1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf

198 903 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf

Trang 1

MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài

Mục tiêu hàng đầu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 ở Việt Nam là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định Muốn vậy, tới năm 2010 Việt Nam cần huy động khoảng 150-160 tỷ USD vốn đầu tư toàn xã hội Đây thực sự là bài toán nan giải vì trong suốt giai đoạn 1990-2000, Việt Nam chỉ huy động được gần 65 tỷ USD Cho nên trong những năm còn lại Việt Nam cần huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế với chủ trương “Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng”

Mặt khác, khi kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân được nâng lên thì nhu cầu được bảo vệ trước những rủi ro của các chủ thể, cá nhân trong nền kinh tế cũng tăng Một khi rủi ro đã xảy ra yêu cầu tức thì phải có một khoản tài chính bù đắp để giúp các chủ thể, cá nhân nhanh chóng ổn định sản xuất, ổn định đời sống từ đó mới tạo động lực cho nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng hơn nữa

Để vừa đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế vừa giữ cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách đồng bộ Một trong những chính sách đó là quan tâm và tạo điều kiện để phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam nói riêng

Hơn thế nữa, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới Ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập này Với các Hiệp định thương mại song phương, đa phương và sắp tới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đòi hỏi Chính phủ từng bước xóa bỏ dần tiến đến xóa bỏ hoàn toàn hạn

Trang 2

chế gia nhập thị trường bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nước ngoài Điều này sẽ làm cho ngành bảo hiểm có cơ hội thu hút nhiều vốn cho phát triển đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, giá thành lại hạ, cũng như tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ kinh doanh và kỹ năng quản lý tiến tiến của các công ty bảo hiểm nước ngoài Nhưng cùng với quá trình hội nhập đã đặt ra cho ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng nhiều thách thức, các công ty bảo hiểm Việt Nam cần phải đủ mạnh về mọi mặt thì mới tận dụng được các cơ hội trên và không bị “hòa tan” ngay trong thị trường của chính mình

Vậy sắp tới khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế này với cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm thì phải phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam như thế nào để vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển KT-XH do Đảng và Nhà nước đã đề ra vừa đưa ngành bảo hiểm Việt Nam từng bước chủ động hội nhập vào ngành bảo hiểm thế giới

Luận án: “Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” được lựa chọn nghiên cứu nhằm giải quyết

các vấn đề đã nêu ra

2 Mục đích nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam trong thời gian qua Qua đó đề xuất các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong thời gian tới theo các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu phát triển KT_XH do Đảng và nhà nước đã đề ra

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Hoạt động của các công ty BHNT không chỉ giới hạn ở hoạt động kinh doanh bảo hiểm thuần túy mà còn bao gồm cả hoạt động đầu tư Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động kinh doanh bảo hiểm thuần túy như: thiết kế, định phí, phân phối, dự phòng,… đồng thời luận án dành một dung lượng thích hợp nghiên cứu về hoạt động và hiệu quả đầu tư của các công ty bảo hiểm trên phạm vi toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ và cả trên phạm vi thị trường tài chính của Việt Nam Đặc biệt, quá trình nghiên cứu của luận án được đặt trong bối cảnh thị trường BHNT Việt Nam đã và đang gia nhập từng bước vào nền kinh tế thế giới, để từ đó luận án đưa ra các giải pháp tối ưu trong việc phát triển an toàn, bền vững thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử Trong quá trình nghiên cứu có kết hợp giữa lý luận và thực tiễn thông qua điều tra, khảo sát Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp đồ thị… để đánh giá bản chất của đối tượng nghiên cứu

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1.Tổng quan về bảo hiểm nhân thọ

1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nhân thọ trên thế giới

Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia (hoặc người thụ hưởng) một số tiền nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết hoặc còn sống đến một thời điểm nhất định), còn người tham gia phải nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn Nói cách khác, bảo hiểm nhân thọ là quá trình bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người

Hợp đồng BHNT đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1583, do công dân London là ông William Gybbon tham gia Phí bảo hiểm ông phải đóng lúc đó là 32 bảng Anh, khi ông chết cũng trong năm đó, người thừa kế của ông được hưởng 400 bảng Anh Tuy nhiên, BHNT sau đó bị cấm do nó không có đầy đủ cơ sở kỹ thuật Chỉ đến thế kỷ 17, khi Pascal, Ferma và sau đó là Bernoulli chứng minh Quy luật số đông, khai sinh và phát triển ra môn toán học xác suất thống kê thì cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm nhân thọ mới hình thành Kể từ đó BHNT phát triển mạnh trên tất cả các quốc gia có đủ các điều kiện

Năm 1759, công ty BHNT ra đời đầu tiên ở Philadelphia (Mỹ) Công ty này đến nay vẫn còn hoạt động, nhưng lúc đầu nó chỉ bán bảo hiểm cho các con chiên ở nhà thờ của mình Năm 1762, công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable ở nước Anh được thành lập và bán bảo hiểm nhân thọ cho mọi người dân Công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ở Pháp ra đời năm 1787, ở Đức năm 1828

Trang 5

Ở Châu Á, các công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời ở Nhật Bản Năm 1868 công ty bảo hiểm Meiji của Nhật ra đời và đến năm 1888 và 1889, hai công ty khác là Kyoei và Nippon ra đời và phát triển cho đến ngày hôm nay

Theo thời gian, BHNT phát triển rất nhanh Vai trò của BHNT không chỉ thể hiện trong từng gia đình và đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp phải rủi ro, mà còn thể hiện rõ trên phạm vi toàn xã hội Trên phạm vi xã hội, BHNT góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nước từ những nguồn tiền mặt nhàn rỗi nằm trong dân cư Lượng vốn huy động từ ngành BHNT được đầu tư trở lại nền kinh tế qua hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng qui mô sản xuất hoặc là góp vốn liên doanh, hoặc là cho chính phủ vay thông qua việc mua trái phiếu chính phủ; hoặc tạo điều kiện cho chính người tham gia BHNT vay lại từ hợp đồng BHNT của mình giúp họ trang trãi những chi tiêu bất ngờ trong đời sống… Rõ ràng, BHNT không chỉ có chức năng bảo vệ mà còn có chức năng của một định chế tài chính trung gian huy động có hiệu quả nguồn vốn trung và dài hạn trong nước và cả nước ngoài, đặc biệt chức năng này càng thể hiện rõ hơn nữa trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của BHNT

- BHNT vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính bảo vệ

Thật vậy, mỗi người mua BHNT sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là phí bảo hiểm) cho công ty bảo hiểm, ngược lại công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả một số tiền lớn (gọi là số tiền bảo hiểm) cho người hưởng quyền lợi bảo hiểm như đã thỏa thuận trước, khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra Nội dung tiết kiệm khi mua BHNT khác với các hình thức tiết kiệm khác ở chỗ: người bảo hiểm đảm

Trang 6

bảo trả cho người tham gia bảo hiểm hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, nếu người được bảo hiểm bị các rủi ro về sức khỏe hay tính mạng

- BHNT đáp ứng nhiều mục đích khác nhau của người tham gia bảo hiểm

HĐBH tử vong sẽ giúp người được bảo hiểm để lại cho gia đình một STBH khi họ bị tử vong Số tiền này đáp ứng được rất nhiều mục đích của người quá cố như trang trải nợ nần, giáo dục con cái, phụng dưỡng cha mẹ…

- BHNT ra đời và phát triển trong những điều kiện nhất định

Ở các nước phát triển, BHNT đã ra đời và phát triển hàng trăm năm nay Ngược lại có một số quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chưa triển khai được BHNT, mặc dù người ta hiểu rất rõ vai trò và lợi ích của nó Để lý giải vấn đề này, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng cơ sở chủ yếu để BHNT ra đời và phát triển là điều kiện kinh tế – xã hội phải phát triển Ngoài ra, môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của BHNT Ở một số nước phát triển như Anh, Pháp, Đức… Chính phủ thường có chính sách thuế ưu đãi mục đích là nhằm tạo ra cho các cá nhân cơ hội để tiết kiệm, tự mình lập nên quỹ hưu trí, từ đó cho phép giảm bớt phần trợ cấp từ nhà nước Cũng vì những mục đích trên mà một số nước Châu Á như Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore… không đánh thuế đối với các nghiệp vụ BHNT Sự ưu đãi này là đòn bẩy tích cực để BHNT phát triển

1.1.3 Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cơ bản

Căn cứ vào biến cố còn sống hay tử vong trong thời gian tham gia bảo hiểm mà BHNT được chia ra làm ba loại sản phẩm chính sau: BHNT trong trường hợp tử vong, BHNT trong trường hợp sống, BHNT hỗn hợp

Trang 7

Ngoài ra, người bảo hiểm còn áp dụng các điều khoản bổ sung bán kèm với các sản phẩm chính như: bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm không nộp phí khi thương tật, bảo hiểm cho người đóng phí …

™ Bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử vong

Đây là loại hình phổ biến nhất trong BHNT và được chia thành 2 nhóm:

ƒ Bảo hiểm tử kỳ (còn được gọi là bảo hiểm sinh mạng có thời hạn): được ký

kết để bảo hiểm cho biến cố tử vong xảy ra trong thời gian đã quy định của hợp đồng Nếu biến cố tử vong không xảy ra trong thời gian đó thì người bảo hiểm không phải thanh toán STBH cho người được bảo hiểm Ngược lại, nếu biến cố tử vong xảy ra trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thì người bảo hiểm phải có trách nhiệm thanh toán STBH cho người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm được chỉ định

ƒ Bảo hiểm nhân thọ trọn đời (bảo hiểm trường sinh)

Loại hình bảo hiểm này cam kết chi trả cho người thụ hưởng bảo hiểm một STBH đã được ấn định trên hợp đồng, khi người được bảo hiểm tử vong vào bất cứ lúc nào kể từ ngày ký hợp đồng

™ Bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp sống (còn gọi là bảo hiểm sinh kỳ)

Thực chất của loại hình bảo hiểm này là người bảo hiểm cam kết chi trả một lần hoặc những khoản tiền đều đặn trong một khoảng thời gian xác định hoặc trong suốt cuộc đời người tham gia bảo hiểm Nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thanh toán thì sẽ không được chi trả khoản tiền như đã thỏa thuận

Loại hình bảo hiểm này rất phù hợp với những người khi về hưu hoặc những người không được hưởng tiền trợ cấp hưu trí từ BHXH đến độ tuổi tương ứng với tuổi về hưu đăng ký tham gia, để được hưởng những khoản trợ cấp định

Trang 8

kỳ hàng tháng Vì vậy, tên gọi “Bảo hiểm tiền trợ cấp hưu trí”, “Bảo hiểm tiền hưu”, “Niên kim nhân thọ” … được các công ty bảo hiểm vận dụng linh hoạt

™ Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

Thực chất của loại hình bảo hiểm này là bảo hiểm cả trong trường hợp người được bảo hiểm bị tử vong hay còn sống Yếu tố tiết kiệm và bảo vệ đan xen nhau vì thế nó được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới

Khi triển khai BHNT hỗn hợp, các công ty bảo hiểm có thể đa dạng hóa loại sản phẩm này bằng cách đưa ra hợp đồng có thời hạn khác nhau, hợp đồng chia lãi, không chia lãi và các loại hợp đồng khác tùy theo tình hình kinh tế

1.1.4 Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ 1.1.4.1 Nguyên tắc số đông

Nguyên tắc số đông (Quy luật số đông) là nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng

Theo quy luật này, số lần thực hiện phép thử càng lớn, kết quả thu được từ phép thử sẽ tiến dần về xác suất lý thuyết xảy ra biến cố đang xem xét Nhắc lại trò chơi con xúc xắc:

Người ta tung một con xúc xắc 20 lần, 100 lần, 1000 lần và cuối cùng là 10.000 lần Mỗi lần tung ra, người ta chú ý đến việc xuất hiện một con số nhất định, chẳng hạn số 6 Các kết quả được ghi nhận như sau:

Số lần tung ra Số lần xuất hiện Tần suất xuất hiện

20 100 1000 10.000

2 12 175 1653

0,100 0,120 0,175 0,165

Thoạt đầu, sự may rủi mà bề mặt có số 6 xuất hiện là 1/6 (tần suất xuất hiện là 0,167), đây là xác suất lý thuyết, qua nhiều lần thử nghiệm, tần suất xuất

Trang 9

hiện của mặt 6 sẽ dần về xác suất lý thuyết (# 0,167) Nói một cách khác, nếu chúng ta thực hiện việc nghiên cứu trên một đám đông đủ lớn, chúng ta sẽ có xác suất xảy ra một biến cố nào đó ở mức độ đủ chính xác và nói chung, chúng ta có thể làm chủ được biến cố ngẫu nhiên đó Ứng dụng Quy luật số đông vào bảo hiểm nhân thọ, yêu cầu các công ty bảo hiểm phải triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trên số đông người càng lớn càng tốt Vì khi có số đông người, xác suất tử vong (hoặc còn sống) xảy ra trong thực tế và xác suất tử vong (hoặc còn sống) dự kiến khi định phí sẽ tiến dần về với nhau và điều này cũng có nghĩa là công ty bảo hiểm với số phí thu trước, đủ chi trả cho các trường hợp tử vong hoặc còn sống xảy ra trong thực tế

Trong thực tế, khi ứng dụng nguyên tắc số đông, các công ty bảo hiểm phải tuân thủ một hệ quả của nguyên tắc số đông, đó chính là nguyên tắc phân chia Theo nguyên tắc này, các công ty bảo hiểm phải tránh chấp nhận đảm bảo cho những rủi ro có giá trị quá lớn vượt quá khả năng tài chính của từng công ty bảo hiểm Trong trường hợp những rủi ro có giá trị lớn, cần phải sử dụng một trong hai kỹ thuật phân chia là đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm, trong đó, kỹ thuật tái bảo hiểm là được sử dụng phổ biến hơn cả

Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó môt công ty bảo hiểm (công ty bảo hiểm gốc – công ty nhượng tái bảo hiểm) chuyển cho một công ty bảo hiểm khác (công ty nhận tái bảo hiểm) một phần rủi ro mà công ty gốc đã chấp nhận đảm bảo Hay nói một cách chung và dễ hiểu nhất là: “Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm”

Trang 10

CÔNG TY

TÁI BẢO HIỂM 30% TÁI BẢO HIỂM 30% CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM 20% CÔNG TY

CÔNG TY BẢO HIỂM GỐC

NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM

Hình 1.1 Mối quan hệ trong tái bảo hiểm

Tái bảo hiểm là hoạt động không thể thiếu trong quá trình kinh doanh và tồn tại của một công ty bảo hiểm vì các lý do sau:

- Tăng cường khả năng nhận bảo hiểm: Trong quá trình kinh doanh, công ty bảo hiểm có thể nhận được những yêu cầu cấp đơn bảo hiểm với số tiền bảo hiểm vượt quá khả năng của mình trong việc đền bù khi rủi ro xảy ra Để có thể đảm bảo cho những rủi ro lớn và cung cấp được mọi dịch vụ mà khách hàng yêu cầu, cần thiết phải tiến hành tái bảo hiểm cho những phần vượt quá mức giữ lại cho

một hoặc nhiều công ty bảo hiểm hay tái bảo hiểm khác trên thị trường

- Góp phần ổn định tỷ lệ bồi thường: công ty bảo hiểm gốc có thể tránh sự biến động trong các khoản chi bồi thường trong một năm và qua nhiều năm bằng việc tái bảo hiểm

- Lợi ích “vĩ mô”: một lợi ích cuối cùng của lý do tái bảo hiểm là chi phí rủi ro được dàn trãi trong toàn thị trường bảo hiểm thế giới Rất nhiều các công ty tái bảo hiểm hàng đầu ở các nước như: Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh bằng việc tái bảo hiểm cho các công ty này và một số công ty khác, rủi ro không chỉ tác động vào một nền kinh tế mà rủi ro của một chủ thể trong một quốc gia đã được số đông những người tham gia bảo hiểm trên toàn thế giới cùng gánh chịu

1.1.4.2 Nguyên tắc khoán

Trang 11

Trong đa số các nghiệp vụ về bảo hiểm con người, số tiền bảo hiểm, các khoản trợ cấp được ấn định trước trên hợp đồng Những khoản tiền này được xác định dựa vào sự lựa chọn của người được bảo hiểm Khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm hay khoản trợ cấp được công ty bảo hiểm thanh toán không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại, đây là một số tiền mang tính chất khoán Cũng vì thế, những giả thiết về bảo hiểm trên giá trị, dưới giá trị và bảo hiểm trùng không được đề cập đến trong bảo hiểm con người Để làm nổi bật tính chất khoán trong bảo hiểm con người, ta có thể đi từ hợp đồng BHNT trường hợp tử vong Khi người được bảo hiểm tử vong, công ty bảo hiểm sẽ phát sinh nghĩa vụ thanh toán trợ cấp cho người thụ hưởng Khoản trợ cấp này không mang ý nghĩa là bồi thường cho sự tử vong của người được bảo hiểm vì sự tử vong là một mất mát vô cùng to lớn mà không có khoản tiền nào có thể bù đắp để lấy lại trạng thái ban đầu – trạng thái sống của người được bảo hiểm

Việc áp dụng nguyên tắc khoán kéo theo những hệ quả quan trọng sau: - Đối với cùng một người được bảo hiểm, đồng thời có thể ký kết nhiều hợp đồng bảo hiểm con người khác nhau cho chính mình, với các số tiền bảo hiểm bằng hoặc khác nhau, tùy theo ý muốn và khả năng tài chính Khi xảy ra các sự kiện được bảo hiểm trong các hợp đồng đã ký kết thì người thụ hưởng sẽ nhận được tất cả các số tiền bảo hiểm này

- Không có thế quyền hợp pháp (chuyển yêu cầu bồi hoàn) của công ty bảo hiểm Trong bảo hiểm con người, sau khi đã thanh toán số tiền bảo hiểm, công ty bảo hiểm không được phép thế vào quyền của người được bảo hiểm để truy đòi những người gây ra thiệt hại có trách nhiệm phải bồi thường cho người được bảo hiểm

1.2 Nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ 1.2.1 Thiết kế và định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Trang 12

Thiết kế sản phẩm là công việc đầu tiên của mỗi công ty bảo hiểm Để đưa ra quyết định thiết kế sản phẩm nào, công ty bảo hiểm phải thực hiện một loạt các công việc như điều tra nhu cầu của khách hàng, tập quán và thói quen tiêu dùng trong dân cư, mức thu nhập và chi tiêu bình quân trong mỗi gia đình… Nội dung quan trọng nhất trong khâu thiết kế sản phẩm là tính toán số phí bảo hiểm mà mỗi khách hàng tham gia bảo hiểm phải trả, hay còn gọi là định phí bảo hiểm Nếu công ty bảo hiểm đưa ra mức phí phù hợp với khả năng thanh toán của các đối tượng tham gia, khi đó sản phẩm được thiết kế chắc chắn sẽ được thị trường chấp nhận Xuất phát từ tầm quan trọng của khâu định phí trong quá trình thiết kế sản phẩm, nội dung của phần này sẽ tập trung đi vào xem xét cách thức định phí sản phẩm của các công ty BHNT

1.2.1.1 Khái niệm

Định phí sản phẩm BHNT là nhằm xác định giá bán của sản phẩm BHNT Theo logic thông thường thì giá bán sản phẩm sẽ được xác định sau khi nhà sản xuất biết được giá thành sản phẩm của mình Nhưng trong bảo hiểm, đặc biệt là BHNT thì phí sản phẩm BHNT lại phải được đưa ra trước trên cơ sở những dự báo về xác suất tử vong, lãi suất đầu tư, lạm phát, tình hình tai nạn… Từ đó công ty bảo hiểm nhân thọ có thể gặp phải rủi ro đó là phí sản phẩm đã xác định và thu không đủ chi trả cho bên được bảo hiểm nếu có những biến động lớn xảy ra trong nền kinh tế làm số liệu dự kiến sai lệch quá nhiều so với số liệu thực tế

1.2.1.2 Cơ cấu phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Phí bảo hiểm thực tế người tham gia bảo hiểm nộp cho công ty bảo hiểm gọi là phí toàn phần, phí toàn phần trong BHNT được tính khái quát như sau:

Phí toàn phần = Phí thuần + Phí hoạt động • Phí hoạt động: loại phí này gồm các khoản:

Trang 13

- Chi phí cho các hợp đồng mới: khoản chi này bao gồm các chi phí như hoa hồng đại lý, chi phí kiểm tra y tế… các chi phí này phát sinh khi phát hành HĐBH - Chi phí thu phí bảo hiểm: gồm các chi phí trả cho người đi thu phí và các khoản khác phát sinh khi thu phí

- Chi phí quản lý: khoản chi phí này phát sinh trong suốt thời hạn bảo hiểm để quản lý hợp đồng, như chi phí ấn chỉ, quản lý hợp đồng bằng máy vi tính, chi phí theo dõi thường xuyên và các chi phí gián tiếp khác…

• Phí thuần: là số phí được dùng để trả tiền cho các hợp đồng khi xảy ra các

biến cố còn sống hay tử vong, khoản phí này được tính toán dựa vào bảng tỷ lệ tử vong của từng công ty bảo hiểm nhân thọ kết hợp với lãi suất kỹ thuật

Thực chất, quá trình định phí sản phẩm BHNT chính là nhằm xác định phí thuần của từng loại sản phẩm rồi sau đó người ta sẽ tính thêm một tỷ lệ nhất định trên phí thuần để biết được chi phí hoạt động

1.2.1.3 Nguyên tắc định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Phí sản phẩm BHNT được xác định dựa trên Nguyên lý cân bằng sao cho

tất cả các khoản thu trong tương lai phải đủ để trang trải các khoản chi phí và các khoản tiền bảo hiểm, đồng thời mang lại lợi nhuận hợp lý cho công ty Đây không chỉ là nguyên tắc mà còn là mục tiêu số một của các công ty BHNT

• Phí phải được tính toán dựa trên những cơ sở khoa học nhất định Chẳng hạn phải dựa vào quy luật số lớn trong toán học, vào bảng tỷ lệ tử vong trong thống kê, quy luật về giới tính và quy luật tuổi thọ tăng dần trong dân số và nhân khẩu học, quy luật về lạm phát của đồng tiền trong nền kinh tế…

• Quá trình định phí phải dựa vào một số giả định Các giả định phải đảm bảo tính thống nhất và hợp lý Thường có các giả định sau đây được vận dụng khi xác định phí BHNT: giả định về tỷ lệ tử vong giữa các ngành nghề, các vùng địa lý, giả định về tỷ lệ lãi suất giữa các loại hình đầu tư, giả định về chi phí (cao hơn

Trang 14

hay thấp hơn) giữa các bộ phận, giả định tỷ lệ hợp đồng bị hủy bỏ, giả định về thời gian thanh toán…

1.2.1.4 Các nhân tố tác động đến quá trình định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

™ Bảng tỷ lệ tử vong

Để xác định được mức phí thuần cho các sản phẩm BHNT, các công ty bảo hiểm sử dụng bảng tỷ lệ tử vong và đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất trong quá trình định phí

Bảng tỷ lệ tử vong là bảng thống kê, được xây dựng trên cơ sở điều tra về nhân khẩu và tình hình tử vong của các tầng lớp dân cư Quá trình điều tra để xây dựng nên bảng tỷ lệ tử vong phải đảm bảo quy luật số lớn trong toán học Nếu điều tra ở một số không đủ lớn tập hợp người, ta có thể kết luận không thể tiên đoán được thời hạn sống của từng người, nhưng xét trên một tổng thể số đông thì xác suất số người chết ở một độ tuổi nào đó xuất hiện với một số gần như không

đổi Một bảng tử vong thực tế được trình bày chi tiết trong phụ lục 1

Các bảng tử vong thường có những đặc điểm chung là: + Tỷ lệ tử vong hầu như tăng dần theo độ tuổi

+ Tỷ lệ tử vong của nữ thường thấp hơn của nam giới

+ Tỷ lệ tử vong của những bảng lập sau thường thấp hơn những bảng lập trước, vì xu hướng chung là tuổi thọ của con người ngày càng cao, do mức sống và các điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng cao và tốt hơn

™ Lãi suất trong định phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Khi định phí sản phẩm, các công ty BHNT đã sử dụng một mức lãi suất và lãi suất này được tính toán trên cơ sở sẽ đầu tư với lãi suất nhỏ và nhỏ hơn rất nhiều so với lãi suất thực tế của các khoản đầu tư để đảm bảo an toàn, lãi suất dùng định phí sản phẩm BHNT được gọi là lãi suất kỹ thuật

Trang 15

Lãi suất kỹ thuật được xác định dựa trên cơ sở lãi suất bình quân các khoản cho vay của nhà nước, hoặc lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Không thể định phí với lãi suất quá cao vì công ty bảo hiểm nhân thọ khó có thể thực hiện được lãi suất này trên thị trường tài chính

™ Giá trị hiện tại, giá trị tương lai và giá trị giải ước

- Giá trị hiện tại là giá trị cần được đầu tư tại thời điểm hiện tại để thu được một

giá trị nào đó tại một thời điểm nhất định trong tương lai Giá trị

hiện tại = giá trị nhận được trong tương lai x (1 + lãi suất)-thời kỳ đầu tư

- Giá trị tương lai (giá trị đáo hạn) là giá trị thu được tại một thời điểm nào đó

trong tương lai từ giá trị được đầu tư tại thời điểm hiện tại

Giá trị tương lai = giá trị hiện tại x (1 + lãi suất)thời kì đầu tư

- Giá trị giải ước khi người tham gia bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng trong thời hạn

bảo hiểm, công ty bảo hiểm có thể thanh toán cho họ một khoản tiền gọi là giá trị giải ước bằng tiền hoặc đơn giản gọi là giá trị giải ước

Giá trị giải ước = Dự phòng toán học – Phí giải ước

Phí giải ước trong công thức trên được xác định để đảm bảo nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm Có nghĩa là nếu người tham gia bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng thì vẫn phải chịu các chi phí một số năm đầu Nếu vế phải của công thức trên có giá trị âm, thì giá trị giải ước được tính bằng 0

1.2.2 Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

1.2.2.1 Sự cần thiết của quỹ dự phòng nghiệp vụ trong các công ty bảo hiểm nhân thọ

Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ có liên quan đến từng nghiệp vụ được trích lập và hạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán cho các trách nhiệm được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm đã ký kết

Trang 16

Quỹ dự phòng nghiệp vụ là quỹ đặc trưng riêng có của các công ty bảo hiểm nói

chung và các công ty BHNT nói riêng xuất phát từ ba đặc điểm sau đây:

- Thời hạn của các hợp đồng BHNT thường là dài hạn, tối thiểu là 5 năm,

- Rủi ro được đảm bảo bởi các hợp đồng BHNT thường thay đổi theo thời gian, rõ ràng biến cố sống hay tử vong thay đổi theo từng năm,

- Phí BHNT thường được thu san bằng đều trong suốt thời hạn của hợp đồng trong khi rủi ro lại thay đổi theo từng năm, điều này đã tạo ra khoản chênh lệch về phí bảo hiểm san bằng hàng năm với phí bảo hiểm tương ứng với rủi ro mỗi năm, khoản chênh lệch về phí bảo hiểm này là một số dương (>0) ở những năm đầu và là một số âm (<0) ở những năm sau Khoản phí chênh lệch dương về phí bảo hiểm ở những năm đầu không được xem là lợi nhuận của các công ty BHNT mà khoản chênh lệch dương này phải được tích lũy lại với mục đích bù đắp cho phần phí bị thiếu hụt ở những năm sau Quá trình tích lũy phí ở những năm đầu và sử dụng khoản phí tích lũy để bù đắp phí thiếu hụt ở những năm sau đã hình thành nên dự phòng nghiệp vụ của các sản phẩm bảo hiểm tử kỳ Đồ thị 1.1 và 1.2 sau đây sẽ minh họa cho lập luận này

Đồ thị 1.1: Phí san bằng và phí mỗi năm của bảo hiểm tử kỳ

Trang 17

1.2.2.2 Các loại quỹ dự phòng nghiệp vụ trong các công ty bảo hiểm nhân thọ

Quỹ dự phòng nghiệp vụ trong các công ty bảo hiểm nhân thọ bao gồm: - Dự phòng toán học: là khoản chênh lệch giữa giá trị hiện tại của STBH phải trả và giá trị hiện tại của phí bảo hiểm thu được trong tương lai, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

- Dự phòng phí chưa được hưởng: áp dụng đối với các hợp đồng BHNT có thời hạn dưới một năm, được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo

DỰ PHÒNG SẢN PHẨM TỬ KỲ

Đồ thị 1.2: Dự phòng sản phẩm tử kỳ

- Dự phòng bồi thường: được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết

- Dự phòng chia lãi: được sử dụng để trả lãi mà công ty bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong HĐBH

- Dự phòng bảo đảm cân đối: được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra

sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật

Trang 18

Trong các loại quỹ dự phòng kể trên thì dự phòng toán học có ý nghĩa quan trọng nhất và nó chi phối đến các loại quỹ dự phòng còn lại Vì vậy, luận án chủ yếu chỉ đi vào nghiên cứu chuyên sâu về quỹ dự phòng toán học

1.2.2.3 Mô tả quỹ dự phòng toán học

Giả sử một người ở tuổi 40 ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sinh kỳ để nhận 1.000 ở tuổi 65 Cho biết xác suất một người 40 tuổi còn sống vào năm 65 là 88% Điều này có nghĩa là nếu công ty bảo hiểm cam kết với 100 người ở tuổi 40 thì số tiền trung bình phải trả vào năm 65 tuổi sẽ là:

88 x 1.000 = 88.000 ™ Tác động của nhân tố tuổi thọ con người

Như vậy số phí mỗi người được bảo hiểm phải nộp toàn bộ vào thời điểm anh ta ở tuổi 40 là:

88.000

(Giả sử ở đây không có chi phí quản lý, không có lợi nhuận, không có hao hụt) Sau khi nhập quỹ các khoản phí, công ty bảo hiểm phải giữ lại trong két sắt trong suốt 25 năm mà không làm sinh lời số tiền này là:

880 x 100 = 88.000

và đây cũng chính là số tiền mà công ty bảo hiểm phải chi trả sau 25 năm

Như vậy, mỗi người được bảo hiểm đều có lời do ảnh hưởng của tuổi thọ con người vì sẽ nhận được khoản tiền là 1.000 trong khi chỉ phải trả phí 880 nếu họ còn sống đến tuổi 65

™ Tác động của nhân tố tài chính

Thực tế, công ty bảo hiểm không giữ trong két sắt số phí này trong suốt 25 năm mà họ đưa số tiền này đi đầu tư, tiền lãi từ hoạt động đầu tư cho phép công ty bảo hiểm giảm phí

Trang 19

Nếu công ty bảo hiểm chắc chắn có thể đầu tư ở lãi suất 3,5%/năm, trong suốt 25 năm, lúc này công ty bảo hiểm chỉ cần yêu cầu mỗi người được bảo hiểm ở tuổi 40 nộp:

880

(1 +3,5%)25 = 372

là đủ Đây là khoản phí duy nhất hay nói một cách khác khoản phí này được gọi là giá trị hiện tại của số tiền 1.000 sau 25 năm vào ngày ký hợp đồng

™ Sai biệt giữa các cam kết

Ngay giai đoạn đầu tiên của hợp đồng, sau khi mỗi người đã trả cho công ty bảo hiểm 372, đã có sự cân bằng các cam kết của hai bên Thật vậy, những người được bảo hiểm đã trả một lần tất cả số phí cho công ty bảo hiểm và như vậy không phải trả gì nữa trong suốt 25 năm Trái lại, công ty bảo hiểm sẽ trả 1.000 cho mỗi người còn sống sau 25 năm (trung bình có 88 người trong số 100 người còn sống)

Như vậy, ngay khi hợp đồng diễn ra, các cam kết chung về các thanh toán tương lai của công ty bảo hiểm đối với người được bảo hiểm là cao hơn các cam kết về trả phí của người được bảo hiểm đối với công ty bảo hiểm Trong trường hợp này, các cam kết của người được bảo hiểm thậm chí đã được thực hiện xong, trong khi đó những cam kết của công ty bảo hiểm tăng lên theo thời gian Công ty bảo hiểm có thể giải quyết các cam kết của mình sau 25 năm, nhờ việc đưa khoản phí thu được vào đầu tư và làm sinh lời cho dù những người được bảo hiểm không hề trả thêm phí

Sự chênh lệch giữa các cam kết của công ty bảo hiểm đối với những người được bảo hiểm và các cam kết của những người được bảo hiểm đối với công ty bảo hiểm tăng lên theo thời gian Ở mọi thời điểm, giá trị của khoản tiền mà

Trang 20

công ty bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm cao hơn giá trị của phí người được bảo hiểm trả cho công ty bảo hiểm Ta xem xét đồ thị 1.3 sau:

Đồ thị 1.3: Sự tiến triển quỹ DPTH hợp đồng sinh kỳ, phí duy nhất Trong đó: A : Giá trị hiện tại của các cam kết của nhà bảo hiểm

B : giá trị hiện tại của các cam kếât của người được bảo hiểm PM : A - B: dự phòng toán học

- Vào thời điểm hợp đồng được ký kết: giá trị hiện tại của cam kết 1000 của công ty bảo hiểm sau 25 năm là 372, cũng vào thời điểm này người được bảo hiểm đã đóng số phí duy nhất 372 Vì vậy, cam kết trong tương lai của người được bảo hiểm bằng 0 Số dư giữa cam kết của công ty bảo hiểm so với các cam kết của mỗi người được bảo hiểm là: 372 - 0 = 372

- Sau 1 năm, nếu có 1 trong 100 người được bảo hiểm bị chết và cam kết của công ty bảo hiểm trả 1.000 cho mỗi người còn sống sót hiện tại là 24 năm chứ không phải là 25 năm như lúc ký hợp đồng, giá trị hiện tại của cam kết hợp đồng đã tăng lên là:

Nhưng không có một ai trong số 99 người còn sống lại phải trả phí thêm cho nhà 88/99 x 1.000

( 1 + 3,5% )24 = 389

Trang 21

bảo hiểm Như vậy, số dư về giá trị các cam kết của công ty bảo hiểm so với các cam kết của người được bảo hiểm là: 389 - 0 = 389

- Cứ tiếp tục làm như vậy …

- Vào cuối hợp đồng, sau 25 năm, cam kết đối với mỗi người còn sống sẽ là 1.000, vì vậy số dư của các cam kết là : 1.000 - 0 = 1.000

Trường hợp người được bảo hiểm yêu cầu trả phí làm nhiều lần (phí san bằng): người được bảo hiểm phải trả hàng năm cho công ty bảo hiểm số phí là: 22,6 Dự phòng toán học trong trường hợp này được biểu diễn qua đồ thị 1.4 sau:

Đồ thị 1.4: Sự tiến triển quỹ DPTH hợp đồng sinh kỳ phí san bằng

Trong trường hợp này:

- Cam kết của công ty bảo hiểm tăng lên theo đường biểu diễn A

- Cam kết của người được bảo hiểm lại giảm dần theo đường biểu diễn B - Quỹ dự phòng toán học là chênh lệch giữa A và B

1.2.2.4 Phương pháp lập quỹ dự phòng toán học

Có hai phương pháp được sử dụng để xác định quỹ dự phòng toán học, đó là phương pháp quá khứ và phương pháp tương lai

™ Phương pháp quá khứ: phương pháp này căn cứ vào các khoản đã thu

và đã chi của công ty bảo hiểm nhân thọ trong quá khứ tính đến thời điểm lập dự

Trang 22

phòng (cuối mỗi năm hợp đồng) Điều này cũng có nghĩa cần phải tìm giá trị tương lai của các khoản đã thu và đã chi vào thời điểm lập dự phòng Ta thấy trong quá khứ khoản phí đã thu lớn hơn khoản tiền bảo hiểm đã trả, vì thế dự phòng toán học theo phương pháp quá khứ được xác định bằng cách lấy số tiền luỹ tích từ số phí bảo hiểm đã thu trừ đi số tiền luỹ tích của các khoản tiền bảo hiểm đã trả

Dự phòng toán học

(phương pháp quá khứ) =

Giá trị luỹ tích của phí bảo hiểm đã thu

-Giá trị luỹ tích của tiền bảo

hiểm đã trả

™ Phương pháp tương lai: phương pháp này căn cứ vào các khoản còn phải thu và còn phải chi trong tương lai của công ty bảo hiểm nhân thọ tính đến thời điểm lập dự phòng Điều này cũng có nghĩa cần phải tìm giá trị hiện tại của các khoản còn phải thu và còn phải chi trong tương lai vào thời điểm lập dự phòng Một điều có thể nhận thấy là trong tương lai các khoản còn phải chi nhiều hơn các khoản còn phải thu, vì thế dự phòng toán học theo phương pháp tương lai được xác định bằng cách lấy tổng hiện giá của các khoản còn phải chi trừ đi tổng hiện giá của các khoản còn phải thu

Dự phòng toán học

(phương pháp tương lai) =

Tổng hiện giá của tiền bảo hiểm

còn phải trả -

Tổng hiện giá của phí bảo hiểm

còn phải thu

Một điểm cần chú ý là hai phương pháp này sẽ cho kết quả là như nhau nếu như các giả định lãi suất kỹ thuật và bảng tỷ lệ tử vong trong định phí bảo hiểm và tính dự phòng toán học là như nhau

Trang 23

1.2.3 Kênh phân phối trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

1.2.3.1 Sự cần thiết của các kênh phân phối trong hoạt động kinh doanh BHNT

Hệ thống phân phối hay còn gọi là kênh phân phối là một mạng lưới kết hợp các tổ chức và cá nhân thực hiện tất cả các hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng Việc lựa chọn kênh phân phối của công ty bảo hiểm có mối quan hệ tương tác với thị trường mục tiêu và sản phẩm mà công ty chào bán Trên thực tế, mỗi kênh phân phối chỉ phù hợp với một số sản phẩm nhất định và thị trường mục tiêu nhất định

Lựa chọn kênh phân phối không phải là một quyết định nhất thời Mục tiêu của phân phối là đưa sản phẩm theo cách vừa hiệu quả đối với công ty bảo hiểm vừa thích hợp đối với người tiêu dùng Nhưng điều được coi là hiệu quả và thích hợp có thể thay đổi khi các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài thay đổi Các công ty bảo hiểm thường định kỳ điều chỉnh kênh phân phối để duy trì tính cạnh tranh Trong nhiều trường hợp, việc điều chỉnh kênh phân phối không có nghĩa là thay đổi toàn bộ hệ thống mà thường bổ sung thêm đặc tính từ các kênh phân phối khác

Các công ty bảo hiểm sau khi xác định được thị trường mục tiêu thì bộ phận phát triển sản phẩm sẽ thiết kế ra các sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong thị trường đó Tuy nhiên, việc thiết kế sản phẩm cao cấp sẽ vô nghĩa nếu không có phương thức phân phối tới thị trường này một cách có hiệu quả

1.2.3.2 Các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Để đưa sản phẩm BHNT đến người tiêu dùng, các công ty BHNT có thể sử dụng một hoặc cả hai kênh phân phối sau đây:

Trang 24

™ Kênh phân phối thông qua trung gian (kênh phân phối gián tiếp): là một hệ

thống bán bảo hiểm trong đó những người bán hưởng lương hoặc hưởng hoa hồng bán sản phẩm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc bằng thư tín với người mua tiềm năng Có ba loại kênh phân phối qua trung gian: kênh phân phối qua đại lý, kênh phân phối không qua đại lý và kênh phân phối qua môi giới chứng khoán

™ Kênh phân phối trực tiếp: là hệ thống bán bảo hiểm trong đó người tiêu

dùng mua sản phẩm trực tiếp từ công ty thông qua việc phản hồi lại quảng cáo và mời chào qua điện thoại hay mạng internet, qua các trang web của công ty bảo hiểm

Hình 1.2 sau đây cho thấy rõ hơn về hệ thống các kênh phân phối sản phẩm BHNT mà các công ty bảo hiểm có thể sử dụng

Hình 1.2 Hệ thống các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

Trang 25

Trong thời kỳ đầu hoạt động, các công ty BHNT bao giờ cũng thiết lập một mạng lưới hùng hậu các đại lý để phân phối các sản phẩm BHNT Nhưng theo thời gian kênh phân phối qua đại lý đã trở nên không còn phù hợp nữa và một kênh phân phối mới được sử dụng tiếp theo đó là kênh phân phối qua ngân hàng Bảng 1.1 và 1.2 cho ta thấy sự thay đổi trong việc sử dụng các kênh phân phối ở hai thị trường BHNT Châu Âu và Châu Á

Bảng 1.1 Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm từ các kênh phân phối ở Châu Âu

Tỷ lệ doanh thu phí năm 2000 Kênh phân phối

Trực tiếp 2% 6% 5% 0% 7%

(Nguồn: Nghiên cứu kinh tế, 8/2003) [13]

Bảng 1.2 Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm từ các kênh phân phối ở Châu Á

Quốc gia Năm Đội quân bán hàng & đđại lý chuyên nghiệp Môi giới Qua ngân hàng

Các kênh khác

(Nguồn: Nghiên cứu kinh tế, 8/2003) [13]

Ta thấy kênh phân phối qua ngân hàng là xu hướng sẽ được các nước Châu Á sử dụng trong giai đoạn tới

Để phát triển kênh phân phối sản phẩm BHNT qua ngân hàng thì cơ sở hạ tầng của kênh phân phối này phải thỏa một số điều kiện Bảng 1.3 sau đây là kết quả nghiên cứu xếp hạng của tạp chí Sigma 07/2002 về tiềm năng phát triển bảo

Trang 26

hiểm qua ngân hàng (x là phù hợp) Nhìn vào bảng 1.3 có thể thấy cả hai yếu tố quan trọng là khả năng phân phối của các ngân hàng và sự phát triển của công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng của các nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore được đánh giá tốt vì vậy kênh phân phối qua ngân hàng ở các quốc gia này khá phát triển, trong khi đó các điều kiện này ở Việt Nam đều đang ở mức độ không thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động bảo hiểm ngân hàng Tuy nhiên bù lại khách hàng ở thị trường Việt Nam lại tin tưởng vào hoạt động của các ngân hàng và thái độ của khách hàng đối với việc chuyển sang các kênh phân phối mới là tương đối tích cực

Bảng 1.3 Bảng đánh giá các thị trường Châu Á dưới góc độ phù hợp với bảo hiểm ngân hàng

Môi trường hoạt động

Trung Quốc Hồng Kông Ấn Độ Nhật Malaysia Singapore Hàn Quốc Thái Lan Việt Nam

Quy định pháp luật x xxx xx x xx xxx x x x Khả năng phân phối

Sự tin tưởng vào các

Sự phát triển IT, cơ sở

Thiên hướng của khách hàng đối với việc chuyển sang kênh phân phối mới

(x: phù hợp) (Nguồn: Tạp chí bảo hiểm 3/2004)[14]

1.3 Hoạt động đầu tư trong các công ty bảo hiểm nhân thọ

1.3.1 Sự cần thiết của hoạt động đầu tư trong quá trình hoạt động của các công ty bảo hiểm nhân thọ

Trang 27

Do xuất phát từ đặc thù “Đảo ngược chu trình sản xuất” – phí bảo hiểm (giá bán) được thu trước, chi trả tiền khi xảy ra các biến cố sống hay tử vong (giá thành) sau – điều này đã tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm nhân thọ nắm giữ một quỹ tiền tệ rất lớn nhưng tạm thời nhàn rỗi Luật pháp đã cho phép các công ty bảo hiểm nhân thọ sử dụng quỹ tạm thời nhàn rỗi này tiến hành các hoạt động đầu tư

Một lý do khác không kém phần quan trọng để các công ty bảo hiểm tiến hành các hoạt động đầu tư, vì khi định phí sản phẩm BHNT, công ty bảo hiểm đã cho khách hàng hưởng trước một mức lãi suất nhất định, chính là lãi suất kỹ thuật Vì vậy, sau khi thu phí, công ty bảo hiểm phải đưa số phí thu được vào đầu tư ngay với lãi suất đầu tư thực tế tối thiểu phải bằng với lãi suất kỹ thuật thì các công ty BHNT mới đủ khả năng chi trả cho khách hàng trong tương lai Cho nên, hoạt động đầu tư là hoạt động sống còn của các công ty BHNT và hơn nữa hoạt động này phải mang lại hiệu quả cao và an toàn để trang trãi cho các chi phí khá lớn của các công ty BHNT

Đầu tư là hành động sử dụng các nguồn lực tài chính hiện có để biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong một khoản thời gian đủ dài trong tương lai Trong phạm vi đầu tư bảo hiểm thì đầu tư bảo hiểm chính là việc sử dụng các nguồn lực tài chính hiện có để đạt được các lợi ích tương lai Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ, tương lai ở đây thường là trung hạn và dài hạn

Với hoạt động đầu tư, chức năng là một tổ chức tài chính trung gian của ngành BHNT được thể hiện một cách đầy đủ nhất Bằng cách tham gia vào thị trường tài chính qua việc mua cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, đầu tư vào bất động sản, trực tiếp cho vay đối với các tổ chức và cá nhân hoặc gởi tại ngân hàng… ngành BHNT trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế

Trang 28

1.3.2 Vai trò đầu tư quỹ bảo hiểm

Ở hầu hết các nước phát triển, quỹ bảo hiểm được dùng vào hoạt động đầu tư rất lớn, đóng một vai trò quan trọng, biểu hiện cho sự tích trữ của nền kinh tế quốc gia và các công ty bảo hiểm nhân thọ tham gia vào thị trường tài chính với tư cách là những nhà đầu tư chuyên nghiệp chi phối đến thị trường đầu tư một cách mạnh mẽ Đầu tư quỹ bảo hiểm phải thể hiện được hai vai trò:

- Bảo đảm mang lại lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm: sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã kéo theo sự xuất hiện hàng loạt rủi ro bảo hiểm với mức độ tổn thấtngày càng gia tăng đã làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sa sút dần Tuy nhiên nhờ vào lợi nhuận thu được từ đầu tư mà tổng lợi nhuận của các công ty bảo hiểm không bị giảm mà đôi khi có phần tăng trưởng

- Bảo đảm được lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm: lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư sẽ góp phần làm giảm phí bảo hiểm Đặc biệt đối với bảo hiểm nhân thọ, lợi nhuận mang lại từ hoạt động đầu tư sẽ được chia cho người tham gia bảo hiểm Như vậy lợi nhuận của người được bảo hiểm sẽ gia tăng theo sự gia tăng của lợi nhuận đầu tư

1.3.3 Các nguyên tắc trong hoạt động đầu tư quỹ bảo hiểm

- Nguyên tắc an toàn: nghĩa là các hạng mục đầu tư phải được tiến hành với những công ty được quản lý tốt, hoặc hoạt động đầu tư tránh đi vào những lĩnh vực đầu tư có tính đầu cơ cao, hoặc những công việc kinh doanh mạo hiểm, cho dù đầu tư trong lĩnh vực đó có thể hứa hẹn mang lại lãi suất cao, vì nếu thất bại thì hậu quả đối với công ty bảo hiểm rất lớn

- Nguyên tắc sinh lợi: tức là đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ phải mang lại lợi nhuận Đây cũng là yêu cầu tất yếu của hoạt động đầu tư và quyết định đến sự tồn vong của từng công ty bảo hiểm nhân thọ, bởi vì suy cho cùng mọi sự đầu tư vốn cũng nhằm tối đa hóa lợi nhuận Với mức phí thu được của người tham

Trang 29

gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhân thọ đã nắm giữ được một nguồn tài chính dồi dào Do còn phải thực hiện các cam kết chia lãi cho người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện các hoạt động đầu tư trên nhiều lĩnh vực nhằm tối đa hóa lợi nhuận để tăng khả năng đền bù, giảm phí đối với người tham gia, làm cho sản phẩm bảo hiểm ngày càng hấp dẫn hơn

Tuy nhiên, theo lý thuyết đầu tư thì việc thực hiện nguyên tắc này lại mâu thuẩn với nguyên tắc an toàn Vấn đề đặt ra cho các công ty bảo hiểm là phải đáp ứng được hai nguyên tắc mâu thuẩn nhau này môt cách hài hòa nhất

1.3.4 Danh mục đầu tư trong các công ty bảo hiểm nhân thọ

Danh mục đầu tư mà các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể chọn lựa bao gồm: - Các loại chứng khoán: đây là hình thức đầu tư chủ yếu của các công ty bảo hiểm nhân thọ Ở nhiều nước tỷ lệ đầu tư này có thể lên đến 80% trong tổng vốn đầu tư công ty bảo hiểm Tuy nhiên, đầu tư vào chứng khoán có những mức rủi ro nhất định Để đảm bảo an toàn các công ty bảo hiểm chỉ được đầu tư vào những chứng khoán đã được đăng ký trên thị trường chứng khoán Các loại chứng khoán mà công ty BHNT có thể đầu tư bao gồm:

+ Trái phiếu là hình thức đầu tư chủ yếu, trong đó trái phiếu Chính phủ phải được ưu tiên hàng đầu, vì tính an toàn cao và lại có lãi Vì vậy không có giới hạn trong hình thức đầu tư này Tại nhiều nước, do cần khuyến khích ưu tiên tài trợ cho khu vực nhà nước, họ đã áp dụng miễn thuế thu nhập cho khoản thu nhập từ đầu tư trái phiếu Trái phiếu doanh nghiệp, do tính an toàn tương đối cao nên cũng được các công ty bảo hiểm quan tâm Tuy nhiên phải khống chế tối đa khi đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp để đảm bảo an toàn

+ Cổ phiếu là hình thức đầu tư lớn thứ hai sau trái phiếu chính phủ, được các công ty bảo hiểm nhân thọ quan tâm bởi tính sinh lợi của nó Tuy nhiên, các công ty

Trang 30

BHNT phải đồng thời thực hiện đầu tư nhiều loại cổ phiếu khác nhau nhằm phân tán rủi ro, đạt được sự an toàn trong đầu tư

- Đầu tư kinh doanh bất động sản: Đầu tư vào lĩnh vực này của các công ty bảo hiểm với mong muốn có được lợi nhuận cao qua việc tăng giá của bất động sản trên thị trường nhưng rủi ro đầu tư vào lĩnh vực này khá cao Tuy nhiên, hầu hết các công ty bảo hiểm vẫn duy trì một tỷ lệ bất động sản nhất định trong danh mục đầu tư của mình vì mục tiêu đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro đồng thời tìm kiếm một mức lợi nhuận cao hơn

- Cho vay có thế chấp: các công ty bảo hiểm nhân thọ có thể cho các chủ thể, cá nhân hay các tổ chức kinh tế vay, nhưng các khoản vay này phải được đảm bảo chắc chắn bằng tài sản thế chấp hay cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của ngân hàng

- Cho vay theo hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tức là người đi vay là chủ hợp đồng BHNT Đây là hình thức cho vay đặc thù của các công ty BHNT nhằm mục tiêu duy trì hiệu lực của hợp đồng Khoản tiền cho vay không bao giờ vượt quá giá trị giải ước của hợp đồng Công ty bảo hiểm có thể khấu trừ khoản tiền cho vay không được hoàn trả từ giá trị giải ước hoặc số tiền bảo hiểm Vì vậy khoản cho vay này có độ an toàn là tuyệt đối

- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để thanh toán thường xuyên cho khách hàng: Đây là hình thức đầu tư an toàn nhưng hiệu quả đầu tư thấp hơn nữa lãi suất đầu tư không ổn định do các tổ chức tín dụng thường xuyên phải điều chỉnh lãi suất tiền gởi cho phù hợp với tình hình lạm phát và do cạnh tranh

Như vậy, mỗi loại tài sản đầu tư đều có những lợi thế và bất lợi riêng Do đó, để phát huy hiệu quả, giảm rủi ro trong đầu tư thì tùy thuộc vào sự phát triển của môi trường đầu tư mà các công ty bảo hiểm nhân thọ xây dựng cho mình chiến lược đầu tư phù hợp

Trang 31

1.3.5 Kinh nghiệm đầu tư quỹ bảo hiểm nhân thọ ở các nước

™ Về quy định pháp lý

Những quy định pháp lý về đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ ở các nước không hoàn toàn giống nhau Nhưng xét về tổng thể, các quy định này có những đặc điểm chung sau:

Thứ nhất: Thể chế hóa các nguyên tắc đầu tư tài chính các quỹ dự phòng nghiệp vụ là: an toàn, sinh lợi, tính thanh khoản và đa dạng hóa

Thứ hai: Quy định tỷ lệ tối đa cho từng loại tài sản đầu tư đối với việc phân bổ

các quỹ dự phòng của các công ty bảo hiểm Ví dụ Luật bảo hiểm Pháp quy định các công ty bảo hiểm phải phân chia rủi ro đầu tư: không được đầu tư quá 5% dự phòng nghiệp vụ vào một tài sản đầu tư của một chủ thể nào đó Chẳng hạn, không được mua quá 5% cổ phần của một công ty phát hành Công ty bảo hiểm không được đầu tư quá 10% quỹ dự phòng kỹ thuật vào một bất động sản Đối với cổ phiếu không được niêm yết, công ty bảo hiểm chỉ được đầu tư tối đa 0,5% quỹ dự phòng

™ Về xu hướng đầu tư

Xu hướng đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại các nước được thể hiện qua bảng 1.4 Ta thấy:

- Chứng khoán bao gồm cổ phiếu và trái phiếu là loại tài sản mà các công ty BHNT tại các nước đầu tư nhiều nhất Tuy nhiên có sự khác nhau ở đây là nếu các công ty BHNT của Pháp và Nhật Bản tập trung đầu tư vào trái phiếu nhiều hơn so với cổ phiếu thì các công ty BHNT ở Anh lại làm ngược lại tức là đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn

- Mặc dù các công ty BHNT Nhật Bản vẫn đầu tư mạnh vào chứng khoán (chiếm hơn 70% vốn đầu tư) nhưng vẫn dành phần còn lại khoảng 30% đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, tiền gởi ngân hàng và các khoản đầu tư

Trang 32

khác với cơ cấu mỗi loại chiếm từ 6,5% đến 15% Tỷ trọng vốn đầu tư như vậy thể hiện sự phân bố đầu tư mang tính đồng đều hơn

Bảng 1.4 Cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại một số nước

Danh mục đầu tư Năm Anh (%) Pháp (%) Nhật Bản(%)

2001 30,9 68,6 41,8 2002 38,2 64,7 38,1 Trái phiếu

2003 37 66,9 44,6

2002 45,3 21,4 29,5 Cổ phiếu

2003 44 18,9 26,8 2001 7,1 8,6 6,2 2002 8,5 9,1 7,3 Bất động sản

2003 8,9 9,3 5,9 2001 3,2 1,4 9,1 2002 1,5 2,1 8,4 Tiền gởi ngân hàng

2003 2,7 1,7 7,7 2001 8 2,4 12,2 2002 6,5 2,7 16,7 Đầu tư khác

(Nguồn: SwissRe- Sigma, 6/2004) [25]

- Các công ty BHNT ở Anh và Pháp thể hiện xu hướng thiên về chứng khoán rõ rệt (hơn 80% vốn đầu tư) trong khi các khoản đầu tư cho tiền gởi ngân hàng và đầu tư khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ mà biểu hiện rõ rệt nhất là các công ty BHNT Pháp, chiếm khoảng 1,5 đến 3,2%

Tóm lại, chứng khoán vẫn là lựa chọn số một trong đầu tư đối với các công ty BHNT ở các nước phát triển bởi hiệu quả sinh lợi của nó Nhưng tùy theo tình hình biến động về kinh tế, chính trị, xã hội và các chính sách về quản lý đầu tư trong từng thời kỳ mà các công ty BHNT có sự phân bố tỷ lệ nhiều hay ít đối với các danh mục đầu tư còn lại như bất động sản, tiền gởi ngân hàng, đầu tư khác

1.3.6 Đa dạng hóa đầu tư - biện pháp làm giảm rủi ro khi đầu tư quỹ bảo hiểm nhân thọ trên thị trường chứng khoán

Trang 33

Ngay sau khi thu được phí, các công ty bảo hiểm nhân thọ phải tiến hành đầu tư ngay với lãi suất đầu tư thực tế tối thiểu phải bằng với lãi suất kỹ thuật đã sử dụng khi định phí và hoạt động đầu tư đó cần phải có mức độ an toàn cao thì mới đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng trong tương lai Tuy nhiên, nếu các công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ tìm đến những lĩnh vực đầu tư an toàn cao như gởi ngân hàng hoặc trái phiếu chính phủ thì hiệu quả đầu tư thấp, các công ty BHNT không có điều kiện để giảm phí, khó thu hút khách hàng, từ đó khả năng cạnh tranh kém và hơn nữa một cách vô hình chung, các công ty BHNT chưa thể hiện đúng chức năng của một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế Vì vậy, ngoài các lĩnh vực đầu tư an toàn cao như TPCP, tiền gởi ngân hàng, thực tế các công ty BHNT đã đầu tư một tỷ trọng vốn khá lớn vào các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán để mong muốn đạt được mức sinh lợi cao hơn nhưng rủi ro sẽ cao hơn, từ đó làm mức độ an toàn của công ty BHNT sẽ giảm Vì vậy, nội dung của phần này sẽ đề cập đến cách thức chung nhất làm sao gia tăng tỷ suất sinh lợi đầu tư nhưng rủi ro trong tầm kiểm soát của các công ty BHNT khi tiến hành đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán

Những lý thuyết cổ điển về đa dạng hóa đầu tư đó là việc nắm giữ một số loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của các ngành khác nhau (các ngành phục vụ công cộng, sản xuất, khai thác, chế biến…) Việc nắm giữ nhiều loại chứng khoán như vậy sẽ làm phân tán và tối thiểu hóa rủi ro do các khác biệt về bản chất của thành phần các cổ phiếu, cộng với nhận thức cho rằng đầu tư vào các doanh nghiệp ở những ngành khác nhau, sẽ có kết quả tốt hơn so với đầu tư tất cả vào các doanh nghiệp trong cùng một ngành

Harry Markowitz được coi là người đi tiên phong nghiên cứu quản lý danh mục đầu tư hiện đại Chủ yếu ông đề cập đến việc đa dạng hóa và phân tán rủi ro

Trang 34

danh mục đầu tư trên cơ sở lựa chọn một số chứng khoán không tương quan hoặc tương quan yếu nhằm hạn chế rủi ro toàn cục của danh mục đầu tư Nhiều thế hệ sau đó đã phát triển thêm các lý thuyết bổ sung, nhưng về cơ bản đều lấy nền tảng là định chế do Markowitz khởi xướng

Đo lường rủi ro của danh mục

Rủi ro liên quan với các chứng khoán cá biệt có thể đo lường bằng phương sai hoặc độ lệch chuẩn Phương sai được xác định qua công thức sau:

Khi kết hợp hai chứng khoán, chúng ta cần xem xét tác động qua lại giữa các rủi ro chung, gọi là hiệp phương sai Biểu diễn bằng phương trình toán học thì hiệp phương sai là:

Trong đó:

COVxy: Hiệp phương sai giữa X và Y

Rix : Lợi nhuận thứ i của chứng khoán X Riy : Lợi nhuận thứ i của chứng khoán Y

Trang 35

gian Nếu hai chứng khoán có lợi nhuận di chuyển về cùng một hướng, chúng có tương quan xác định; nếu hai chứng khoán có lợi nhuận di chuyển ngược hướng, chúng có tương quan phủ định Hệ số tương quan dao động từ +1 đến –1 Công thức xác định hệ số tương quan như sau:

Từ đây ta có công thức tính độ lệch chuẩn (để đơn giản xin trình bày công thức tính phương sai _ bình phương của độ lệch chuẩn) của một danh mục như sau:

σ

Trang 36

Trường hợp danh mục chỉ gồm 2 chứng khoán, phương sai của danh mục sẽ được áp dụng như sau:

Áp dụng công thức (*) với n = 2 ta được σ2p = w2

1.σ21 + w2

1.σ21 + w2

2σ22 + w32.σ2

3 + 2w1.w2.COV12 + 2w1.w3 COV13 + 2w2.w3.COV23σp : Độ lệch chuẩn của danh mục

σi : Độ lệch chuẩn của cổ phiếu i

wi : Tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu i trong danh mục đầu tư rij : Hệ số tương quan của hai cổ phiếu

Chúng ta có thế thấy rằng, rủi ro danh mục (σp) nhạy cảm với tỷ trọng đầu tư dành cho mỗi cổ phiếu, độ lệch chuẩn của từng loại cổ phiếu và tương quan biến thiên giữa hai loại cổ phiếu trong danh mục Với công thức trên nếu chứng khoán i và j độc lập nhau, tức rij = 0 thì COVij = 0, lúc đó 2 n 22

Một là, do những đặc trưng riêng có của hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Công ty bảo hiểm bán sản phẩm bảo hiểm thật ra chính là bán lời hứa, lời cam kết của mình Giá cả của sản phẩm bảo hiểm (phí bảo hiểm) được xác định

hoàn toàn dựa trên kỹ thuật tính toán, phán đoán rủi ro của công ty bảo hiểm Việc giao kết hợp đồng hầu như dựa trên mẫu điều khoản có sẵn do chính công ty

bảo hiểm soạn thảo Mặt khác, phí bảo hiểm được trả theo nguyên tắc “ứng

Trang 37

trước”, do đó, công ty bảo hiểm sẽ có thể sử dụng quỹ bảo hiểm tạm thời nhàn

rỗi để đầu tư nhằm bảo toàn và hơn nữa phát triển nó Tuy nhiên, không phải lúc nào sự tính toán của công ty bảo hiểm cũng chính xác, các điều khoản bảo hiểm trên hợp đồng không phải lúc nào cũng đầy đủ và rõ ràng Tương tự, việc đầu tư của công ty bảo hiểm không phải lúc nào cũng có hiệu quả tốt, nhất là trong tình trạng không được kiểm tra chặt chẽ Hậu quả là, có thể nẩy sinh trường hợp công

ty bảo hiểm từ chối bồi thường (không thiện chí) hoặc mất khả năng thanh toán

Điều này thực sự là bất lợi cho phía bên được bảo hiểm

Tóm lại, người được bảo hiểm luôn là kẻ yếu hơn bên cạnh "người khổng lồ – công ty bảo hiểm" xét cả về nhiều mặt: tài chính, kỹ thuật Sự kiểm soát và

giám sát của Chính phủ ở đây không ngoài mục đích chung của luật pháp là

"nhằm bảo vệ lòng trung thực, bảo vệ những người yếu hơn trong khi ký kết hợp đồng, ngăn chặn sự lạm dụng của kẻ mạnh hơn" Mặt khác, kiểm soát và giám sát

của Chính phủ đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn nhằm mục đích đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài, khả năng chi trả của các tổ chức hoạt động bảo hiểm, suy cho cùng, là đảm bảo cho người được bảo hiểm luôn được bồi thường đúng như trên hợp đồng đã được cam kết

Hai là, nhằm đảm bảo sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế

Bảo hiểm nhân thọ ngoài vai trò của một công cụ an toàn còn có vai trò của một tổ chức tài chính trung gian, tập trung, tích tụ vốn trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế Nếu một công ty bảo hiểm nhân thọ tuyên bố phá sản vì không có khả năng chi trả cho khách hàng do sử dụng những số liệu thống kê không chính xác, lãi suất kỹ thuật không thận trọng và thua lỗ trong hoạt động đầu tư Điều này không chỉ là giải quyết những tranh chấp xảy ra giữa công ty bảo hiểm phá sản với người được bảo hiểm của công ty bảo hiểm này mà còn tác động dây chuyền trong nền kinh tế, làm mất niềm tin của người dân Và khi một định chế

Trang 38

tài chính trung gian trong nền kinh tế của một quốc gia bị sụp đổ thì sẽ kéo theo sự mất ổn định trong nền kinh tế Việc giám sát của Chính phủ là nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững và ổn định của ngành bảo hiểm cũng chính là đảm bảo sự cân bằng của toàn bộ nền kinh tế, điều này là đặc biệt quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

1.4.1 Các nguyên tắc giám sát của Chính phủ đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

- Đảm bảo lợi ích của người được bảo hiểm

- Đảm bảo sự kết thúc tốt đẹp của các hợp đồng bảo hiểm

Để tuân thủ các nguyên tắc này, việc giám sát phải nhằm vào các khía cạnh đạo đức, kỹ thuật và tài chính của các công ty bảo hiểm Cụ thể là:

• Trước nhất, theo dõi việc giao kết hợp đồng sao cho đúng với quy định của luật pháp và không vi phạm các giá trị đạo đức xã hội Tiếp đó, các hợp đồng này phải được hoàn thành với thiện chí

• Kiểm tra khả năng chi trả của các công ty kinh doanh bảo hiểm Các tổ chức này phải trung thực trong công tác kế toán và nhất là phải đánh giá đúng đắn các cam kết của mình, hơn nữa, phải có một giới hạn nào đó về khả năng chi trả của mình

- Đảm bảo sự giám sát toàn diện các hoạt động của công ty kinh doanh bảo hiểm Mặc dù việc kiểm tra nẩy sinh từ những đặc trưng riêng biệt của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhưng việc kiểm tra phải được tiến hành đối với toàn bộ các hoạt động Kinh nghiệm quản lý bảo hiểm của nhiều quốc gia cho thấy rằng, việc thực hiện kiểm tra mang tính riêng rẽ, bộ phận sẽ không cho phép bảo vệ một cách có hiệu quả quyền lợi của người được bảo hiểm

- Mục tiêu phòng ngừa là chủ yếu

Trang 39

Các công ty bảo hiểm được đặt dưới sự giám sát thường xuyên về tình hình tài chính, thương mại và hành chính nhằm mục tiêu có những hướng dẫn kịp thời và những biện pháp uốn nắn cần thiết chứ không phải là để trừng phạt hậu quả những lỗi lầm trong việc quản lý của công ty

- Sự kiểm tra được tiến hành trong khuôn khổ quy định của pháp luật, loại trừ bất kỳ sự can thiệp tùy tiện, độc đoán của hành chính

- Đảm bảo sự hòa nhập vào thị trường quốc tế của các công ty bảo hiểm Việt Nam

1.4.2 Các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm là công cụ hỗ trợ Cơ quan quản lý bảo hiểm theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, việc chấp hành các chính sách, pháp luật nhà nước của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm phát hiện sớm những trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không đảm bảo khả năng thanh toán để có biện pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia bào hiểm Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời là công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm tự theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm

có giải pháp khắc phục, phát triển

¾ Nhóm chỉ tiêu hoạt động chung

Chỉ tiêu thay đổi về nguồn vốn, quỹ

Mức thay đổi về nguốn vốn, quỹ giữa năm hiện tại và năm trước là một chỉ tiêu quan trọng xác định mức độ cải thiện hoặc sút giảm về khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trong năm

Chênh lệch giữa nguồn vốn, quỹ năm hiện tại và năm trước Chỉ tiêu thay đổi về

nguồn vốn, quỹ =

Nguồn vốn, quỹ năm trước

Trang 40

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Tỷ lệ chi phí kinh doanh (không bao gồm chi phí hoa hồng) là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc khống chế chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh Tỷ lệ chi phí cao làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng bất lợi tới lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp

Chi phí kinh doanh (không bao gồm chi phí hoa hồng) Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm

Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng BH bao gồm ba chỉ tiêu: chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng BH năm đầu, tỷ lệ hoa hồng BH tái tục và tỷ lệ hoa hồng BH cho hợp đồng đóng phí một lần Chỉ tiêu này xác định mức trả hoa hồng cho đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm so với doanh thu phí BH

Hoa hồng BH năm đầu Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng

BH năm đầu = Doanh thu phí BH khai thác mới

Hoa hồng BH năm thứ hai + hoa hồng tái tục Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng

Doanh thu phí BH tái tục

Hoa hồng BH cho hợp đồng đóng phí một lần Chỉ tiêu tỷ lệ hoa hồng BH cho

hợp đồng đóng phí một lần = Phí BH đóng một lần

Chỉ tiêu tỷ lệ trả tiền bảo hiểm:

Số tiền trả BH + (-) tăng (giảm) DP toán học và DP bồi thường Chỉ tiêu tỷ lệ trả

tiền BH = Doanh thu thuần (DT phí BH thuần + lãi đầu tư từ dự phòng)

Ngày đăng: 15/11/2012, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thöïc chaât cụa loái hình bạo hieơm naøy laø bạo hieơm cạ trong tröôøng hôïp ngöôøi ñöôïc bạo hieơm bò töû vong hay coøn soâng - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
h öïc chaât cụa loái hình bạo hieơm naøy laø bạo hieơm cạ trong tröôøng hôïp ngöôøi ñöôïc bạo hieơm bò töû vong hay coøn soâng (Trang 8)
Hình 1.1. Moâi quan heô trong taùi bạo hieơm - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
Hình 1.1. Moâi quan heô trong taùi bạo hieơm (Trang 10)
Hình 1.2 sau ñađy cho thaây roõ hôn veă heô thoâng caùc keđnh phađn phoâi sạn phaơm BHNT maø caùc cođng ty bạo hieơm coù theơ söû dúng - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
Hình 1.2 sau ñađy cho thaây roõ hôn veă heô thoâng caùc keđnh phađn phoâi sạn phaơm BHNT maø caùc cođng ty bạo hieơm coù theơ söû dúng (Trang 24)
Loái hình doanh nghieôp Nhaø nöôùc Coơ phaăn Lieđn doanh 100% voân NN Toơng coông - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
o ái hình doanh nghieôp Nhaø nöôùc Coơ phaăn Lieđn doanh 100% voân NN Toơng coông (Trang 72)
Bạng 2.3: Tình hình boăi thöôøng vaø trạ tieăn bạo hieơm 2004-2005 - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
ng 2.3: Tình hình boăi thöôøng vaø trạ tieăn bạo hieơm 2004-2005 (Trang 74)
loái hình BHNT maø caùc cođng ty bạo hieơm trong nöôùc coøn yeâu, nhaỉm ñaùp öùng toât hôn nhu caău ña dáng hoùa veă BHNT cụa ngöôøi dađn. - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
lo ái hình BHNT maø caùc cođng ty bạo hieơm trong nöôùc coøn yeâu, nhaỉm ñaùp öùng toât hôn nhu caău ña dáng hoùa veă BHNT cụa ngöôøi dađn (Trang 83)
Ñoă thò 2.5. Tình hình phaùt trieơn ñái lyù BHNT - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
o ă thò 2.5. Tình hình phaùt trieơn ñái lyù BHNT (Trang 90)
Loái hình ñaău tö Tyû leô quyõ ñaău tö Caùc giôùi hán (neâu coù) - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
o ái hình ñaău tö Tyû leô quyõ ñaău tö Caùc giôùi hán (neâu coù) (Trang 149)
Sô ñoă 3.1. Mođ hình tieđu bieơu cụa moôt taôp ñoaøn taøi chính bạo hieơm - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
o ă 3.1. Mođ hình tieđu bieơu cụa moôt taôp ñoaøn taøi chính bạo hieơm (Trang 164)
Sô ñoă 3.2. Phöông thöùc hình thaønh Taôp ñoaøn bạo hieơm Bình An - Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế QT.pdf
o ă 3.2. Phöông thöùc hình thaønh Taôp ñoaøn bạo hieơm Bình An (Trang 165)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w