Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ
Trang 1GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 1 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2000 đã tạo nên một kênh huy động vốn trực tiếp góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế nước ta Tuy nhiên, dù đã qua hơn 11 năm hoạt động, nhưng TTCK Việt Nam vẫn còn rất non trẻ so với các thị trường chứng khoán trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh,…
Vào giai đoạn bùng nổ của TTCK Việt Nam vào khoảng các năm 2006 và 2007, hầu như các NĐT đều chọn TTCK là nơi kiếm lợi nhuận Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm ảnh hưởng nhiều hoạt động của các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK dẫn đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này sụt giảm Cuộc khủng hoảng cũng dẫn đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của NĐT không còn như các năm trước, TTCK không còn là sự lựa chọn đầu tư hấp dẫn của nhiều người Các NĐT trong nước cũng như nước ngoài có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư và cũng không ít NĐT không còn tha thiết với TTCK nữa Nhiều NĐT bỏ cuộc vì thua lỗ nặng do giá cả cổ phiếu biến động quá lớn Những người còn bám trụ với thị trường dường như không "tin tưởng" vào các công ty niêm yết Bên cạnh cuộc khủng hoảng kinh tế, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là thực tế các NĐT vẫn chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm, và điều kiện thông tin để đánh giá các công ty niêm yết từ đó lựa chọn cổ phiếu có chất lượng để đầu tư
TP.Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL, có mức thu nhập trung bình gấp đôi thu nhập trung bình của vùng Đây là thị trường tiềm năng cho các công ty chứng khoán muốn tìm kiếm khách hàng mới, các NĐT mới tham gia vào
TTCK Chính vì lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư tại TP.Cần Thơ”
làm đề tài nghiên cứu của mình
Trang 2GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 2 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học
Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư TTCK là một kênh huy động vốn hữu hiệu và linh động cho thị trường vốn nói riêng và thị trường tài chính nói chung
Hiện nay, rất nhiều những nhà khoa học, những nhà kinh tế học vẫn đã và đang không ngừng nghiên cứu, chứng minh, để đưa ra những lý thuyết mới nhằm phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính trong tương lai
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, không riêng TTCK Việt Nam và các trung tâm tài chính khác trên thế giới vẫn còn đang trong giai đoạn phục hồi
Việc phân tích nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT vào thời điểm này là rất cần thiết khi đầu tư chứng khoán không còn nằm trong giai đoạn cao trào như những năm 2006 và 2007 Việc làm này có thể giúp công ty chứng khoán đánh giá nhu cầu đầu tư của NĐT và những yếu tố tác động đến nhu cầu của họ Từ đó có thể chủ động hơn trong các chiến lược tìm kiếm cũng như giữ chân NĐT trong giai đoạn khó khăn này của TTCK Việt Nam
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần thơ nhằm nắm bắt nhu cầu của các NĐT Từ đó, giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng trong việc phát triển nguồn lực cũng như các dịch vụ phù hợp với thị hiếu của NĐT
Trang 3GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 3 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
TTCK Việt Nam ra đời và phát triển như thế nào?
Những diễn biến chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 năm gần đây như thế nào?
Các NĐT có thường xuyên theo dõi diễn biến của TTCK không?
NĐT thường tìm hiểu, cập nhật thông tin và đưa ra chiến lược đầu tư thông qua tivi, sách báo chuyên ngành hay qua nhân môi giới của các công ty chứng khoán? Hay có tham gia các lớp đào tạo chứng khoán ngắn hạn nào không?
Các NĐT thường có thu nhập trung bình cao hay thấp? Kênh đầu tư chứng khoán có dành riêng cho một đại bộ phận nghề nghiệp nào không hay tất cả tầng lớp người đều có nhu cầu đầu tư chứng khoán?
Đa số các NĐT chứng khoán thuộc nhóm người nào nếu phân loại NĐT theo mức độ yêu thích rủi ro?
Những yếu tố nào tác động đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của NĐT?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu về nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ nên địa bàn nghiên cứu là tại TP.Cần Thơ Cụ thể là tại quận Ninh Kiều, địa bàn phát triển nhất về kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng như đội ngũ lao động trí thức nhiều nhất tại TP.Cần Thơ
1.4.2 Phạm vi thời gian
Số liệu thứ cấp: phân tích số liệu của sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) từ báo giấy, internet, các trang báo online trong thời gian từ năm 2008 – 2010
Số liệu sơ cấp: số liệu được thu thập từ bảng câu hỏi phỏng vấn
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những người đang sống và làm việc tại quận Ninh Kiều - TP.Cần Thơ
1.4.4 Lƣợc thảo tài liệu
Nguyễn Quốc nghi (2010): “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng
chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp” Tác giả sử dụng phương
Trang 4GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 4 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
pháp phân tích nhân tố và mô hình logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ
Nguyễn Quốc Nghi (10/2010): “Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín
dụng chính thức của nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” Tác
giả sử dụng phương pháp hồi qui tương quan đa biến để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tín dụng chính thức của nông hộ
Trương Đông Lộc, Trần Bá Duy (2008): “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”
Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Hai tác giả đã áp dụng mô hình Probit phân tích để cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ
Trang 5GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 5 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Nhu cầu
Nhu cầu là mong muốn có được sản phẩm cụ thể dựa trên khả năng mua và thái độ sẵn lòng mua Nhu cầu được thể hiện cụ thể bằng sức mua
Ở đây, nhu cầu được hiểu là sự sẵn sàng chi trả cho mong muốn đầu tư chứng khoán của NĐT
2.1.2 Chứng khoán
Chứng khoán là hàng hoá trên TTCK, là các công cụ vốn dài hạn bao gồm cổ phiếu và trái phiếu Ngoài ra, trên TTCK còn giao dịch các loại giấy tờ có liên quan đến chứng khoán
● Cổ phiếu:
Một công ty huy động vốn, số vốn cần huy động được chia làm nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là cổ phần Người mua cổ phần gọi là cổ đông Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận gọi là cổ phiếu
Cổ phiếu được khai sinh từ công ty cổ phần và chỉ có công ty cổ phần mới có cổ phiếu
Có cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Một số loại cổ phiếu ưu đãi thông dụng: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi tham dự, cổ phiếu ưu đãi không tham dự, cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại, và cổ phiếu ưu đãi khác theo quy định của mỗi công ty
● Trái phiếu:
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát
hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn
2.1.3 Thị trường chứng khoán
TTCK là nơi giao dịch mua bán chứng khoán Nghĩa là ở đâu có giao dịch mua bán chứng khoán thì đó là hoạt động của TTCK Tuy nhiên, đó có thể là TTCK có tổ chức hoặc không có tổ chức, tập trung hay không tập trung
Trang 6GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 6 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
● Thị trường chứng khoán tập trung
TTCK tập trung còn gọi là TTCK chính thức Là nơi hoạt động chính thức của các giao dịch chứng khoán
TTCK tập trung hoạt động theo đúng qui định của pháp luật
● Thị trường chứng khoán bán tập trung (OTC – Over the counter)
Là TTCK bậc cao Ở đó việc giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua hệ thống máy vi tính nối mạng internet giữa các thành viên của thị trường – đó là thị trường OTC
● Thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường trao tay tự do)
Còn gọi là thị trường thứ 3, là hoạt động mua bán chứng khoán tự do, phân tán không qua sở giao dịch và cũng không qua OTC
2.1.4 Chỉ số giá chứng khoán
Chỉ số chứng khoán là số bình quân giá của các loại chứng khoán (cổ phiếu) giao dịch trên thị trường tại một thời điểm Các loại chứng khoán được chọn để tính chỉ số, tùy thuộc mỗi loại chỉ số có cách lựa chọn khác nhau
Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 chỉ số giá chứng khoán là chỉ số VN-Index (sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM) và HNX-Index (sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội)
Trong giới hạn nội dung của đề tài nghiên cứu này, chúng ta chỉ tìm hiểu về chỉ số VN-Index (sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM)
2.1.5 Blue-chip
Blue-chips nhằm chỉ cố phiếu các công ty lớn nhất, và có khả năng sinh lợi ổn định nhất Tuy nhiên danh sách các cổ phiếu thuộc nhóm blue chip không có tính chất chính thức và danh sách này vẫn có thay đổi
Một số blue-chip trên TTCK hiện nay như: FPT, Sacombank (STB), SJS, Dược Hậu Giang (DHG),…
2.1.6 Hệ số ICOR
ICOR được tính bằng công thức sau: ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1) Trong đó:
+ K là vốn + Y là sản lượng + t là kỳ báo cáo
Trang 7GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 7 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
+ t-1 là kỳ trước
Chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăng thêm để đạt mức gia tăng một đơn vị sản lượng, chính là thông số biểu hiện cụ thể nhất của thể trạng sức khỏe nền kinh tế Chỉ so ICOR cao đồng nghĩa với hiệu suất kinh tế thấp
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ
- Mức độ thường xuyên theo dõi diễn biến trên TTCK: cho thấy sự quan tâm
của NĐT dành cho kênh đầu tư vào chứng khoán, được thể hiện bằng tần số theo
dõi diễn biến thị trường của NĐT
- Sự hiểu biết về TTCK qua các nguồn: lượng kiến thức của NĐT về chứng
khoán được thu thập qua những nguồn nào
- Có người thân/quen tham gia vào TTCK: Có người thân/quen nào của đáp
viên hiện đang đầu tư vào TTCK hay không Trong bài nghiên cứu này, đối tượng người thân/quen được hiểu là những người có mối quan hệ xã hội với đáp viên Cụ thể như sau:
+ Người thân: là những người có quan hệ máu mũ, người thân trong gia đình, dòng họ, vợ chồng, con cái,…
+ Người quen: là những người có mối quan hệ khác với người thân trong gia đình, có thể kể đến như đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm,… Những người có mối quan hệ thân hơn so với quan hệ xã giao thông thường
- Có người thân/quen làm việc tại công ty chứng khoán: Đối tượng người
thân/quen được hiểu giống biến kể trên Tuy nhiên, tại biến này, người nghiên cứu kỳ vọng những người thân/quen đang làm việc tại công ty chứng khoán sẽ tạo nên một sự tin tưởng cao hơn, đáng tin cậy hơn và sẽ dễ là cầu nối hơn cho NĐT và TTCK so với biến trên
- Nghề nghiệp: nghề nghiệp của các đáp viên có ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư
chứng khoán của họ hay không
- Nhóm NĐT phân theo mức độ rủi ro: Phân loại NĐT theo mức độ rủi ro có 3
mức độ:
+ NĐT thích mạo hiểm (risk lover): đây là nhóm NĐT thích những loại hình đầu tư thật mạo hiểm nhưng sẽ thu lại được mức lợi nhuận thật cao
Trang 8GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 8 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
+ NĐT trung lập (risk neutral): nhóm NĐT không thích quá mạo hiểm nhưng chấp nhận mức rủi ro trung bình
+ NĐT thích an toàn (risk averse): nhóm NĐT yêu thích sự an toàn trong
đầu tư với mức rủi ro gần như bằng 0
- Thu nhập: thu nhập có ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư không Trong bài
nghiên cứu này, các mức thu nhập được đưa ra dựa vào thu nhập của Luật thuế Thu Nhập Cá Nhân được áp dụng bắt đầu từ ngày 01/01/2009
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Do Tp.Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL, là nơi tập trung đông đúc các thành phần trí thức, cơ sở hạng tầng và đa số các cơ quan hành chính đầu não của vùng Vì vậy, tôi chọn TP.Cần Thơ là vùng nghiên cứu đề tài của mình
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
+ Nhóm thứ ba: những NĐT không có nhu cầu đầu tư chứng khoán
Phỏng vấn bằng hình thức phỏng vấn các NĐT cá nhân tại các công ty chứng khoán và các công ty niêm yết Người phỏng vấn cũng sử dụng bảng câu hỏi để hỏi và ghi nhận sự trả lời của đối tượng phỏng vấn
Trang 9GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 9 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
Phỏng vấn các ý kiến khác nhau của các chuyên gia theo thang đo Likert ở mức độ từ “Rất không có ảnh hưởng” đến “Rất có ảnh hưởng” Dùng phương pháp thống kê mô tả (cụ thể là trung bình cộng) để xác định các yếu tố nào được các chuyên gia tin cậy để đưa vào mô hình
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp phân phỏng vấn các chuyên gia trong
lĩnh vực chứng khoán bằng thang đo Likert 5 mức độ để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT tại TP.Cần Thơ
Thang đo Likert 5 mức độ
Đây là hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội, được Rennis Likert giới thiệu vào năm 1932 Thang đo 5 mức độ cũng có thể trở thành 3 hay 7 mức độ và đồng ý hay không đồng ý, và cũng có thể trở thành chấp nhận hay không chấp nhận, có thiện ý hay phản đổi, tuyệt vời hay tồi tệ… nhưng quy tắc là như nhau Tất cả đều được gọi là thang đo Likert
Trong bài nghiên cứu này, thang đo Likert được sử dụng ở 5 mức độ từ
“Rất không có ảnh hưởng” đến “Rất có ảnh hưởng”
Mục tiêu 2: Phương pháp hồi quy probit nhị nguyên để xác định nhân tố
ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT: áp dụng khi ta muốn dự đoán việc xuất hiện hay không xuất hiện của một đặc tính hay một kết quả, dựa trên số liệu đã biết của một số biến mô tả nào đó
Cụ thể trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng hàm hồi quy probit trong chương trình Stata 9.2 để xác định sự phụ thuộc của biến phụ thuộc (Y) vào các biến độc lập (Xn) là tương quan thuận hay nghịch
Sử dụng lệnh “Statistics < Binary outcomes < Postestimation < Classification statistics after probit” trong chương trình Stata 9.2 để đánh giá mô hình nghiên cứu được giải thích bao nhiêu phần trăm tại mức ý nghĩa 5%
Trang 10GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 10 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
Sử dụng lệnh báo cáo hiệu ứng biên “dprobit” để cho biết độ lớn của sự phụ thuộc của biến phụ thuộc (Y) vào các biến độc lập (Xn)
Mục tiêu 3: tổng hợp từ những phân tích trong bài kết hợp với kiến thức
thực tiễn và những phân tích trên báo chí, internet để đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty có hướng đi phù hợp hơn với nhu cầu của các NĐT trong thời gian tới
2.2.4 Quy trình nghiên cứu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của các NĐT
tại TP.Cần Thơ
Giải pháp probit
mô tả
Thống kê mô tả
Trang 11GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 11 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
2.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện (nghĩa là người phỏng vấn đi đến địa điểm mà khả năng xuất hiện của đối tượng nghiên cứu là rất cao) mà cụ thể trong trường hợp này là các công ty chứng khoán và các công ty có cổ phiếu niêm yết trên TTCK, hầu như nhân viên của các công ty này đều đang tham gia vào TTCK Do đó, sẽ có một số ngành nghề chiếm tỷ lệ nhiều hơn và thu nhập trung bình của đáp viên cũng có thể ở mức khá ngang nhau
Các yếu tố đưa ra trong bài nghiên về ý chủ quan, chưa lược thảo từ các công trình nghiên cứu lớn đã được công bố
Do hạn chế về thời gian, nhân lực và kinh phí, đề tài chỉ đưa ra những yếu tố mang tính tiếp cận thị trường có thể tác động đến nhu cầu đầu tư chứng khoán của NĐT chứ chưa đề cập đến những yếu tố bên trong thị trường (như sự tò mò muốn đầu tư vào lĩnh vực mới, nhu cầu cải thiện thu nhập, các dịch vụ của công ty chứng khoán,… )
Trang 12GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 12 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp
Diện tích tự nhiên: 1.401km2 Trong đó, quận Ninh Kiều 29 km2
; quận Bình Thủy 71 km2
; quận Cái Răng 69 km2; quận Ô Môn 127 km2; huyện Phong Điền 124 km2; huyện Cờ Đỏ 310 km2; quận Thốt Nốt 118 km2; huyện Vĩnh Thạnh 297 km2, huyện Thới Lai 256 km2
Ngày nay, Cần Thơ là đô thị trẻ, diện tích tự nhiên 1389,60 km2, có diện tích nội thị là 53 km2 và trải dài 65 km bên bờ sông Mêkong huyền thoại Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Cần Thơ được ví như “đô thị miền sông nước” Hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái, đồng ruộng mênh mông Địa danh Cần Thơ có xuất xứ từ tên “cầm thi giang” (sông thơ, đàn) cho thấy đây là vùng văn hoá sông nước Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hóa cư dân Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch Kênh rạch cũng là "đường phố", nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị nên thơ của làng quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc
Trang 13GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 13 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
Hình 1 Bản đồ hành chính TP Cần Thơ
Trang 14GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 14 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
3.1.2 Dân số - lao động
Dân số TP.Cần Thơ năm 2009 là 1.189.555 người, trong đó, nam: 597.357, nữ: 592.198 Người kinh: 1.132.243; Hoa: 16.861; Khơme: 21.279; các dân tộc khác: 686 người Khu vực thành thị: 610.378 người, nông thôn: 560.691 người
Mật độ dân số trung bình ở các quận: dân số tập trung nhất tại quận Ninh Kiều với 8.416 người/km2 Các quận có mật độ dân số thấp là: Ô Môn 1.026 người/km2, Cái Răng 1.568 người/km2, Bình Thủy 1.568 người/km2, Thốt Nốt 1.161 người/km2 Mật độ dân số ở các huyện: Vĩnh Thạnh 380 người/km2, Cờ Đỏ 401 người/km2, Phong Điền 804 người/km2, Thới Lai 474 người/km2
Tổng số lao động ở Cần Thơ năm 2009 là 758.518 người Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là: 540.994 người; lao động dự trữ là: 217.524 người
Bảng 1 DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, MẬT ĐỘ DÂN SỐ, LAO ĐỘNG CẦN THƠ NĂM 2009 PHÂN THEO QUẬN, HUYỆN
Diện tích (km2)
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km2)
Lao động (người)
(Nguồn : Niên giám thống kế TP Cần Thơ 2009)
Trang 15GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 15 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
3.1.3 Kinh tế - thu nhập
Trong những năm gần đây, kinh tế Cần Thơ có những bước tăng trưởng đáng kể, một trong những nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do sự thu hút đầu tư có hiệu quả của thành phố, xác định trọng tâm vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo,
viễn thông và ngân hàng…
Thành phố Cần Thơ được xem là điểm nhấn của thời kỳ đổi mới ở vùng ÐBSCL Trong quá trình đổi mới nền kinh tế, Cần Thơ đã chuyển từ kinh tế thuần nông sang nền kinh tế hàng hóa và đang chuyển dịch sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ; tập quán làm ăn của người dân đã được thay đổi Cách nghĩ,cách làm đang chuyển sang sản xuất - kinh doanh tổng hợp trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao chất lượng và giá trị tiến tới liên kết bốn nhà phục vụ cho chế biến nguyên liệu xuất khẩu Ðến nay đã đạt giá trị kinh tế từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng/ha/năm Không ít hộ dân thu nhập vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng/ha/năm bằng mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp, đáng chú ý là mô hình nuôi cá tra, sản xuất giống cây trồng và vật nuôi.
Tốc độ tăng GDP của Cần Thơ khá cao trong những năm gần đây: Nếu trong giai đoạn 1976- 1985 là 4,99%; giai đoạn 1986 - 2000 là 9,42%, thì giai đoạn 2001-2003 là 11,67% Đặc biệt, sau một năm trở thành TP trực thuộc Trung ương (năm 2004) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,93% Năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,79%, năm 2006 đạt 16,18% Năm 2009 vừa qua mặc dù nền kinh tế nước ta cũng như các nền kinh tế thế giới đều gặp khó khăn nhưng Thành Phố Cần Thơ vẫn đạt được GDP là 13,07% Đặc biệt trong công nghiệp và dịch vụ vì cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” tăng dần tỷ trọng thương mại, dịch vụ… GDP bình quân đầu người của Cần Thơ từ năm 2004 đến nay đều tăng với với tốc độ trung bình là 21,65%
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, TP.Cần Thơ đã đạt được những thành tựu về kinh tế rất đáng tự hào Chính quyền và nhân dân thành phố vẫn đang tiếp tục phấn đấu để đạt được những thành tựu mới trong tương lai
Trang 16GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 16 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TTCK VIỆT NAM
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam
Đối với một nền kinh tế thị trường thì sự tồn tại của một TTCK là không thể thiếu được bởi nó không chỉ là một kênh huy động vốn trung và dài hạn mà còn là một công cụ đắc lực cho chính sách điều hành nền kinh tế của nhà nước Hơn nữa, Việt Nam còn trong những bước đi đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kế hoạch hội nhiệp vào khu vực và thế giới nên việc thành lập một TTCK là không thể thiếu Do đó, những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, các mục tiêu xây dựng và phát triển TTCK đã được Đảng và chính phủ
đề ra với sự phối hợp của nhiều cơ quan Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu…
Ngày 06/11/1993, ban nghiên cứu xây dựng thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời theo quyết định số 207/QĐ-TCCb của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nhằm xây dựng các đề án, mô hình, đào tạo cán bộ, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển để tiến tới thành lập Ban soạn thảo pháp lệnh về chứng khoán và TTCK nhằm tiếp tục phối hợp nghiên cứu với Ban nghiên cứu xây dựng thị trường vốn
Ngày 29/06/1995, theo quyết định số 361-QĐ/TTG của Thủ tướng Chính phủ, Ban chuẩn bị tổ chức TTCK ra đời nhằm chuẩn bị các điền kiện cần thiết cho sự hoạt động của TTCK Việt Nam như các văn bản pháp luật về chứng khoán, thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, chuẩn bị đội ngũ cán bộ, nghiên cứu hợp tác với các nước đi trước để học tập kinh nghiệm Với một sự chuẩn bị kỹ càng của Nhà nước cũng như các tổ chức, ngày 20/07/2000, TTCK Việt Nam chính thức ra đời với phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000
3.2.2 Các chủ thể tham gia TTCK Việt Nam
● Nhà phát hành
Chính phủ: Phát hành các loại tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công
trái xây dựng tổ quốc và trái phiếu đầu tư do Quỹ hỗ trợ đầu tư phát hành nhằm huy động nguồn vốn trung và dài hạn nhằm phục vụ cho các dự án đầu tư lớn mang tính chất quốc gia như trái phiếu giáo dục,…
Công ty cổ phần: Phát hành các loại cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty để
huy động nguồn vốn dài hạn nhằm cung cấp nguồn vốn cho các dự án đầu tư, xây
Trang 17GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 17 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất trong phạm vi của công ty cổ phần
● Nhà đầu tƣ: Có thể là các NĐT riêng lẻ hoặc các tổ chức tài chính
NĐT riêng lẻ: là chủ thể quan trọng tham gia TTCK với tư cách là người
mua bán chứng khoán, họ là những người có tiền tiết kiệm và muốn đầu tư số tiền để dành của mình vào chứng khoán để được hưởng lợi tức hàng năm Họ cũng là người bán lại các chứng khoán của mình trên TTCK để rút vốn trước thời hạn hoặc để có những khoản chênh lệch giá Họ tham gia thị trường bằng nhiều cách khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp
Các tổ chức tài chính: là các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí, công ty tài
chính, ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán tham gia TTCK với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán để tìm kiếm lợi nhuận thông qua hình thức nhận cổ tức, lãi trái phiếu, hoặc tìm kiếm giá thặng dư, hoặc tìm kiếm thanh khoản Vai trò của các tổ chức này ở các nước có TTCK phát triển ngày càng to lớn Các ngân hàng thương mại tham gia TTCK với tư cách là người phát hành cổ hiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung, cũng như phát hành cổ phiếu để huy động vốn Ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ trên TTCK như tư vấn về phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng phí hoa hồng, hoặc bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh
● Nhà môi giới
Nhà môi giới là những người trung gian thuần tuý, họ hoạt động như các đại lý cho những người mua bán chứng khoán Sự tham gia của họ trên TTCK góp phần đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường là chứng khoán thực, giúp cho thị trường hoạt động lành mạnh, đều đặn, hợp pháp, phát
triển và bảo vệ lợi ích cho NĐT
3.2.3 Các loại TTCK hiện nay tại Việt Nam 3.2.3.1 TTCK TP.Hồ Chí Minh
Là sàn giao dịch chứng khoán lâu đời nhất tại Việt Nam
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập tháng 7 năm 2000, là một đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam Chỉ số giá cổ
Trang 18GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 18 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
phiếu trong một thời gian nhất định (phiên giao dịch, ngày giao dịch) của các công ty niêm yết tại trung tâm này được gọi là VN-Index
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước với số vốn điều lệ là một nghìn tỷ đồng Hiện nay các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới thường hoạt động dưới dạng công ty cổ phần
Tên tiếng Anh của sở giao dịch này là Ho Chi Minh Stock Exchange, viết tắt là HOSE
3.2.3.2 TTCK Hà Nội
Sở GDCK Hà Nội tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(TTGDCKHN), được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTG ngày
11/7/1998, chính thức đi vào hoạt động từ 08/03/2005 Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Stock Exchange (HNX)
Thành viên gồm các công ty CK được UBCKNN cấp phép hoạt động
3.2.3.3 TTCK Upcom
Thị trường Upcom bắt đầu hoạt động vào ngày 24-6-2009, đây là thị trường cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết, là sơ khai của thị trường OTC
Do Upcom mới thành lập nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn; nhiều nhà đầu tư không chú ý đến phương thức giao dịch của Upcom, họ chỉ quan tâm đến thị trường OTC
3.2.3.4 TTCK OTC
Thị trường OTC là thị trường phân tán, giao dịch nằm ở các CTCK hoặc
quầy của các ngân hàng và sau đó chuyển về một hệ thống thống nhất
Thị trường OTC không có địa điểm giao dịch chính thức, thay vào đó các nhà môi giới kết nối các giao dịch qua mạng máy tính diện rộng giữa các CTCK và trung tâm quản lý hệ thống
3.2.4 Chỉ số VN-Index
Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu là Passcher, Laspeyres, chỉ số giá bình quân Fisher, phương pháp số bình
Trang 19GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 19 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
quân đơn giản và phương pháp bình quân nhân đơn giản Chỉ số VN-Index được tính theo phương pháp Passcher:
Trong đó:
Ip: chỉ số giá Passcher pt: giá thời kỳ t
po: giá thời kỳ gốc
qt : khối lượng thời điểm tính toán i : cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá n: số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số
Chỉ số Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cầu chứng khoán niêm yết của thời điểm tính toán
3.3 PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 – 2010
Chu kì của thị trường chứng khoán Việt Nam đã thật sự kết thúc vào thời điểm hai tháng đầu năm 2009 Một chu kì mới của thị trường đã bắt đầu từ tháng 3 năm 2009, thị trường đã phục hồi rất khả quan kéo dài đến giữa tháng 10
Hình 2 TTCK Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2010
Trang 20GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 20 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
Tuy nhiên, xu hướng tăng sau đó đã bị phá vỡ, thị trường đi vào giai đoạn không xu hướng với nhiều thông tin không tốt cho thị trường được công bố trong
năm 2010
3.3.1 Phân tích diễn biến TTCK Việt Nam năm 2008
TTCK Việt Nam ở giai đoạn cuối năm 2008 có sự sụt giảm mạnh cùng xu thế chung của nền kinh tế
Nhìn lại thị trường sau 1 năm giao dịch, những điểm nổi bật của thị trường: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã chứng khoán rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý các NĐT TTCK Việt Nam năm 2008 trãi qua 3 giai đoạn chính
● Giai đoạn 1: từ tháng 1 đến tháng 6 – thị trường giảm mạnh Với 921,07
điểm tại thời điểm đầu năm, VN-Index đã mất đi gần 60% giá trị tính cho tới cuối giai đoạn này
Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép hạn chế cho vay từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK
Trong lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008 Trong năm 2008, UBCKNN đã có 2 lần thay đổi biên độ dao động giá trên TTCK (tổng cộng thay đổi 4 lần biên độ giao dịch cho cả 2 sàn HOSE và HASTC)
Trang 21GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 21 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
Hình 3 Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2008
Nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán, ngày 04/03/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường: cho phép SCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường, kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ Chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ lệ lạm phát tăng cao trong nước và sự biến động mạnh của giá cả hàng hóa trên thế giới, thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ Việt Nam tiếp tục có những biến động mạnh Trên thị trường hàng hóa, xăng dầu – loại hàng hóa cơ bản thuộc sự kiểm soát của Chính phủ - đã được điều chỉnh mạnh Trên thị trường tiền tệ, lãi suất từ NHNN và NHTM liên tiếp xác định các mặt bằng mới Chịu tác động sức ép từ lạm phát, lãi suất từ các NHTM tăng mạnh trong cuối quý II Sự căng thẳng về thanh khoản và sự xáo trộn về dòng chảy của tiền gửi huy động là nỗi lo của các NHTM trong giai đoạn này
Các chính sách chủ yếu được thực hiện thông qua việc sử dụng công cụ điều hành lãi suất cơ bản và thắt chặt đầu tư công để hạn chế nguồn cung tiền trên thị trường
● Giai đoạn 2: tháng 6 tới đầu tháng 9 – Phục hồi trong ngắn hạn
Trang 22GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 22 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
VN-Index có được những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này, liên tiếp vượt qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng và thường xuyên có được những chuỗi tăng điểm kéo dài Đây cũng là giai đoạn thị trường hoạt động sôi động nhất Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao VNIndex tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52% Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên
● Giai đoạn 3: tháng 09 tới tháng 12 – Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm
do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Đây là thời kỳ VN-Index rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008 Tổng kết cả giai đoạn này, VN-Index mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%
Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lan tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới Hòa cùng xu thế giảm điểm của TTCK các nước HoSE liên tiếp giảm điểm
Cùng với nỗ lực giải cứu nền kinh tế của Chính phủ và động thái từ NHNN, xen lẫn giữa những phiên giảm điểm, TTCK Việt Nam vẫn có những phiên phục hồi mạnh Tuy nhiên, các phiên tăng điểm này của thị trường thường rất ngắn và không ổn định
Một trong những đề tài được báo chí viết nhiều trong những tháng cuối năm là phong trào trả cổ tức bằng tiền mặt của các công ty niêm yết
Đến tháng 12/2008, những dấu hiệu về khả năng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán cũng bắt đầu xuất hiện, thể hiện qua việc bán ròng của khối ngoại trong những tháng cuối năm Giải pháp tài chính kịp thời trong những tháng cuối gia đoạn này được thực hiện thông qua việc điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản nhằm kích cầu sản xuất tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn một cách dễ dàng hơn, đồng thời giảm áp lực tín dụng cho các ngân hàng thương mại
3.3.2 Phân tích diễn biến TTCK Việt Nam năm 2009
Năm 2009 là năm đầy sóng gió của TTCK Việt Nam đi tạo dáy ở mức 235 điểm, thấp nhất từ khi có TTCK Tuy nhiên, nhờ những nổ lực kích thích kinh tế
Trang 23GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 23 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
của Chính phủ mà năm 2009 TTCK Việt Nam cũng có những giai đoạn tăng trưởng và phục hồi một cách thận trọng
Hình 4 Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2009
● Giai đoạn 1:hai tháng đầu năm 2009 - thị trường tiếp tục giảm điểm và tạo đáy
Theo đà suy thoái của năm 2008, TTCK Việt Nam đầu năm 2009 vẫn chưa thể phục hồi và tiếp đà giảm điểm của năm 2008
Nền kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thể hiện rõ nhất ở tiêu dùng suy giảm, sản xuất đình đốn, kim ngạch xuất khẩu bị thu hẹp, vốn đầu tư nước ngoài yếu đi…
Thị trường chứng khoán vì thế đã tiếp tục đổ dốc theo xu thế giảm dài hạn của năm trước và tạo đáy 235 điểm vào cuối tháng 2/2009
● Giai đoạn 2: từ tháng 3 đến tháng 7 – giai đoạn tăng trưởng của thị
Bước sang tháng 3, Chính phủ bắt đầu thực hiện các biện pháp kích thích kinh tế, chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng thông qua gói kích cầu, đặc biệt là hỗ trợ lãi suất 4%, cũng như chính sách giảm, giãn thuế đối với doanh nghiệp Vì vậy, nền kinh tế đã có một số dấu hiệu phục hồi Dấu hiệu
Trang 24GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 24 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
tích cực này đã phản ánh nhanh chóng vào TTCK, trong tháng 3 đến tháng 4 thị trường chỉ đạt được mức tăng trưởng nhẹ và chậm, sau đó đã tăng tốc mạnh từ tháng 5 và chính thức xác lập đỉnh 525 điểm khoảng giữa tháng 6
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường đã điều chỉnh giảm cho đến gần hết tháng 7
● Giai đoạn 3: từ tháng 8 đến tháng 10 - thị trường tiếp tục phục hồi khá
mạnh so với đầu năm
Các trung tâm kinh tế lớn của thế giới cũng lần lượt khẳng định sự phục hồi, đặc biệt một số quốc gia tại Châu Á và Trung quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng cao đã giúp thị trường chứng khoán thế giới thực sự khởi sắc và lấy lại được những đỉnh cao trước thời điểm suy thoái
Trong nước, các doanh nghiệp mặc dù có tốc độ tăng trưởng doanh thu không cao, nhưng nhờ tận dụng được cơ hội chí phí vốn thấp, nguyên liệu đầu vào rẻ cũng như những chính sách hỗ trợ về thuế nên đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất lớn, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu
Đây chính là cơ sở khá vững chắc để TTCK tiếp tục đợt tăng giá lần 2 đầy mạnh mẽ với những kỷ lục về giá trị và khối lượng liên tiếp được xác lập, đỉnh cao của VN-Index là 633 điểm vào thời điểm cuối tháng 10
● Giai đoạn 4: từ tháng 11 đến tháng 12 - giảm điểm và tăng trưởng thận
trọng
Chính sách kích thích kinh tế mặc dù đã phát huy được tác dụng chính là ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra tác dụng phụ và tiềm ẩn một số nguy cơ Cụ thể nó đã kích thích mạnh vào tăng trưởng tín dụng trong 10 tháng đầu năm 2009, có vẻ đã tăng quá mức cần thiết và vượt quá khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế
Đã có lúc chỉ số ICOR năm 2009 bằng 8 - là mức cao nhất từ trước tới nay Điều này cũng có nghĩa là hiệu quả đầu tư đạt thấp, tiềm ẩn nhiều hệ lụy cho nền kinh tế mà trước mắt là nguy cơ tái bùng nổ lạm phát trong năm 2010.
Ngoài ra, sự mạnh tay trong chính sách tài khóa đã khiến ngân sách nhà nước rơi vào tình trạng thâm hụt Trước thực trạng đó, NHNN đã bất ngờ thực hiện nâng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8% sau khi đã cam kết ổn định chính sách tiền tệ đến hết năm 2009 Mặc dù các chính sách này có tác động tích cực cho
Trang 25GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 25 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
nền kinh tế trong trung và dài hạn, nhưng điều này đã gây sốc cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư trên TTCK, những mầm mống khó khăn trong thanh khoản của ngân hàng xuất hiện, quan ngại về việc doanh nghiệp khó vay vốn với lãi suất cao
Những tác động thực đến luông tiền vào TTCK cũng như những tác động tâm lý thái quá đã khiến các chỉ số chứng khoán rơi vào chu kỳ giảm điểm từ tháng 11 cho đến khoảng giữa tháng 12 Tính từ đỉnh cao xác lập trong năm thì VN-Index đã mất khoảng 30% về điểm số
Những khó khăn trên của thị trường chứng khoán chỉ mang tính chất tạm thời tại thời điểm cuối năm Nửa tháng cuối năm TTCK khép lại năm giao dịch
2009 với 494,77 điểm
3.3.3 Phân tích diễn biến TTCK Việt Nam năm 2010
Thị trường chứng khoán năm 2010 không có xu hướng rõ ràng, VN index chủ yếu biến động trong khoản 420 – 550 điểm Diễn biến thị trường có thể tạm chia thành hai giai đoạn Từ đầu năm 2010 đến hết tháng 7: Đây là giai VN-index side way trong một thời gian khá dài Giai đoạn 2 bắt đầu từ đầu tháng 8 đến cuối năm Đây là giai đoạn mà nhiều nhà đầu tư đã tin rằng thị trường đã lập một mẫu hình hai đáy ở mức 420 điểm, thời gian để hình thành nên mẫu hình là năm tháng, lượng thời gian cũng khá dài nên mẫu hình này cũng đáng được tin cậy Tuy nhiên mẫu hình này cũng đã sớm kết thúc
Điểm nổi bật của thị trường chứng khoán năm 2010 là dấu ấn nhà đầu tư ngoại là giao dịch tăng vọt của khối nhà đầu tư nước ngoài, với khối lượng mua ròng cao nhất từ trước đến nay Khối nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên sàn TPHCM tới 14.400 tỉ đồng về giá trị và 244 triệu đơn vị về khối lượng 244 triệu đơn vị là khối lượng mua ròng kỷ lục trong 10 năm hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam (năm 2007 khối lượng mua ròng là 159 triệu đơn vị nhưng giá trị mua ròng kỷ lục là 22.874 tỉ đồng) Với một lượng tiền đầu tư thấp hơn các năm trước khối nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu được một lượng cổ phiếu lớn hơn hẳn Đây có thể là một trong những chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài, tranh thủ khi thị trường sụt giảm, nâng cao tỷ lệ sở hữu các doanh nghiệp có thương hiệu tốt với giá rẻ
Trang 26GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 26 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
Hình 5 Diễn biến TTCK Việt Nam năm 2010
Thông tư 13 của Ngân hàng Nhà Nước, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 Tuy nhiên những thông tin xung quanh về thông tư này đã được thị trường tiếp nhận từ đầu tháng 8 năm 2010 đã kéo theo sự sụt giảm VN – Index ngay sau đó mặc dù thời hạn có hiệu lực của thông tư này chưa đến
Trang 27GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 27 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
Kế đến là nhóm tuổi trên 30 tuổi đến 45 tuổi, chiếm 23,8% trong tổng mẫu điều tra và nhóm từ trên 45 tuổi đến 55 tuổi với 17,5% Những người trong hai nhóm tuổi này đa số đã có thâm niên trong nghề, một địa vị vững chắc trong xã hội cũng như trong công việc và gia đình cho phép họ có những quyết định đầu tư có thể không táo bạo nhưng vững chắc về lâu dài và hầu như ít chịu sự chi phối hơn những người trẻ
Bảng 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỘ TUỔI CỦA ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA
(%)
(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011)
Trang 28GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 28 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
4.1.2 Trình độ học vấn
Nhóm đối tượng đại học/trên đại học có khả năng tiếp thu và phân tích thông tin tốt nhất chiếm 77,4% tổng số mẫu điều tra Kế đến là nhóm cao đẳng/trung học với 18,8%, tỷ lệ các nhóm học vấn còn lại không đáng kể
Có thể thấy đây là tín hiệu khá tốt, phù hợp với thực tế là nhiều người cho rằng đầu tư vào TTCK Việt Nam là một hình thức đầu tư mạo hiểm và người đầu tư cũng cần rất nhiều kỹ năng Với trình độ học vấn từ khá cao tới cao này, các đáp viên là những người có khả năng đưa ra những câu trả lời có độ chính xác cao Qua đó bài nghiên cứu càng có nhiều cơ sở để tin tưởng vào kết quả đạt được
Bảng 3 TỔNG QUAN VỀ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA
(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011)
Tuy nhiên, từ đó cho thấy TTCK là kênh đầu tư mà không phải bất cứ trình độ học vấn nào cũng có thể tiếp cận một cách dễ dàng Từ số liệu điều tra trực tiếp, những người đến sàn giao dịch hầu như rất ít những người có trình độ từ cấp 3 trở xuống Điều này cho thấy một nhóm nhà đầu tư tiềm năng còn bỏ dở, công ty chứng khoán nên có những chính sách tiếp cận dành cho những đối tượng này, như phát triển hệ thống môi giới, tuyển cộng tác viên môi giới chứng khoán,…
Trang 29GVHD: ThS Đoàn Thị Cẩm Vân Trang 29 SVTH: Nguyễn Ngọc Lan Uyên
4.1.3 Nghề nghiệp
Có thể thấy TTCK là kênh đầu tư không dành riêng cho bất cứ một đối tượng thuộc nhóm ngành nghề nào Những nhà đầu tư đến giao dịch tại các sàn giao dịch chứng khoán có tới 22,5% tổng mẫu thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau như dược sĩ, giảng viên, học viên cao học, cán bộ đã về hưu… Và cả những nhà đầu tư chỉ chuyên đầu tư chứng khoán
Bảng 4 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỐI TƢỢNG ĐIỀU TRA
(Nguồn: số liệu điều tra trực tiếp 2011)
Kế đến là nhân viên văn phòng với 21,2% tổng mẫu bao gồm các cán bộ công nhân viên làm việc hành chính nói chung trong các công ty Và nhân viên ngân hàng 20,0% gồm toàn bộ các vị trí làm việc tại các ngân hàng Sở dĩ hai đối tượng này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng mẫu nguyên nhân là do các công ty chứng khoán hiện nay trên địa bàn TP.Cần Thơ đa số có chi nhánh gần các ngân hàng hoặc thuê hẳn văn phòng trong các toà nhà của ngân hàng nên phần lớn khách hàng của các công ty chứng khoán này là nhân viên của các ngân hàng đó Thêm vào đó, nhóm người làm việc trong lĩnh vực tài chính hầu hết là những người tiếp cận nhiều hoặc thường xuyên với thị trường vốn, thị trường tiền tệ mà TTCK là một trong những kênh huy động của thị trường vốn Bên cạnh đó, do hạn chế của việc chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện (nghĩa là người phỏng vấn đi đến địa điểm mà khả năng xuất hiện của đối tượng nghiên cứu là rất