LỜI MỞ ĐẦU Phápluật là một bộ phận quan trọng trong kiến trúc thượng tầng xã hội, được hình thành trên cơ sở hạ tầng do các quan hệ kinh tế hợp thành. Ra đời, tồn tại, cùng phát triển với nhà nước, do vậy, nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật, đó là kết quả của sự phát triển xã hội do sự tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất. Do đó, sự ra đời và tồn tại của phápluật là một tất yếu khách quan, cho nên phápluật là một bộ phận không thể thiếu trong xã hội có giai cấp và tư hữu. Phápluật thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị và được hình thành bằng con đường nhà nước. Mặt khác, phápluật tồn tại khách quan, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, do vậy nộidung của phápluật không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân hay tổ chức nào cả. Nộidung của phápluậtphảnánh đời sống kinh tế xã hội, có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với các bộ phận khác trong kiến trúc thượng tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định. Việc nghiên cứu, phântíchcác nhân tốảnhhưởngđếnnộidungphápluật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật, đảm bảo cho hệ thống phápluậtphảnánh kịp thời đời sống xã hội, không bị lạc hậu, tụt lùi, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Nhằm góp phần làm rõ và có cách hiểu sâu sắc toàn diện về các nhân tốảnhhưởngđếnnộidungpháp luật, em xin lựa chọn đề tài “Phân tíchcácyếutốảnhhưởngđếnnộidungpháp luật.” Do trình độ am hiểu cũng như lượng kiến thức có hạn của bản thân cho nên trong bài làm sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em kính mong sẽ nhận được những ý kiến phê bình và nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã ân cần giảng dạy trong các tiết học, cũng như giờ tư vấn để giúp em hoàn thành bài tập này. I. Lý luận chung về pháp luật. Học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và phápluật lần đầu tiên trong lịch sử đã giải thích một cách đúng đắn về bản chất của pháp luật, cùng nguồn gốc và là cơ sở để ta khẳng định tính tất yếu, khách quan của nộidungpháp luật. Tồn tại song song, gắn kết và có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời với nhà nước. Phápluật là hệ thống các quy tắc sử xự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm duy trì, bảo đảm sự ổn định và phát triển của xã hội, đồng thời bảo vệ lợi ích của giai cáp thống trị. Để hiểu nộidung của phápluật là gì, trước hết ta tìm hiểu phạm trù nộidung theo quan điểm biện chứng của triết học Mác-Lênin. Theo đó thì nộidung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình hình thành nên pháp luật. Nộidung của phápluật không phải là không có sự thay đổi, mà đó là một phạm trù mang tính lịch sử. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì phápluật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, do vậy nộidung của phápluật chủ yếu là do cơ sở hạ tầng quyết định mà yếutố chủ yếu nhất là do sự thay đổi của kinh tế. Tuy nhiên, là một bộ phận hợp thành kiến trúc thượng tầng cho nên phápluật nằm trong mối liên hệ qua lại với các bộ phận khác hợp thành kiến trúc thượng tầng, cho nên nộidungphápluật còn chịu sự tác động, ảnhhưởng của cácyếutố khác nằm trong kiến trúc thượng tầng. II. Phântíchcác nhân tốảnhhưởngđếnnộidung của pháp luật. Trong biện chứng về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, mặt khác cơ sở hạ tầng do các quan hệ kinh tế hợp thành, mọi sự biến đổi của kinh tế đều ảnhhưởngđến cơ sở hạ tầng. Như đã phântích ở trên thì phápluật là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng, do vậy yếutố giữ vai trò quyết định đối với nộidung của phápluật là kinh tế. Nó không chỉ quyết định đến sự tồn tại và phát triển, nộidung và hình thức mà bản chất của phápluật còn mang bản chất của các quan hệ kinh tế. Các 2 Mác đã viết “Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng các điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho các điều kiện kinh tế được, chẳng qua chế độ phápluật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của quan hệ kinh tế”. Phápluật luôn phảnánh trình độ phát triển kinh tế, nó không thể thấp hơn hay cao hơn trình độ phát triển đó, do vậy mọi sự phát triển thay đổi của kinh tế cũng kéo theo sự thay đổi của nộidungphápluật để phù hợp. Bản chất của các quan hệ kinh tế quy định bản chất của phápluật và được thể hiện thông qua nội dung. Chẳng hạn các quan hệ kinh tế chiếm hữu nô lệ hình thành nên kiểu phápluật chủ nô. Mà nộidung của nó chủ yếu chủ yếu là những quy định bảo vệ, củng cố các quan hệ sản xuất chiếm nô, thừa nhận quyền hạn tuyệt đối của chủ nô với nô lệ, thừa nhận, bảo vệ đầy đủ các quyền hạn và lợi ích của chủ nô, còn nô lệ rơi vào tình trạng vô quyền. Quan hệ sản xuất và nền kinh tế phong kiến ra đời kéo theo sự ra đời của kiểu phápluật phong kiến mà nộidung chủ yếu của phápluật phong kiến do các quan hệ trong nền kinh tế phong kiến quy định. Nó là công cụ chuyên chính trong tay giai cấp địa chủ phong kiến, ghi nhận sự bất bình đẳng giữa các giai cấp, đẳng cấp trong xã hội, sự phụ thuộc của nông dân vào giai cấp địa chủ. Tất cả những nộidung đó đều được quy định bởi nộidung của các quan hệ sản xuất trong nền kinh tế phong kiến. Phápluật tư sản ra đời và được quyết định bởi các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, nó ghi nhận và bảo vệ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bảo vệ sự thống trị và lợi ích của giai cấp tư sản bởi giai cấp tư sản là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất thì quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa đã ra đời và cùng với đó là kiểu phápluật xã hội chủ nghĩa. Cũng như ba kiểu phápluật trước, phápluật xã hội chủ nghĩa cũng có nộidung do bản chất của quan hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa quy định. Được xây dựng và quy định bởi quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đặc trưng bởi chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do đó phápluật xã hội chủ nghĩa có nộidung khác hoàn toàn với trước. Nộidung đó chủ yếu là những quy định đản bảo tính dân chủ, thể hiện ý chí nguyện 3 vọng của nhân dân, là công cụ để nhân dân thực hiện quyền lực của mình, là công cụ trong tay nhà nước xã hội chủ nghĩa để bảo vệ và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Như vậy qua lý luận và cả xem xét thực tiễn, ta thấy rõ vai trò quyết định của kinh tế đối với nộidung của pháp luật. Quan hệ sản xuất đặc trưng cho nền kinh tế nào thì tương ứng sẽ là kiểu phápluật với nộidung tương ứng của nó. Theo lý luận về nguyên lý mối liên hệ phổ biến thì một sự vật hiện tượng luôn nằm trong tổng thể các mối liên hệ. Và trong kiến trúc thượng tầng cũng vậy, phápluật không tồn tại độc lập, tách rời mà có mối liên hệ mật thiết với các bộ phận khác như nhà nước, chính trị, các quy phạm xã hội . Do đó nộidung của phápluật ngoài quyết định bởi kinh tế còn chịu sự ảnh hưởng, tác động của nhiều yếutố khác trong kiến trúc thượng tầng. Yếutố đầu tiên nằm trong kiến trúc thượng tầng có ảnhhưởngđếnnộidung của phápluật là chính trị. Theo Lênin thì: chính trị là tham gia công việc của nhà nước, là chỉ đạo nhà nước, là xác định những hình thức nhiệm vụ và nộidung hoạt động của nhà nước, xác định cơ cấu nhà nước,là biểu hiện tập trung của đấu tranh. Đảng phái là biểu hiện quan hệ của giai cấp, đối sánh giai cấp, mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp, như vậy thì chính trị có nội hàm rất rộng. Chính trị có ảnhhưởng khá mạnh đếnnộidung của pháp luật, các quan điểm, mục tiêu, đường lối chính trị của lực lượng cầm quyền sẽ giữ vị trí thống trị trong xã hội và có vai trò chỉ đạo việc xây dựngnộidung của pháp luật. Phápluật là hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị, phápluật làm cho đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền thành ý chí chung, ý chí nhà nước thông qua nộidung điều chỉnh của các quan hệ xã hội. Tuy nhiên trong xã hội thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền thì nộidung của phápluật còn chịu ảnhhưởng nhất định của đường lối chính trị của các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội. Chẳng hạn như trong xã hội chiếm nô, phong kiến, mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp là rất gay gắt, thường là những cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp bị bóc lột. Do vậy, trong hình thức phápluật chủ nô, phong kiến quy định 4 rất nhiều hình phạt hà khắc, dã man, tàn bạo. Đó cũng là sự kế thừa ý chí của giai cấp chủ nô, địa chủ phong kiến. Hay trong xã hội tư sản thì đấu tranh giai cấp được thể hiện bằng đấu tranh chính trị, kinh tế cho nên phápluật tư sản ngoài nộidung ghi nhận và bảo vệ sự thống trị của giai cấp tư sản thì còn ghi nhận về mặt pháp lý một số quyền thể hiện lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động như bầu cử, quyền học tập, nghỉ ngơi, nộidung của phápluật mang tính dân chủ hơn trước. Nộidung của phápluật xã hội chủ nghĩa cũng vậy, cũng chịu sự ảnhhưởng của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Nộidung của phápluật xã hội chủ nghĩa cũng là sự thể hiện ý chí của Đảng, đường lối quản lý kinh tế xã hội được cụ thể hóa thành pháp luật, thể hiện ý chí nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động. Thực tế cho thấy rằng chỉ khi nào có một hệ thống chính trị vững mạnh thì khi đó nộidung của phápluật mới được phảnánh đầy đủ, khách quan, chính xác và có vai trò thực sự trong đời sống. Như vậy ta có thể thấy vai trò quan trọng của chính trị đối với pháp luật, kinh tế quyết định nộidung cơ bản của phápluật nhưng sự phản ánh, biểu hiện của nộidung đó đến đâu và đến mức nào trong hệ thống phápluật thì lại phụ thuộc vào chính trị. Nộidung của phápluật là một phạm trù rộng. Những nhân tố nêu trên tuy có vai trò quyết định, ảnhhưởng mạnh đếnnộidung của pháp luật, tuy nhiên khi đề cập đến sự ảnhhưởng đối với nộidungphápluật thì ta không thể không đề cập tới vai trò và sự ảnhhưởng của nhà nước. Nhà nước và phápluật luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời, là tiền đề, điều kiện tồn tại của nhau, chúng tồn tại trong sự tác động qua lại ảnhhưởngđến nhau. Nếu nhà nước được coi là tổ chức của quyền lực chính trị thì phápluật là tổng hợp các quy phạm điều chỉnh do nhà nước ban hành, luôn phảnánh những quan điểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực nhà nước và đảm bảo cho quyền lực đó được triển khai trên toàn xã hội. Phápluật chỉ được hình thành bằng con đường nhà nước, nộidung của phápluật được thể hiện và có tác động như thế nào đối với đời sống xã hội là do sự điều chỉnh của nhà nước. Nộidung 5 của phápluật là sự cụ thể hóa ý chí của giai cấp nắm trong tay quyền lực kinh tế thông qua bộ máy nhà nước, tất nhiên ý chí phápluật của giai cấp nắm quyền được hình thành bởi các quan hệ kinh tế. Chẳng hạn các quan hệ sản xuất phong kiến hay tư bản làm xuất hiện nhu cầu phát sinh các quy phạm phápluật để điều chỉnh, nhưng sự hình thành các quy phạm đó, nộidung của các quy phạm đó toàn diện cụ thể và phù hợp đến đâu thì lại tuỳ thuộc vào ý chí nhà nước, và ngay cả với nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng vậy. Nhà nước không thể quyết định đếnnộidungphápluật nhưng với quyền lực của mình thì nhà nước điều chỉnh nộidungphápluật cho phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và mục đích của nhà nước. Kiểu nhà nước nào sẽ là kiểu phápluật đó, trình độ hoàn thiện và phát triển của nhà nước như thế nào thì sẽ quyết định đến trình độ và mức độ hoàn thiện, đầy đủ của nộidung và hình thức phápluật đó. Nằm trong kiến trúc thượng tầng, tồn tại vận động trong mối liên hệ phổ biến, phápluật còn có mối quan hệ mật thiết với các quy phạm xã hội khác. Ra đời và tồn tại rất sớm, các phong tục tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo, các quy phạm của cáctổ chức xã hội khác đã có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn cách xử sự cho con người, điều chỉnh các quan hệ giữa người với người, nộidung của chúng đã có ảnhhưởng không nhỏ đếnnộidung của pháp luật. Rất nhiều các quy phạm xã hội đã ra đời từ khi phápluật chưa ra đời, được hình thành từ đời sống thực tiễn của nhân dân, thẻ hiện lẽ sống, quan điểm, ý niệm của con người, được kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử. Do vậy khi tiến hành xây dựngpháp luật, nhà nước chọn lọc những quy phạm nào phù hợp với ý chí nhà nước, có nộidung phù hợp để trở thành quy phạm pháp luật, đây là một nguồn nộidung quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Chẳng hạn ở hình thức phápluật tập quán pháp, khi những điều kiện kinh tế thay đổi, đòi hỏi sự xuất hiện có mặt của một quy phạm phápluật nào đó thì nhà nước sẽ lựa chọn những tập quán đã lưu truyền mà phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp mình và thừa nhận tính pháp lý của tập quán đó, biến nó trở thành quy phạm pháp luật. Hay ngày nay trong hệ thống phápluật của nước ta cũng vậy, một 6 phầnnộidung của phápluật cũng được hình thành từ các quy phạm xã hội. Đó là các phong tục tập quán, truyền thống đạo đức tốt đẹp, các quy tắc sử xự tiến bộ được nhà nước thừa nhận thành các quy phạm phápluật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh do sự tác động của các quan hệ kinh tế, sự phát triển, tiến bộ của yếutố kinh tế. III. Kết luận. Phápluật là một bộ phận quan trọng và phức tạp trong kiến trúc thượng tầng, có vai trò không thể thiếu trong xã hội. Suy cho cùng thì mọi sự phát triển biến động của xã hội đều do sự tiến bộ và phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi vậy giữ vai trò quyết định đếnnộidungphápluật là yếutố kinh tế mà cụ thể là các quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng của xã hội. Tuy nhiên nộidung của phápluật còn chịu ảnhhưởng của nhiều yếutố khác, yếutố nhà nước, chính trị và các quy phạm xã hội khác chỉ là những yếutố nằm trong kiến trúc thượng tầng có ảnhhưởng nhiều nhất. Do đó khi xây dựng hệ thống pháp luật, chúng ta cần phải có cái nhìn thật toàn diện, tổng thể về các nhân tốảnhhưởngđếnnộidungpháp luật, đồng thời phải có quan điểm lịch sử cụ thể trong công tác nghiên cứu pháp luật, nắm bắt kịp thời sự vận động, phát triển của kinh tế xã hội để tiến hành sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Có như cậy thì phápluật mới phát huy hết vai trò, tác dụng của mình, là động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống văn minh con người. 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Giáo trình lý luận nhà nước và phápluật – Trường Đại học Luật Hà Nội 2003 – NXB Công an Nhân dân. 2/ Nộidung cơ bản của môn học Lý luận nhà nước và phápluật – Trường Đại học Luật Hà Nội 2008 – NXB Giao thông vận tải. 3/ Giáo trình Lý luận nhà nước và phápluật – PGS,TS Nguyễn Văn Động – NXB Giáo dục. 4/ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – NXB Chính trị Quốc gia 2009. 5/ Nguồn tin trên Internet cùng một số tài liệu khác. 8