1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động ở việt nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006

55 900 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 602 KB

Nội dung

Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Chuyên đề tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS.Cao Xuân Hòa và sự giúp đỡ của các anh chị tại Trung tâm Thông tin, Phân tích và Dự báo Chiến lược – Viện Khoa học Lao động và Xã hội. Em xin chân thành cảm ơn. Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 1 Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế LỜI MỞ ĐẦU  Đặt vấn đề Có rất nhiều quan niệm về tiền lương như quan niệm theo từ điển giải nghĩa Kinh tế - kinh doanh (Anh – Việt), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1996, như quan niệm theo Einkommen, như quan niệm theo David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch. Từ các quan niệm này, có thể khái quát bản chất của tiền lương trong kinh tế thị trường sau: Tiền lương là giá cả lao động, hay biểu hiện bằng tiền của giá trị lao độngngười chủ sử dụng lao động trả cho người lao động làm thuê. Đối với nước ta, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây, do không thừa nhận sức lao động là hàng hóa, không thừa nhận có thị trường lao động, và do vậy tiền lương không được coi là giá cả của hàng hóa sức lao động. Lúc này tiền lương được coi là một phần của thu nhập quốc dân được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động tương ứng với sự đóng góp của họ. Bản chất tiền lương trong nền kinh tế này khác căn bản với tiền lương trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù tiền lương cũng có chức năng là thước đo giá trị, đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất phát triển, nhưng không triệt để và đúng nghĩa của nó. Chủ nghĩa phân phối bình quân, cào bằng, chia nhau cái nghèo có thể làm cho tiền lương thực hiện được chức năng xã hội rất tốt là tạo được sự bình đẳng xã hội, nhưng lại triệt tiêu động lực kích thích người lao động. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính sách tiền lương khu vực có quan hệ lao động được cải cách, đổi mới theo định hướng thị trường. Khi đó, tiền lương từng bước thực hiện đúng các chức năng của nó trong điều kiện kinh tế thị trường, có sự hoạt động của thị trường lao động. Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 2 Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế Nhưng việc trả lương cho người lao động phải dựa trên những căn cứ xác định như vào mức độ đóng góp lao động cụ thể của từng người, như vào cung cầu lao động, … Chính vì lẽ đó nên em chọn đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006” cho Chuyên đề tốt nghiệp của mình.  Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá thực trạng tiền lương của người lao động và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của họ trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.  Kết cấu của đề tài Ngoài phần Lời mở đầu, Đề tài gồm ba chương chính: Chương Một làm rõ về cơ sở lý thyết của đề tài. Đặc biệt chương này sẽ đưa ra mô hình cho cơ sở lý thuyết. Đây là những khung khổ lý thuyết chính được dùng để phân tích trong phần phân tích định lượng của báo cáo Chương Hai của đề tài tập trung phân tích thực trạng tiền lương của người lao động Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006. Bằng phương pháp mô tả thống kê, sử dụng số liệu điều tra Mức sống hộ gia đình và số liệu điều tra Doanh nghiệp, chương này mô tả một số đặc điểm cơ bản về tiền lương của người lao động theo một số chỉ tiêu nhất định. Chương Ba của đề tài là chương chính trong nghiên cứu này. Bằng phương pháp định lượng, cụ thể là sử dụng phương pháp mô tả toán học, đề tài sẽ tập trung vào tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006. Trên cơ sở của những phân tích của các Chương Một, Hai và Ba, Kết luận của đề tài sẽ tóm lược lại những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu. Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 3 Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế  Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định lượng kết hợp với tổng quan tài liệu. Sử dụng các phầm mềm hỗ trợ trong tính toán như: SPSS, Stata, Eviews. Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 4 Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1. KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Tiền lươngmột phạm trù kinh tế xuất hiện từ khi có quan hệ sử dụng sức lao động của một bộ phận dân cư trong xã hội bởi một bộ phận dân cư khác. Trong thực tế, khái niệm tiền lương còn có nhiều tên gọi khác nhau như tiền công, thù lao lao động, thu nhập lao động, … Những tên gọi này được sử dụng đối với những nhóm lao động khác nhau hoặc cho những loại công việc khác nhau. Kinh tế học cho rằng quá trình sản xuất là sự kết hợp các yếu tố đầu vào (vốn, lao động, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, …) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Vốn và lao động là hai yếu tố đâu vào cơ bản. Vốn thuộc quyền sở hữu của một bộ phận dân cư trong xã hội, còn bộ phận dân cư khác, do không có vốn, chỉ có sức lao động phải đi làm thuê cho những người có vốn và đổi lại, họ nhận được một khoản tiền gọi là tiền lương. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, khái niệm tiền lương đã dần được mở rộng và bao hàm đầy đủ ý nghĩa kinh tế và xã hội. Đầu tiên là lý thuyết tiền lương đủ sống (sau này trở thành lý thuyết về tiền lương tối thiểu) xuất hiện từ cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, cho rằng mức tiền lương của lao động phổ thông (không có tay nghề) sẽ được xác định mức bằng hoặc cao hơn rất ít so với mức chi phí tối thiểu cần thiết cho người lao động và gia đình họ. Tiếp theo là lý thuyết “tổng quỹ tiền lương”, cho rằng tiền lương là một bộ phận của vốn ứng trước và được hình thành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 5 Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế Với sự phát triển của thị trường lao động và thị trường cạnh tranh hoàn hảo vào đầu thế kỷ 20, dựa trên cạnh tranh tự do và quan hệ cung cầu đã xuất hiện lý thuyết năng suất cận biên. Lý thuyết này cho rằng người sử dụng lao động sẽ tiếp tục thuê thêm lao động đến một mức mà giá trị của sản phẩm do người công nhân cuối cùng mang lại lớn hơn hoặc bằng chi phí tiền lương cho anh ta. Từ những năm 30 của thế kỷ 20 trở lại đây, với sự ra đời của học thuyết tiền lương linh hoạt, tiền lương co giãn, tiền lương được coi là yếu tố đạt được trên cơ sở cân bằng cung - cầu lao động. Sự ra đời của học thuyết thỏa ước lao động tập thể, tiền lương được hiểu là kết quả thương thuyết của các bên có liên quan. Có thể thấy rằng các lý thuyết về tiền lương đều có ý nghĩa trong những hoàn cảnh nhất định và góp phần lý giải các khía cạnh khác nhau của khái niệm tiền lương. Tuy nhiên, không một lý thuyết nào có thể giải thích được mọi tình huống của tiền lương. Giá trị lớn nhất của các lý thuyết này là góp phân thiết lập nguyên tắc “trả lương như nhau cho công việc có giá trị như nhau”. Tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp là sự trả công cho dịch vụ lao động đã được thực hiện, thể hiện mối quan hệ giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Về nguyên tắc, tiền lương phải trả đúng giá trị dịch vụ lao động đã được cung ứng (giá cả sức lao động). Trong kinh tế thị trường, tiền lương trong doanh nghiệp còn chịu tác động của các mức tiền lương thịnh hành trên thị trường. Điều này có nghĩa là tiền lương cần đuợc trả dựa theo quan hệ cung cầu trên thị trường lao động. Tuy nhiên, tại các quốc gia áp dụng hệ thống tiền lương tối thiểu, các doanh nghiệp không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức tiền lương tối thiểu theo luật định (luật về tiền lương tối thiểu). Ngoài ra, trong việc hình thành các mức tiền lương trong doanh nghiệp, ngoài người lao độngngười sử dụng lao động Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 6 Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế còn có vai trò của tổ chức đại diện người lao động (công đoàn) trong việc đàm phán và thương thảo tiền lương (thông qua cơ chế thỏa thuận). Trong khi quy luật cung - cầu lao động chi phối nhiều đến mức tiền lương trong ngắn hạn, thì khả năng thương thuyết của các bên lại quyết định mức tiền lương trong dài hạn. Bên cạnh đó, mức lương còn chịu sự tác động điều chỉnh của chính phủ như luật thuế thu nhập cá nhân, luật bảo hiểm xã hội và quyết định của trọng tài. Lúc này, tiền lương không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế mà còn có nội dung xã hội. Trong một số trường hợp, tiền lương còn được dùng trong các cuộc vận động chính trị, tranh cử và thu hút cử tri. Tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp là số tiền (hoặc hiện vật) mà người sử dụng lao động trả cho người lao động về sự cung ứng dịch vụ lao động cho doanh nghiệp. Tiền lương có thể được trả theo thời gian hay theo sản phẩm. Tiền lương thời gian trả cho công nhân trên cơ sở số giờ, ngày , tuần hay tháng làm việc, còn tiền lương sản phẩm trả theo khối lượng công việc hoàn thành. Dù trả theo thời gian hay theo sản phẩm thì tiền lương cũng cần được xem xét trên hai khía cạnh: tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế: - Tiền lương danh nghĩa là số tiềnngười sử dụng lao động trả cho người lao động vì những đóng góp lao động của họ. - Tiền lương thực tế là giá trị lượng các loại hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng lượng tiền danh nghĩa nhận được. Tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả các hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Tiền lương danh nghĩa tăng không có nghĩa là tiền lương thực tế tăng nếu tốc độ tăng giá cao hơn tốc độ tăng tiền lương. 1.2. CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TIỀN LƯƠNG Các căn cứ chủ yếu bao gồm: Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 7 Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế  Các quy định về tiền lương của Nhà nước. Thông thường các quy định của nhà nước là yêu cầu bắt buộc và là giới hạn tối thiểu mà các doanh nghiệp cần phải tuân thủ. Các quy định của nhà nước về tiền lương bao gồm tiền lương tối thiểu, cơ chế thỏa thuận tiền lương, thỏa ước lao động tập thể, các quy định về tiền lương khác mang tính bắt buộc.  Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một biến số quan trọng của tiền lương, thể hiện khả năng trả lương của doanh nghiệp. Các biến số quan trọng nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến tiền lương là năng suất lao động, lợi nhuận, thị phần. Một số nghiên cứu cho thấy lợi nhuận tăng lên 10% thì sẽ làm cho tiền lương tăng lên 1%. Trong phân phối tiền lương và thu nhập tại doanh nghiệp, việc căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhằm đảm bào hài hòa lợi ích giữa người lao động với lợi ích của doanh nghiệp.  Cung cầu lao động và các mức lương trên thị trường lao động. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là biều hiện của giá cả sức lao động. Tiền lương chịu sự chi phối của quan hệ cung cầu lao động, chi phí lao động trong doanh nghiệp, cũng như các loại chi phí đầu vào khác. Quan hệ cung cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương của doanh nghiệp và được thể hiện như sau: - Khi cung cầu lao động trên thị trường lao động đạt mức cân bằng thì tiền lương có xu hướng dừng lại mức tiền lương cân bằng. - Khi cầu lao động tăng lên và mức cung không tăng lên tương ứng thì mức tiền lương sẽ có xu hướng tăng lên, ngược lại tiền lương sẽ có xu hướng giảm xuống. Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 8 Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế Trong thực tế, các mức lương đang thịnh hành trên thị trường đối với từng loại lao động là căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp quyết định của mình. Trong điều kiện thị trường lao động ngày càng phát triển, việc xác định các mức lương cạnh tranh ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp.  Mức độ đóng góp lao động của người lao động. Trong thực tế, việc trả lương cho người lao động phải căn cứ vào mức độ đóng góp lao động cụ thể của từng người. Yêu cầu này xuất phát từ nguyên tắc cơ bản trả lương như nhau cho lao động có giá trị như nhau. Giá trị/kết quả lao động có thể được đo lường thông qua thời gian làm việc thực tế (số giờ công hay ngày công), khối lượng (nhiệm vụ) công việc hoàn thành (lượng sản phẩm/công việc hoàn thành), chất lượng công việc hoàn thành theo các quy định về quy cách, tiêu chuẩn, thời hạn, … Mức độ đóng góp còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, thâm niên và kinh nghiệm công tác. Để xác định tiền lương dựa vào mức độ đóng góp (kết quả lao động) của cá nhân thì 2 việc sau đây cần thiết phải làm: thứ nhất, chức danh phải được xác định rõ ràng bằng phương pháp đánh giá nghề và công việc; mục tiêu cá nhân trong kỳ hạn tiền lương phải được xác định rõ ràng và phải đo đếm được; thứ hai, phải có hệ thống thẩm định kết quả lao động và phương pháp xếp lương theo hiệu quả.  Một số yếu tố có tính chất khuyến khích. Trong nhóm này có thể kể đến thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm và sự gắn bó đối với doanh nghiệp; tình hình thực hiện an toàn lao động, thâm niên công tác, sự đóng góp đối với doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp áp dụng các loại phụ cấp thu hút, phụ cấp khuyến khích, tạo điều kiện làm việc, đào tạo, phát triển và thăng tiến nhằm tuyển mộ và giữ chân người tài. Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 9 Chuyên dề tốt nghiệp Khoa Toán kinh tế  Những căn cứ khác. Ngoài những căn cứ chính nêu trên, tùy theo tình hình cụ thể mà các doanh nghiệp có thể căn cứ vào những yếu tố khác nhau để xây dựng cơ chế tiền lương như tỷ lệ giữa chi phí lao động so với tổng chi phí sản xuất; các loại kỹ năng mà doanh nghiệp cần có; mức năng suất cá nhân cần có để đạt được mức sản lượng đầu ra dự kiến; sự thích hợp của các phương pháp trả lương; những tiến bộ của khoa học công nghệ có ảnh hưởng đến tổ chức và bố trí lao động; mức độ ổn định kinh doanh và tuyển dụng lao động; tương lai phát triển của doanh nghiệp; quy mô thị trường lao động; xu hướng biến động của giá cả sinh hoạt; phong trào công đoàn. 1.3. PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG – MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Phân phối tiền lương là nội dung rất quan trọng trong hệ thống quản lý lao động của doanh nghiệp, nó thể hiện mối quan hệ giữa “làm” và “ăn”, giữa “đóng góp” và “hưởng thụ”. Phân phối tiền lương có mối quan hệ chặt chẽ với phân công, bố trí và sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Phân phối tiền lương không chỉ thể hiện mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa những người lao động với nhau. Nó không chỉ thể hiện mối quan hệ tiền lương trong nội bộ doanh nghiệp, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với phần còn lại của xã hội, giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các ngành, các khu vực, các vùng và các quốc gia với nhau. Phân phối tiền lương có quan hệ chặt chẽ với mức độ đóng góp lao động và kết quả lao động (trả lương theo thời gian hay theo sản phẩm). Như vậy, phân phối tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả người lao động và cả doanh nghiệp. Phân phối tiền lương không chỉ quan trọng đối với người lao động, mà cả đối với người sử dụng lao động và chính phủ. Đinh Mỹ Hương Toán kinh tế 46 10 [...]... THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 Chương này mô tả một số đặc điểm cơ bản về tiền lương của người lao động trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006 theo một số chỉ tiêu sau: + Giới tính của người lao động + Nhóm tuổi của người lao động + Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và số năm đi học của người lao động + Địa bàn cư trú của người lao động +... toán từ số liệu điều tra Mức sống 2004- 2006 Số năm đi học khu vực nông thôn luôn thấp hơn so với khu vực thành thị Năm 2004 số năm đi học bình quân của lao động nữ khu vực nông thôn là 8.122 năm, năm 2006 là 8.491 năm, trong khi đó khu vực thành thị tương ứng là 11.307 năm và 11.541 năm Như vậy số năm đi học của lao động nữ nông thôn năm 2004 bằng 71.83 % số năm đi học của lao động nữ thành thị, năm. .. kinh nghiệm của lao động nữ nông thôn năm 2004 bằng 90.52 % số năm kinh nghiệm của lao động nữ thành thị, năm 2006 tỉ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 89.57 % Năm 2004 số năm kinh nghiệm bình quân của lao động nam khu vực nông thôn là 17.667 năm, năm 2006 là 18.41 năm, trong khi đó khu vực thành thị tương ứng là 19.591 năm và 19.531 năm Như vậy số năm kinh nghiệm của lao động nam nông thôn năm 2004 bằng... bằng 90.18 % số năm kinh nghiệm của lao động nam thành thị, năm 2006 tỉ lệ này tiếp tục tăng lên còn 94.26 % Đinh Mỹ Hương 46 Toán kinh tế Chuyên dề tốt nghiệp 29 Khoa Toán kinh tế CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 3.1 SỐ LIỆU DÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ƯỚC LƯỢNG 3.1.1 Số liệu sử dụng trong mô hình Số liệu sử dụng... là sai số ngẫu nhiên có kỳ vọng bằng 0 phương sai hữu hạn Biến phụ thuộc: Wage là lương của người lao động đã được qui đổi về lương tháng Biến độc lập: Schooling: Số năm đi học của người lao động Schooling2: Số năm đi học bình phương của người lao động Experience: Số năm kinh nghiệm của người lao động Experience2: Số năm kinh nghiệm bình phương của người lao động Gender: Giới tính của người lao động. .. năm 2006 tỉ lệ này tiếp tục tăng lên còn 73.57 % Năm 2004 số năm đi học bình quân của lao động nam khu vực nông thôn là 8.372 năm, năm 2006 là 8.457 năm, trong khi đó khu vực thành thị tương ứng là 11.196 năm và 11.286 năm Như vậy số năm đi học của lao động nam nông thôn năm 2004 bằng 74.78 % số năm đi học của lao động nam thành thị, năm 2006 tỉ lệ này tiếp tục tăng lên không đáng kể 74.93 % 2.4.2 Số. .. lao động nam thành thị, năm 2006 tỷ lệ này tiếp tục tăng lên còn 64.46 % Tốc độ tăng tiền lương bình quân của lao động nữ nông thôn cao hơn so với lao động nữ thành thị Bình quân mỗi năm tốc độ tăng tiền lương bình quân của lao động nữ khu vực thành thị giai đoạn 2004- 2006 là 13.05 % /năm so với khu vực nông thôn_15.61 % /năm Tốc độ tăng tiền lương bình quân của lao động nam nông thôn cao hơn so với lao. .. tích vấn đề tiền lương của người lao động, điểm mạnh của bộ số liệu này thể hiện điểm: - Có nhiều thông tin chi tiết đến cá nhân từng người lao động vì vậy có thể dùng để phân tích về đặc điểm cá nhân và ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động - Có sự trùng lặp mẫu điều tra qua các năm và vì vậy có thể phân tích chính xác về tiền lương của người lao động theo thời gian Trong khuôn khổ của báo cáo... đến tiền lương của người lao động Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006 2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG 2.1.1 Giới tính Đinh Mỹ Hương 46 Toán kinh tế Chuyên dề tốt nghiệp 14Khoa Toán kinh tế Biểu 2.1a Tiền lương bình quân của người lao động chia theo thành thị nông thôn và theo giới tính Tiền lương bình quân tháng (nghìn đồng) 2004 Giói tính Nam Nữ Tổng số Thành thị 1,258.43... tế của người lao động + Ngành kinh tế của người lao động + Kinh nghiệm làm việc của người lao động Chương này tập trung trả lời các câu hỏi sau: - từng năm tiền lương của người lao động trong các nhóm là bao nhiêu và biến động như thế nào qua các năm? - Sự biến động này nói lên điều gì? Trả lời những câu hỏi này sẽ cung cấp những thông tin rất hữu ích cho việc đánh giá ảnh hưởng của nó đến tiền lương . hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006. Trên cơ sở của những phân tích của các Chương Một, . trạng tiền lương của người lao động và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của họ trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.  Kết cấu của đề tài

Ngày đăng: 19/02/2014, 11:48

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w