Phô lôc Phô lôc 1: Gi¶i thÝch c¸c ch÷ viÕt t¾t CNXH : Chñ nghÜa x· héi CNTB : Chñ nghÜa t b¶n DCTS : D©n chñ t s¶n CNPX : Chñ nghÜa ph¸t xÝt CNQP : Chñ nghÜa qu©n phiÖt CNXHQG : Chñ nghÜa x· héi quèc gia Phô lôc 2: Nh÷ng tranh ¶nh minh ho¹ Lời cảm ơn Trong thời gian vừa qua, đợc sự nhất trí của khoa Lịch Sử trờng Đại Học Vinh, em đã tiến hành thực hiện đề tài : V ai trò của các lực lợng trong việc đánh bại phát xít Nhật làm bài khoá luận tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài trên, em đã nhận đợc sự giúp đỡ của nhiều cá nhân cũng nh các cơ quan có liên quan. Trớc hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS- TS Nguyễn Công Khanh đã trực tiếp giúp đỡ em trong cả quá trình hoàn thành khoá luận. Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa lịch sử đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho em thực hiện khoá luận. Để hoàn thành đề tài nay em cũng đã nhận rất nhiều sự giụp đỡ từ các phòng t liệu: Phòng t liệu khoa Lịch Sử trờng Đại Học Vinh, Th viện Đại Học Vinh, Th viện trờng Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Th viện trờng Đại Học s pham Hà Nội, Th viện Quốc Gia. Cảm ơn gia đình và bạn bè, những ngời đã luôn động viên em. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhng không thể tránh đợc những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, em mong muốn nhận đợc sự góp ý chân thành của tất cả mọi ngời để khoá luận của em đợc tốt hơn . Vinh, tháng 05 năm 2005 Sinh viên thực hiện Phan Thị Khánh Chi Mục lục A. Phần mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Phạm vi đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu 4 5. Bố cục đề tài 5 B. Phần nội dung 6 Chơng 1: Chủ nghĩa quân phiệt và sự xâm lợc châu á - Thái Bình Dơng 6 1.1. Chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới thứ hai 6 1.1.1 Sự hình thành chủ nghĩa phát xít 6 1.1.2 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ 1.2. Chủ nghĩa phát xít và sự xâm lợc châu á 12 1.2.1 Sự hình thành chủ nghĩa quân phiệt 12 1.2.2.Phát xít Nhật châu á thái bình dơng 23 Chơng 2: Vai trò của các lực lợng trong việc đánh bại phát xít Nhật 33 2.1. Hoạt động của các lực lợng 33 2.1.1. Hoạt động của Mỹ và Đồng minh 33 2.1.2. Hoạt động của Liên Xô 50 2.1.3. Hoạt động của các nớc phát xít Nhật chiếm đóng 56 2.2. Đánh giá vai trò của các lực lợng 62 2.2.1. Các ý kiến khác nhau về vai trò của các lực lợng trong việc đánh bại phát xít Nhật 62 2.2.2. Đánh giá khách quan của các lực lợng 65 2.2.3. ý nghĩa của chiến thắng 71 Phần C : Kết luận 74 Tài liệu tham khảo 77 Phụ lục 79 A phần Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài Cuộc chiến tranh Châu á -Thái Bình Dơng là một trong những bộ phận hợp thành cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Mặc dù không sánh đợc với chiến tranh ở châu Âu về mức độ tập trung binh lực cũng nh vai trò quyết định đối với cuộc chiến tranh thế giới, nhng chiến tranh châu á - Thái Bình Dơng lại có tầm quan trọng đặc biệt, nó chứa đựng nhiều nét phức tạp hơn cuộc chiến tranh ở châu Âu. Nếu nh cuộc chiến tranh ở châu Âu nổ ra, diễn biến gắn liền với tên Phát xít tiêu biểu nhất là Đức thì ở châu á -Thái Bình Dơng phát xít Nhật tung hoàn: "Kẻ nào tuốt gơm ra sẽ phải chết vì gơm ". Cuối cùng thì Phát xít Đức -ý- Nhật đã bị đánh bại. Việc đánh bại Phát xít công lao không phải riêng ai. Nhng nếu nh ở châu Âu, việc đánh bại Phát xít Đức công lao hàng đầu thuộc về Liên Xô, đó là điều không ai phủ nhận đợc, thì ở châu á Thái Bình Dơng, việc xác định vai trò của các lực lợng trong việc đánh bại phát xít Nhật cho đến nay vẫn còn là một trong những tuyến phân giới ý thức hệ và chính trị trong cuộc đấu tranh giai cấp phổ biến. Anh, Mỹ tham gia chiến tranh, đánh nhau với Nhật Bản gần 4 năm trời, Liên Xô chỉ đối đầu trực tiếp với Nhật hơn hai tuần lễ. Nhân dân các nớc bị n- ớc Nhật chiếm đóng đã chịu bao tổn thất và anh dũng chiến đấu. Vậy vai trò quýêt định trong việc đánh bại phát xít Nhật đợc quyết định bởi lực lợng nào nó đóng góp của các lực lợng khác ra sao? Nghiên cứu đề tài "Vai trò của các lực lợng trong việc đánh bại phát xít Nhật "có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn bởi những lý do sau: Trớc những ý kiến khác nhau về vai trò các lực lợng trong việc đánh bại Phát xít Nhật, chúng tôi muốn đánh giá lại một cách khách quan hơn. Đề tài liên quan tới nhiều nớc : không chỉ Nhật Bản, Trung Quốc và các nớc Đông Nam á trong khoảng thời gian diễn ra cuộc chiến tranh khốc liệt nhất lịch sử loài ngời (1939-1945) mà còn liên quan rất nhiều đến các nớc ở phơng Tây mà đặc biệt là Mỹ -Anh và một quốc gia đặc biệt là Liên Xô . Điều đó giúp ta hiểu đợc bản chất của Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản nói riêng, Chủ nghĩa đế quốc nói chung , hiểu sâu sắc mâu thuẫn giữa nhân dân các nứơc đế quốc thực dân và cuộc chiến tranh chính nghĩa giành độc lập, tự do cho dân tộc phải trả giá bằng xơng máu, sự hy sinh mất mát. Hiểu đợc điều đó, giúp chúng ta nhận ra chân lý giá trị của độc lập, tự do ngày nay. Dù là mục đích này hay mục đích khác, phi nghĩa hay chính nghĩa thì trong việc đánh bại phát xít Nhật, các lực lợng tham gia đã phải hy sinh rất nhiều tiền của, sinh mạng để bảo vệ nền hoà bình và phát triển của nhân dân châu á nói riêng, thế giới nói chung và tấm gơng chiến đấu hy sinh ấy luôn là tấm gơng cho thế hệ ngày nay tin tởng và đấu tranh đến cùng vì hoà bình phát triển, tiến bộ xã hội. Đồng thời nghiên cứu đề tài này góp phần bổ sung nguồn t liệu quý giá cho giáo viên trong việc giảng dạy chơng trình lịch sử ở Phổ thông trung học (lớp 10 và lớp 12) . Thế giới ngày nay cha ngừng tiếng súng, máu vẫn chảy, nớc mắt vẫn rơi bởi nạn khủng bố, sự đe doạ của chiến tranh đặc biệt là sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật, Đức, Italia là một nỗi ám ảnh của nhân loại. Nhng với sự thất bại của Phát xít Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai bởi sự đấu tranh của mọi lực lợng ngăn chặn tội ác là bài học xơng máu cho những kẻ hiếu chiến ngày nay. Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài : "Vai trò các lực lợng trong việc đánh bại phát xít Nhật làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử vấn đề Chủ nghĩa quân phiệt Nhật và sự thất bại của nó ở Châu á liên quan đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là mộtt nội dung thu hút sự quan tâm của nhiều ngời, trong đó, việc dánh giá vai trò của các lực lợng trong việc đánh bại phát xít Nhật là hết sức quan trọng.Nếu vai trò các lực lợng không đợc đánh giá một cách xác đáng thì sẽ là cơ hội để cho các thế lực phản động dựa vào đó để tác oai tác quái, để thu vén quyền lợi, để xiên xỏ . Chính vì thế, trong gần 60 năm qua, các công trình nghiên cứu về chiến tranh thế giới thứ hai đều chú ý đến vấn đề này, song đi sâu nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện thì cha. Thông thờng, mỗi nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến một khía cạnh của vấn đề, và vấn đề thờng nằm trong phần tổng kết, khái quát chung . Việc đánh giá vai trò các lực lợng trong việc đánh giá Phát xít nói chung lại đợc quan tâm chú ý trong khi đó vai trò các lực lợng đánh bại Phát xít Nhật lại tỏ ra mờ nhạt và ít đợc quan tâm hơn. Có thể thấy một số sách, tạp chí nghiên cứu lịch sử đề cập đến vấn đề này nh : "Những bí mật của chiến tranh thế giới thứ hai"(G.Đêbôrin ;Những bí mật của chiến tranh Thế giới thứ Hai;NXBST;1986 ) "ý nghĩa thời đại của chiến thắng phát xít Hít le và quân phiệt Nhật Bản" (1985) - NXB thông tin Lý luận ''Chiến tranh Thái Bình Dơng" (LêVinh Quốc -Huỳnh Văn Tòng;NXBGD;1991) "Sự thất bại của CNQP Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai (NXB sự thật Hà Nội;1985) Ngoài ra còn một số bài viết trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử có liên quan đến đề tài này. Tất cả những tài liệu nói trên vẫn chỉ nhắc tới một số khía cạnh của vấn đề, cha đa ra kết luận xác đáng .Vì thế, trong phạm vi Việt Nam, nghiên cứu về "Vai trò các lực lợng trong việc đánh bại phát xít Nhật" cho đến nay vẫn cha đợc nghiên cứu toàn diện, hệ thống và khoa học. 3. Phạm vi đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Phạm vi đề tài Đề tài nghiên cứu này gồm một không gian rộng, bao gồm các nớc Đồng minh mà tiêu biểu nhất là Mỹ , Anh. Đề tài này nghiên cứu cả Liên Xô, và đặc biệt là Nhật Bản với sự bành trớng của nó ở Trung Quốc, Đông Dơng, và các nớc Đông Nam á. Tuy vậy, khoá luận không đi sâu vào hoạt động của các quốc gia nói trên mà đi sâu nghiên cứu sự bành trớng của Nhật, sự đấu tranh nhằm đập tan âm mu của Nhật do Mỹ, Liên Xô và các nớc bị Nhật chiếm đóng . Về mặt thời gian, khoá luận nghiên cứu giai đoạn 1931 - 1945, tức là giai đoạn từ khi Nhật xâm lợc Mãn Châu cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhng trọng tâm chủ yếu nhất là từ năm 1939 - 1945. Trong đó chúng tôi chú trọng vào những mốc nh: Nhật Bản xâm chiếm Đông Dơng (1940) ,Nhật Bản gây ra chiến tranh Thái Bình Dơng(9-1941), tuyên cáo Potxđam ban hành và Liên Xô tham chiến (8-1945) . bởi vai trò các lực lợng thực sự đợc thể hiện rõ hơn cả khi chiến tranh Thái Bình Dơng bùng nổ . 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu Chủ nghĩa quân phiệt Nhật và sự bành trớng của nó, các hoạt động của Mỹ, Liên Xô và các nớc bị chiếm đóng qua các giai đoạn, các ý kiến khác nhau về vai trò các lực lợng từ trớc tới nay, song phần trọng điểm nhất của chúng tôi là hoạt động của các lực lợng.Trên cơ sở đó nhìn nhận ,đánh giá một cách khoa học bản chất của vấn đề cũng nh rút ra ý nghĩa, bài học để cảnh tỉnh với những thế lực quân phiệt hiếu chiến muốn gây đảo lộn trật tự thế giới ngày nay. Đó là những vấn đề đặt ra và ngời nghiên cứu có nhiệm vụ làm sáng tỏ . 4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn t liệu Do hạn chế về mặt ngoại ngữ, nên ngời viết cha có khả năng, điều kiện để tiếp xúc nguồn tài liệu tiếng Nga, Anh, Pháp. Bởi vậy tài liệu tham khảo trong khoá luận chủ yếu là những sách xuất bản bằng tiếng Việt hoặc bản dịch, các chuyên khảo nghiên cứu vấn đề này Các điểm có tài liệu phục vụ cho công trình này là : Th viện Quốc gia, Th viện Đại học Quốc Gia, Phòng t liệu Khoa lịch sử Đại học Vinh, Th viện Đại học Vinh, Th viện tỉnh Nghệ An . 4.2. Phơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và viết khoá luận này, chúng tôi sử dụng 2 phơng pháp chủ yếu là phơng pháp lịch sử và phơng pháp logic. Ngoài ra chúng tôi sử dụng các phơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phán đoán, cơ sở của những phơng pháp có hiệu quả trong quá trình nghiên cứu là dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Đảng ta về vấn đề quốc tế . Mặc dù đợc sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo hớng dẫn PGS - TS Nguyễn Công Khanh, các thầy cô giáo trong bộ môn lịch sử thế giới và trong khoa cũng nh những đóng góp của các bạn cùng chuyên ngành, nhng do hạn chế nhất định của bản thân nên chắc chắn khoá luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi mong nhận đợc sự chỉ bảo đóng góp ý kiến chân tình của quý thầy cô và các bạn để khoá luận của tôi đợc hoàn thiện hơn. 5. Bố cục đề tài : Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm 2 chơng : Chơng 1: Chủ nghĩa quân phiệt và sự xâm lợc Châu á Thái Bình Dơng. Ch¬ng 2: Vai trß c¸c lùc lîng trong viÖc ®¸nh b¹i ph¸t xÝt NhËt. B. Phần nội dung Ch ơng 1 : Chủ nghĩa quân phiệt và sự xâm lợc Châu á Thái Bình Dơng. 1.1. Chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới thứ hai . 1.1.1. Sự hình thành chủ nghĩa phát xít . Chủ nghĩa phát xít xuất hiện đầu tiên ở ý. Nớc ý bớc ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với t cách là một nớc thắng trận, nhng đế quốc chiến thắng này đã chẳng đợc chút lợi lộc gì đáng kể mà ngợc lại, thiệt hại rất nặng nề qua cuộc chiến. Tốn kém 65 tỷ lia vàng , 60% tàu buôn bị phá huỷ, 655.000 ngời bị chết, 500.000 ngời bị thơng và hơn một triệu rỡi ngời bị bắt làm tù binh. Để bù vào những khoản chiến phí khổng lồ trên, chính phủ ý ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Trong lúc đó, Cách mạng Tháng Mời ở Nga đã ảnh hởng mạnh mẽ vào nớc ý khiến trong những năm 1919 - 1920 ở ý đã diễn ra một phong trào cách mạng sâu rộng - nớc ý càng lún sâu thêm vào khủng hoảng. Chính trong bối cảnh khủng hoảng trên, chủ nghĩa phát xít xuất hiện đầu tiên ở ý. Chủ nghĩa phát xít lúc mới đầu chủ yếu tập hợp những sĩ quan tiểu t sản giải ngũ vào trong những "Tổ chiến đấu" vũ trang do Benito Mutxôlini cầm đầu nhằm chống lại phong trào công nhân ý đang ngày càng chịu ảnh hởng sâu sắc của cách mạng tháng Mời Nga. Từ phát xít bắt nguồn từ chữ : "Fasci" có nghĩa là tổ, bó, nhóm "Tổ chiến đấu" ra đời trong hoàn cảnh nớc ý bị lép vế trên trờng quốc tế, và trong nớc thì phong trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ, thế nên Mutxôlini đã đề xớng chủ trơng: "Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài nớc ý", chủ