Bắc Ninh hiện có 4 loại làng nghề có tải lượng ô nhiễm nước và không khí rất lớn, khó giải quyết vào loại bậc nhất. Đó là làng nghề tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa, chế biến nông sản thực phẩm kết hợp chăn nuôi.
làng nghề tái chế giấy, sản xuất sắt thép, nấu rượu, làm bún bánh kết hợp nuôi lợn. Ít hơn là các làng nghề, cụm công nghiệp dệt.
Ấn tượng nặng nề nhất chính là con sông Ngũ Huyện đã bị chết vì ô nhiễm cùng với hệ thống bãi rác trường tồn nhiều thập kỷ nằm ngay bên bờ do nước thải và chất thải rắn làng tái chế giấy Dương Ổ, Đào Xá (xã Phong Khê), cụm công nghiệp dịch vụ thương nghiệp giấy Phong Khê thải ra. Bên cạnh đó là tiếng ồn, quầng sáng đặc quánh khí thải ô nhiễm từ các làng gia công, sản xuất kim loại Trịnh Xá, Đa Hội (xã Châu Khê), Đại Bái, Quảng Bố (xã Quảng Phú). Tới mức, người dân ở những làng này không cho con em tham gia làm nghề, mà tuyển lao động từ các địa phương khác.
Trong một thời gian dài, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng kiểm soát, cải thiện ô nhiễm làng nghề. Toàn tỉnh đã có 29 trên tổng số 53 cụm công nghiệp quy hoạch đi vào hoạt động, thu hút hớn 700 hộ gia đình và doanh nghiệp gia công, tái chế phế liệu. Xây dựng Qui chế Bảo vệ môi trường làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ với nhiều giải pháp mạnh như cắt điện, ngừng cấp vốn vay đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường. 3 năm qua, tỉnh đã cắt điện dăm chục cơ sở vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Để từng bước khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường làng nghề, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập, triển khai, tiếp nhận các dự án đầu tư xử lý môi trường tại nguồn gây ô nhiễm.
Như các dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại làng nghề Phong Khê (công suất 5.000m3 ngày đêm), làng nghề bánh bún Khắc Niệm (công suất 400m3/ngày đêm); xây dựng 6 hệ thống xử lý khí thải lò tái chế kim loại mầu tại 3 làng nghề Văn Môn, Đại Bái, Quảng Bố; hỗ trợ 10 cơ sở sản xuất giấy tái chế tại Phong Khê áp dụng công nghệ xử lý nước thải tuần hoàn, giúp thu hồi bột và tái sử dụng 90% nước thải. Tỉnh còn sớm thành lập Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường, tiến hành quan trắc 39 điểm không khí, 53 điểm nước thải, 20 điểm nước dưới đất và đang khẩn trương triển khai mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh giai đoạn 2010 - 2015.
Tuy nhiên, hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường làng nghề tại Bắc Ninh vẫn hết sức hạn chế, tình trạng suy thoái môi trường làng nghề, các cụm công nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân chính là nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các gia đình, doanh nghiệp tại làng nghề vẫn ở mức thấp. Trong số hơn 200 cơ sở sản xuất tại làng nghề giấy Phong Khê, chỉ có 3 – 4 cơ sở có biện pháp xử lý môi trường sơ bộ. Hiện tỉnh còn tới 600 doanh nghiệp hoạt động tại các làng nghề không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Hầu hết các cơ sở này không nộp lệ phí xử lý nước thải, nhiều cơ sở không thực hiện quyết định xử lý của các cơ quan thanh tra, kiểm tra. Thậm chí, một số doanh nghiệp đã đầu tư hoặc được các dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường, cũng không vận hành hoặc không vận hành thường xuyên.
Thực hiện chủ trương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 - 2015 ưu tiên cho khu vực làng nghề, Tổng cục Môi trường đang kết hợp với các Bô, ngành, địa phương, lựa chọn các làng nghề thuộc 8 ngành nghề ô nhiễm nhất để đầu tư xây dựng mô hình điểm.
Từ thực tế công tác xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường làng nghề tại Bắc Ninh cho thấy, công việc này không hề đơn giản. Muốn cho Chương trình triển khai hiệu quả, không chỉ cần khai thác các nguồn vốn, không chỉ cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với địa phương mà cần nhất chính là việc xây dựng được tiêu chí lựa chọn, vận hành dự án, bảo đảm hiệu quả đầu tư lâu dài và khả năng nhân rộng của dự án. Điều này chỉ có được khi các doanh nghiệp, hộ gia đình tại làng nghề được lựa chọn triển khai dự án cùng cộng đồng trách nhiệm với một cơ chế giám sát chặt chẽ.
CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Định hướng hoạt động du lịch tại TP.HCM trong thời gian tới
4.1.1 Quan điểm phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phát triển dựa trên những quan điểm đã được đề ra trong chỉ thị 46/CT-TW của Ban bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới:
- Du lịch là ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao, việc phát triển du lịch phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu chính, giữ vững an ninh trật tự, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.
- Hoạt động du lịch mang tính đa ngành, muốn phát triển du lịch tốt đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, các cấp.
- Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động kinh doanh du lịch nhằm xã hội hóa hoạt động du lịch, khai thác tốt mọi nguồn lực cho phát triển du lịch.
- Coi trọng việc phát triển thị trường du lịch trong nước, đồng thời mở rộng khai thác thị trường du lịch quốc tế.
4.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2013 – 2017 đoạn 2013 – 2017
4.1.2.1 Mục tiêu tổng quan
Đẩy mạnh phát triển và đưa du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, góp phần hiện đại công nghiệp hóa, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm du lịch hấp dẫn với tiện nghi cao, một trung tâm du lịch hàng đầu của khu vực Đông Nam Á và thực hiện được chức năng trung tâm trung chuyển khách du lịch cho các khu vực lân cận.
Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng thu hút số lượng lớn khách du lịch quốc tế và phát triển mạnh du lịch nội địa. Tăng độ dài lưu trú và chi tiêu bình quân. Tăng nhanh về doanh thu, đóng góp ngân sách nhà nước để Ngành du lịch Thành phố từ 2013-2017 tiếp tục phát huy và thực sự là một ngành kinh tế trọng điểm trong số 15 ngành kinh tế trọng điểm theo chủ trương của Ủy ban Nhân dân Thành phố.
4.1.2.2. Nhiệm vụ
Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đề ra các nhiệm vụ trọng yếu cho giai đoạn 2007 -2015:
- Xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo, mang sắc thái riêng của Thành phố Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và sinh thái.
- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá thu hút du khách trong và ngoài nước. Phối hợp nổ lực của nhà nước và doanh nghiệp để tổ chức quảng bá có hiệu quả và tập trung vào những thị trường quan trọng.
- Củng cố và mở rộng thị trường quốc tế song song với thị trường nội địa. Tích cực tổ chức nghiên cứu thị trường để gắn kết với sản phẩm du lịch Thành phố.
- Thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đánh giá nhu cầu của du khách trong giai đoạn 2007-2015 để có định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong du lịch.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của các ngành trong việc tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường và hạn chế tác hại về môi trường do du lịch gây ra. Có định hướng phát triển du lịch sinh thái đúng đắn tại những khu vực nhạy cảm về môi trường như vùng Cần Giờ.
- Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cho phù hợp giai đoạn mới.
4.2. Một số giải pháp
4.2.1. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch
4.2.1.1. Giáo dục trong trường học
Đưa những vấn đề về tài nguyên, môi trường, văn hóa và xã hội vào các chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực của ngành.
Trong quá trình đào tạo cần chú trọng nâng cao hiểu biết về bản chất phức tạp của du lịch hiện đại trong mối quan hệ với tài nguyên và môi trường, đề cao ý thức trách nhiệm và tự hào của mỗi người.
4.2.1.2. Giáo dục cộng đồng địa phương
Thông báo cho cộng đồng địa phương về những lợi ích tiềm tàng cũng như những thay đổi tiềm ẩn do hoạt động phát triển du lịch gây nên, qua đó cùng cộng đồng địa phương xác định những phương án phát triển phù hợp, đảm bảo việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng về tài nguyên, đem lại lợi ích cho người dân và sự phát triển bền vững của du lịch.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc triển khai thực hiện các dự án phát triển du lịch trên địa bàn của họ.
Trao đổi thường xuyên với cộng đồng địa phương bằng nhiều hình thức như hội họp, gặp gỡ…ngay trong quá trình qui hoạch, lập dự án phát triển du lịch, bảo vệ môi
trường du lịch để giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường du lịch.
4.2.1.3. Giáo dục du khách
Hướng dẫn khách những điều cần làm và những điều không nên làm về phương diện môi trường ở những điểm tham quan du lịch. Làm cho khách du lịch nhận thức được những tác động tiềm tàng và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng địa phương nơi họ đến.
Cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ nhất và không thiên lệch để họ có thể hiểu mọi khía cạnh môi trường có liên quan đến chuyến du lịch, giúp họ có được sự lựa chọn thích hợp.
Cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách về việc cần tôn trọng những di sản văn hóa và cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, thuần phong mỹ tục nơi đến du lịch.
Thực hiện nội qui, qui chế của khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch, cơ sở lưu trú du lịch về việc bảo vệ môi trường du lịch.
4.2.2. Giải pháp tăng cường đầu tư trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch lịch
Trong đào tạo du lịch, bên cạnh các bài giảng về lý thuyết, cần tăng cường thực hành, tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, lý luận có gắn liền với thực tiễn thì lý luận đó sẽ không phải là lý thuyết suông.
Cần nâng cao cơ sở vật chất trong môi trường đào tạo. Cơ sở vật chất càng đầy đủ, tiện nghi thì việc tiếp thu bài học sẽ tốt hơn. Trong thời gian gần đây, một số trường đã hướng đầu tư vào cơ sở vật chất để nâng cao đào tạo. Trong đó, Saigontourist đã có đề án xây dựng khách sạn, làm nơi thực tập cho học sinh Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Khách sạn TPHCM.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực trong du lịch, các trường đào tạo về lĩnh vực du lịch được xây dựng.Trong những năm qua ngành Du lịch đã quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Nếu như trước năm 1990, cả nước chỉ có 3 trường đào tạo công nhân khách sạn du lịch tại Hà Nội, Vũng Tàu, TP.HCM thì hiện nay cả nước có trên 40 trường Đại học có khoa du lịch, khoảng 40 trường cao đẳng du lịch, 43 trường Trung cấp du lịch. Ngoài ra còn có nhiều trung tâm đào tạo nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đào tạo các nghề về phục vụ bàn và nấu ăn. Hàng năm đào tạo hàng chục ngàn học sinh và sinh viên làm việc trong ngành Du lịch.
Đào tạo một nhân viên du lịch không chỉ là việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà bên cạnh đó phải đào tạo cả vấn đề đạo đức nghề nghiệp cho họ.
4.2.3. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cưc đến môi trường
Tất cả mọi hoạt động của du lịch đều có tác động hai chiều đến tài nguyên và môi trường, để giảm thiểu các tác động tiêu cực, chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ và khôi phục các tài nguyên, tôn trọng giá trị nguyên thủy của nó.
Thu hút cộng đồng vào bảo vệ môi trường sử dụng một phần vốn công ích và thu nhập cho du lịch đầu tư cho thu gom, xử lý chất thải, triển khai phát triển mô hình làng du lịch xanh và sạch.
Đầu tư cho giáo dục du khách và cộng đồng về giá trị của tài nguyên du lịch nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường và du lịch, lôi cuốn cộng đồng vào các hoạt động kinh doanh du lịch và bảo tồn tài nguyên du lịch
Cần xây dựng và triển khai các luật du lịch và các qui định trong việc phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cấp quản lý, các tổ chức xã hộ trong việc bảo tồn, khai thác gía trị tài nguyên.
Có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn để xác định khu vực bảo vệ, và khu vực tham quan của danh thắng, khu di tích lịch sử, khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia.Có thời gian để khôi phục tài nguyên hợp lý.
Tăng cường công tác thống kê, và áp dụng các phương pháp tiên tiến của khoa học kĩ thuật trong việc bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch.
4.2.4. Cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý
Giải pháp tổ chức quản lý môi trường du lịch phải có sự lien kết chặt chẽ giữ việc quy hoạch dự án du lịch và các cơ quan chức năng như Văn phòng chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp, bộ Lâm nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thong vận tải Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện chiến lược, . . .
Sau khi nghiên cứu, xác định giá trị của tài nguyên chỉ định rõ nhiệm vụ quản lý bảo vệ và khai thác từ cấp cơ sở, đơn vị khai thác, địa phương sở hữu đến Bộ Tài nguyên và môi trường và các cơ quan chức năng liên quan.
Áp dụng các hình thức khen thưởng cho các đối tượng có vai trò tích cực, xử phạt các hành vi, hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch.
4.2.5. Giải pháp khác
Đối với các nhà quy hoạch và kinh doanh du lịch:
- Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc: phát triển môi trường du lịch văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đảm bảo tính nhân văn.
+ Phải duy trì tính xác th ực của điểm du lịch là một yếu tố quan trọng mang ý nghĩ văn hóa.
+ Đồng thời hường xuy ên có chuyên gia kiểm tra các di tích, di vật khảo cổ, công trình kiến trúc…đễ phát hiện những thay đổi và có những biện pháp xử lý kịp thời.
+ Xây dựng những chương trình những đọan phim ngắn có lồng ghép, chen vào các tiết