của các nước lâncận như Bangkok (Thái Lan), Singapore, Kuala Lumpur (Malaysia),Hong Kong…Chất lượng sản phẩm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của du khách, loại hình du lịch cònđơn giản, đội ngũ nhân viên phục vụ còn hạn chế… Do đó hiệu quả đạt được chưatương xứng với tiềm năng phát triển của du lịch Thành phố
Trong tháng 8 năm 2011 , khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh ước tính
có 264.000 lượt khách, tăng 10% so với với cùng kỳ năm 2010 trong đó khách đếnbằng đường hàng không là 210.000 lượt người , tăng 10% so với cùng kỳ năm2010.Bằng đường khác ước tính là 54.000 lượt người, xấp xĩ so với cùng kỳ năm
2010 ,chủ yếu là khách đến bằng đường bộ.Tổng lượng khách quốc tế đến thành phốtrong 08 tháng đầu năm 2011 ước đạt 2.120.000 lượt, tăng 10% so cùng kỳ và đạt 60 %
kế hoạch năm 2011(KH: 3.500.000 lượt)
Doanh thu ngành du lịch trong tháng 8/2011 ước đạt 3.600tỷ đồng, tăng 20 % sovới cùng kỳ.Tổng doanh thu du lịch 8 tháng đầu năm 2011 ước đạt 29.900 tỷ đồng,tăng 23 % so cùng kỳ và đạt 61 % kế họach năm 2011
3.1.2 Tài nguyên du lịch tại Tp.HCM
3.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Thành phố có phần hạn chế so với các địaphương trong vùng, có giá trị nhất về tài nguyên thiên nhiên của Thành phố là hệ thốngsông Đồng Nai – Sài Gòn và khu rừng ngập mặn Cần Giờ đã được Unesco công nhận
là khu dự trữ sinh quyển của thế giới Thảm cây xanh ở đây vô cùng quý giá với khíhậu và phong cảnh hoàn toàn tương phản với khu vực trung tâm đang đô thị hóa nhanh
Trang 21chóng Điều đặc biệt là vùng này lại nằm ngay sát Thành phố, tương lai có thể khaithác về du lịch sinh thái, dã ngoại, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học và tham quan ditích lịch sử văn hóa, hiện một số công ty du lịch đã có cơ sở kinh doanh trên địa bàn(Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, Công ty Du lịch Phú Thọ, Lực lượng Thanh niênXung phong,… ) Ngành du lịch đang xúc tiến phối hợp với huyện để xây dựng đề ánphát triển du lịch vùng này.
Hệ thống sông, rạch của Thành phố cũng là một tài nguyên quý giá, song hiệnnay chưa khai thác hết Trong tương lai có thể hình thành những tour trên sông trongnội thành cũng như ra tận các huyên ngoại thành và các tỉnh lân cận, trước mắt cần đầu
tư nâng cấp tàu, bến bãi, dịch vụ kèm theo
Những vùng ngoại thành của Thành phố có phong cảnh và sinh hoạt ruộng vườnđặc thù Nam bộ, Thành phố có thể khai thác tiềm năng này cho các loại hình du lịchnông thôn, vườn, du lịch dã ngoại
Chủng loại và số lượng thú tại Thành phố rất hạn chế Về thú tự nhiên chỉ cóvườn cò ở Thủ Đức, có thể kết hợp với một số điểm và dịch vụ khác để xây dựngchương trình tham quan nửa ngày Bên cạnh đó gần đây một số hộ dân có nuôi cá trong
ao nhà để tổ chức du lịch câu cá, nghỉ ngơi chủ yếu vào cuối tuần Ngoài ra còn có một
số ít thú được nuôi trong Thảo cầm viên và công viên Nhìn chung sức hấp dẫn cònchưa cao
3.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn của Thành phố tương đối phong phú hơn so với tàinguyên du lịch thiên nhiên, có thể nêu một số giá trị tiêu biểu của tài nguyên này nhưsau:
- Các di tích lịch sử – văn hóa: Địa đạo Bến Dược – Củ Chi, Hội trường Thốngnhất, Toà nhà Ủy ban nhân dân Thành phố, Bưu điện Thành phố, Lăng Lê Văn Duyệt,Mười tám thôn vườn trầu, Đình Minh Hương Gia Thạnh, Đình Thông Tây Hội,…
Trang 22- Di tích khảo cổ: Lò gốm Hưng Lợi, Di tích mộ chum Giồng cá vồ, Giồng Phệt
- Khu du lịch, vui chơi – giải trí: Đầm Sen, Suối Tiên, các công viên nước,…Ngoài ra còn có hàng loạt hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội truyền thống, thể dụcthể thao, thương mại… góp phần thu hút du khách
3.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Tp.HCM
3.2.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam và TP.HCM
3.2.1.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước
Nguồn nước thải từ khu dân cư là một nhân tố không nhỏ góp phần gây ô nhiễmnguồn nước mặt trong khi đó một bộ phận không nhỏ cộng đồng dân cư không quantâm đến việc xử lý nước thải sinh hoạt, dẫn đến chất lượng nước kênh rạch thành phốcàng ô nhiễm Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010, kết quả quan trắc cácđoạn sông chính trong cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quáQCVN từ 1,5 – 3 lần Còn tại các khu vực hồ, ao, kênh rạch và các sông trong khu vựcnội thành các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng, vượt quá mức QCVN 08:2008,vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và Coliforms
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước, môi trường nước đang bị ô nhiễm bởi nướcthải khu dân cư và nước thải từ các khu công nghiệp là chủ yếu Một bộ phận khôngnhỏ cộng đồng dân cư không quan tâm đến việc xử lý nước thải sinh hoạt, dẫn đến chất
Trang 23lượng nước kênh rạch thành phố càng ô nhiễm Theo Báo cáo Môi trường quốc gianăm 2010, kết quả quan trắc các đoạn sông chính trong cả nước, nhiều chất ô nhiễmtrong nước có nồng độ vượt quá QCVN từ 1,5 – 3 lần Còn tại các khu vực hồ, ao,kênh rạch và các sông trong khu vực nội thành các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêmtrọng, vượt quá mức QCVN 08:2008, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ vàColiforms Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trongnhững năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nướcthải từ các lĩnh vực khác Theo kết quả thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địabàn TP.HCM từ năm 2010 đến 2012 được thực hiện trên địa bàn 24 Quận/huyện với
826 nguồn thải, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồnthải còn lại chỉ qua xử lý sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường Điều đánglưu ý là trong số các nguồn thải được khảo sát thì có đến 44% các nguồn thải có lưulượng nước thải từ 50m3/ngày.đêm, đây là nguồn thải đóng góp đến 90% cả về lưulượng và tải lượng ô nhiễm
Tại TP.HCM, kết quả quan trắc cuối năm 2012 của Tổng cục Môi trường ở khuvực sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Nhà Bè và hệ thống các kênh rạch nội, ngoạithành cho thấy:
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) tại tất cả các điểm quan trắc đều xấp xỉ hoặc thấphơn so với QCVN 08:2008, cột B1 Đặc biệt, tại các điểm quan trắc ở kênh rạch nội vàngoại ô đều khá thấp, nhất là ở khu vực cầu Xáng (0,19 mg/l – nước lớn)
Hàm lượng SS tại các điểm quan trắc thay đổi nhiều, chỉ có khoảng 50% cácđiểm quan trắc đạt QCVN 08:2008, cột A1 Các điểm còn lại đều có hàm lượng SSvượt QCVN 08:2008, cột B1 từ 1,2 – 7,0 lần Nguyên nhân có thể tại các vị trí này, dolượng tàu thuyền vận tải trên sông qua lại nhiều làm khuấy động nước mạnh
Hàm lượng N-NH3 tại một số điểm quan trắc thuộc kênh rạch nội và ngoại ôthành phố vượt QCVN 08:2008, cột B1, cao gấp 3,5 – 4,5 lần Hầu hết các điểm còn lại
Trang 24đều đạt QCVN 08:2008, cột A1 Hàm lượng N-NH3 cao nhất tại giao rạch Cây Khô –rạch Tắc Bến Rô (2,92 mg/l), cao gấp 5,8 lần so với QCVN 08:2008, cột B1.
Hàm lượng BOD5 tại hầu hết các điểm quan trắc đều đạt QCVN 08:2008, cộtA1, 25% còn lại có giá trị BOD5 vượt TCCP từ 1,3 – 1,8 lần Hầu hết hàm lượng CODcũng đều đạt QCVN 08:2008, cột B1, một số nơi đạt quy chuẩn cột A1 như: Cầu TanThuận, Sông Đồng Nai (phà Cát Lái và bến đò Hãng Da) Riêng đối với Trạm bơmHóa An, trạm bơm Hòa Phú đều có giá trị BOD5 và COD ở mức thấp, đạt và xấp xỉ giátrị cột A1 của QCVN 08:2008
Ô nhiễm vi sinh (Coliforms) khá cao tại các điểm quan trắc ở TP.HCM và ngay
cả ở các điểm quan trắc trên các sông lớn (Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè) thể hiện rõ ảnhhưởng của nước thải sinh hoạt đô thị Hàm lượng Coliforms hầu hết đều vượt QCVN08: 2008, cột B1 từ 1,3 – 24,9 lần, cao nhất là ở khu vực Cầu Phú Mỹ
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ KCN trongnhững năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nướcthải từ các lĩnh vực khác Tại Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TP.HCM,Đồng Nai và Bình Dương, mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung ởkhu vực này khá cao, nhưng tình trạng vi phạm các qui định về môi trường vẫn thườngxuyên xảy ra
Theo kết quả thống kê các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn TP.HCM từ năm
2010 đến 2012 được thực hiện trên địa bàn 24 Quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ cókhoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ qua xử
lý sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường Điều đáng lưu ý là trong số cácnguồn thải được khảo sát thì có đến 44% các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ50m3/ngày.đêm, đây là nguồn thải đóng góp đến 90% cả về lưu lượng và tải lượng ônhiễm
Trang 25Thống kê nguồn thải theo ngành nghề cũng cho thấy, các ngành chiếm số lượngnhà máy lớn gồm: dệt nhuộm, may mặc (21%), sản xuất sản phẩm từ kim loại (11%),hoá chất (9%), thực phẩm (8%) Trong đó, các ngành nghề có hệ số phát thải cao như:dệt nhuộm, giấy, thực phẩm đóng góp đến 56% tổng tải lượng COD Cũng theo báocáo, tải lượng ô nhiễm COD cao nhất tập trung ở Quận Tân Bình (chiếm 25% tổng tảilượng COD) do các nguồn thải có quy mô lớn và nằm trong nhóm ngành nghề có hệ sốphát thải cao, tiếp theo là Quận 12 (15%) và Thủ Đức (11%).
3.2.1.2 Hiện trạng phát sinh và xử lý chất thải rắn
CTR sinh hoạt: Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2011 – Chất thải rắn, Tổngkhối lượng CTR đô thị phát sinh vào khoảng 8.700 - 8.900 tấn/ngày, trong đó, CTRxây dựng (xà bần) chiếm khoảng 1.200 - 1.500 tấn/ngày và CTR sinh hoạt trung bình
từ 6.200 - 6.700 tấn/ngày Ước tính tỷ lệ gia tăng khoảng 8 - 10%/năm Trong đó,lượng CTR đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội vàTP.HCM: lượng chất thải rắn sinh hoạt ở TP.HCM khoảng 7.081 tấn/ngày, Hà Nộikhoảng 6.500 tấn/ngày (TCMT, 2011) Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72%năm 2004 tăng lên khoảng 80 - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm 2010.Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 - 17% CTR đô thị bị thải ramôi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường
Còn đối với chất thải rắn, Theo Báo cáo môi trường quốc gia 2011 – Chất thảirắn, tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh vào khoảng 8.700 - 8.900 tấn/ngày Vàphương pháp xử lý chủ yếu là phương pháp chôn lấp nhừng các phương thức chôn lấpCTR hiện nay chủ yếu là chôn lấp không hợp vệ sinh 82/98, chỉ có 16 bãi chôn lấp hợp
vệ sinh (tập trung ở các thành phố lớn) Các bãi thải còn lại, CTR phần lớn được chônlấp rất sơ sài
Nói thêm về vấn đề ô nhiễm, PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn cũng trình bày về vấn
đề ô nhiễm không khí trong đô thị hiện nay Thông qua hệ thống quan trắc chất lượng
Trang 26không khí tại TP.HCM để đo chất lượng không khí trong thành phố Kết quả cho thấyrằng Không khí ở khu vực ven đường tại TP HCM đang bị ô nhiễm chủ yếu do bụi lơlửng (TSP), benzen và khí NO2 Tại khu vực dân cư, cơ bản nồng độ các chất ô nhiễmkhông khí đều thập hơn QCQG Nồng độ chì tuy nhỏ hơn qui chuẩn cho phép, nhưngkhá cao nếu so với qui chuẩn của nhiều nước Mặt khác diễn biến nồng độ chì kháphức tạp, phụ thuộc nhiều vào thị trường xăng dầu Benzen cũng là một chất ô nhiễmkhông khí đáng lo ngại vì khả năng gây ung thư của nó.
Phương pháp xử lý CTR sinh hoạt tại các đô thị từ loại IV trở lên trong 6 vùngkinh tế nước ta đang sử dụng chủ yếu là phương pháp chôn lấp Hầu hết mỗi đô thị đều
có một bãi chôn lấp CTR sinh hoạt, tại các đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM đều
có 2 – 5 bãi chôn lấp/khu xử lý CTR Các phương thức chôn lấp CTR hiện nay chủ yếu
là chôn lấp không hợp vệ sinh 82/98, chỉ có 16 bãi chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung ởcác thành phố lớn) Các bãi thải còn lại, CTR phần lớn được chôn lấp rất sơ sài Bêncạnh đó là việc sử dụng các công nghệ khác chỉ có ở 9 đô thị là thành phố Hồ ChíMinh; TP Hà Nội; TP Nam Định; TP Thái Bình; TP Vinh; TP Huế; TP Phan Rang;
TP Vũng Tàu Nhưng nhìn chung các phương pháp này vẫn chưa đem lại hiệu quả vềmặt kinh tế và môi trường cao như một số nhà máy chế biến phân vi sinh với côngnghệ đơn sơ nên hoạt động không có hiệu quả
Tại TP.HCM, báo cáo Quan trắc môi trường tại các khu xử lý rác thải năm
2012, cho thấy:
Chất lượng không khí tại các khu vực bãi chôn lấp khá tốt, thâp hơn ngưỡngQCVN/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT và QCVN26:2010/BTNMT Riêng tại Khuliên hợp xử lý CTR Tây Bắc, có 1 vị trí thông số NH3 vượt chuẩn 1 – 1,29 lần theoQCVN 06 :2008/BTNMT (NH3 < 200µg/m3) Vị trí này nằm cuối hướng gió, chịu tácđộng bởi khí thải phát sinh từ BCL Phước Hiệp 2
Môi trường nước ngầm: