1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC yếu tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC tận DỤNG INTERNET của các DOANH NGHIỆP QUỐC tế hóa TRONG THỊ TRƯỜNG CHUYỂN đổi

19 563 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 345,14 KB

Nội dung

MỤC LỤC i Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22 1. TÓM LƯỢC NGHIÊN CỨU • Loại hình nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng – dạng thiết kế nghiên cứu mô tả • Lý do nghiên cứu: - Các nghiên cứu trước chỉ chú trọng nghiên cứu ở các nước phát triển và công nghiệp hóa mà chưa thực hiện ở các thị trường chuyển đổi – cụ thể là Việt Nam. - Mô hình TAM trước đây chỉ nghiên cứu khả năng chấp nhận công nghệ của cá nhân mà chưa kiểm nghiệm phản ứng của các tổ chức. • Mục tiêu nghiên cứu: Điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến việc tận dụng Internet của các doanh nghiệp quốc tế hóa trong thị trường chuyển đổi. • Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp quốc tế hóa ở Việt Nam • Khái niệm nghiên cứu và mô hình nghiên cứu: - Khái niệm nghiên cứu: Bao gồm 4 khái niệm (nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, định hướng theo thị trường, định hướng học hỏi). - Mô hình nghiên cứu: Mô hình SEM, TAM, EFA, CFA. Bên dưới là sơ đồ thể hiện 8 giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu (nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, định hướng theo thị trường, định hướng học hỏi): Định hướng thị trường Định hướng học hỏi Nhận thức tính hữu ích Nhận thức tính dễ sử dụng Tận dụng Internet H5 H8 H4 H7 H6 H3 H1 H2 2 Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22 H1:Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa nhận thức tính hữu ích internetviệc tận dụng internet H2: Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa nhận thức tính dễ sử dụng internettận dụng internet H3: Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa nhận thức tính dễ sử dụng và tính hữu ích của internet H4: Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa định hướng thị trường và nhận thức tính hữu ích của internet. H5: Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa định hướng thị trường và sự tận dụng internet. H6: Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa định hướng học hỏi và nhận thức tính hữu ích của internet. H7: Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa định hướng học hỏi và nhận thức tính tính dễ dàng sử dụng của internet. H8: Mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa định hướng học hỏi và định hướng thị trường. • Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ gồm phương pháp thảo luận nhóm và một nghiên cứu sơ bộ định lượng để điều chỉnh kết quả đo lường. - Giai đoạn khảo sát chính dùng để kiểm tra các giá trị đo lường và mô hình cấu trúc. • Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu xác suất theo nhóm, chọn 306 doanh nghiệp quốc tế hóa tại Tp.HCM. • Phương pháp xử lý dữ liệu: Hệ số Cronbach alpha, kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích mô hình SEM. • Kết quả nghiên cứu: nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, định hướng theo thị trường, định hướng học hỏi đều là các công cụ dự đoán việc tận dụng Internet của các doanh nghiệp quốc tế hóa ở Việt Nam. • Hạn chế: Có thể có những điểm khác nhau giữa các thị trường chuyển đổi nên còn hạn chế về tính khái quát hóa. Chưa điều tra vai trò tác động của cơ sở hạ tầng trong thị trường chuyển đổi, nên kết quả đo lường có thể thiếu ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu chỉ tập trung vào một vài khái niệm nghiên cứu nên chưa khái quát hóa về mức độ ảnh hưởng của các khái niệm nghiên cứu. 3 Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22 Hướng nghiên cứu trong tương lai: Bổ sung những hạn chế và thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin. 2. PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU Xây dựng biến Tra lý thuyết Thảo luận nhóm (n = 6) Bảng câu hỏi nháp Dịch ngược Xem xét lại Bảng câu hỏi nháp cuối Nghiên cứu sơ bộ định lượng(n = 89) Đánh giá sơ bộ Phân tích độ tin cậy Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Bảng câu hỏi chính thức Xóa 1 biến tương quan biến-tổng thấp (Cronbach alpha) Xóa 1 biến trọng số nhân tố thấp Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) Nghiên cứu chính thức định lượng(n=306) Đánh giá chính thức Hiệu chỉnh thang đo: độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích được, tính đơn hướng, độ hội tụ, độ giá trị phân biệt Kiểm định mô hình cấu trúc và giả thuyết Hình 2.1. Sơ đồ thể hiện quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 3 bước cơ bản đó là: - Xây dựng tập biến (item generation) - Nghiên cứu sơ bộ (pilot study) - Nghiên cứu chính thức (main study) 2.1. Bước 1: Xây dựng tập biến Để xây dựng tập biến chúng ta cần phải xác định rõ ràng nội dung khái niệm vì đó là cơ sở để đánh giá giá trị nội dung của thang đo. Từ phần tổng quan lý thuyết, tác giả đã xây dựng được 3 khái niệm bậc nhất (khái niệm đơn hướng) gồm tận dụng internet, nhận thức về tính hữu dụng và nhận thức tính dễ sử dụng internet; và 2 khái niệm bậc 2 gồm định hướng học hỏi và định hướng thị trường. 4 Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22 a. Tận dụng internet: được đo lường bằng 2 biến: Biến 1: thời gian cho việc tìm kiếm trên internet. Biến 2: mức độ thường xuyên sử dụng internet cho mục đích kinh doanh quốc tế. Hai yếu tố này được cho là có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì khi doanh nghiệp cần thông tin, nó sẽ tìm kiếm trên internet và hay gửi email cho đối tác, khách hàng và các tổ chức có quan hệ kinh doanh với họ. b. Nhận thức về tính hữu dụng: được đo bằng 6 biến, phản ánh niềm tin của doanh nghiệp vào tính hữu dụng của internet để đạt được thông tin và giao tiếp với thị trường nước ngoài. c. Nhận thức tính dễ sử dụng internet: được đo bằng 4 biến thuộc 3 lĩnh vực: hiểu biết về cách sử dụng internet, sử dụng nó để tìm kiếm thông tin về một thị trường nước ngoài nào đó và giao tiếp với các tổ chức nước ngoài thông qua internet. d. Định hướng thị trường: là khái niệm bậc hai gồm 3 thành phần: định hướng khách hàng, định hướng đối thủ và sự phối hợp các bộ phận chức năng. - Định hướng khách hàng được đo bằng 8 biến, thể hiện mức độ cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng. - Định hướng đối thủ được đo bằng cách hỏi người tham gia về mức độ hiểu biết và phản ứng với sự cạnh tranh. - Sự phối hợp các bộ phận chức năng được đo bằng 5 biến đánh giá mức độ phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. e. Định hướng học hỏi: cũng là một khái niệm bậc 2, gồm 3 yếu tố: cam kết học hỏi, chia sẻ tầm nhìn, và xu hướng cởi mở. - Cam kết học hỏi đo bằng 4 biến phản ánh mức độ sẵn sàng cam kết học hỏi. - Chia sẻ tầm nhìn cũng đo bằng 4 biến bao gồm tập trung học hỏi để bồi dưỡng năng lượng, cam kết và mục đích giữa các thành viên trong doanh nghiệp. - Xu hướng cởi mở được đo bằng 3 biến phản ảnh quá trình “không học hỏi” của công ty. Trừ 2 biến đo lường tận dụng internet được đo theo thang đo tỉ lệ, tất cả các biến khác được đo bằng thang đo 5 điểm Likert: 1 là hoàn toàn không đồng ý, 5 là hoàn toàn đồng ý. 5 Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22 Mặc dù đa số những thang đo này đã được sử dụng phổ biến trong quá khứ (nhận thức tính hữu dụng và nhận thức tính dễ sử dụng của internet dựa vào thang đo của Nguyen và Barrett (2006); định hướng thị trường được đo theo thang đo của Narver và Slater (1990); định hướng học hỏi được đo bằng cách ứng dụng thang đo phát triển bởi Sinkyla (1997)), nhưng tác giả vẫn tiến hành thảo luận nhóm gồm 6 nhà quản lý làm việc trong các doanh nghiệp quốc tế hóa và có sử dụng internet trong hoạt động kinh doanh quốc tế của họ để kiểm tra lại nội dung của các biến quan sát và điều chỉnh để đảm bảo chúng bao phủ nội dung của các khái niệm. Khi đã xác định được đầy đủ các biến quan sát, ta có thang đo nháp đầu hay bảng câu hỏi nháp đầu, qua quá trình dịch ngược và xem xét lại, ta được bảng câu hỏi nháp cuối. 2.2. Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ Sau khi có được thang đo nháp cuối cùng, tác giả đã tiến hành đánh giá độ tin cậy và giá trị của nó. Các giá trị của thang đo và độ tin cậy đều là giá trị định lượng và được đánh giá bằng phương pháp định lượng. Vì vậy, một khảo sát định lượng sơ bộ tiếp theo dùng để tinh chỉnh các giá trị đo, được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 89 công ty ở TP HCM, VN. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua phân tích Cronbach’s alpha để loại bỏ các biến rác trước khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Đánh giá độ tin cậy dẫn đến loại bỏ một biến đo định hướng thị trường, do nó có độ tương quan biến- tổng thấp < 30%. Kết quả thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA (phép trích nhân tố) cũng dẫn đến việc loại bỏ thêm một biến đo định hướng thị trường khác vì nó có độ tải yếu tố thấp (<0.5%). Các biến đạt yêu cầu khác được sử dụng làm thang đo chính thức của các khái niệm nghiên cứu. Nhận xét: tác giả không nói rõ 89 công ty ở TP HCM để tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ là từ những công ty nào, liệu tất cả những công ty này đều thuộc công ty quốc tế hóa không. Nếu không thì chưa chắc thang đo này “đáng tin cậy” khi khảo sát mẫu gồm 100% doanh nghiệp quốc tế hóa. 6 Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22 2.3. Bước 3: Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức được dùng để kiểm định thang đo, kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết đề ra trong mô hình. Chọn mẫu: một mẫu gồm 306 DN quốc tế hóa ở TP HCM có sử dụng internet, người tham gia là những nhà quản trị cấp cao trong các DN khảo sát Công cụ: bảng câu hỏi gốc bằng tiếng Anh, được dịch sang tiếng Việt để gửi cho những nhà quản lý không thông thạo tiếng Anh. Sau đó được dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh để đảm bảo ý nghĩa tương đương - Phương pháp thu thập dữ liệu: gửi mail - Phân tích độ tin cậy ( hệ số Cronbach alpha) - Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Phân tích các nhân tố khẳng định (CFA) - Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) Quá trình nghiên cứu tuân thủ đúng các trình tự và theo kế hoạch đã đề ra. Từng công đoạn, từng giai đoạn được thực hiện một cách nghiêm ngặt và có những cơ sở để nhận định rõ ràng bên cạnh đó là cơ sở lý thuyết tham chiếu cũng hết sức cô đọng và chặt chẽ. 3. PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phân tích phương pháp chọn mẫu 3.1.1. Đo lường Việc đo lường được thực hiện khá công phu qua 2 giai đoạn (phát triển khái niệm và hình thành thang đo). Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các thang đo khác nhau cho từng yếu tố khác nhau. Định hướng thị trường 6 biến quan sát Định hướng học hỏi Nhận thức tính hữu ích internet Nhận thức tính dễ sử dụng internet Việc tận dụng internet Tân suất sử dụng email Số giờ sử dụng Internet 3 biến quan sát Định hướng khách hàng( 8 biến quan sát) Định hướng đối thủ Khả năng hợp tác nội bộ (5 biến quan sát) 7 Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22 Cam kết học hỏi (4 biến quan sát) Chia sẻ tầm nhìn (4 biến quan sát) Xu hướng cởi mở (3 biến quan sát) Thang đo Likert (5 điểm) Thang đo tỷ lệ Nghiên cứu này sử dụng 3 khái niệm đơn hướng (tận dụng internet, nhận thức về tính hữu dụng và tính dễ sử dụng internet) và 2 khái niệm đa hướng (định hướng học hỏi và định hướng thị trường). Hình 3.1. Mô hình thể hiện các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu 3.1.2. Tiến hành chọn mẫu Chọn ra 400 doanh nghiệp có sử dụng internet tại TPHCM trong danh bạ 5000 doanh nghiệp quốc tế hóa của Việt Nam. Bảng câu hỏi được thiết kế bằng tiếng Anh, sau đó dịch sang tiếng Việt để gởi cho đơn vị khảo sát và sau đó lại được dịch sang tiếng Anh để đảm bảo đúng ý nghĩa. Đối tượng trả lời câu hỏi được lựa chọn là các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm về hoạt động Kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp được chọn nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu người nghiên cứu còn thực hiện nhắc nhở bằng điện thoại đối với người được khảo sát. 8 Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22 Kết quả phản hồi nhận được 327 bảng kết quả (đạt 82%), trong đó loại ra 21 bảng trả lời do người trả lời không phải là người quản trị cấp cao chịu trách nhiệm về việc kinh doanh quốc tế. Kết quả mẫu khảo sát như sau: Nhận xét: Việc chọn mâu được thực hiện khá tốt trên phương diện chọn mẫu xác suất theo nhóm. Mẫu có tính đại diện cao. 3.2. Phân tích phương pháp sử dụng mô hình 3.2.1. Phân tích phương pháp sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Aceptance Model - TAM) và mô hình phương trình cấu trúc (Structural Equation Modeling - SEM) 3.2.1.1. Phân tích phương pháp sử dụng mô hình Nghiên cứu này thực hiện qua 2 giai đoạn: đánh giá sơ bộ (pilot study) và khảo sát chính. - Giai đoạn sơ bộ gồm phương pháp thảo luận nhóm (focus group) và một nghiên cứu sơ bộ định lượng. Mục đích là điều chỉnh và tinh chỉ kết quả đo. - Khảo sát chính được dùng để kiểm tra các giá trị đo và mô hình cấu trúc. Phương pháp: - Phân tích độ tin cậy ( hệ số Cronbach alpha) - Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Phân tích các nhân tố khẳng định (CFA) - Mô hình phương trình cấu trúc (SEM) 3.2.1.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) Davis (năm 1986) đã lần đầu tiên đề xuất Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – TAM) có 5 biến chính: Biến ngoại sinh 9 Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22 Dự định sử dụng Nhận thức tính hữu ích Nhận thức tính dễ sữ dụng Việc sử dụng công nghệ Thái độ hướng đến sử dụng (1) Nhận thức sự hữu ích (Perceived usefulness): Mức độ mà 1 người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao khả năng thực hiện của mình. (2) Nhận thức tính dễ sử dụng (Perceived ease of use): Mức độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực. (3) Biến ngoại sinh: Các biến ảnh hưởng đến nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng. (4) Thái độ hướng đến việc sử dụng. (5) Dự định sử dụng: Có mối quan hệ chặt chẽ đến việc sử dụng thực sự. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình TAM với hai biến chính là nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng, và hai biến ngoại sinh là định hướng thị trường (Market orientation) và định hướng học hỏi (Learning orientation) để xem xét ảnh hưởng của 2 biến này lên các biến nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, việc ứng dụng internet của tổ chức (các doanh nghiệp đang hội nhập quốc tế), cũng như mối quan hệ giữa chúng. Tác giả đã phân tích các lý do cho thấy việc sử dụng mô hình TAM ở đây là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu: TAM có lý thuyết vững chắc và được hỗ trợ từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm (Lucas và Spitler, 1999); một vài nghiên cứu khác cũng chứng minh được sự hỗ trợ của TAM (Igbaria, 1995); hai khái niệm nghiên cứu của TAM, nhận thức tính hữu 10 Tiểu luận NCKH – Nhóm 10 – Đêm 1 – K22

Ngày đăng: 26/12/2013, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w